Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội, từ Đại hội VI lịch sử - đại hội mở
ra thời kỳ đổi mới, đến nay đã luôn kiên trì và không ngừng phát triển đường lối đối
ngoại đổi mới, trong đó có đối ngoại về kinh tế. Quan điểm chủ đạo của chính sách
kinh tế đối ngoại nước ta được Đảng ta khẳng định là: “Tiếp tục thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với
tinh thần Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các
nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng,
cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng”.
Riêng về kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm
vụ: “mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại chủ động, tham gia các tổ chức quốc tế và khu
vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế”. Đại hội IX tiếp tục
khẳng định: “Phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Nghị
quyết 7 của Bộ Chính trị khóa IX một lần nữa khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.
Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng, ta nhận thấy việc hội nhập kinh tế quốc
tế là điều tất yếu khách quan. Hơn nữa, việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế, xã hội của một quốc gia đi lên, và quan trọng là sẽ có nhiều cơ
hội thu hút đầu tư từ nước ngoài đổ vào, đặc biệt là những nước còn chậm phát triển.
Việt Nam ngoài những thuận lợi đáng kể về mặt vị trí địa lý, tự nhiên, chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội thì việc là thành viên của ASEAN, APEC và WTO thì việc hội
nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư là cần thiết. Qua thực tiễn 15 năm đổi mới, đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta gồm 5 thành
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 2
phần: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà
nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đà Nẵng là thành phố nằm ở trung độ của đất nước, nằm trên trục đường chính
Bắc - Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A), đường biển và đường hàng không. Bên cạnh đó
là một tiềm năng du lịch đáng kể với danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những bãi biển đẹp
mơ mộng quyến rũ, gần kề với những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Cố đô
Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn Tháng 9 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ
đã ký quyết định thành lập vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh và thành
phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát
huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của
cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng
trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên;
để làm được điều đó Đà Nẵng phải phát triển nhanh và mạnh và bền vững về mọi mặt.
Tất nhiên, điều này phụ thuộc rất lớn vào con người, cơ sở vật chất và trình độ khoa
học công nghệ của thành phố, nhưng một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là
nguồn vốn để phát triển. Có thể nói trong thời gian qua Đà Nẵng đã thu hút được rất
nhiều lượng vốn đầu tư, đặc biệt là từ nước ngoài. Đầu tư nước ngoài sẽ giúp thành
phố Đà Nẵng bổ sung vốn đầu tư, tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật cao, tiên tiến, tạo việc
làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính nhờ nguồn vốn phong phú này và sự nổ
lực của ban lãnh đạo cũng như toàn dân thành phố cùng với những tiềm năng phong
phú mà Đà Nẵng đã có sự chuyển mình rất đáng kể trong thời gian qua. Và từ đó việc
thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển KT - XH của thành phố Đà Nẵng. Hơn nữa, hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho tình hình kinh tế có sự
chuyển biến mạnh mẽ với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần
kinh tế; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên,
trong hoạt động thu hút và quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vẫn còn những hạn chế, yếu kém; trong đó công tác QLNN cũng là một nguyên
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 3
nhân quan trọng. Là một đứa con được sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, SVTT cũng
mong muốn đóng góp chút sức mình vào công cuộc đổi mới của thành phố. Chính vì
thế SVTT chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
nhằm tìm ra các nguyên nhân gây ra tình trạng hạn chế, yếu kém của công tác QLNN
và một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, từ đó sẽ tạo nên động lực lớn cho
việc thu hút FDI và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại thành phố trong tương lai.
2. Mục đích nhiên cứu
102 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1929 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam qua các kỳ đại hội, từ Đại hội VI lịch sử - đại hội mở
ra thời kỳ đổi mới, đến nay đã luôn kiên trì và không ngừng phát triển đường lối đối
ngoại đổi mới, trong đó có đối ngoại về kinh tế. Quan điểm chủ đạo của chính sách
kinh tế đối ngoại nước ta được Đảng ta khẳng định là: “Tiếp tục thực hiện đường lối
đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa và đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại với
tinh thần Việt Nam muốn là bạn của các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì
hòa bình, độc lập và phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các
nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng,
cùng có lợi, giải quyết các vấn đề tồn tại và các tranh chấp bằng thương lượng”.
Riêng về kinh tế, Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã xác định nhiệm
vụ: “mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại chủ động, tham gia các tổ chức quốc tế và khu
vực, củng cố và nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế”. Đại hội IX tiếp tục
khẳng định: “Phát huy cao độ nội lực đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và chủ
động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững”. Nghị
quyết 7 của Bộ Chính trị khóa IX một lần nữa khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng XHCN bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh
quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.
Từ những quan điểm chỉ đạo của Đảng, ta nhận thấy việc hội nhập kinh tế quốc
tế là điều tất yếu khách quan. Hơn nữa, việc hội nhập kinh tế quốc tế sẽ thúc đẩy sự
phát triển của kinh tế, xã hội của một quốc gia đi lên, và quan trọng là sẽ có nhiều cơ
hội thu hút đầu tư từ nước ngoài đổ vào, đặc biệt là những nước còn chậm phát triển.
Việt Nam ngoài những thuận lợi đáng kể về mặt vị trí địa lý, tự nhiên, chính trị, kinh
tế, văn hóa, xã hội thì việc là thành viên của ASEAN, APEC và WTO thì việc hội
nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư là cần thiết. Qua thực tiễn 15 năm đổi mới, đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng ta đã xác định nền kinh tế nước ta gồm 5 thành
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 2
phần: Kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà
nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Đà Nẵng là thành phố nằm ở trung độ của đất nước, nằm trên trục đường chính
Bắc - Nam về đường bộ (Quốc lộ 1A), đường biển và đường hàng không. Bên cạnh đó
là một tiềm năng du lịch đáng kể với danh lam thắng cảnh hùng vĩ, những bãi biển đẹp
mơ mộng quyến rũ, gần kề với những di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như Cố đô
Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn… Tháng 9 năm 2004, Thủ tướng Chính phủ
đã ký quyết định thành lập vùng kinh tế trọng điểm miền Trung gồm 5 tỉnh và thành
phố: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm phát
huy tiềm năng, vị trí địa lý và các lợi thế so sánh của vùng, từng bước phát triển vùng
kinh tế trọng điểm miền Trung thành một trong những vùng phát triển năng động của
cả nước. Trong đó, Đà Nẵng được xác định là thành phố đóng vai trò hạt nhân tăng
trưởng, tạo động lực thúc đẩy phát triển cho cả khu vực miền Trung và Tây Nguyên;
để làm được điều đó Đà Nẵng phải phát triển nhanh và mạnh và bền vững về mọi mặt.
Tất nhiên, điều này phụ thuộc rất lớn vào con người, cơ sở vật chất và trình độ khoa
học công nghệ của thành phố, nhưng một yếu tố quan trọng không thể thiếu đó là
nguồn vốn để phát triển. Có thể nói trong thời gian qua Đà Nẵng đã thu hút được rất
nhiều lượng vốn đầu tư, đặc biệt là từ nước ngoài. Đầu tư nước ngoài sẽ giúp thành
phố Đà Nẵng bổ sung vốn đầu tư, tiếp nhận công nghệ, kỹ thuật cao, tiên tiến, tạo việc
làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và thúc đẩy nhanh
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chính nhờ nguồn vốn phong phú này và sự nổ
lực của ban lãnh đạo cũng như toàn dân thành phố cùng với những tiềm năng phong
phú mà Đà Nẵng đã có sự chuyển mình rất đáng kể trong thời gian qua. Và từ đó việc
thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong
chiến lược phát triển KT - XH của thành phố Đà Nẵng. Hơn nữa, hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã làm cho tình hình kinh tế có sự
chuyển biến mạnh mẽ với sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các thành phần
kinh tế; giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên,
trong hoạt động thu hút và quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài vẫn còn những hạn chế, yếu kém; trong đó công tác QLNN cũng là một nguyên
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 3
nhân quan trọng. Là một đứa con được sinh ra và lớn lên tại Đà Nẵng, SVTT cũng
mong muốn đóng góp chút sức mình vào công cuộc đổi mới của thành phố. Chính vì
thế SVTT chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là “Quản lý nhà nước đối với các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”
nhằm tìm ra các nguyên nhân gây ra tình trạng hạn chế, yếu kém của công tác QLNN
và một số giải pháp để khắc phục tình trạng trên, từ đó sẽ tạo nên động lực lớn cho
việc thu hút FDI và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại thành phố trong tương lai.
2. Mục đích nhiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm:
- Trình bày cơ sở lý luận, khoa học và thực tiễn về doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, khẳng định vai trò của loại hình doanh nghiệp này trong nền kinh
tế; nêu lên sự cần thiết khách quan QLHCNN đối với loại hình doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay.
- Nêu hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng và đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với các doanh
nghiệp đó, các thành tựu đạt được, một số hạn chế, yếu kém cần khắc phục và chỉ ra
các nguyên nhân của các hạn chế, yếu kém đó.
- Đưa ra phương hướng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
QLNN đối với các doanh nhiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành
phố Đà Nẵng.
3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
b. Khách thể nghiên cứu:
Các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
c. Phạm vi nghiên cứu:
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 4
- Về không gian: các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng.
- Về thời gian: Nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2000 - 2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh cùng các phương pháp như: duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống
kê, so sánh, phân tích, tổng hợp, quan sát... và với thực tiễn QLNN của Đà Nẵng về
thu hút FDI và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để
nghiên cứu đề tài.
5. Đóng góp của đề tài:
Đề tài cung cấp cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, quản lý nhà nước
đối với việc thu hút đầu tư trực tiếp và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài. Bên cạnh đó, đề tài phân tích thực trạng QLNN đối với việc thu
hút đầu tư và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng. Trên cơ sở đó đề tài đề xuất các giải pháp cụ thể như sau:
- Quy hoạch và tổ chức thực hiện quy hoạch, chuẩn bị sẵn quỹ đất để thu hút
đầu tư hiệu quả, không làm nản lòng các nhà đầu tư.
- Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, chính sách theo hướng kích cầu đầu tư
cởi mở, thông thoáng.
- Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian phê duyệt, thẩm định các dự án
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao.
- Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất để tiếp đón nhà đầu tư.
- Tập trung nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư.
- Tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư theo hướng đơn giản, hiệu quả.
- Kết hợp kiểm tra định kỳ và đột xuất để chấn chỉnh hoạt động của các doanh
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp, kịp thời phát hiện các sai phạm để có những phương
hướng khắc phục.
6. Bố cục
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 5
Đề tài gồm 3 chương:
- Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Chương II: Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
- Chương III: Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà
nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp trên địa bàn thành phố Đà
Nẵng.
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Lý luận QLNN và sự cần thiết của QLNN đối với các doanh nghiệp
có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.1.1 Lý luận QLNN nói chung
Có nhiều khái niệm khác nhau về thuật ngữ “quản lý”. Theo bản thân SV thì
“quản lý là sự tác động của chủ thể quản lý lên khách thể quản lý bằng những
phương tiện khác nhau nhằm đạt được mục tiêu nhất định”.
Nhà nước là thiết chế quyền lực công, đại diện cho toàn thể nhân dân quản lý
mọi mặt của đời sống xã hội. Nhà nước có những quyền lực đặc biệt, nắm trong tay
những công cụ quản lý đặc biệt, đảm bảo thực hiện quyền lợi của giai cấp thống trị và
quyền lợi của toàn xã hội. Vì vậy, có thể định nghĩa quản lý nhà nước như sau:
“Quản lý Nhà nước là tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước
bằng nhiều biện pháp tới các đối tượng quản lý nhằm thực hiện những chức năng của
nhà nước trên cơ sở pháp luật”.
1.1.2 Lý luận QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
a. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư nước ngoài (đầu tư quốc tế) là một hình thức của đầu tư, từ đó xuất khẩu
tư bản, đưa tư bản ra nước ngoài kinh doanh, một hình thức quan hệ kinh tế quốc tế,
qua đó tư bản của nước này di chuyển qua nước khác nhằm mục đích trực tiếp kinh
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 7
doanh thu lợi nhuận. Ngoài ra còn có các hình thức viện trợ cho vay, viện trợ không
hoàn lại không nhằm mục đích kinh doanh.
Đầu tư quốc tế chủ yếu gồm các hình thức: đầu tư một chiều như viện trợ không
hoàn lại; đầu tư tín dụng không có lãi hoặc lãi nhẹ; đầu tư có tính chất công như: đầu
tư của Chính phủ, các tổ chức quốc gia, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi Chính
phủ; đầu tư có tính chất là đầu tư của các tổ chức tư và tư nhân; đầu tư hỗn hợp có cả
tính chất công và tư; đầu tư nhiều bên…
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo quan điểm vĩ mô là chủ đầu tư trực tiếp đưa
vốn và kỹ thuật và nước nhận đầu tư, thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh trên cơ
sở thuê mướn, khai thác các yếu tố cơ bản ở nước sở tại như tài nguyên, sức lao động,
cơ sở vật chất…
Đầu tư trực tiếp nước ngoài, theo quan điểm vi mô là chủ đầu tư đóng góp một
số vốn lớn đủ để họ trực tiếp tham gia vào việc quản lý, điều hành đối tượng bỏ vốn.
Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia), đầu tư trực tiếp nước ngoài là
hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách
thiết lập cơ sở sản xuất kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền
quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này.
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đưa ra cách hiểu như sau: đầu tư trực tiếp
nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài
sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương
diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.
Tiêu thức phân biệt đầu tư trực tiếp nước ngoài với các hoạt động đầu tư nội địa
thường tập trung vào các đặc trưng sau:
- Về vốn góp: các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng một lượng vốn tối thiểu theo
quy định của mỗi nước nhận đầu tư để họ có quyền trực tiếp tham gia điều phối quản
lý quá trình sản xuất kinh doanh.
- Về quyền điều hành, quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
phụ thuộc vào mức vốn góp. Nếu nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn thì quyền
điều hành hoàn toàn thuộc về nhà đầu tư nước ngoài, có thể trực tiếp hoặc thuê người
quản lý.
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 8
- Về phân chia lợi nhuận: Dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh, lãi lỗ đều được
phân chia theo tỷ lệ vốn góp trong vốn pháp định sau khi đã trừ các khoản đóng góp.
Do đó, có thể định nghĩa khái quát đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: “đầu tư
trực tiếp nước ngoài là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông
qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào một nước khác để đầu tư đồng thời trực
tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất, tận dụng ưu thế về vốn, trình độ
công nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhằm mục đích thu lợi nhuận”.
b. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài
Trong quá trình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Chính phủ Việt Nam
đã cấp giấy phép cho nhiều loại hình đầu tư. Tuy nhiên có các loại hình đầu tư trực
tiếp nước ngoài thường gặp đó là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business
Cooperation Contact - BCC); Doanh nghiệp liên doanh (Join Venture Enterprise - JVE);
Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài (Enterprise with one hundred percent
foreign owned capital); Hợp đồng liên doanh; Hợp đồng phân chia sản phẩm
(Production Sharing Contract - PSC); Hình thức đầu tư thuê thiết bị
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Business Cooperation Contact - BCC):
Là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài trong đó hợp đồng hợp tác kinh doanh
được ký kết giữa hai bên hay nhiều bên để cùng nhau tiến hành một hoặc nhiều hoạt
động kinh doanh tại nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia
kết quả kinh doanh cho mỗi bên tham gia mà không thành lập một xí nghiệp liên
doanh hoặc pháp nhân mới.
- Doanh nghiệp liên doanh (Join Venture Enterprise - JVE):
Đây là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, qua đó pháp nhân mới được thành
lập gọi là doanh nghiệp liên doanh - là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở liên
kết của các doanh nghiệp trong và ngoài nước theo luật pháp của nước chủ nhà; các
bên tham gia liên doanh sẽ chịu trách nhiệm lẫn nhau trong phạm vi phần vốn góp của
mình vào liên doanh.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (Enterprise with one hundred
percent foreign owned capital):
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 9
Là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại nước chủ
nhà, được hình thành bằng toàn bộ vốn nước ngoài và do nhà đầu tư nước ngoài tự
quản lý, điều hành và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Loại hình này
thường đầu tư vào khu chế xuất hoặc khu công nghiệp, thời hạn hoạt động kéo dài,
khoảng 50 đến 70 năm.
- Hợp đồng liên doanh:
Là văn bản ký kết giữa các bên Việt Nam và bên nước ngoài để thành lập doanh
nghiệp liên doanh tại Việt Nam.
+ Hình thức đầu tư BOT (Built - Operate - Transfer): Hợp đồng xây dựng -
kinh doanh - chuyển giao: Là hình thức hợp đồng giữa chủ đầu tư (nhà thầu) và các cơ
quan Nhà nước (của nước sở tại) có thẩm quyền để xây dựng một công trình, trong đó
nhà thầu bỏ vốn để kinh doanh và khai thác công trình trong một thời gian nhất định
đủ để thu hồi vốn và có lợi nhuận thỏa đáng; sau đó chuyển giao công trình cho nước
chủ nhà mà không đòi bồi hoàn.
+ Hình thức đầu tư BTO (Built - Transfer - Operate): Hợp đồng xây dựng -
chuyển giao - kinh doanh: là hình thức đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết
cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở
tại, Chính phủ nước sở tại sẽ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó
trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
+ Hình thức đầu tư BT (Built - Transfer): Hợp đồng xây dựng - chuyển giao: là
hình thức đầu tư nước ngoài để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng
xong, nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước của nước sở tại,
Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác
để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hợp lý.
- Hợp đồng phân chia sản phẩm (Production Sharing Contract - PSC):
Hợp đồng này quy định nhà đầu tư nước ngoài bỏ 100% vốn để tìm kiếm, thăm
dò và khai thác tài nguyên trên nước sở tại. Nếu tìm và khai thác được sản phẩm thì
thỏa thuận phân chia sản phẩm theo nguyên tắc:
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 10
Nước chủ nhà được hưởng tỷ lệ lớn hơn chủ đầu tư trong tổng số tiền bán sản
phẩm đối với mỏ có trữ lượng lớn, thời gian khai thác dài; và hưởng tỷ lệ nhỏ hơn chủ
đầu tư trong tổng số tiền bán sản phẩm đối với mỏ có sản lượng nhỏ, thời gian khai
thác ngắn.
Nếu không tìm thấy sản phẩm hoặc không đủ sản lượng công nghiệp để khai
thác thì nhà đầu tư phải chịu 100% rủi ro.
- Hình thức đầu tư thuê thiết bị: bao gồm thuê vận hành và thuê tài chính.
+ Thuê vận hành: là hình thức đầu tư nước ngoài trong đó nhà đầu tư cho nước
sở tại thuê thiết bị hiên đại. Tiền thuê thiết bị được tính theo sản lượng sản phẩm làm
ra trên thiết bị đó. Phía nước ngoài hướng dẫn kỹ thuật và sáng tạo mẫu mã, cùng lo
tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước. Hình thức này hiện đang được áp dụng
phổ biến tại các nước chậm và đang phát triển.
+ Thuê tài chính: là một hoạt động tín dụng trung, dài hạn thông qua mua máy
móc - thiết bị và các động sản khác. Bên cho thuê cam kết mua máy móc - thiết bị và
động sản theo yêu cầu của bên thuê và nắm quyền sở hữu đối với tài sản cho thuê. Bên
thuê sử dụng tài sản thuê và không được hủy bỏ hợp đồng trước thời hạn. Khi kết thúc
thời hạn thuê, bên thuê được chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục mua lại tài
sản đó theo các điều kiện đã được thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
Ngoài ra còn có một số hình thức khác chưa thông dụng tại Việt Nam như:
- Hình thức đầu tư LDO (Lease - Develop - Operate): Cho thuê - Nâng cấp -
Kinh doanh công trình:
Nhà nước sở tại cho thuê công trình; nhà thầu nâng cấp và khai thác, kinh
doanh công trình trong thời hạn nhất định, sau đó chuyển giao cho nước chủ nhà.
- Hình thức đầu tư BLT (Built - Lease - Transfer): Hợp đồng xây dựng - Cho
thuê - Chuyển giao:
Chủ thầu xây dựng và cho thuê công trình trong một thời hạn nhất định, sau đó
chuyển giao cho nước chủ nhà.
c. QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
“Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài là tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước bằng nhiều biện pháp
www.HanhChinhVN.com
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Huy Hoàng
SVTT: Nguyễn Thị Thanh Hải Trang 11
tới các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và hoạt động thu hút đầu tư
nước ngoài nhằm thực hiện những chức năng của nhà nước trên cơ sở pháp luật”.
Công tác QLNN đã tạo ra