Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của các ngân hàng thƣơng mại, hoạt động này tuy thu đƣợc nhiều lợi nhuận nhƣng cũng gặp không ít rủi ro. Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhƣng rất bức thiết trong điều kiện hiện nay, đặc biệt đối với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, do thu nhập của tín dụng là chủ yếu chiếm từ 60-80% thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy việc nâng cao chất lƣợng tín dụng hiệu quả quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đến họat động kinh doanh của một ngân hàng, một hệ thống ngân hàng thƣơng mại và thậm chí đối với cả nền kinh tế. Trong những năm gần đây, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả đã đƣợc ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam cũng nhƣ các chi nhánh trực thuộc hết sức quan tâm, đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, đã nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. NH TMCPNT VN nhờ có những giải pháp phù hợp trong nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng cƣờng công tác quản trị nên tỷ lệ nợ xấu hiện nay chỉ thuộc loại thấp nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, những tiềm ẩn rủi ro không phải là không còn. Đứng trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi NH TMCPNT VN cần phải đƣa ra những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để nâng cao chất lƣợng tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả trong thời gian tới.

pdf106 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ -------***------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam Sinh viên thực hiện : Nguyễn Đắc Diệu Hƣơng Lớp : Anh 3 Khoá : 45 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đình Thọ Hà Nội, tháng 05/2010 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ...................................... 4 1. Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng................................................ 4 1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng ................................................................ 4 1.2. Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................ 5 1.3 Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro tín dụng............. 6 1.3.1 Nợ quá hạn .................................................................................. 6 1.3.2 Phân loại nợ ................................................................................. 6 1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đối với toàn ngành ngân hàng và nền kinh tế. ............................................................................................. 9 1.4.1 Ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng .................. 9 1.4.2 Ảnh hƣởng đến nền kinh tế xã hội ............................................... 9 2. Quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại ................... 10 2.1. Quan điểm hiện đại về quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hàng thương mại............................................................................................ 10 2.2. Sự cần thiết của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các Ngân hang thương mại. ................................................................................ 12 2.2.1. Mức độ nguy hiểm của rủi ro tín dụng đối với ngân hàng ......... 12 2.2.2. Mức rủi ro ngày càng gia tăng. ................................................. 12 2.3. Phương pháp quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. ....................................................................................................... 13 2.3.1 Mô hình định tính về rủi ro tín dụng - Mô hình 6C .................... 14 2.3.2. Các mô hình lƣợng hoá rủi ro tín dụng: .................................... 15 2.4. Chính sách quản trị rủi ro tín dụng............................................... 23 2.4.1. Giới hạn hoặc giảm giá rủi ro tín dụng...................................... 23 2.4.2. Phân loại nợ .............................................................................. 24 2.4.3. Trích lập dự phòng rủi ro .......................................................... 25 3. Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng .............................. 26 4. Bài học kinh nghiệm từ các ngân hàng nƣớc ngoài ........................... 29 4.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng một số nước trên thế giới ... 29 4.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng nước ngoài....... 31 CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ............................................................................................................ 35 1. Giới thiệu chung về Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam ................................................................................................. 35 1.1. Hoạt động huy động vốn ................................................................ 36 1.2 Hoạt động sử dụng vốn ................................................................... 37 1.3 Hoạt động kinh doanh khác ........................................................... 38 2. Đánh giá thực trạng kết quả hoạt động Quản trị rủi ro tín dụng tại NH VCB ................................................................................................... 39 2.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại NH TMCPNT Việt Nam ...... 39 2.2. Thực trạng và nguyên nhân rủi ro tín dụng .................................. 45 2.2.1. Nợ quá hạn ............................................................................... 45 2.2.2. Phân loại nợ .............................................................................. 46 2.2.3. Nguyên nhân của những rủi ro tín dụng .................................... 49 3. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng .................................... 56 3.1. Các nội dung cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng ........................... 56 3.2. Thực trạng về quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCPNT ............. 57 3.3. Những khó khăn, tồn tại trong vấn đề quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCPNT Việt Nam ....................................................................... 64 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUY TRÌNH QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM ............................................................................................................ 72 1. Quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng TMCPNT Việt Nam về chính sách tín dụng & quản trị rủi ro tín dụng đến năm 2015. ......................... 72 1.1. Quan điểm ...................................................................................... 72 1.2. Mục tiêu ......................................................................................... 74 2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam ........................................ 75 2.1. Hoàn thiện Tổ chức bộ máy cấp tín dụng & Quy trình tín dụng .. 75 2.1.1 Về cơ cấu tổ chức bộ máy cấp tín dụng ..................................... 75 2.1.2.Về quy trình tín dụng ................................................................. 77 2.2. Xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả ........................................ 79 2.3. Củng cố và hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng ...................... 84 2.4. Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay ............................................................................................ 87 2.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ ................................. 89 2.6. Các giải pháp hạn chế, bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra .............. 90 2.6.1. Tăng cƣờng hiệu quả xử lý nợ có vấn đề .................................. 90 2.6.2. Sử dụng các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay. ................ 91 2.6.3. Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ và trích lập dự phòng......... 92 2.7. Các giải pháp về nhân sự ............................................................... 92 3. Một số kiến nghị khác ......................................................................... 94 3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước.............................................. 94 3.2. Kiến nghị đối với Chính phủ ......................................................... 96 KẾT LUẬN ................................................................................................. 98 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. CBCNV Cán bộ công nhân viên. 2. CSTD Chính sách tín dụng 3. DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc. 4. DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ. 5. GHTD Giới hạn tín dụng. 6. HĐTD Hợp đồng tín dụng 7. HMTD Hạn mức tín dụng 8. NHNN Ngân hàng nhà nƣớc. 9. NHTM Ngân hàng thƣơng mại. 10. NH TMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần. 11. NH TMCPNT Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam 12. NH TMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc. 13. NQH Nợ quá hạn. 14. QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng 15. RRTD Rủi ro tín dụng 16. TCTD Tổ chức tín dụng. 17. TNHH Trách nhiệm hữu hạn. 18. TSĐB Tài sản đảm bảo. 19. XDCB Xây dựng cơ bản. 20. VCB Vietcombank DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 1: Quan điểm hiện đại về quản trị rủi ro trong ngân hàng ..................... 11 Bảng 1.1. Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng ............................................. 17 Bảng 1.2. Khung chính sách tín dụng theo mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng ............................................................................................................. 18 Bảng 1.3. Mô hình xếp hạng của công ty Moody và Standard & Poor .......... 20 Bảng 1.4. Mô hình đánh giá rủi ro tín dụng - xếp hạng theo mô hình Moody’s ..................................................................................................................... 21 Bảng 1.5 Phƣơng pháp phân loại tài sản thông dụng .................................... 25 Bảng 1.6. Tỷ lệ trích lập dự phòng tổn thất tín dụng đối với các nƣớc có nền tài chính chƣa phát triển. .............................................................................. 26 Sơ đồ 2: tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng của ING ............................ 32 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của VCB giai đoạn 2005 - 2009 ............. 36 Bảng 2.2 Cơ cấu sử dụng vốn giai đoạn 2005-2009 ...................................... 37 Bảng 2.3. Hoạt động tín dụng giai đoạn 2005-2009 ...................................... 37 Bảng 2.4. Thanh toán xuất nhập khẩu giai đoạn 2006-2008 ......................... 38 Bảng 2.5. Doanh số bao thanh toán giai đoạn 2007-2009 ............................ 39 Bảng 2.6 Số liệu dƣ nợ tín dụng từ 2005 - 2009 ........................................... 41 Bảng 2.7 Dự nợ theo thời gian đáo hạn của VCB 2008 - 2009 ..................... 42 Bảng 2.8 Cho vay theo đối tƣợng khách hàng và loại hình doanh nghiệp ..... 43 Bảng 2.9 Số liệu cho vay theo ngành năm 2008 và 2009 .............................. 44 Bảng 2.10 Số liệu cơ cấu dƣ nợ theo vùng địa lý .......................................... 44 Bảng 2.11 Nợ quá hạn ................................................................................. 45 Bảng 2.12 Bảng tổng hợp phân loại nợ của NH TMCPNT ........................... 46 Bảng 2.13 So sánh chất lƣợng tín dụng của các Chi nhánh NH TMCPNT theo khu vực ................................................................................................. 47 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của các ngân hàng thƣơng mại, hoạt động này tuy thu đƣợc nhiều lợi nhuận nhƣng cũng gặp không ít rủi ro. Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hƣởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hƣởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Quản trị rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhƣng rất bức thiết trong điều kiện hiện nay, đặc biệt đối với ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, do thu nhập của tín dụng là chủ yếu chiếm từ 60-80% thu nhập của ngân hàng. Hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, vì vậy việc nâng cao chất lƣợng tín dụng hiệu quả quản trị nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng có ý nghĩa quyết định đến họat động kinh doanh của một ngân hàng, một hệ thống ngân hàng thƣơng mại và thậm chí đối với cả nền kinh tế. Trong những năm gần đây, vấn đề quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả đã đƣợc ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt Nam cũng nhƣ các chi nhánh trực thuộc hết sức quan tâm, đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, đã nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. NH TMCPNT VN nhờ có những giải pháp phù hợp trong nâng cao chất lƣợng tín dụng, tăng cƣờng công tác quản trị nên tỷ lệ nợ xấu hiện nay chỉ thuộc loại thấp nhất trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, những tiềm ẩn rủi ro không phải là không còn. Đứng trƣớc yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay đòi hỏi NH TMCPNT VN cần phải đƣa ra những biện pháp hữu hiệu hơn nữa để nâng cao chất lƣợng tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả trong thời gian tới. Là một sinh viên năm thứ tƣ thuộc khoa Tài chính ngân hàng, với sự 2 yêu thích lĩnh vực ngân hàng, đặc biệt là trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, em đã đi sâu nghiên cứu tìm hiểu về mảng rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCPNT VN. Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam” sẽ đi sâu tìm hiểu thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, cũng nhƣ đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCPNT VN. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Đề tài nghiên cứu giải quyết 3 vấn đề cơ bản nhƣ sau:  Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.  Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank, từ đó đƣa ra những mặt tích cực cũng nhƣ những mặt hạn chế của công tác quản trị này.  Đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tín dụng có thể áp dụng trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro tại Vietcombank. 3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:  Đối tƣợng nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.  Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với phƣơng pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích…đi từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích đặt ra trong luận văn. 3 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc chia làm 3 chƣơng, cụ thể:  Chƣơng 1: Khái quát chung về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.  Chƣơng 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam.  Chƣơng 3: Giải pháp cải thiện quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam. Với tầm hiểu biết và vốn kiến thức còn hạn chế của một sinh viên năm thứ 4 chuyên ngành Tài chính quốc tế, khóa luận tốt nghiệp của em vẫn còn tồn tại nhiều sai sót, em xin kính mong nhận đƣợc những đánh giá nhận xét và ý kiến của các thầy cô giáo khoa Tài chính Ngân hàng nhằm hoàn thiện hơn nữa khóa luận tốt nghiệp của mình. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh viên Nguyễn Đắc Diệu Hương Lớp Anh 3 – TCQT – K45A 4 CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1. Khái niệm và phân loại rủi ro tín dụng 1.1. Khái niệm rủi ro tín dụng Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, tín dụng là hoạt động kinh doanh đem lại lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng nhƣng cũng là nghiệp vụ tiềm ẩn rủi ro rất lớn. Các thống kê và nghiên cứu cho thấy, rủi ro tín dụng chiếm đến 70% trong tổng rủi ro hoạt động ngân hàng. Mặc dù hiện nay đã có sự chuyển dịch trong cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng, theo đó thu nhập từ hoạt động tín dụng có xu hƣớng giảm xuống và thu dịch vụ có xu hƣớng tăng lên nhƣng thu nhập từ tín dụng vẫn chiếm từ 1/2 đến 2/3 thu nhập ngân hàng (Peter Rose, Quản trị ngân hàng thƣơng mại). Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi ro chấp nhận đƣợc là bản chất ngân hàng. P. Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hƣởng nghiêm trọng đến chất lƣợng kinh doanh ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín dụng. Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.” Nhƣ vậy, có thể nói rằng rủi ro tín dụng có thể xuất hiện trong các mối 5 quan hệ mà trong đó ngân hàng là chủ nợ, mà khách hàng nợ lại không thực hiện hoặc không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi đến hạn. Nó diễn ra trong quá trình cho vay, chiết khấu công cụ chuyển nhƣợng và giấy tờ có giá, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán của ngân hàng. Đây còn đƣợc gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là loại rủi ro liên quan đến chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng. 1.2. Phân loại rủi ro tín dụng Nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, rủi ro tín dụng đƣợc phân chia thành các loại sau:  Rủi ro giao dịch (Transaction risk): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.  Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phƣơng án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay.  Rủi ro bảo đảm phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo nhƣ các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo.  Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.  Rủi ro danh mục (Portfolio risk): là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, đƣợc phân chia thành hai loại là rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk).  Rủi ro nội tại: xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính 6 riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn.  Rủi ro tập trung là trƣờng hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.3 Những căn cứ chủ yếu để xác định mức độ rủi ro tín dụng Thông thƣờng để đánh giá chất lƣợng tín dụng của NHTM ngƣời ta thƣờng dùng chỉ tiêu nợ quá hạn và kết quả phân loại nợ. 1.3.1 Nợ quá hạn Nợ quá hạn là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không đƣợc phép và không đủ tiêu chuẩn để đƣợc gia hạn nợ. Hệ số nợ quá hạn = Dƣ nợ quá hạn Tổng dƣ nợ x 100% Để đảm bảo quản lý chặt chẽ, các NHTM thƣờng chia nợ quá hạn thành các nhóm sau:  Nợ quá hạn đến 180 ngày, có khả năng thu hồi  Nợ quá hạn từ 181- 360 ngày, có khả năng thu hồi  Nợ quá hạn từ 360 ngày trở lên (nợ khó đòi) 1.3.2 Phân loại nợ Theo quy định của NHNN theo nội dung Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN thì TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm nhƣ sau: Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: 7 - Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; - Các khoản nợ có hạn dƣới 10 ngày và TCTD đánh gái là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại; - Các khoản nợ khác đƣợc phân vào nhóm 1 theo quy định Nhóm 2 (nợ cần chú ý ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày; - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu; - Các khoản nợ khác đƣợc phân vào nhóm 2 theo quy định. Nhóm 3 (nợ dƣới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; - Các khoản nợ gia hạn tời hạn trả nợ lần đầu; - Các khoản nợ đƣợ
Luận văn liên quan