Khóa luận Quản lý công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Công ty cổ phần (CTCP) là một loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu việt và vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng nhất là khi nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc quản lý CTCP còn là một vấn đề khá mới mẻ nếu so với hàng trăm năm phát triển của nó ở các nước Châu Âu. Là nước đi sau, mặc dù có lợi thế lớn trong việc học tập kinh nghiệm của các nước đi trước nhưng việc quản lý CTCP ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa thể bứt ra khỏi những ảnh hưởng nặng nề của cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Chẳng hạn như những khó khăn, bất cập xuất phát từ việc ban lãnh đạo công ty can thiệp vào quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông; một số cổ đông lớn (chủ yếu là cổ đông nhà nước) nắm giữ quyền khống chế công ty, xâm hại vào quyền lợi của đa số cổ đông thiểu số; Ban Kiểm soát mang tính hình thức, không phát huy được chức năng giám sát, v.v. Có thể nói, những thực trạng nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn tới sự lành mạnh hóa việc quản lý CTCP ở nước ta trong thời gian qua, do đó, đòi hỏi phải có sự quan tâm, nghiên cứu thấu đáo việc quản lý CTCP về mặt lý luận cũng như thực tiễn đồng thời đưa ra các biện pháp về mặt pháp lý để giải quyết những thực trạng đó

pdf103 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH QUỐC TẾ --------o0o------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Sinh viên thực hiện : Thành Hiền Lƣơng Lớp : Anh 3 Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Minh Hằng HÀ NỘI – 5/2010 Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN ................ 4 I. Giới thiệu chung về CTCP ............................................................................. 4 1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP ........................................... 4 2. Khái niệm và đặc điểm của CTCP ............................................................... 6 2.1. Khái niệm .............................................................................................. 6 2.2. Đặc điểm của CTCP .............................................................................. 7 3. Những ưu thế của CTCP ............................................................................. 9 II. Tổng quan về quản lý CTCP theo quy định của Pháp Luật Việt Nam .... 13 1. Khái niệm quản lý CTCP........................................................................... 13 1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 13 1.2. Đặc trưng của việc quản lý CTCP ........................................................ 14 1.3. Trọng tâm của quản lý CTCP ............................................................... 15 2. Nguồn luật điều chỉnh việc quản lý CTCP ở Việt Nam ............................. 15 2.1. Các văn bản luật và dưới luật do nước CHXHCN Việt Nam ban hành . 15 2.2. Các Điều ước quốc tế ........................................................................... 16 3. Khái quát chung về quản lý CTCP theo quy định của LDNVN 2005 ...... 16 3.1. Đại hội đồng cổ đông ........................................................................... 17 3.2. Hội đồng quản trị ................................................................................. 18 3.3. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ............................................................. 21 3.4. Ban Kiểm soát ...................................................................................... 21 III. Tham khảo mô hình quản lý CTCP theo quy định của một số nƣớc trên thế giới..................................................................................................................... 22 1. Mô hình quản lý CTCP của Nhật Bản ...................................................... 23 2. Mô hình quản lý CTCP của Đức ............................................................... 24 3. Mô hình quản lý CTCP ở Mỹ .................................................................... 26 4. Bình luận các mô hình quản lý CTCP trên thế giới và mối liên hệ của chúng tới mô hình quản lý CTCP ở Việt Nam. ............................................. 28 Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY .......................................... 30 I. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về cổ đông ............................................... 30 1. Cổ đông sáng lập ....................................................................................... 32 2. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về các quyền của cổ đông nói chung .... 36 2.1. Quyền dự họp ĐHĐCĐ ........................................................................ 37 2.2. Quyền biểu quyết ................................................................................. 37 2.3. Quyền bổ, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT và kiểm soát viên 39 2.4. Quyền tiếp cận thông tin ...................................................................... 41 2.5. Quyền khởi kiện của cổ đông ............................................................... 42 3. Thực trạng bảo vệ các cổ đông thiểu số .................................................... 44 4. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về nghĩa vụ của các cổ đông ................. 48 II. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về cuộc họp ĐHĐCĐ ............................ 50 1. Về loại hình và thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ .................................. 50 2. Về việc triệu tập họp ĐHĐCĐ ................................................................... 51 3. Về chương trình và nội dung họp ĐHĐCĐ: ............................................. 52 4. Về điều kiện tiến hành họp ........................................................................ 53 5. Về việc thông qua quyết định của ĐHĐCĐ ............................................... 54 III. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về HĐQT ............................................. 55 1. Sự xác lập địa vị trung tâm của HĐQT trong cơ cấu quản lý CTCP ........ 55 2. Tiêu chuẩn, số lượng thành viên HĐQT ................................................... 56 3. Về quyền và nghĩa vụ của thành viên HĐQT ............................................ 57 3.1. Về quyền của các thành viên HĐQT ..................................................... 57 3.2. Nghĩa vụ của các thành viên HĐQT ..................................................... 58 4. Trách nhiệm pháp lý của các thành viên HĐQT ...................................... 59 5. Cuộc họp HĐQT ........................................................................................ 61 IV. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về GĐ/TGĐ.......................................... 63 1. Khái niệm, địa vị và trách nhiệm pháp lý của GĐ/TGĐ trong CTCP ....... 63 2. Quyền và nhiệm vụ của GĐ/TGĐ.............................................................. 64 3. Sự phân nhiệm giữa TGĐ và Chủ tịch HĐQT .......................................... 65 Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp V. Thực trạng điều chỉnh pháp luật về Ban Kiểm Soát ................................. 66 1. Địa vị pháp lý của BKS .............................................................................. 66 2. Cơ chế bổ nhiệm thành viên BKS.............................................................. 66 3. Quyền và nhiệm vụ của BKS ..................................................................... 68 VI. Một số thực trạng khác trong quản lý CTCP hiện nay ............................ 70 1. Nhìn lại chế độ quản lý nội bộ của DNNN và ảnh hưởng của nó tới thực trạng quản lý các công ty cổ phần hóa từ DNNN. ........................................ 70 2. Thực trạng kiểm soát các giao dịch của công ty với các bên có liên quan..... 71 3. Thực trạng điều chỉnh các quy định pháp luật về thỏa thuận giữa các cổ đông với nhau và giữa cổ đông với công ty ................................................... 72 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN ..................................................... 74 I. Nhận xét chung về thực trạng quản lý CTCP tại Việt Nam hiện nay ........ 74 1. Những thành công .................................................................................... 74 2. Những khó khăn ....................................................................................... 74 II. Những yêu cầu về việc tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý CTCP .. 75 III. Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý CTCP ở Việt Nam ........................................................................................................... 76 1. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về cổ đông ......................... 76 1.1. Về quyền thành lập CTCP một cổ đông ................................................ 76 1.2. Về quyền dự họp ĐHĐCĐ .................................................................... 77 1.3. Về quyền ưu đãi biểu quyết .................................................................. 78 1.4. Về quyền tiếp cận thông tin .................................................................. 78 1.5. Về quyền khởi kiện của cổ đông ........................................................... 79 1.6. Về cơ cấu cổ đông trong CTCP ............................................................ 80 1.7. Về việc bảo vệ quyền lợi của các cổ đông thiểu số ............................... 80 2. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về cuộc họp ĐHĐCĐ ......... 82 3. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về HĐQT ........................... 83 4. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về GĐ/TGĐ ....................... 83 Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp 5. Gải pháp hoàn thiện các quy định về việc minh bạch hóa các thỏa thuận giữa các cổ đông với nhau và giữa cổ đông với công ty ................................ 83 6. Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về BKS .............................. 84 7. Giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý CTCP qua tham khảo mô hình quản lý CTCP của Nhật Bản ......................................................................... 84 8. Một số giải pháp khác ............................................................................... 86 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. Công ty cổ phần : CTCP 2. Công ty Trách nhiệm hữu hạn : CTTNHH 3. Doanh nghiệp tư nhân : DNTN 4. Doanh nghiệp nhà nước : DNNN 5. Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 : LDN 2005 6. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương : CIEM 7. Đảng Cộng sản Việt Nam : ĐCSVN 8. Đại hội đồng cổ đông : ĐHĐCĐ 9. Hội đồng quản trị : HĐQT 10. Giám đốc/Tổng giám đốc : GĐ/TGĐ 11. Ban Kiểm soát : BKS 12. Kiểm soát viên : KSV 13. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh : GCNĐKKD 14. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam : CHXHCNVN 15. Tổ chức Thương mại thế giới : WTO 16. Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế : OECD 17. Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc : UNDP Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp DANH MỤC HÌNH VẼ Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP của Việt Nam Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP của Nhật Bản Sơ đồ 3: Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP của Đức Sơ đồ 4: Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP của Mỹ Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Công ty cổ phần (CTCP) là một loại hình doanh nghiệp có nhiều ưu việt và vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển nền kinh tế ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng nhất là khi nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng với quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc quản lý CTCP còn là một vấn đề khá mới mẻ nếu so với hàng trăm năm phát triển của nó ở các nước Châu Âu. Là nước đi sau, mặc dù có lợi thế lớn trong việc học tập kinh nghiệm của các nước đi trước nhưng việc quản lý CTCP ở nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa thể bứt ra khỏi những ảnh hưởng nặng nề của cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây. Chẳng hạn như những khó khăn, bất cập xuất phát từ việc ban lãnh đạo công ty can thiệp vào quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông; một số cổ đông lớn (chủ yếu là cổ đông nhà nước) nắm giữ quyền khống chế công ty, xâm hại vào quyền lợi của đa số cổ đông thiểu số; Ban Kiểm soát mang tính hình thức, không phát huy được chức năng giám sát, v.v. Có thể nói, những thực trạng nêu trên đã ảnh hưởng rất lớn tới sự lành mạnh hóa việc quản lý CTCP ở nước ta trong thời gian qua, do đó, đòi hỏi phải có sự quan tâm, nghiên cứu thấu đáo việc quản lý CTCP về mặt lý luận cũng như thực tiễn đồng thời đưa ra các biện pháp về mặt pháp lý để giải quyết những thực trạng đó. 2. Mục đích của đề tài Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các mục đích cụ thể như sau: Thứ nhất, chỉ ra thực trạng pháp luật về quản lý CTCP tại Việt Nam, phân tích bình luận những quy định của pháp luật về quản lý CTCP và đánh giá tác động, ảnh hưởng của chúng trong thực tiễn quản lý CTCP. Thứ hai, trên cơ sở phân tích thực trạng, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý CTCP. Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT 1 Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các vấn đề pháp lý về quản lý CTCP, đặc biệt là quản lý các CTCP đã niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, trong các CTCP không chỉ có việc quản lý mà có đến ba lĩnh vực liên quan đến việc điều hành công ty: (i) Một là, Quản lý CTCP: Đây là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực của công ty và mối quan hệ quyền lực giữa các cơ quan đó (hay còn gọi là cơ cấu quản lý CTCP); (ii) Hai là, Cơ cấu tổ chức trong công ty – tức là cách thức sắp xếp các đơn vị khác nhau của công ty thành các phòng, ban, tổ, v.v; (iii) Ba là, Quản trị công ty (corporate governance): Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), “Quản trị công ty là một hệ thống các cơ chế và hành vi quản lý. Cơ chế này xác định việc phân chia các quyền và nghĩa vụ giữa các cổ đông, hội đồng quản trị, các chức danh quản lý và những người có lợi ích liên quan, quy định trình tự ban hành các quyết định kinh doanh. Bằng cách này, công ty tạo ra một cơ chế xác lập mục tiêu hoạt động, tạo ra phương tiện thực thi và giám sát việc thực hiện các mục tiêu đó”1. Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong việc quản lý CTCP với những vấn đề như: mô hình quản lý CTCP, cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực trong công ty và mối quan hệ quyền lực giữa các cơ quan đó. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, thống kê, phân tích, so sánh để đánh giá các số liệu và thông tin thu thập được liên quan đến các vấn đề pháp lý về quản lý CTCP ở Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới. Bên cạnh đó trong phần thực trạng, khóa luận sử dụng chủ yếu số liệu từ cuộc Điều tra thực tế về quản trị CTCP do Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung – Trưởng Ban cứu Chính sách Kinh tế Vĩ mô, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương thực hiện vào cuối năm 2007 được trình bày trong cuốn sách “Công ty vốn, quản lý và tranh chấp”2 kết hợp với thông tin thu thập được qua các cuộc hội thảo tổng kết thực tiễn thi hành LDN vào các năm 2008-2009 liên quan đến quản lý CTCP. Các 1 OECD (2004), OECD Principles of Corporate Governance 2 Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Đình Cung (2009), Công ty Vốn, Quản lý và Tranh chấp, Nxb Tri Thức, Hà Nội. Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT 2 Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp phương pháp nghiên cứu trên sẽ giúp khóa luận làm sáng tỏ những luận cứ khoa học trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và tăng tính thuyết phục cho các đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý CTCP. 5. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, hình vẽ, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung của khóa luận bao gồm 3 chương: Chƣơng I: Cơ sở lý luận về quản lý Công ty cổ phần Chƣơng II: Thực trạng quản lý công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Chƣơng III: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản lý công ty cổ phần. Trên đây là những thông tin khái quát về nội dung khóa luận tốt nghiệp của em. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Nguyễn Minh Hằng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức nên chắc chắn khóa luận của em còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô để em có được những bài học kinh nghiệm cho mình về sau. Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT 3 Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TY CỔ PHẦN I. Giới thiệu chung về CTCP 1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Trên thế giới, CTCP đã ra đời và phát triển từ rất sớm, góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Một số học giả cho rằng, Công ty Đông Ấn Anh Quốc thành lập ngày 31/10/1600 và Công ty Đông Ấn Hà Lan là tổ tiên của CTCP hiện đại. Theo khảo cứu, Pháp là quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận CTCP về mặt pháp lý. Chế độ CTCP được quy định trong Bộ Luật Thương mại Pháp năm 1807 (Bộ Luật Napoleon), theo đó CTCP tồn tại dưới loại hình société en commandite par actions (Công ty giao vốn), cho phép những người không tham gia vào việc quản lý công ty được hưởng chế độ trách nhiệm hữu hạn. Ở Mỹ, CTCP cũng ra đời từ sớm và phát triển rất mạnh. Lúc đầu là để phục vụ cho việc xây dựng đường sắt, sau là để thiết lập mạng lưới phân phối và bán lẻ trên toàn lãnh thổ Mỹ. Chính từ yêu cầu tài trợ cho các công ty xây dựng đường sắt mà thị trường chứng khoán ở New York đã phát triển. Năm 1811, bang New York đã ban hành luật về tính trách nhiệm hữu hạn dành cho các công ty sản xuất. Nhờ có luật này, tiền ùn ùn đổ về New York và tính hữu hạn đó trở thành phổ biến bởi vì bang nào không dùng đến nó thì không thu hút được vốn. Từ sự phát triển kinh tế của Mỹ, các nước Châu Âu thấy cần phải đuổi theo; vì vậy, họ đã giảm bớt sự kiểm soát đối với các công ty. Tại Anh, Luật CTCP được ban hành vào năm 1844, theo đó các CTCP muốn được thành lập không phải xin phép mà chỉ cần đăng ký. Quy định này đã tạo động lực mạnh mẽ cho các CTCP ở Anh phát triển, góp phần đáng kể đưa nước Anh trong thời kỳ đó trở thành bá chủ về hàng hải và là một cường quốc trên thế giới. Trải qua hàng trăm năm phát triển, cho đến nay, cùng với quá trình toàn cầu hóa, hình thức CTCP đã có sức bật mới với sự xuất hiện của các loại hình CTCP “đa quốc gia”, “xuyên quốc gia” có tầm hoạt động rộng lớn và khả năng cạnh tranh cao. Ở Việt Nam, so với các nước trên thế giới, loại hình CTCP ra đời muộn và chậm phát triển hơn. Cột mốc đánh dấu sự ra đời của CTCP ở Việt Nam là vào ngày Thành Hiền Lương – Anh 3 – K45 - Luật KDQT 4 Quản lý Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật Việt Nam: Thực trạng và giải pháp 21/12/1990 khi Quốc hội khóa VIII thông qua hai đạo luật quan trọng là: Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân. Việc ban hành hai đạo luật này đã đặt cơ sở pháp lý cho việc hình thành và phát triển hệ thống doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam như: CTCP, CTTNHH, DNTN. Tuy nhiên, sau gần mười năm thực hiện, nhiều nội dung của hai đạo luật trên đã tỏ ra bất cập, không đáp ứng được nhu cầu điều chỉnh hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nên rất cần phải sửa đổi bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thời kỳ mới. Đáp ứng nhu cầu đó, trên cơ sở hợp nhất có sửa đổi, bổ sung Luật Công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật Doanh Ng