Khóa luận Quản trị tài chính công ty đa quốc gia

Ngày nay, nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa và cùng với nó là sự phát triển không ngừng của mô hình công ty đa quốc gia (Multinational Corporation) – những công ty tiến hành một số dạng kinh doanh quốc tế. Ban đầu các công ty thường chỉ cố gắng xuất khẩu sản phẩm sang một số nước nhất định hoặc nhập khẩu các yếu tố từ một nhà sản xuất nước ngoài. Tuy nhiên theo thời gian nhiều công ty nhận thức được những cơ hội khác từ nước ngoài và cuối cùng thiết lập các công ty con ở nước ngoài. Một số công ty như Dow Chemical, Exxon, American Brands & Colgate -Palmolive đã thực hiện hơn một nửa doanh số của họ ở nước ngoài. Nhắc đến công ty đa quốc gia và sự phát triển nhanh chóng của chúng, người ta thường nhắc đến sự đa dạng và thay đổi trên phạm vi quốc tế. Nhà quản trị của công ty đa quốc gia là người phải kết hợp sự đa dạng và dự đoán những thay đổi đó để tạo nên giá trị tổng thể cao nhất. Chính vì thế hoạt động quản trị trong các công ty đa quốc gia là nhân tố quyết định thành công của nó. Trong đó quản trị tài chính được coi là quan trọng nhất bởi vì hệ thống tài chính quốc tế chứa đựng trong nó sự phức tạp và những biến động khôn lường. Tại các công ty này, nhà quản trị tài chính của chúng sử dụng những chiến lược trên phạm vi quốc tế. Vấn đề được quan tâm không phải là tỷ giá lãi suất ở một quốc gia, không phải là những rủi ro ở thị trường trong nước. Mà đó là tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi, sự khác nhau về tỷ lệ lạm phát, hệ thống thuế, các thị trường đa tiền tệ, các kiểm soát ngoại hối, các thị trường vốn được phân đoạn và những rủi ro chính trị như sự quốc hữu hóa hoặc sung công.

pdf99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3636 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quản trị tài chính công ty đa quốc gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ----------***--------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Như Thi Lớp : Pháp 2 Khoá : 43F Giáo viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thuý Anh Hà Nội, 06/2008 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ......................................................................... 4 I. Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp ....................................... 4 1. Tài chính doanh nghiệp ........................................................................ 4 2. Quản trị tài chính doanh nghiệp ........................................................... 5 2.1 Đối tượng của quản trị tài chính doanh nghiệp ................................ 5 2.2 Vai trò của quản trị tài chính............................................................ 7 2.3 Nội dung của quản trị tài chính ........................................................ 8 2.3.1 Quyết định đầu tư ........................................................................... 9 2.3.2 Quyết định tài trợ .......................................................................... 11 2.3.3 Quyết định tài chính ngắn hạn...................................................... 14 II. Tổng quan về công ty đa quốc gia ........................................................ 16 1. Khái niệm ............................................................................................ 16 2. Đặc điểm của công ty đa quốc gia ....................................................... 17 2.1 Phạm vi hoạt động trải rộng trên nhiều quốc gia ........................... 17 2.2 Các công ty đa quốc gia khác nhau có những động lực phát triển khác nhau ............................................................................................. 18 2.3 Các công ty đa quốc gia luôn tận dụng cơ chế chuyển giao nội bộ để thu lợi nhuận nhiều hơn ........................................................................ 20 III. Quản trị tài chính công ty đa quốc gia ................................................ 21 1. Vai trò của quản trị tài chính công ty đa quốc gia .............................. 21 2. Nội dung quản trị tài chính công ty đa quốc gia ................................. 23 2.1 Quyết định đầu tư ........................................................................... 23 2.2 Quyết định tài trợ ........................................................................... 27 2.3 Quyết định tài chính ngắn hạn ........................................................ 30 CHƯƠNG II: THỰC TIỄN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA MỘT SỐ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐIỂN HÌNH TRÊN THẾ GIỚI .................. 39 I. Khái quát chung ...................................................................................... 39 1. Sự phát triển của mô hình công ty đa quốc gia ................................... 39 2. Các công ty đa quốc gia gắn liền với quá trình toàn cầu hóa ............. 41 II. Kinh nghiệm quản trị tài chính của một số công ty đa quốc gia điển hình trên thế giới .................................................................................... 44 1. Kinh nghiệm của các công ty Nhật Bản trong việc ra quyết định đầu tư ............................................................................................................... 44 1.1 Đầu tư chú trọng vào chất lượng sản phẩm .................................... 44 1.2 Phát triển các hình thức tổ chức mới .............................................. 44 1.3 Thâm nhập thị trường, tận dụng hiệu quả kinh tế theo quy mô và chiều sâu .............................................................................................. 45 1.4 Linh hoạt trong lựa chọn địa điểm đầu tư ....................................... 48 1.5 Xác định yếu tố cốt lõi trong các lĩnh vực đầu tư ............................ 49 1.6 Bài học rút ra ................................................................................. 50 2. Kinh nghiệm của Nestlé và Novo Industri trong việc ra quyết định tài trợ .......................................................................................................... 52 2.1 Nestlé ............................................................................................. 52 2.1.1 Kiểm soát tài chính tập trung ....................................................... 53 2.1.2 Bài học rút ra ............................................................................... 54 2.2 Novo Industri .................................................................................. 55 2.2.1 Phát hành chứng khoán ở thị trường nước ngoài ......................... 55 2.2.2 Bài học rút ra ................................................................................ 57 3. Kinh nghiệm của American Express trong việc ra quyết định tài chính ngắn hạn................................................................................................ 58 3.1 Phát triển hệ thống quản trị tiền tệ quốc tế với chi phí thấp ........... 58 3.2 Kiểm soát những rủi ro trong quản trị tiền tệ ................................. 60 3.3 Bài học rút ra ................................................................................. 61 4. Kinh nghiệm của Kodak, Rolls-Royce và Avon trong việc quản trị rủi ro tài chính ............................................................................................ 62 4.1 Kodak đối phó với những biến động tiền tệ .................................... 62 4.2 Công ty Rolls-Royce ....................................................................... 63 4.3 Avon với quyết định thu hẹp sản xuất tại châu Á ............................ 65 4.3.1 Giảm thiểu rủi ro tiền tệ và điều chỉnh về chiến lược kinh doanh để đối phó với khủng hoảng tiền tệ ....................................................... 66 4.3.2 Những bài học về quản trị rủi ro tài chính ................................... 67 CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM .. 70 I. Thực trạng quản trị tài chính của doanh nghiệp Việt Nam ................. 70 1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung ...... 70 2. Tình hình phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam .................... 72 2.1 Thực trạng khung pháp luật đối với quản trị doanh nghiệp ............ 74 2.2 Các doanh nghiệp Việt Nam chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của quản trị tài chính .................................................................................. 76 2.3 Đào tạo nhân lực tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu ................ 77 II. Khả năng áp dụng ................................................................................. 79 1. Dự báo sự phát triển của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam ................ 79 2. Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng áp dụng kinh nghiệm QTTC của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam .................................. 80 2.1 Nhóm giải pháp chung .................................................................... 80 2.1.1 Tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp theo một cơ cấu thống nhất .............................................................................................. 80 2.1.2 Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ tài chính-kế toán ...... 82 2.1.3 Tiếp cận mục tiêu QTTC một cách phù hợp ................................ 83 2.2 Nhóm giải pháp liên quan quyết định đầu tư .................................. 84 2.2.1 Thẩm định dự án trước khi đưa ra quyết định đầu tư ................... 84 2.2.2 Xác định lãi suất chiết khấu thích hợp khi đánh giá dự án .......... 85 2.2.3 Tính đến chi phí cơ hội khi lựa chọn dự án đầu tư....................... 85 2.3 Nhóm giải pháp liên quan quyết định tài trợ .................................. 85 2.3.1 Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................ 85 2.3.2 Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả .............. 88 2.4 Nhóm giải pháp liên quan quyết định tài chính ngắn hạn ............... 88 2.5 Nhóm giải pháp liên quan quản trị rủi ro ....................................... 89 2.5.1 Giữ tỷ lệ vốn nợ trong cơ cấu vốn ở mức thích hợp .................... 89 2.5.2 Trích lập các quỹ dự phòng sự biến động lãi suất trên thị trường 91 KẾT LUẬN ................................................................................................. 92 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, nền kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa và cùng với nó là sự phát triển không ngừng của mô hình công ty đa quốc gia (Multinational Corporation) – những công ty tiến hành một số dạng kinh doanh quốc tế. Ban đầu các công ty thường chỉ cố gắng xuất khẩu sản phẩm sang một số nước nhất định hoặc nhập khẩu các yếu tố từ một nhà sản xuất nước ngoài. Tuy nhiên theo thời gian nhiều công ty nhận thức được những cơ hội khác từ nước ngoài và cuối cùng thiết lập các công ty con ở nước ngoài. Một số công ty như Dow Chemical, Exxon, American Brands & Colgate - Palmolive đã thực hiện hơn một nửa doanh số của họ ở nước ngoài. Nhắc đến công ty đa quốc gia và sự phát triển nhanh chóng của chúng, người ta thường nhắc đến sự đa dạng và thay đổi trên phạm vi quốc tế. Nhà quản trị của công ty đa quốc gia là người phải kết hợp sự đa dạng và dự đoán những thay đổi đó để tạo nên giá trị tổng thể cao nhất. Chính vì thế hoạt động quản trị trong các công ty đa quốc gia là nhân tố quyết định thành công của nó. Trong đó quản trị tài chính được coi là quan trọng nhất bởi vì hệ thống tài chính quốc tế chứa đựng trong nó sự phức tạp và những biến động khôn lường. Tại các công ty này, nhà quản trị tài chính của chúng sử dụng những chiến lược trên phạm vi quốc tế. Vấn đề được quan tâm không phải là tỷ giá lãi suất ở một quốc gia, không phải là những rủi ro ở thị trường trong nước. Mà đó là tỷ giá hối đoái thường xuyên thay đổi, sự khác nhau về tỷ lệ lạm phát, hệ thống thuế, các thị trường đa tiền tệ, các kiểm soát ngoại hối, các thị trường vốn được phân đoạn và những rủi ro chính trị như sự quốc hữu hóa hoặc sung công. Trước xu thế đó, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước chuyển mình, phát triển và hội nhập. Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính sách phù 1 hợp, nhằm tạo hành lang và môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển. Bên cạnh đó, những loại hình công ty mới ra đời đã phần nào làm cho kinh tế Việt Nam càng thêm sôi động và phát triển. Theo xu thế cạnh tranh và hội nhập quốc tế, chắc chắn rằng không lâu nữa loại hình công ty đa quốc gia mà công ty mẹ nằm ở lãnh thổ Việt Nam và các công ty con hoạt động ở các nước trên thế giới sẽ hình thành và phát triển phù hợp với quy luật phát triển kinh tế. Chính vì thế em đã chọn đề tài “Quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia” nhằm tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến quản trị tài chính công ty đa quốc gia, nghiên cứu kinh nghiệm của một số mô hình công ty đa quốc gia điển hình trên thế giới thông qua phân tích một số trường hợp cụ thể và từ đó rút ra những bài học để tiếp thu và áp dụng tại các doanh nghiệp Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích của khóa luận là: - Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết liên quan đến quản trị tài chính công ty đa quốc gia; - Nghiên cứu kinh nghiệm về quản trị tài chính của một số công ty đa quốc gia điển hình và rút ra bài học; - Nghiên cứu khả năng áp dụng kinh nghiệm quản trị tài chính của các công ty đa quốc gia tại các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Việt Nam trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động quản trị tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý thuyết liên quan đến quản trị tài chính, công ty đa quốc gia, quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia và thực tiễn quản trị tài chính ở một số công ty đa quốc gia cụ thể. 2 4. Phạm vi nghiên cứu Quản trị tài chính bản thân nó đã bao gồm rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu, quản trị tài chính trong các công ty đa quốc gia lại càng phức tạp hơn do đặc thù mang tính quốc tế đa dạng của các công ty đa quốc gia. Chính vì thế trong phạm vi khóa luận này tác giả chỉ nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản nhất bao gồm: quyết định đầu tư, quyết định tài trợ, quyết định tài chính ngắn hạn và quản trị rủi ro tài chính. Trong phần tìm hiểu kinh nghiệm của một số công ty đa quốc gia trên thế giới, khóa luận sẽ nghiên cứu một số trường hợp điển hình minh hoạ cho nội dung lý thuyết nhằm nghiên cứu khả năng áp dụng tại các tập đoàn kinh tế của Việt Nam. 5. Kết cấu khoá luận Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản trị tài chính đối với công ty đa quốc gia Chương 2: Thực tiễn quản trị tài chính của một số công ty đa quốc gia điển hình trên thế giới Chương 3: Khả năng áp dụng kinh nghiệm quản trị tài chính của công ty đa quốc gia tại Việt Nam. 3 CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CÔNG TY ĐA QUỐC GIA I. Tổng quan về quản trị tài chính doanh nghiệp 1. Tài chính doanh nghiệp Tài chính là cách thức mà các chủ thể kinh tế huy động, sử dụng, phân phối các quỹ tiền tệ có tính đến yếu tố thời gian và rủi ronhằm đáp ứng yêu cầu tích lũy và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế.1 Trong thực tế, các quan hệ tài chính diễn ra rất phức tạp và đa dạng, chúng đan xen nhau trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế. Tuy nhiên, đó không phải là những hoạt động hỗn loạn mà ngược lại, chúng tuân thủ những nguyên tắc, những quy luật nhất định, trong đó những quan hệ tài chính có tính chất đặc thù giống nhau nhóm lại thành một bộ phận riêng. Tài chính bao gồm tài chính Nhà nước, tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân. Giữa các bộ phận này luôn có mối liên hệ, tác động ràng buộc lẫn nhau. Chúng cùng hoạt động trong một môi trường gọi là thị trường tài chính. Bên cạnh mối liên hệ trực tiếp, các bộ phận này còn liên hệ gián tiếp với nhau thông qua các tổ chức tài chính trung gian. Các bộ phận khác nhau của tài chính và mối quan hệ tổng hòa của chúng tạo thành hệ thống tài chính. Hệ thống tài chính bao gồm: - Ngân sách Nhà nước; - Tài chính doanh nghiệp; - Thị trường tài chính và tổ chức tài chính trung gian; - Tài chính cá nhân. Như vây, tài chính doanh nghiệp là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời đây cũng là nơi thu hút 1 TS. Nguyễn Hữu Tài (2006), Giáo trình Lý thuyết Tài chính-tiền tệ, NXB Thống kê 4 trở lại phần quan trọng các nguồn tài chính trong nền kinh tế. Từ khái niệm tài chính nói trên có thể rút ra khái niệm về tài chính doanh nghiệp là cách thức mà các doanh doanh nghiệp huy động, sử dụng và phân phối các quỹ tiền tệ có tính đến yếu tố thời gian và rủi ro nhằm thỏa mãn mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự phát triển hay suy thoái của nền sản xuất. Tài chính doanh nghiệp có quan hệ mật thiết với tất cả các bộ phận của hệ thống tài chính trong quá trình hình thành và sử dụng vốn cho các nội dung khác nhau, quá trình kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Mỗi quan hệ đều có những nét khác biệt và có những tác động khác nhau đến tài chính doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, đặc trưng cơ bản của bộ phận tài chính doanh nghiệp thể hiện ở chỗ: nó bao gồm những quan hệ tài chính vận hành theo cơ chế kinh doanh hướng tới lợi nhuận cao. Chính nhờ cơ chế này mà nguồn tài chính được tăng cường và mở rộng không ngừng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài chính doanh nghiệp là một lĩnh vực đặc biệt của ngành tài chính. Nó liên quan đến việc đưa ra các quyết định về mặt tài chính của một doanh nghiệp, các công cụ cũng như những phân tích được sử dụng để đưa ra các quyết định này. Mục đích chủ yếu của tài chính doanh nghiệp là nhằm nâng cao giá trị doanh nghiệp đồng thời tránh được các rủi ro đáng tiếc về mặt tài chính. 2. Quản trị tài chính doanh nghiệp 2.1 Đối tượng của quản trị tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp liên quan mật thiết với quản trị tài chính doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp là quá trình ra quyết định và triển khai các quyết định liên quan đến tài chính doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Quản trị tài chính doanh nghiệp quan tâm đến 5 mọi mặt của hoạt động tài chính trong một doanh nghiệp như quyết định đầu tư, quyết định về vốn đầu tư, đánh giá các cơ hội đầu tư. Đối tượng của quản trị tài chính bao gồm hàng loạt những chức năng rộng lớn trong các đơn vị kinh doanh. Quản trị tài chính phải giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi như: Doanh nghiệp cần phải huy động tiền cho đầu tư như thế nào, ở đâu và vào thời điểm nào? Đầu tư vào lĩnh vực nào, dài hạn hay ngắn hạn, lợi nhuận làm ra có xứng đáng không? Những câu hỏi này chỉ có thể được trả lời một cách chuẩn xác sau khi phân tích một khối lượng lớn những thông tin mới nhất, cả ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Do đó công việc hàng ngày của Giám đốc tài chính gồm rất nhiều nhiệm vụ như: dự báo tài chính, định lượng hiệu quả của những nguồn ngân quỹ huy động trên thị trường vốn, đánh giá hiệu quả tiềm tàng của các dự án đầu tư, phân tích các cơ hội thuê tài sản. Đồng thời đánh giá chính sách phân chia lợi tức cổ phần và cơ cấu vốn đầu tư; phân tích các chiến lược định giá và ảnh hưởng của chúng tới doanh số và lợi nhuận... Bởi vậy, các nhà quản trị tài chính phải thông thạo, hiểu rõ về các thị trường tài chính và có khả năng thu thập, xử lý những thông tin mới nhất. Mọi quyết định tài chính đều phải dựa trên cơ sở những thông tin thị trường được thu thập xử lý theo một phương pháp nào đó. Chẳng hạn khi quyết định huy động thêm nguồn ngân quỹ mới, đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tích nhiều nguồn tài trợ khác nhau để lựa chọn. Thêm vào đó, thay vì đi vay ngân hàng, doanh nghiệp có thể huy động nguồn tài chính bằng cách bán ra những chứng khoán mới. Nhưng nên phát hành loại chứng khoán nào? Công ty nên bán trái phiếu dài hạn hay ngắn hạn? Nên phát hành cổ phần ưu đãi hay cổ phần thường? Tất cả những câu hỏi này phải được trả lời bằng những thông tin có thể thu thập được. 6 2.2 Vai trò của quản trị tài chính Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp. Ở nhiều nước như Mỹ và châu Âu, trong các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như General Motor, Microsoft, Apple, Vodaphone,... quản trị tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Tại các hãng này, quản trị tài chính là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Bộ phận quản trị tài chính trong các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lương,... do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích
Luận văn liên quan