Khóa luận Quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia: Thực trạng và các giải pháp phát triển

Sau hơn 10 năm thực hiện chính sách mở cửa và cải cách nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng: an ninh lương thực được đảm bảo, GDP tăng gấp đôi trong vòng 10 năm, nhiều triệu công ăn việc làm được tạo ra, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt . Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, về mặt xã hội, Việt Nam đã xây dựng được một nền chính trị và xã hội ổn định, tạo dựng được một chỗ đứng trên trường quốc tế . Trong những năm qua Việt Nam đã thực hiện đường lối hội nhập khu vực và trên thế giới theo định hướng của Đảng Cộng Sản Việt Nam:'' mở rộng đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ kinh tế đối ngoại trên nguyên tắc giữ vững độc lập chủ quyền, bình đẳng cùng có lợi, thu hút nguồn lực bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực bên trong". Đường lối này đã đưa Việt Nam đến với thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. Cho đến nay Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao, buôn bán với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng năm đều tăng, thu hút được nhiều tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển sản xuất, nhờ đó tạo ra hàng triệu công ăn việc làm mới, góp phần xoá đói giảm nghèo. Những thành công này có được một phần là nhờ hoạt động ngoại thương được quan tâm và tạo thuận lợi để phát triển. Indonesia là một trong những đối tác truyền thống của Việt Nam, một thành viên của ASEAN. Hai nước đã có những quan hệ truyền thống tốt đẹp từ lâu và đang tiếp tục đẩy mạnh hợp tác toàn diện hơn nữa trên mọi lĩnh vực theo cả hai hướng song phương và đa phương. Hai nước - Indonesia và Việt Nam có nhiều lợi thế so sánh tương đồng, chính điều này vừa là thách thức vừa là cơ hội cho phát triển quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước. Quan hệ với Indonesia, Việt Nam có được nguồn nguyên liệu dồi dào cho nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp trong nước, đồng thời Indonesia cũng là một thị trường rộng lớn với nhiều tiềm năng mà Việt Nam chưa khai thác được. Trong những năm gần đây quan hệ thương mại giữa hai nước đã có những bước tiến quan trọng nhưng chưa xứng với tiềm năng có thể đạt được. Để thực hiện mục tiêu 2 tỉ USD kim ngạch buôn bán hai chiều trong thời gian tới, hai bên còn phải nỗ lực nhiều trong việc khai thác thị trường của nhau. Hi vọng việc nghiên cứu đề tài " QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - INDONESIA: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN " sẽ góp phần thực hiện mục tiêu tăng cường hiệu quả và kim ngạch buôn bán giữa hai nước: Việt Nam - Indonesia . Đối tượng nghiên cứu của đề tài gồm hai lĩnh vực chính là quan hệ thương mại và quan hệ đầu tư Việt Nam - Indonesia . Phạm vi của đề tài đề cập đến thực trạng, triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ buôn bán, đầu tư giữa hai nước. Khoá luận được hoàn thành bằng phương pháp nghiên cứu tài liệu, chọn lọc, tổng hợp và phân tích thông tin. Khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về đất nước và kinh tế Indonesia Chương 2: Thực trạng quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Indonesia Chương 3: Triển vọng và giải pháp phát triển quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam-Indonesia

doc108 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quan hệ thương mại Việt Nam - Indonesia: Thực trạng và các giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan