Đề tài “ Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, với mục đích nghiên cứu về thực trạng công
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, chỉ ra các kết quả đạt
được, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Bố Trạch. Đề tài sử dụng
kết hợp các phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tham vấn chuyên gia, tổng hợp và
xử lý số liệu; nguồn số liệu chủ yếu là số liệu sơ cấp thu thập từ Phòng Tài chính – Kế
hoạch ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch thông qua các báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội qua các năm 2013, 2014, 2015 và tìm hiểu thông qua báo chí, internet.
Kết quả đề tài cho thấy thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Bố Trạch, phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 –
2015, tình hình công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN. Nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN với việc
đi tìm hiểu những nội dung, kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế còn tồn
tại, giúp tôi có được cái nhìn tổng thể và thực tế đối với công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB. Bên cạnh đó, góp phần giúp địa phương có những ý kiến tham khảo để phát
huy được những thành tựu đã đạt được cũng như có những giải pháp khắc phục những
hạn chế và khó khăn đang phải đối mặt.
viii
Đạ
82 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 760 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Bố trạch, tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
--*--
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:
Lê Thị Bùi Phương TS. Phạm Thị Thanh Xuân
Lớp: K46A KHĐT
Niên khóa: 2012 - 2016
HUẾ, 6/2016
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cô giáo; sự giúp đỡ của ban
lãnh đạo và các anh chị ở phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Bố Trạch, sự khích lệ, động viên, giúp đỡ của gia
đình, bạn bè trong suốt thời gian thực tập, nghiên cứu hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế Huế, cùng toàn thể các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Cô giáo – Thạc sỹ Phạm Thị Thanh Xuân – Giảng viên khoa Kinh Tế và Phát Triển là người trực tiếp hướng dẫn đề tài.
Cô đã dành nhiều thời gian và tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song do nhận thức còn hạn chế và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài luận văn của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rôi rấ mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ bảo của thầy cô để bài luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Lê Thị Bùi Phương
i
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
i
ii
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỬ VIẾT TẮT .................................................vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 2
5. Kết cấu đề tài .............................................................................................................. 3
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................ 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC .......................................................................... 4
1.1. Một số khái niệm ...................................................................................................... 4
1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản ......................................................................................... 4
1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản.................................................................................. 4
1.1.3. Ngân sách nhà nước............................................................................................... 5
1.1.4. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ........................................................................ 6
1.2. Khái niệm, quy trình, nội dung và yêu cầu đối với quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN .............................................................................................................................. 6
1.2.1. Khái niệm và quy trình quản lý của vốn đầu tư XDCB từ NSNN ........................ 6
1.2.2. Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ................ 8
1.2.3. Những yêu cầu đối với quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN ............................. 11
1.3. Đặc điểm và những nhân tố ảnh hưởng đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản ............. 12
1.3.1. Đặc điểm .............................................................................................................. 12
1.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư xây dựng cơ bản: .................................... 13
1.4. Đặc điểm, phân loại và vai trò của vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN ......... 14
iii
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
1.4.1. Đặc điểm .............................................................................................................. 14
1.4.2. Phân loại .............................................................................................................. 14
1.4.3. Vai trò .................................................................................................................. 16
1.5. Các chỉ tiêu phản ánh hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản ...................................... 18
1.5.1. Chỉ tiêu cơ cấu thành phần của vốn đầu tư.......................................................... 18
1.5.2. Hệ số huy động tài sản cố định (TSCĐ) .............................................................. 18
1.5.3. Chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế xã hội ....................................................... 19
1.5.4. Các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB ............. 19
1.6. Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước
của một số tỉnh trong nước ............................................................................................ 20
1.6.1. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB của Thành phố Đà Nẵng ..................... 20
1.6.2. Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư XDCB của Tỉnh Thanh Hóa ........................... 21
1.6.3. Những bài học rút ra từ kinh nghiệm quản lý của các địa phương trong nước ... 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH
QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2013 – 2015 ................................................................. 24
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện Bố Trạch .................................................................... 24
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ....................................................... 24
2.1.2. Tình hình thu chi ngân sách trên địa bàn huyện Bố Trạch ................................. 34
2.2. Tình hình đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 – 2015 ...... 37
2.2.1. Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư XDCB ..................................................................... 37
2.2.2. Tình hình đầu tư XDCB phân theo ngành kinh tế ............................................... 39
2.2.3. Tình hình đầu tư XDCB từ NSNN phân theo ngành kinh tế .............................. 43
2.2.4. Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB NSNN ................................................... 45
2.3. Tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch ...... 46
2.3.1. Quy trình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN .................................................. 46
2.3.2. Thực trạng quản lý ............................................................................................... 48
2.3.3. Công tác quyết toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN............................................... 51
2.3.4. Những nguyên nhân hạn chế ............................................................................... 52
iv
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
2.4. Đánh giá về tình hình quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Bố
Trạch giai đoạn 2013 - 2015 .......................................................................................... 55
2.4.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 55
2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân của tồn tại ........................................................... 57
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ...... 62
3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch đến năm 2020 .......... 62
3.1.1. Quan điểm phát triển ........................................................................................... 62
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
trên địa bàn huyện Bố Trạch ......................................................................................... 67
3.2.1. Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư XDCB ................................................... 67
3.2.2. Nâng cao đội ngũ cán bộ quản lý công tác đầu tư XDCB ................................... 68
3.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đánh giá đầu tư XDCB ..................................... 69
3.2.4. Thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng và công khai tài chính trong đầu tư XDCB 69
3.2.5. Hoàn thiện cơ chế quản lý các dự án đầu tư ........................................................ 70
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 71
1. Kết luận ................................................................................................................... 71
2. Kiến nghị ................................................................................................................. 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 73
v
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỬ VIẾT TẮT
NSNN: Ngân sách nhà nước
NN: Nhà nước
XDCB: Xây dựng cơ bản
ĐTXDCB: Đầu tư xây dựng cơ bản
KT - XH: Kinh tế xã hội
UBND: Ủy ban Nhân dân
TSCĐ: Tài sản cố định
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
KCN: Khu công nghiệp
TW: Trung ương
TTCN: Tiểu thủ công nghiệp
ĐTXD: Đầu tư xây dựng
CN: Công nghiệp
vi
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Bố Trạch giai đoạn 2013
– 2015 ( Theo giá so sánh năm 2010)............................................................................ 30
Bảng 2.2: Thu, chi ngân sách của huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 – 2015 .................. 35
Bảng 2.3: Quy mô, cơ cấu vốn đầu tư XDCB của huyện Bố Trạch trong giai đoạn 2013 – 2015 ....... 37
Bảng 2.4:Vốn đầu tư XDCB phân theo ngành kinh tế ( ĐVT: Tỷ đồng) ..................... 39
Bảng 2.5: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN phân theo ngành kinh tế ................................. 43
Bảng 2.6: Tình hình thực hiện vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn
huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 – 2015......................................................................... 45
Bảng 2.7: Tình hình chi đầu tư XDCB trong tổng chi ngân sách của huyện Bố Trạch
giai đoạn 2013 – 2015 ................................................................................................... 45
Bảng 2.8: Tình hình giải ngân thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2013 – 2015 ... 50
Bảng 2.9: Kết quả quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành ....................................... 51
Bảng 2.10: Dự án hoàn thành chưa được quyết toán qua 3 năm ................................... 52
vii
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Đề tài “ Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, với mục đích nghiên cứu về thực trạng công
tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, chỉ ra các kết quả đạt
được, hạn chế, nguyên nhân của các hạn chế đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Bố Trạch. Đề tài sử dụng
kết hợp các phương pháp thu thập số liệu, phân tích, tham vấn chuyên gia, tổng hợp và
xử lý số liệu; nguồn số liệu chủ yếu là số liệu sơ cấp thu thập từ Phòng Tài chính – Kế
hoạch ủy ban nhân dân huyện Bố Trạch thông qua các báo cáo tình hình kinh tế - xã
hội qua các năm 2013, 2014, 2015 và tìm hiểu thông qua báo chí, internet.
Kết quả đề tài cho thấy thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện
Bố Trạch, phân tích tình hình kinh tế - xã hội của huyện Bố Trạch giai đoạn 2013 –
2015, tình hình công tác đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà
nước và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư
XDCB từ NSNN. Nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN với việc
đi tìm hiểu những nội dung, kết quả đạt được cũng như chỉ ra những hạn chế còn tồn
tại, giúp tôi có được cái nhìn tổng thể và thực tế đối với công tác quản lý vốn đầu tư
XDCB. Bên cạnh đó, góp phần giúp địa phương có những ý kiến tham khảo để phát
huy được những thành tựu đã đạt được cũng như có những giải pháp khắc phục những
hạn chế và khó khăn đang phải đối mặt.
viii
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống tài chính quốc gia, ngân sách nhà nước (NSNN) là khâu chủ đạo,
là điều kiện vật chất quan trọng để thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước.
Đồng thời, NSNN còn là công cụ quan trọng của nhà nước để điều tiết vĩ mô đối với
toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội (KTXH) và đảm bảo an ninh quốc gia. NSNN được
quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung huy động cao nhất mọi nguồn lực của
nền kinh tế để phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước.
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ ngân sách nhà nước (NSNN) là một
nguồn lực tài chính hết sức quan trọng của quốc gia đối với phát triển KT-XH của cả
nước cũng như từng địa phương. Nguồn vốn này không những góp phần quan trọng
tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, mà còn có tính định hướng đầu tư, góp
phần quan trọng vào việc thực hiện những vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường. Do có vai
trò quan trọng như vậy nên từ lâu, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đã được chú
trọng đặc biệt. Nhiều nội dung quản lý nguồn vốn này đã được hình thành từ việc ban
hành pháp luật, xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách quản lý đến việc xây dựng
quy trình, thủ tục cấp phát và quản lý sử dụng vốn.
Cũng như trong tỉnh, việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Bố
Trạch cũng được chú trọng. Các cấp chính quyền trên địa bàn huyện đã có nhiều nỗ
lực trong việc triển khai thực hiện cơ chế chính sách chung, cải tiến quy trình, thủ tục
cấp phát và quản lý sử dụng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra.
Tuy vậy, công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Bố Trạch còn
nhiều bất cập trong nhiều nội dung và ở tất cả các khâu từ cấp phát, sử dụng và thanh
toán vốn đầu tư. Vì vậy, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn hạn
chế.Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN vẫn còn nhiều.Đây là
một vấn đề ngày càng trở nên bức xúc và là điều đáng lo ngại của Đảng, Nhà nước nói
chung và các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Bố Trạch nói riêng. Việc tìm kiếm
những giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề rất cấp thiết.
1
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Xuất phát từ thực tế đó, em xin chọn đề tài: “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ
bản từ Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn từ năm 2013-
2015 trên địa bàn huyện Bố Trạch. Từ đó, đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện
Bố Trạch trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận về đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Phân tích thực trạng đầu tư và quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa
bàn huyện Bố Trạch trong giai đoạn 2013-2015.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB
từ NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
• Thời gian: Số liệu, tài liệu phản ánh vốn đầu tư XDCB từ NSNN của huyện Bố
Trạch trong giai đoạn 2013 – 2015.
• Không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn huyện Bố Trạch.
• Nội dung: Tập trung nghiên cứu về hoạt động quản lý vốn đầu tư XDCB từ
NSNN trên địa bàn huyện Bố Trạch.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình thực hiện khóa
luận tôi dự kiến sử dụng các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Xem xét các văn bản, chính sách, báo cáo, tổng kết của các cấp, các ngành và các
nguồn số liệu thống kê.
2
Đạ
i h
ọc
K
inh
tế
H
uế
Tổng quan các tư liệu hiện có về lĩnh vực đầu tư XDCB đã được đăng tải trên các
sách báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo, kết quản của các đợt điều tra
của các tổ chức, các cuộc trả lời phỏng vấn của các nhà khoa học, nhà quản lý, các nhà
hoạch định chính sách, các tài liệu đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng.
4.2. Phương pháp phân tích
• Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp liên quan đến việc thu thập số
liệu, tóm tắt, trình bày, tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một
cách tổng quát đối tượng nghiên cứu.
• Phương pháp so sánh được sử dụng để tiến hành phân tích một cách khoa học
các vấn đề liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB trên cơ sở các số liệu
tổng hợp, báo cáo, điều tra về quản lý vốn đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN của
huyện Bố Trạch từ năm 2013-2015, kế thừa một số công trình đã công bố liên quan
đến vấn đề nghiên cứu để đánh giá và làm sáng tỏ các vấn đề cần quan tâm.
4.3. Phương pháp tham vấn chuyên gia
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng
dẫn, cán bộ chuyên môn và đồng thời kế thừa các công trình nghiên cứu có liên quan
đã được công bố của một số tác giả về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ một số
địa phương trong nước.
4.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Tổng hợp và hệ thống hóa số liệu điều tra theo các tiêu thức để tiếp cận mục đích
nghiên cứu số liệu được xử lý, tính toán trên máy tính theo phần mềm Excel.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách
nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước
trên địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013 – 2015.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây
dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước.
3
Đạ
i h
ọc
K
in
tế
H
uế
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Đầu tư xây dựng cơ bản
- Đầu tư
Theo cách hiểu của kinh tế đầu tư, đầu tư là sự từ bỏ các nguồn lực ở hiện tại để
tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn
hơn các nguồn lực bỏ ra để đạt được kết quả đó. Các nguồn lực đó có thể là vật chất,
trí tuệ, tiền, tài nguyên thiên nhiên hay là sức lao động,
- Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển có thể được xem là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi
dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra
những tài sản mới cho nền kinh tế ( tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ),
gia tăng sản xuất, tạo thêm việc làm vì mục tiêu phát triển.