Sau một năm gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO nền kinh tế của
nƣớc ta đã có những thay đổi, chuyển biến tích cực và đạt đƣợc một số kết quả đáng
khích lệ. Kinh tế nƣớc ta phát triển nhƣ vậy không chỉ do tác động hỗ trợ của chính
phủ mà còn do năng lực của các doanh nghiệp trong nƣớc. Trƣớc cánh cửa hội nhập
nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nâng cao sức mạnh
của mình trên trƣờng quốc tế bằng các biện pháp nhƣ tăng vốn, tăng qui mô sản
xuất, thay đổi cơ cấu quản lý ngoài ra còn có một biện pháp chắc chắn mang lại
thành công cho các doanh nghiệp đó là áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
Quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM )
là khái niệm không còn mới trên thế giới, các tập đoàn các doanh nghiệp tại nhiều
nƣớc đã áp dụng hiệu quả. Có nhiều quan điểm về quản trị quan hệ khách hàng,
nhiều ngƣời nhầm lẫn quản trị quan hệ khách hàng đó là một phần mềm tin học đơn
thuần cài đặt vào máy tính, nhƣng thực chất quản trị quan hệ khách hàng chính là
chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào mô hình của công ty nhà quản trị
sẽ đƣa ra những chiến lƣợc quản trị quan hệ khách hàng khác nhau.
Chiến lƣợc Quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management - CRM ) tuy mới mẻ tại Việt Nam nhƣng cũng đƣợc nhiều tập đoàn,
doanh nghiệp tìm hiếu, áp dụng. Nhờ áp dụng chiến lƣợc quản trị CRM sẽ mang lại
cho doanh nghiệp một hệ thống quản lý khách hàng quy mô, tích hợp đƣợc nhiều dữ
liệu và tiết kiệm thời gian, năng suất lao động của cả nhà quản lý và nhân viên. Do
vậy doanh nghiệp áp dụng CRM sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng tiềm năng, giữ
chân đƣợc khách hàng cũ, giảm thiểu các chi phí thừa, tăng năng suất lao động của
nhân viên, quản lý dễ dàng, đƣa ra các quyết định hợp lý và đúng thời điểm – đó
chính là nguồn gốc siêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
83 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4454 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị quan hệ khách hàng - Thực trạng và giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
========
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Lê Hoàng Liên
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thanh Xuân
Lớp : Nga - K42G - KTNT
HÀ NỘI - 2007
HÀ NỘI, 10/2007
Trường đại học Ngoại Thương Khóa luận tốt nghiệp
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 3
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
(CUSTOMER RELATIONSHIP MANAGEMENT - CRM) ..................................... 5
I. Khái niệm và nội dung của quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management - CRM .............................................................................................. 5
1. Khái niệm quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management -
CRM )................................................................................................................ 5
2. Bản chất và đặc điểm của quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management - CRM) ......................................................................................... 8
2.1. Bản chất của quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management - CRM) ..................................................................................... 8
2.2 Đặc điểm của quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management - CRM): .................................................................................. 10
II. Vai trò, tác dụng của việc triển khai hoạt động quản trị quan hệ khách hàng
(Customer Relationship Management - CRM) đối với doanh nghiệp .................... 20
1. Đối với việc quản lí của doanh nghiệp: ......................................................... 20
2. Đối với hoạt động bán hàng và sau bán hàng: ............................................... 21
III. Các phƣơng pháp triển khai hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (Customer
Relationship Management - CRM):...................................................................... 23
1. Phƣơng pháp triển khai thủ công: ................................................................. 23
1.1. Chiến thuật lấy khách hàng làm trung tâm của mọi hoạt động:............... 24
1.2. Qui trình bán hàng Peak ...................................................................... 26
2. Phƣơng pháp sử dụng phần mềm hỗ trợ: ...................................................... 27
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VIỆC TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ
QUAN HỆ KHÁCH HÀNG (CUSTOMER RELATIONSHIP MANAGERMENT -
CRM) TẠI VIỆT NAM ........................................................................................... 35
I. Thực trạng triển khai hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (Customer
Relationship Management - CRM) tại một số doanh nghiệp Việt Nam ................. 35
1. Ứng dụng CRM tại một số công ty Việt Nam: .............................................. 35
1.1. Công ty nguồn lực công nghệ (Technology Resource) Việt Nam: .............. 35
1.2. Công ty Phong Châu: ................................................................................ 36
Nguyễn Thanh Xuân - 1 - Lớp: Nga – K42G
Trường đại học Ngoại Thương Khóa luận tốt nghiệp
1.3. Công ty trách nhiện hữu hạn sản xuất thƣơng mại và dịch vụ Tin học – Xây
dựng Nano ....................................................................................................... 38
2. Ứng dụng CRM tại Tổng công ty Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT): 40
II. Các giải pháp phần mềm hỗ trợ hoạt động quản trị quan hệ khách hàng
(Customer Relationship Management – CRM) ..................................................... 46
1. Các giải pháp phần mềm nƣớc ngoài: ........................................................... 46
2. Các giải pháp phần mềm trong nƣớc: ........................................................... 51
3. Đánh giá tổng hợp về các giải pháp phần mềm CRM hiện có trên thị trƣờng: 54
III. Đánh giá thực trạng triển khai hoạt động quản trị quan hệ khách hàng
(Customer Relationship Management - CRM) ..................................................... 55
1. Những kết quả đạt đƣợc: .............................................................................. 55
2. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân: ................................................... 59
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG QUẢN TRỊ MỐI QUAN HỆ KHÁCH HÀNG (CUSTOMER
RELATIONSHIP MANAGEMENT - CRM) CHO CÁC ......................................... 64
DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................................... 64
I. Sự cần thiết của việc phát triển hoạt động quản trị quan hệ khách hàng (Customer
Relationship Managenemt - CRM) tại các doanh nghiệp Việt Nam: ..................... 64
II. Một số khuyến nghị về các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động quản trị quan hệ
khách hàng (Customer Relationship Management - CRM) cho các doanh nghiệp
Việt Nam ............................................................................................................. 66
1. Đề xuât nâng cao nhận thức và hiểu biết về hoạt động quản trị quan hệ khách
hàng (Customer Relationship Management - CRM): ........................................ 66
1.1. Đối với lãnh đạo doanh nghiệp .................................................................. 66
1.2. Đối với hệ thống nhân viên tác nghiệp ....................................................... 69
2. Đề xuất nâng cao hiệu quả áp dụng phần mềm quản trị quan hệ khách hàng
(Customer Relationnship Management – CRM): .............................................. 72
1.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc ............................................................. 72
1.2. Đối với các doanh nghiệp phần mềm ......................................................... 74
1.3. Đối với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm CRM ................................. 76
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 81
Nguyễn Thanh Xuân - 2 - Lớp: Nga – K42G
Trường đại học Ngoại Thương Khóa luận tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Sau một năm gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới WTO nền kinh tế của
nƣớc ta đã có những thay đổi, chuyển biến tích cực và đạt đƣợc một số kết quả đáng
khích lệ. Kinh tế nƣớc ta phát triển nhƣ vậy không chỉ do tác động hỗ trợ của chính
phủ mà còn do năng lực của các doanh nghiệp trong nƣớc. Trƣớc cánh cửa hội nhập
nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp Việt Nam không ngừng nâng cao sức mạnh
của mình trên trƣờng quốc tế bằng các biện pháp nhƣ tăng vốn, tăng qui mô sản
xuất, thay đổi cơ cấu quản lý…ngoài ra còn có một biện pháp chắc chắn mang lại
thành công cho các doanh nghiệp đó là áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động
sản xuất, kinh doanh.
Quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM )
là khái niệm không còn mới trên thế giới, các tập đoàn các doanh nghiệp tại nhiều
nƣớc đã áp dụng hiệu quả. Có nhiều quan điểm về quản trị quan hệ khách hàng,
nhiều ngƣời nhầm lẫn quản trị quan hệ khách hàng đó là một phần mềm tin học đơn
thuần cài đặt vào máy tính, nhƣng thực chất quản trị quan hệ khách hàng chính là
chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp. Tùy vào mô hình của công ty nhà quản trị
sẽ đƣa ra những chiến lƣợc quản trị quan hệ khách hàng khác nhau.
Chiến lƣợc Quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management - CRM ) tuy mới mẻ tại Việt Nam nhƣng cũng đƣợc nhiều tập đoàn,
doanh nghiệp tìm hiếu, áp dụng. Nhờ áp dụng chiến lƣợc quản trị CRM sẽ mang lại
cho doanh nghiệp một hệ thống quản lý khách hàng quy mô, tích hợp đƣợc nhiều dữ
liệu và tiết kiệm thời gian, năng suất lao động của cả nhà quản lý và nhân viên. Do
vậy doanh nghiệp áp dụng CRM sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng tiềm năng, giữ
chân đƣợc khách hàng cũ, giảm thiểu các chi phí thừa, tăng năng suất lao động của
nhân viên, quản lý dễ dàng, đƣa ra các quyết định hợp lý và đúng thời điểm – đó
chính là nguồn gốc siêu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong bài luận văn của mình em xin đề cập đến bản chất, đặc điểm, chiến
lƣợc của vấn đề quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management -
Nguyễn Thanh Xuân - 3 - Lớp: Nga – K42G
Trường đại học Ngoại Thương Khóa luận tốt nghiệp
CRM ), từ đó nêu ra vai trò, tác dụng của CRM và thực trạng áp dụng chiến lƣợc
này tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Chủ yếu em dùng phƣơng pháp tìm kiếm thông tin, phân tích, tổng hợp và
đánh giá… để từ đó mang lại các thông tin chuẩn xác nhất về lý thuyết Quản trị
quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM ) và thực trạng
triển khai chiến lƣợc này tại doanh nghiệp Việt Nam trong bài luận
Do đề tài luận văn là: “Quản trị quan hệ khách hàng - Thực trạng và giải
pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam” nên bố cục bài luận của em đƣợc chia làm
ba phần nhƣ sau:
Phần I: Lí luận chung về quản trị quan hệ khách hàng (Customer
Relationship Management - CRM)
Phần II: Thực trạng việc triển khai hoạt động quản trị quan hệ khách hàng
(Customer Relationship Management - CRM ) tại Việt Nam.
Phần III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của quản trị
quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM ) cho các doanh
nghiệp Việt Nam
Do nhận thức chƣa đầy đủ và tài liệu không nhiều nên bài khóa luận có nhiều
sai sót, mong các thầy cô góp ý và thông cảm cho những thiếu sót của em trong bài
luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Hoàng Liên là ngƣời trực tiếp hƣớng
dẫn em hoàn thành bài khóa luận cùng tất cả các thầy cô phản biện và các bạn sinh
viên quan tâm tới đề tài luận văn của em.
Nguyễn Thanh Xuân - 4 - Lớp: Nga – K42G
Trường đại học Ngoại Thương Khóa luận tốt nghiệp
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ QUAN HỆ KHÁCH HÀNG
(CUSTOMER RELATIONSHIP MANAGEMENT - CRM)
I. Khái niệm và nội dung của quản trị quan hệ khách hàng (Customer
Relationship Management - CRM
1. Khái niệm quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management - CRM )
Những khái niệm về quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Managerment - CRM) đã từng rất xa lạ với các doanh nghiệp, các tổ chức cũng nhƣ
với các khách hàng trƣớc thập kỉ 90, nhƣng khái niệm này đã trở nên phổ biến vào
giữa thập kỉ 90 của thế kỉ 20. Các nhà phân tích thị trƣờng vẫn còn tranh luận rất
gay gắt về định nghĩa chính xác của nó, tuy nhiên tất cả đều thừa nhận rằng trong
một vài năm nay, các công ty sẽ còn rót hàng tỉ đô la vào các giải pháp phần mềm
quản lý quan hệ khách hàng CRM và những dịch vụ thiết kế trợ giúp các doanh
nghiệp quản trị quan hệ khách hàng ngày càng có hiệu quả hơn thông qua những
kênh trực tiếp hoặc gián tiếp mà khách hàng lựa chọn sử dụng. Vậy thì tại sao với
một thị trƣờng bùng nổ về công nghệ CRM, một trong những câu hỏi đƣợc đặt ra
nhiều nhất lại là “CRM là gì?”. Nếu bạn hỏi ba chuyên gia về CRM, thì bạn sẽ nhận
đƣợc năm câu trả lời khác nhau do vậy thật khó mà có một khái niệm chuẩn về quản
trị quan hệ khách hàng.
Chiến lƣợc CRM đã đƣợc triển khai từ giữa những năm 1980. Đó là khi các
công ty phần mềm lớn nhƣ Oracle và Sybase bắt đầu giới thiệu những cơ sở dữ liệu
có khả năng quản lý hồ sơ và các thông tin về khách hàng. Song họ lại thiếu công cụ
chuyên sâu để có thể sử dụng tốt nhất những cơ sở dữ liệu đó. Đầu thập kỷ 90, các
công ty phần mềm nhƣ Siebel va Brock Control Systems đã tiên phong trong việc
phổ biến công nghệ bán hàng tự động. Cũng trong thời gian đó, nhóm các công ty
phần mềm nhƣ Vantive, Clairfy và Scopus đã phát triển những hệ thống mới có khả
năng giúp cho các hãng cung cấp dịch vụ phục vụ một cách tốt hơn khách hàng của
mình. Các chiến lƣợc mang tính công nghệ này cũng đã đặt trong sự tƣơng xứng với
những quan điểm về lý thuyết quản lý. Đó là từ năm 1998 khi thuật ngữ "Quản trị
Nguyễn Thanh Xuân - 5 - Lớp: Nga – K42G
Trường đại học Ngoại Thương Khóa luận tốt nghiệp
quan hệ khách hàng" viết tắt là CRM trở thành thời thƣợng - các công ty bắt đầu
thay tên đổi họ cho các hoạt động kinh doanh của mình. Các nhà phân tích trong
lĩnh vực công nghiệp đã nêu lên tính cần thiết của một "cơ sở dữ liệu khách hàng
thống nhất" - nhờ đó, những ngƣời trong lĩnh vực bán hàng, marketing và cung cấp
dịch vụ có thể trao đổi thông tin về khách hàng với nhau một cách dễ dàng. Tuy
nhiên, đó cũng chƣa thực sự đủ để gắn kết các kho dữ liệu. Việc thống nhất tổ chức
cũng rất cần thiết, đặc biệt là giữa các nhóm khác nhau trong bộ phận cung cấp dịch
vụ. Việc liên kết mang tính tổ chức và thông tin là những điểm then chốt đối với
tƣơng lai của CRM và sớm trở thành mục tiêu trọng yếu.
Dƣới đây là một số định nghĩa về quản trị quan hệ khách hàng (Customer
Relationship Management - CRM ):
Định nghĩa 1:
CRM là triết lý kinh doanh lấy khách hàng làm trung tâm, trong đó lấy cơ chế
hợp tác với khách hàng bao trùm toàn bộ quy trình hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. CRM đƣợc xác định là cả một hệ thống những quy trình hỗ trợ mối quan hệ
khách hàng trong suốt vòng đời kinh doanh, nhằm đạt đƣợc mục tiêu chính là thu
hút những khách hàng mới và phát triển những khách hàng sẵn có. Giải pháp CRM
bao gồm 4 yếu tố: cấu trúc tổ chức lấy khách hàng làm trung tâm, những quy trình
kinh doanh, những quy luật về dịch vụ khách hàng, và phần mềm hỗ trợ. Những quy
luật và nguyên tắc trong quá trình phục vụ khách hàng phải đƣợc thấm nhuần trong
toàn bộ doanh nghiệp: kinh doanh, tiếp thị, dịch vụ, hậu cần, sản phẩm, tài chính và
các phòng ban khác. Quản lý quan hệ có nghĩa là thu hút những khách hàng mới,
biến khách hàng trung lập thành khách hàng chung thuỷ, biến những khách hàng tận
tuỵ thành các đối tác kinh doanh. Chiến lƣợc này thích hợp với mọi loại thị trƣờng,
bắt đầu bằng việc thu hút những khách hàng mới, sau đó tạo mối quan hệ với họ,
củng cố niềm tin đối với họ. Kết quả là, chính những khách hàng này sẽ tạo nên
mạng lƣới đại lý cho doanh nghiệp.
Định nghĩa 2:
CRM là một chiến lƣợc kinh doanh đƣợc thiết kế để nâng cao lợi nhuận, doanh
thu và sự hài lòng của khách hàng. Nó bao gồm phần mềm, các dịch vụ và một
phƣơng thức kinh doanh mới nhằm gia tăng lợi nhuận, doanh thu, đồng thời làm hài
Nguyễn Thanh Xuân - 6 - Lớp: Nga – K42G
Trường đại học Ngoại Thương Khóa luận tốt nghiệp
lòng khách hàng hơn để giữ chân khách hàng lâu hơn. Bằng cách trợ giúp các doanh
nghiệp có quy mô khác nhau xác định đƣợc các khách hàng thực sự, nhanh chóng
có đƣợc khách hàng phù hợp và duy trì mối quan hệ với họ lâu dài hơn. CRM về cơ
bản có liên quan đến việc tập trung tất cả dữ liệu khách hàng và tự động hóa nhiều
công việc buồn tẻ trong công tác tiếp thị, quản lý bán hàng, và dịch vụ khách hàng
để những ngƣời chuyên trách có thể sử dụng nhiều thời gian hơn vào các công việc
trợ giúp các khách hàng của họ thành công hơn và tốn ít thời gian hơn.
Định nghĩa 3:
CRM là một chiến lƣợc kinh doanh quy mô toàn công ty đƣợc thiết kế nhằm
làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận bằng cách củng cố lòng trung thành của khách
hàng. CRM thực sự sẽ mang lại lợi ích từ tất cả các nguồn thông tin trong và ngoài
doanh nghiệp để đem đến cái nhìn toàn diện về từng khách hàng tại từng thời điểm
cụ thể. Điều này cho phép các nhân viên làm việc với khách hàng trong các lĩnh vực
nhƣ tiếp thị, bán hàng, và hỗ trợ khách hàng có thể đƣa ra những quyết định nhanh
chóng về mọi thứ nhằm đạt đƣợc hiệu quả cao trong kinh doanh. CRM là cả một
chiến thuật đƣợc sử dụng để tìm hiểu nhiều hơn về nhu cầu và hành vi của khách
hàng nhằm phát triển sâu hơn mối quan hệ với họ. Những mối quan hệ khách hàng
tốt chính là trung tâm của mọi thành công của doanh nghiệp. Có rất nhiều yếu tố
công nghệ hợp thành CRM, nhƣng cho rằng CRM là thuật ngữ căn bản thuộc về
công nghệ là hoàn toàn sai lầm. Thực sự hiệu quả hơn khi hiểu CRM là một quy
trình đem lại cùng lúc rất nhiều thông tin về khách hàng, hiệu quả của công tác tiếp
thị, bán hàng, những phản hồi và những xu hƣớng của thị trƣờng. Nếu những mối
quan hệ khách hàng là trái tim của doanh nghiệp thành công, thì CRM là van tim
bơm máu nuôi dƣỡng cuộc sống của doanh nghiệp. CRM giúp các doanh nghiệp sử
dụng hiệu quả nguồn nhân lực, các quy trình và hiểu thấu lợi ích của công nghệ đối
với việc gia tăng khách hàng. Điều này cho phép cải thiện dịch vụ khách hàng, tổ
chức tốt các quy trình tiếp thị và bán hàng, tăng hiệu quả chăm sóc khách hàng,
giảm tỉ lệ thất bại, giảm chi phí, và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Định nghĩa 4:
Những ngƣời có uy tín đang làm việc với CRMGuru.com đã đƣa ra quan điểm
về CRM nhƣ sau:
Nguyễn Thanh Xuân - 7 - Lớp: Nga – K42G
Trường đại học Ngoại Thương Khóa luận tốt nghiệp
"Quản trị quan hệ khách hàng (Custromer Relationship Management - CRM)
là một chiến lƣợc doanh nghiệp để lựa chọn và quản lí những mối quan hệ khách
hàng có giá trị nhất. CRM yêu cầu một nguyên lí về doanh nghiệp khách hàng trung
tâm và sự mở rộng để hỗ trợ các quá trình dịch vụ, giao dịch, tiếp thị một cách có
hiệu quả. Các ứng dụng CRM có thể tác động tốt đến việc quản lí mối quan hệ
khách hàng với điều kiện hãng kinh doanh phải có các chiến lƣợc, sự lãnh đạo và sự
mở rộng đúng đắn".
Nhƣ vậy có rất nhiều định nghĩa về Quản trị quan hệ khách hàng (Customer
Relationship Managerment - CRM), nhƣng tựu chung CRM đƣợc hiểu nhƣ sau:
CRM là viết tắt của Customer Relationship Management - Quản trị quan hệ
khách hàng. Đó là chiến lược của các công ty trong việc phát triển quan hệ gắn bó
với khách hàng qua nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng nhu cầu và thói quen của họ.
Thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với với khách hàng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối
với sự thành công của mỗi công ty nên đây là vấn đề hết sức được chú trọng. Có
nhiều yếu tố công nghệ liên quan tới CRM nhưng không phải CRM là một thuật ngữ
công nghệ thuần tuý. Cách hiểu đúng nhất đối với CRM là: Đó là toàn bộ các quy
trình thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin về khách hàng, hàng bán, hiệu quả
của các công tác tiệp thị, khả nǎng thích nghi của công ty đối với các xu hướng của
thị trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mang lại lợi
nhuận cao nhất cho công ty.
2. Bản chất và đặc điểm của quản trị quan hệ khách hàng (Customer
Relationship Management - CRM)
2.1. Bản chất của quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship
Management - CRM)
Quản trị quan hệ khách hàng (Customer Relationship Management - CRM)
đó là chiến lƣợc của doanh nghiệp để triển khai mở rộng quan hệ với khách hàng.
Tùy vào từng loại hình công ty mà nhà quản trị áp dụng chiến lƣợc CRM nhƣ thế
nào cho hợp lý và hiệu quả. Thực chất chiến lƣợc CRM cũng giống nhƣ các chiến
lƣợc quản trị khác đều hƣớng tới mục đích quản trị tốt, mang lại lợi nhuận tối đa
cho doanh nghiệp. Nhƣng chiến lƣợc CRM mang nhiều yếu tố công nghệ, nhờ có
công nghệ thông tin chiến lƣợc này mới hoàn thiện và hoạt động hiệu quả.
Nguyễn Thanh Xuân - 8 - Lớp: Nga – K42G
Trường đại học Ngoại Thương Khóa luận tốt nghiệp
CRM chính là một nghệ thuật - nghệ thuật trong việc quản trị quan hệ khách
hàng. CRM đƣợc thể hiện qua hai khía cạnh, thứ nhất và cũng quan trọng nhất là
nhận thức trong nội bộ doanh nghiệp và thứ hai là hành động ra bên ngoài.
Ở khía cạnh thứ nhất:
CRM đƣợc hiểu là một chiến lƣợc tiếp cận nhằm đảm bảo rằng mỗi ngƣời
trong doanh nghiệp, không chỉ chủ doanh nghiệp hay nhân viên bán hàng, ý thức
đƣợc một cách sâu sắc tầm quan trọ