Ngày nay, với sự hỗ trợ tích cực của mạng thông tin toàn cầu và sự tiến bộ
nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, các hoạt động kinh doanh trở nên đa dạng và
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những rủi ro theo đó cũng phát sinh nhiều hơn và phức
tạp hơn. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải nhận biết các loại rủi ro mà doanh
nghiệp có thể phải đối mặt trong tương lai (như: rủi ro từ những tác động của môi
trường vĩ mô, rủi ro trong giao dịch kinh doanh, trong thanh toán, những rủi ro về
tài chính – tín dụng, ) để có thể đưa ra những đối sách thích hợp. Mỗi quyết định
xử lý rủi ro của nhà quản trị (để hạn chế tổn thất hoặc chấp nhận rủi ro đến một
mức độ nhất định) đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh lợi của công ty. Vì
vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản trị là phải cẩn thận trong khi cân nhắc đưa
ra những giải pháp xử lý rủi ro phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Trong kinh doanh, rủi ro có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau như: rủi
ro từ yếu tố kinh tế, rủi ro từ từ văn hóa, khoa học – công nghệ, đối thủ cạnh
tranh, Trong đó, sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu
trúc xã hội, các định chế là một nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không nắm được
điều này sẽ có thể phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Chẳng hạn như: khi kinh
doanh tại Nhật Bản, nếu không biết những chuẩn mực xã hội đặc biệt như: xem
trọng tuổi tác, địa vị xã hội, trọng nam, khinh nữ, ngay buổi đầu đã cử một trưởng
đoàn đàm phán nữ, trẻ tuổi thì rất khó thành công. Hay kinh doanh ở Nga hoặc
Đông Âu hiện nay mà vẫn theo tư duy kiểu cũ (trước năm 1990) thì chắc chắn sẽ
thất bại .
Để hiểu rõ hơn về những rủi ro do tác động của yếu tố xã hội tới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm 3 chọn và phân tích tình huống: “quản trị rủi
ro do việc thay đổi chế độ nghỉ thai sản tại công ty cổ phần may Hưng Yên”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro.
Chương 2: Quản trị rủi ro tại công ty cổ phần may Hưng Yên.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của doanh
nghiệp.
24 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2016 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị rủi ro do việc thay đổi chế độ nghỉ thai sản tại công ty cổ phần may Hưng Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO ..... 3
1.1. Rủi ro ............................................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm rủi ro ......................................................................................... 3
1.1.2. Các loại rủi ro ............................................................................................ 3
1.2. Quản trị rủi ro .................................................................................................. 4
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro ........................................................................... 4
1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro .......................................................................... 5
1.2.3. Quá trình quản trị rủi ro ............................................................................. 5
Chương 2: QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HƯNG YÊN 12
2.1. Tình huống rủi ro ...........................................................................................12
2.2. Quản trị rủi ro tại công ty cổ phần may Hưng Yên .......................................13
2.2.1. Nhận dạng rủi ro ......................................................................................13
2.2.2. Phân tích rủi ro .........................................................................................14
2.2.3. Kiểm soát rủi ro .......................................................................................16
2.2.4. Tài trợ rủi ro .............................................................................................17
Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ
RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP............................................................................18
3.1. Đối với công ty cổ phần may Hưng Yên .......................................................18
3.2. Đối với các doanh nghiệp nói chung .............................................................18
KẾT LUẬN ..............................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................21
BIÊN BẢN HỌP NHÓM (Lần 1) ............................................................................22
BIÊN BẢN HỌP NHÓM (Lần 2) ............................................................................23
ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM ...............................................24
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Ngày nay, với sự hỗ trợ tích cực của mạng thông tin toàn cầu và sự tiến bộ
nhanh chóng của khoa học kĩ thuật, các hoạt động kinh doanh trở nên đa dạng và
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những rủi ro theo đó cũng phát sinh nhiều hơn và phức
tạp hơn. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải nhận biết các loại rủi ro mà doanh
nghiệp có thể phải đối mặt trong tương lai (như: rủi ro từ những tác động của môi
trường vĩ mô, rủi ro trong giao dịch kinh doanh, trong thanh toán, những rủi ro về
tài chính – tín dụng,…) để có thể đưa ra những đối sách thích hợp. Mỗi quyết định
xử lý rủi ro của nhà quản trị (để hạn chế tổn thất hoặc chấp nhận rủi ro đến một
mức độ nhất định) đều có ảnh hưởng trực tiếp đến mức sinh lợi của công ty. Vì
vậy, yêu cầu đặt ra đối với các nhà quản trị là phải cẩn thận trong khi cân nhắc đưa
ra những giải pháp xử lý rủi ro phù hợp cho từng trường hợp cụ thể.
Trong kinh doanh, rủi ro có thể bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau như: rủi
ro từ yếu tố kinh tế, rủi ro từ từ văn hóa, khoa học – công nghệ, đối thủ cạnh
tranh,… Trong đó, sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi của con người, cấu
trúc xã hội, các định chế… là một nguồn rủi ro quan trọng. Nếu không nắm được
điều này sẽ có thể phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề. Chẳng hạn như: khi kinh
doanh tại Nhật Bản, nếu không biết những chuẩn mực xã hội đặc biệt như: xem
trọng tuổi tác, địa vị xã hội, trọng nam, khinh nữ, ngay buổi đầu đã cử một trưởng
đoàn đàm phán nữ, trẻ tuổi thì rất khó thành công. Hay kinh doanh ở Nga hoặc
Đông Âu hiện nay mà vẫn theo tư duy kiểu cũ (trước năm 1990) thì chắc chắn sẽ
thất bại….
Để hiểu rõ hơn về những rủi ro do tác động của yếu tố xã hội tới hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, nhóm 3 chọn và phân tích tình huống: “quản trị rủi
ro do việc thay đổi chế độ nghỉ thai sản tại công ty cổ phần may Hưng Yên”
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận cơ bản về rủi ro và quản trị rủi ro.
Chương 2: Quản trị rủi ro tại công ty cổ phần may Hưng Yên.
Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro của doanh
nghiệp.
2
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ RỦI RO VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Rủi ro
1.1.1. Khái niệm rủi ro
Một số quan điểm hiện đại về rủi ro:
- Sự may rủi thường được con người cho là khách quan nằm ngoài dự kiến khó
nắm bắt, vì vậy, họ bị động trước sự tác động của yếu tố này.
- Rủi ro và cơ hội luôn gắn liền với thực tiễn đời sống và ước vọng của con
người.
- Rủi ro và cơ hội, may mắn và không may mắn được quan niệm là 2 mặt đối
lập nhưng lại thống nhất trong một thực thể.
- Không có cơ hội và rủi ro cho tất cả trong mọi tình huống.
- Rủi ro có tính đối xứng hay không đối xứng, điều đó tùy thuộc vào quan
điểm của mỗi người đối với rủi ro và hậu quả của nó.
Từ đó, ta có thể rút ra khái niệm rủi ro như sau:
Rủi ro trong kinh doanh là những sự kiện bất lợi, bất ngờ, gây khó khăn trở
ngại cho chủ thể trong quá trình thực hiện mục tiêu, tàn phá các thành quả đang
có, bắt buộc các chủ thể phải chi phí nhiều hơn về nhân lực, vật lực, thời gian
trong quá trình phát triển của mình.
1.1.2. Các loại rủi ro
Nếu dựa vào nguồn gốc của rủi ro, có thể chia rủi ro thành 2 loại chính như
sau:
+ Rủi ro do môi trường thiên nhiên: đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng
thiên nhiên như: động đất, sóng thần, núi lửa, bão lũ, đất lở, hạn hán,… gây ra.
Những rủi ro này thường dẫn đến những thiệt hại to lớn về người và của, làm cho
các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp xuất nhập khẩu bị tổn thất nặng
nề.
+ Rủi ro do môi trường văn hóa: là những rủi ro do sự thiếu hiểu biết về
phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lối sống, nghệ thuật, đạo đức… của dân tộc khác,
từ đó dẫn đến cách hành xử không phù hợp, gây ra những thiệt hại, mất mát, mất
cơ hội kinh doanh.
3
+ Rủi ro do môi trường xã hội: sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi
của con người, cấu trúc xã hội, các định chế… là một nguồn rủi ro quan trọng. Nếu
không nắm được điều này sẽ có thể phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề.
+ Rủi ro do môi trường chính trị: môi trường chính trị có ảnh hưởng rất lớn
tới bầu không khí kinh doanh. Môi trường chính trị ổn định sẽ làm giảm thiểu rất
nhiều rủi ro cho các doanh nghiệp.
+ Rủi ro do môi trường kinh tế: trong điều kiện hội nhập và toàn cầu hóa nền
kinh tế thế giới, mặc dù trong mỗi nước môi trường kinh tế thường vận động theo
môi trường chính trị nhưng ảnh hưởng của môi trường kinh tế chung của thế giới
đến từng nước là rất lớn. Mọi hoạt động diễn ra trong môi trường kinh tế như: tốc
độ phát triển kinh tế, khủng hoảng, suy thoái kinh tế, lạm phát… đều ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp, gây ra những rủi ro, bất ổn.
+ Rủi ro do môi trường hoạt động của tổ chức: trong quá trình hoạt động của
mọi tổ chức có thể phát sinh rất nhiều rủi ro. Rủi ro có thể phát sinh ở mọi lĩnh vực
như: công nghệ, tổ chức bộ máy, văn hóa tổ chức, tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên,
quan hệ với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, tâm lý của người lãnh đạo… Rủi ro do
môi trường hoạt động của tổ chức có thể xuất hiện dưới nhiều dạng như: thiếu
thông tin hoặc có những thông tin không chính xác dẫn đến bị lừa đảo; máy móc
thiết bị bị sự cố; xảy ra tai nạn lao động; hoạt động quảng cáo, khuyến mại… bị sai
sót; chính sách tuyển dụng, đãi ngộ nhân viên không phù hợp…
+ Rủi ro do nhận thức của con người: môi trường nhận thức là nguồn rủi ro
đầy thách thức. Một khi nhận diện và phân tích không đúng thì tất yếu sẽ đưa ra
kết luận sai lầm. Nếu nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau thì rủi ro sẽ vô
cùng lớn.
1.2. Quản trị rủi ro
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro
Cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất về quản trị rủi ro. Có nhiều
trường phái nghiên cứu về rủi ro và quản trị rủi ro, đưa ra những khái niệm về quản
trị rủi ro rất khác nhau, thậm chí mâu thuẫn, trái ngược nhau.
Có những tác giả cho rằng quản trị rủi ro chỉ đơn thuần là đồng nghĩa với
việc mua bảo hiểm. Chỉ quản trị những rủi ro “thuần túy”, “những rủi ro có thể
phân tán”, “những rủi ro có thể mua bảo hiểm”.
Ngược lại, trường phái mới cho rằng cần quản trị tất cả mọi loại rủi ro của tổ
chức một cách toàn diện
4
Trong đó, khái niệm quản trị rủi ro được sử dụng nhiều nhất đó là:
Quản trị rủi ro là quá trình bao gồm các hoạt động nhận dạng, phân tích, đo
lường, đánh giá rủi ro, để từ đó tìm các biện pháp kiểm soát, khắc phục các hậu
quả của rủi ro đối với hoạt động kinh doanh nhằm sử dụng tối ưu các nguồn lực
trong kinh doanh.
1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro
- Giúp tổ chức hoạt động ổn định
- Giúp tổ chức thực hiện mục tiêu sứ mạng, thực hiện chiến lược kinh doanh
- Giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định đúng đắn
1.2.3. Quá trình quản trị rủi ro
1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro
Để quản trị rủi ro trước hết phải nhận định được rủi ro.
a, Khái niệm
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các
rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm phát triển các thông tin về nguồn gốc rủi
ro, các yếu tố mạo hiểm, hiểm họa, đối tượng rủi ro và các loại tổn thất.
Nhận dạng rủi ro bao gồm các công việc theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi
trường hoạt động và toàn bộ mọi hoạt động của tổ chức nhằm thống kê được tất cả
các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra mà còn dự báo được
những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với tổ chức, trên cơ sở đó đề xuất các
giải pháp kiểm soát và tài trợ rủi ro thích hợp.
Nhận dạng rủi ro tập trung xem xét một số vấn đề cơ bản:
+ Mối hiểm họa: gồm các điều kiện tạo ra hoặc làm tăng mức độ tổn thất của
rủi ro.
+ Mối nguy hiểm: là nguyên nhân của tổn thất.
+ Nguy cơ rủi ro: là một tình huống có thể tạo nên ở bất kỳ lúc nào, có thể
gây nên những tổn thất (hay có thể là những lợi ích) mà cá nhân hay tổ chức không
thể tiên đoán được.
b, Cơ sở của nhận dạng rủi ro
+ Nguồn rủi ro (phát sinh mối hiểm họa và mối nguy hiểm) thường được
tiếp cận từ các yếu tố môi trường hoạt động của doanh nghiệp
+ Nhóm đối tượng chịu rủi ro: có thể là tài sản, là nguồn nhân lực.
c, Phương pháp nhận dạng rủi ro
5
Phương pháp chung: Xây dựng bảng liệt kê
• Xây dựng bảng liệt kê là việc đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi đặt ra trong
các tình huống nhất định, để từ đó nhà quản trị có những thông tin nhận dạng và xử
lý các đối tượng rủi ro.
• Thực chất của phương pháp sử dụng bảng liệt kê là phương pháp phân tích
SWOT.
Các phương pháp nhận dạng cụ thể: 7 phương pháp.
• Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Bằng cách phân tích bản báo cáo hoạt động kinh doanh, bản dự báo về tài
chính và dự báo ngân sách, kết hợp với các tài liệu bổ trợ khác, nhà quản trị có thể
xác định được các nguy cơ rủi ro về tài sản, về trách nhiệm pháp lý, về nguồn nhân
lực…Ngoài ra, bằng cách kết hợp phân tích các số liệu trong kỳ báo cáo có so sánh
với các số liệu dự báo cho kỳ kế hoạch ta còn có thể phát hiện được các rủi ro có
thể phát sinh trong tương lai. Phương pháp phân tích báo cáo tài chính không chỉ
giúp thấy được các rủi ro thuần túy mà còn giúp nhận dạng được những rủi ro suy
đoán.
Đây là phương pháp thông dụng, mọi tổ chức đều thực hiện nhưng ở những
mức độ và sử dụng vào những mục đích khác nhau.
• Phương pháp lưu đồ
Đây là một phương pháp quan trọng để nhận dạng rủi ro.
Trên cơ sở xây dựng một hay một dãy các lưu đồ diễn tả các hoạt động diễn ra
trong những điều kiện cụ thể và trong những hoàn cảnh cụ thể, nhà quản trị có điều
kiện phân tích những nguyên nhân, liệt kê các tổn thất tiềm năng về tài sản, về
trách nhiệm pháp lý và về nguồn nhân lực.
Ví dụ: Đối với doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu thì cần bắt đầu từ
đầu vào của quá trình sản xuất hàng xuất khẩu – cung cấp nguyên, nhiên, vật liệu,
nhân công và các điều kiện sản xuất khác và kết thúc bằng khâu hoàn tất quá trình
tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.
• Phương pháp thanh tra hiện trường, nghiên cứu tại chỗ
Đối với các nhà quản trị rủi ro, thanh tra hiện trường là công việc phải làm
thường xuyên.
Bằng cách quan sát trực tiếp các hoạt động diễn ra ở mỗi đơn vị, mỗi bộ phận,
mỗi cá nhân trong doanh nghiệp, nhà quản trị tìm hiểu được các mối hiểm họa,
nguyên nhân và các đối tượng rủi ro.
6
• Phương pháp làm việc với các bộ phận khác của doanh nghiệp
Nhà quản trị có thể nhận dạng các rủi ro thông qua việc giao tiếp trao đổi với
các cá nhân và các bộ phận khác trong DN, hoặc thông qua hệ thống tổ chức không
chính thức. Với phương pháp này, thông tin có thể được thu thập bằng văn bản
hoặc bằng miệng.
• Phương pháp làm việc với bộ phận khác bên ngoài
Thông qua sự tiếp xúc, trao đổi, bàn luận với các cá nhân và các tổ chức bên
ngoài doanh nghiệp, có mối quan hệ với doanh nghiệp (như cơ quan thuế, cơ quan
thông tin quảng cáo, các văn phòng Luật…), nhà quản trị có điều kiện bổ sung các
rủi ro mà bản thân nhà quản trị có thể bỏ sót, đồng thời có thể phát hiện ra các
nguy cơ rủi ro từ chính các đối tượng này.
• Phương pháp phân tích hợp đồng
Trong hoạt động kinh doanh, hợp đồng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính vì vậy, phân tích hợp đồng chính là một phương pháp hữu hiệu để nhận
dạng các rủi ro.
Nhà quản trị nghiên cứu từng điều khoản trong các hợp đồng, phát hiện
những sai sót, những nguy cơ rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời
cũng có thể biết được các rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện các
hợp đồng này.
Khi phân tích hợp đồng, cần phân tích tất cả các bộ phận của hợp đồng, từ
phần mở đầu, giới thiệu cho đến nội dung các điều kiện, điều khoản của hợp đồng
và phần ký kết hợp đồng.
• Phương pháp nghiên cứu số lượng tổn thất trong quá khứ
Bằng cách tham khảo hồ sơ được lưu trữ về các tổn thất trong quá khứ, nhà
quản trị có thể dự báo được các xu hướng tổn thất có thể xảy ra trong tương lai (tức
là các tổn thất có thể lặp lại).
1.2.3.2. Phân tích rủi ro
Nhận dạng được các rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến với
tổ chức tuy là công việc quan trọng, không thể thiếu, nhưng mới chỉ là bước khởi
đầu của công tác quản trị rủi ro. Bước tiếp theo là phải tiến hành phân tích rủi ro,
phải xác định được những nguyên nhân gây ra rủi ro, trên cơ sở đó mới có thể tìm
ra các biện pháp phòng ngừa.
a, Khái niệm phân tích rủi ro
7
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định các mối
nguy hiểm và nguy cơ rủi ro.
b, Nội dung phân tích rủi ro
Phân tích hiểm họa
• Nhà quản trị tiến hành phân tích những điều kiện tạo ra rủi ro hoặc những
điều kiện làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Nhà quản trị có thể thông qua quá trình kiểm soát trước, kiểm soát trong và
kiểm soát sau để phát hiện ra mối hiểm họa
Phân tích nguyên nhân rủi ro
• Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Phần lớn các rủi ro xảy ra
đều liên quan đến con người.
• Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Phần lớn các rủi ro xảy ra
là do các yếu tố kỹ thuật, do tính chất lý hóa hay cơ học của đối tượng rủi ro.
• Phân tích nguyên nhân rủi ro dựa trên quan điểm: Kết hợp cả 2 nguyên nhân
kể trên. Nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật, một phần
phục thuộc vào yếu tố con người.
Phân tích tổn thất
Có thể phân tích tổn thất thông qua 2 cách thức
• Phân tích những tổn thất đã xảy ra: nghiên cứu, đánh giá những tổn thất đã
xảy ra để dự đoán những tổn thất sẽ xảy ra.
• Căn cứ vào hiểm họa, nguyên nhân rủi ro, người ta dự đoán những tổn thất
có thể có.
1.2.3.3. Kiểm soát rủi ro
Công việc trọng tâm của quản trị rủi ro là kiểm soát rủi ro.
a, Khái niệm
Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp (kỹ thuật, công cụ, chiến lược,
chính sách…) để né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với tổ
chức khi rủi ro xảy ra.
Thực chất của kiểm soát rủi ro là phòng chống hạn chế rủi ro, hạn chế tổn thất
xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
b, Tầm quan trọng của kiểm soát rủi ro
+ Tăng độ an toàn trong kinh doanh
+ Giảm chi phí hoạt động kinh doanh chung
8
+ Hạn chế những tổn thất xảy ra đối với con người
+ Tăng uy tín của doanh nghiệp trên thương trường
+ Tìm kiếm được những cơ hội và biến cơ hội kinh doanh thành hiện thực
c, Nội dung kiểm soát rủi ro
Né tránh rủi ro
• Né tránh rủi ro là việc né tránh những hoạt động hoặc loại bỏ những nguyên
nhân gây ra rủi ro. Để né tránh rủi ro, chúng ta có thể sử dụng các phương thức:
- Chủ động né tránh từ trước khi rủi ro xảy ra:
Ví dụ: trước khi ký một hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn, với những điều
kiện và điều khoản thuận lợi cho nhà nhập khẩu, cụ thể: chất lượng hàng hóa tốt,
giá cả phải chăng, phương thức thanh toán, điều kiện giao hàng, số lượng hàng
giao… đều phù hợp với mong muốn của nhà nhập khẩu; nhưng qua nguồn tin đáng
tin cậy, nhà nhập khẩu biết được nhà xuất khẩu có tình trạng tài chính rất xấu, có
những dấu hiệu lừa đảo. Nhà nhập khẩu quyết định không ký hợp đồng với nhà
xuất khẩu đó nữa mà đi tìm đối tác khác.
- Loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro:
Ví dụ: một hợp đồng xuất khẩu được ký kết với điều kiện giá cả và phương
thức thanh toán rất thuận lợi cho nhà xuất khẩu, bù lại đòi hỏi hàng hóa chất lượng
tốt, đặc biệt số lượng giao hàng lớn, thời hạn giao hàng gấp và phải giao đúng hạn,
nếu trễ sẽ bị phạt nặng. Trong khi đó, năng lực sản xuất của nhà xuất khẩu có hạn,
khó có thể thực hiện được yêu cầu đặt ra. Biện pháp né tránh rủi ro có thể sử dụng
trong trường hợp này: trang bị thêm máy móc, tổ chức làm thêm giờ, đặt hàng cho
các cơ sở sản xuất khác có khả năng sản xuất được hàng hóa phù hợp với yêu cầu
chất lượng của hợp đồng…
• Tuy nhiên cần lưu ý:
- Né tránh rủi ro bằng cách loại bỏ nguyên nhân rủi ro không hoàn toàn phổ
biến như chủ động né tránh trước khi rủi ro xảy ra.
- Né tránh rủi ro có thể làm mất cơ hội. Do vậy, né tránh rủi ro không thể thực
hiện một cách tuyệt đối.
Ngăn ngừa rủi ro (chấp nhận nhưng giảm thiểu rủi ro)
• Ngăn ngừa rủi ro là việc sử dụng các biện pháp để giảm thiểu tần suất và
mức độ rủi ro khi chúng xảy ra.
• Các hoạt động ngăn ngừa rủi ro sẽ tìm cách can thiệp vào 3 mắt xích, đó là
mối hiểm họa, môi trường rủi ro và sự tương tác. Sự can thiệp đó là:
9
- Thay thế hoặc sửa đổi mối hiểm họa. Ví dụ: trong quá trình vận chuyển hàng
hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải có thể bị mắc cạn, chìm, lật, đâm vào các
vật thể khác… gây tổn thất lớn cho hàng hóa. Biện pháp phòng ngừa: mua bảo
hiểm cho hàng hóa.
- Thay thế hoặc sửa đổi môi trường. Ví dụ: trong quá trình đàm phán hợp đồng
ngoại thương, do cán bộ đàm phán còn non yếu, không có những hiểu biết cần thiết
về môi trường văn hóa của nước đối tác, dẫn đến hành xử không đúng và gặp rủi
ro. Biện pháp phòng ngừa: đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ cho cán bộ đàm
phán, đặc biệt là kiến thức về văn hóa và cách ứng xử.
- Can thiệp vào quy trình tác động lẫn n