Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của người Việt Nam tại Lào

Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đã và đang dần dần thống lĩnh trên toàn thế giới. Có thể nói không một quốc gia nào là không nằm trong quỹ đạo toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa diễn ra hầu hết trên mọi mặt của đời sống xã hội. Cùng với dòng chảy toàn cầu hóa là các dòng chảy di dân trên toàn thế giới. Bằng việc Hòa Kỳ tháo bỏ cấm vận đối với Việt Nam năm 1994, và sự gia nhập của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế như ASEAN năm 1995, WTO năm 2007 v.v hay các diễn đàn lớn như APEC 1998, ASEM 1994 v.v và đặc biệt là với đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chính sách đối ngoại rộng mở của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quôc tế. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và trên cơ sở các bên cùng có lợi. Với chính sách đó Nhà nước Việt Nam đã và đang hướng tới xây dựng một nền ngoại giao nhân dân đượm tình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên toàn thế giới. Để thực hiện những chủ trương, chính sách đó của Đảng và Nhà nước, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng do tình hình thế giới không ngừng vận động và thay đổi, các quan hệ kinh tế quốc tế cũng như các giao lưu dân sự giữa công dân Việt Nam với nước ngoài cũng không ngừng vận động và thay đổi theo. Hơn nữa các giao lưu dân sự có yếu tố nước ngoài thường có tính phức tạp dẫn đến các văn bản đó chưa kịp thời điều chỉnh được những quan hệ này. Vì vậy đã hạn chế rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như cản trở rất nhiều cho chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, vẫn có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển (Hoa kỳ khoảng 1,3 triệu người; Pháp, Ôt-xtrây-lia mỗi nước khoảng 250 nghìn; Ca-na-đa 200 nghìn; Căm-pu-chia, Thái Lan, Đức, Nga – mỗi nước khoảng 100 nghìn; Đài Loan 65 nghìn; Anh 35 nghìn; Séc 25 nghìn; Lào 18 nghìn; Trung Quốc, Ba Lan, Bỉ, Thuỵ Điển – mỗi nước trên dưới 10 nghìn v.v .). Phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua hàng trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới như Hàn Quốc, Đài loan, Nhật bản, Malaysia v.v . Là một sinh viên nước ngoài sinh sống và học tập tại Việt Nam, em luôn mang trong mình một hòa bão lớn – hoài bão được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển tình hữu nghị Việt - Lào đã được hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước dầy công vun đắp. Xuất phát từ nhu cầu của người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở Lào và xuất phát từ những hạn chế nhất định của các quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài, cũng như xuất phát từ hòa bão mong muốn vun đắp tình hữu nghị Việt – Lào, em đã chọn đề tài: “Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của người Việt Nam tại Lào” làm đề tài nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp của mình.

doc72 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của người Việt Nam tại Lào, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay xu thế toàn cầu hóa đã và đang dần dần thống lĩnh trên toàn thế giới. Có thể nói không một quốc gia nào là không nằm trong quỹ đạo toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa diễn ra hầu hết trên mọi mặt của đời sống xã hội. Cùng với dòng chảy toàn cầu hóa là các dòng chảy di dân trên toàn thế giới. Bằng việc Hòa Kỳ tháo bỏ cấm vận đối với Việt Nam năm 1994, và sự gia nhập của Việt Nam vào các tổ chức quốc tế như ASEAN năm 1995, WTO năm 2007 v.v … hay các diễn đàn lớn như APEC 1998, ASEM 1994 v.v … và đặc biệt là với đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, với chính sách đối ngoại rộng mở của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quôc tế. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” trên tinh thần tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và trên cơ sở các bên cùng có lợi. Với chính sách đó Nhà nước Việt Nam đã và đang hướng tới xây dựng một nền ngoại giao nhân dân đượm tình hữu nghị với tất cả các dân tộc trên toàn thế giới. Để thực hiện những chủ trương, chính sách đó của Đảng và Nhà nước, Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh vấn đề người Việt Nam ở nước ngoài. Nhưng do tình hình thế giới không ngừng vận động và thay đổi, các quan hệ kinh tế quốc tế cũng như các giao lưu dân sự giữa công dân Việt Nam với nước ngoài cũng không ngừng vận động và thay đổi theo. Hơn nữa các giao lưu dân sự có yếu tố nước ngoài thường có tính phức tạp dẫn đến các văn bản đó chưa kịp thời điều chỉnh được những quan hệ này. Vì vậy đã hạn chế rất nhiều vào sự phát triển kinh tế của đất nước cũng như cản trở rất nhiều cho chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tuy vậy cho đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, vẫn có khoảng 2,7 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở gần 90 nước và vùng lãnh thổ, trong đó hơn 80% ở các nước công nghiệp phát triển (Hoa kỳ khoảng 1,3 triệu người; Pháp, Ôt-xtrây-lia mỗi nước khoảng 250 nghìn; Ca-na-đa 200 nghìn; Căm-pu-chia, Thái Lan, Đức, Nga – mỗi nước khoảng 100 nghìn; Đài Loan 65 nghìn; Anh 35 nghìn; Séc 25 nghìn; Lào 18 nghìn; Trung Quốc, Ba Lan, Bỉ, Thuỵ Điển – mỗi nước trên dưới 10 nghìn v.v ...). Phần đông bà con ngày càng ổn định cuộc sống và hòa nhập vào xã hội nơi cư trú, có vị trí nhất định trong đời sống kinh tế, chính trị - xã hội ở nước sở tại, có tác động ở mức độ khác nhau tới mối quan hệ giữa các nước đó với Việt Nam. Bên cạnh đó, trong những năm qua hàng trăm nghìn người Việt Nam đã ra nước ngoài lao động, học tập, tu nghiệp, đoàn tụ gia đình, hình thành các cộng đồng người Việt Nam tại một số địa bàn mới như Hàn Quốc, Đài loan, Nhật bản, Malaysia v.v ...   Là một sinh viên nước ngoài sinh sống và học tập tại Việt Nam, em luôn mang trong mình một hòa bão lớn – hoài bão được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp phát triển tình hữu nghị Việt - Lào đã được hai Đảng, hai nhà nước và nhân dân hai nước dầy công vun đắp. Xuất phát từ nhu cầu của người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là ở Lào và xuất phát từ những hạn chế nhất định của các quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài, cũng như xuất phát từ hòa bão mong muốn vun đắp tình hữu nghị Việt – Lào, em đã chọn đề tài: “Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của người Việt Nam tại Lào” làm đề tài nghiên cứu của Khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận nhằm hướng tới nghiên cứu một cách toàn diện về “Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài” trong đó có “ liên hệ với quy chế pháp lý của người Việt Nam tại Lào”. Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về quy chế này từ đó giúp chúng ta nhận thức rõ hơn thực trạng và đưa ra những giải pháp cần thiết thúc đẩy các quan hệ giao lưu dân sự quốc tế giữa Việt Nam và nước ngoài cũng như đưa tình hữu nghị Việt - Lào lên tầm cao mới. 3. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu có tính chủ đạo của Khóa luận là tổng hợp, phân tích, so sánh dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng như sử dụng các số liệu về người Việt Nam ở nước ngoài v.v … 4.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Khóa luận Với Khóa luận này, tác giả sẽ làm rõ hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn của quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài. Hiểu hơn nữa về quy chế pháp lý của người Việt Nam tại Lào, thấy được thực trạng của các quy chế đó và giúp chúng ta có một cái nhìn đúng đắn, tổng thể về các quy chế và số người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập ở nước ngoài. Khóa luận còn nêu lên một số vấn đề đặt ra, chỉ ra mối liên hệ và tác động qua lại của các quy chế pháp lý đó đối với thực trạng người Việt Nam đang sinh sống học tập ở nước ngoài, từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất là những việc cần phải làm trong thời gian tới. 5. Kết cấu của Khóa luận Khóa luận bao gồm: Lời nói đầu, Nội dung và Kết luận Phần nội dung gồm có 3 chương: Chương I: Khái quát về quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài Chương II: Địa vị pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài ( tại Lào) Chương III: Thực trạng người Việt Nam ở nước ngoài tại Lào và giải pháp nhằm hoàn thiện quy chế pháp lý cho người Việt Nam ở nước ngoài. Kết luận Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI 1.1. Thực trạng người Việt Nam định cư ở nước ngoài 1.1.1. khái niệm Hiện nay có khoảng 2, 7 triệu người Việt Nam định cư tại 98 quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Đây là một lực lượng Kiều bào không nhỏ. Khi trở về Việt Nam, Kiều bào sẽ tham gia vào tất cả các quan hệ pháp luật. Trong các văn bản pháp quy trước năm 1982, người ta dùng thuật ngữ “Việt kiều”, “người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài”, một số văn bản sử dụng thuật ngữ “người Việt Nam ở nước ngoài” để chỉ khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”.Quyết định số 84 – HĐBT ngày28/07/1983 của Hội đồng Bộ trưởng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Việt Kiều Trung ương là văn bản đầu tiên sử dụng thuật ngữ “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Từ đó đến nay thuật ngữ này được sử dụng thống nhất ở các văn bản pháp luật khác. Tuy nhiên, lại có sự không thống nhất ở một số văn bản khi đưa ra định nghĩa “người Việt Nam định cư ở nước ngoài”. Theo pháp luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/05/1998 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999 thay thế Luật khuyến khích đầu tư trong nước đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ V thông qua ngày 22/06/1994, tại Điều 2 Điểm 6 thì: “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Ngay sau đó, các quy định hướng dẫn thi hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/05/1998 đưa ra khái niệm “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài” chưa thật thống nhất với văn bản nói trên. Ví dụ : Nghị định số 07/1998/NĐ – CP ngày 15/01/1998 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) ngày 20/051998, tại Điều 5 có định nghĩa: “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là người Việt Nam ở nước ngoài) bao gồm người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác”. Như vậy, Nghị định này đã đồng nhất hai khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” và khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài”. Mặt khác, Nghị định này còn loại bỏ một trường hợp là người gốc Việt Nam chưa nhập quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào đã thôi quốc tịch Việt Nam nhưng vẫn được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Nghị đín số 51/1999/NĐ – CP của Chính phủ ngày 08/07/1999 quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH 10 tại Điều 3 cũng đưa ra định nghĩa “người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài”. Có thể thấy cả hai Nghị định trên đều hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) thì đều đưa ra khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” song lại gọi tắt khái niệm này là “ người Việt Nam ở nước ngoài”. Đây là sự đồng nhất hai khái niệm khác nhau. Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 20/05/1998 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/1999 thay thế Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 28/06/1988, tại Đièu 2 Khoản 4 định nghĩa “ người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hiểu là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn,sinh sống lâu dài ở nước ngoài”, để phân biệt với khái niệm “người Việt Nam ở nước ngoài” được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 2 là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam đang thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài. Mặc dù hai khái niệm này cùng chỉ một đối tượng là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam ở nước ngoài nhưng khác nhau ở chỗ: thời gian mà người Việt Nam định cư ở nước ngoài sinh sống, cư trú ở nước ngoài nhìn chung thường dài hơn khoảng thời gian mà người Việt Nam ở nước ngoài sống ở quốc gia sở tại. Người Việt Nam ở nước ngoài là những người không định cư ở nước sở tại mà chỉ sang nước đó để học tập hoặc đi công tác… Tuy nhiên, theo thông tư liên tịch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tư pháp – Bộ Ngoại giao - Bộ Công an số 10/2000/TTLT/BKH – BTP – BNG – BCA ngày 15/08/2000 hướng dẫn việc người Việt Nam định cư ở nước ngoài, theo Nghị định số 51/1999/NĐCP ngày 08/07/1999 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) số 03/1998/QH 10 thì khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” còn dùng để chỉ “người có quan hệ huyết thống Việt Nam” bao gồm: người có cha đẻ, mẹ đẻ, hoặc ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, hiện nay hoặc đã từng có quốc tịch Việt Nam. Ngoài ra Thông tư này còn quy định thủ tục xác nhận người có quốc tịch Việt Nam, mất quốc tịch Việt Nam, xác nhận người gốc Việt Nam, người có quan hệ huyết thống Việt Nam. Khi Nghị định số 81/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/11/2001 về việc nguời Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở tại Việt Nam ra đời thì khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” được ghi nhận tại Điều 2 của Nghị định. Nghị định này đã định nghĩa khái niêm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” theo tinh thần của Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 01/01/1999: “Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo Nghị định này là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn , sinh sống lâu dài ở nước ngoài đã được quy định tại Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 01 tháng 01 năm 1999”. Để hiểu khái niệm “người Việt Nam định cư ở nước ngoài” một cách thông nhất, đầy đủ trên tinh thần của các văn bản kể trên, chúng ta có thể chia người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo các nhóm sau: Nhóm 1: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam cư trú, làm ăn ,sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Đây là những người Việt Nam ở nước ngoài vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Trong quá trình cư trú, sinh sống, làm ăn ở nước ngoài họ có thể nhập quốc tịch của một nước khác hoặc chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào. Nhóm 2: Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là người gốc Việt Nam cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Đây là nhóm người đã thôi quốc tịch Việt Nam. Hiện nay họ có thể đã có quốc tịch của các quốc gia khác hoặc chưa có quốc tịch của bất kỳ quốc gia nào (người không quốc tịch) song họ vẫn là “người gốc Việt Nam”. Thuật ngữ “người gốc Việt Nam” hiện nay có nhiều văn bản giải thích không thông nhất. Ví dụ: Theo Thông tư số 2461/2001/TT-BNG ngày 05/10/2001 của Bộ Ngoại giao hướng dẫn thực hiện Điều 1 Quyết định số 114/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài thì “người gốc Việt Nam” được hiểu là: “người hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam, nguời có cha đẻ, mẹ đẻ, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại hiện nay hoặc trước đây đã từng có quốc tịch Việt Nam”. Cũng cách giải thích như vậy nhưng Thông tư liên tịch số 10/2000/TTLT – BKH – BTP – BNG -BCA ngày 15/08/2000 lại sử dụng cho thuật ngữ “người có quan hệ huyết thống Việt Nam. Dù được giải thích như thế nào, dù họ không còn mang quốc tịch Việt Nam thì “người gốc Việt Nam” vẫn là một bộ phận của cộng đồng người Việt. Vì vậy, Luật Quốc tịch Việt Nam đã ghi nhận chính sách đối với người gốc Việt Nam tại Điều 6 (xem Luật Quốc tịch Việt Nam ngày 01/01/1999). Với sự phân tích trên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận dân cư không nhỏ. Chúng ta cần phải đánh giá đúng vai trò của họ. Thứ trưởng Bộ Khoa Học Công nghệ Trương Văn Đoan khẳng định: “Cộng đồng Việt kiều là một động lực lớn phát triển kinh tế - xã hội cho đất nước. Với họ,dân tộc là trên hết. Do vậy chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến bộ phận dân cư Việt Nam này” 1.1.2. Về đặc điểm của người Việt Nam định cư ở nước ngoài Cũng theo đánh giá của Uỷ ban về người Việt Nam ở nưứoc ngoài (UBNVNONN). Trong những năm gần đây , xu hướng phát triển của cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài ngày càng ổn định, hội nhập vào xã hội và đất nước sở tại, tiếp thu các giá trị văn hoá nước sở tại đồng thời vẫn giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, từng bước có vị trí nhất định trong việc làm cầu nối cho quan hệ giữa nước ta với các nước này. Hiện nay, đời sống của phần lớn của Kiều bào ta ở mức trung bình so với người dân sơ tại. Số người giàu có theo tiêu chuẩn của các nước này càng tăng. Các doanh nghiệp của Kiều bào ta ngày càng lớn mạnh. Sau hơn 1/4 thế kỷ hội nhập, vừa tích luỹ vừa mở rộng quan hệ làm ăn, bà con đã bước đầu xây dựng được cơ sở cho cuộc sống ổn định lâu dài ở hầu hết các nước và lãnh thổ. Mặc dù tiềm lực kinh tế chưa lớn, nhưng cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài có tiềm năng trí thức đáng kể và rất đa dạng. Hàng trăm nghìn người được đào tạo ở trình độ đại học hoặc là công nhân kỹ thuật bậc cao ở các nước phát triển, có điều kiện tiếp cận với những thông tin và thành tựu mới về quản lý, khoa học và công nghệ. Một số người hiện giữ những vị trí quan trọng trong các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện,công ty doanh nghiệp lớn hoặc các tổ chức quốc tế. Một thế hệ trí thức mới là những người gốc Việt đang hình thành và phát triển, nhất là ở các nước Bắc Mỹ, Tây Âu và Ốt-xtrây-lia, tập trung ở nhiều lĩnh vực mũi nhọn như tin học, viễn thông, điện tử, vật liệu mới, chế tạo máy, điều khiển học, sinh học, quản lý kinh tế, chứng khoán… Sợi dây tình cảm mà các thế hệ trước duy trì với quê cha đất tổ nay vẫn được giữ gìn trong lòng thế hệ kế tiếp. Ở một số nước như Mỹ , Canada, Ốt-xtrây-lia, Lào, Cămpuchia,Thái Lan, Anh, Đức, Nga, Séc…người Việt Nam sinh sống và làm ăn tập trung thành những khu vực, thị trấn, khu phố riêng nên tạo được môi trường thuận lợi cho việc giữ gìn tiếng Việt, bản sắc dân tộc và các sinh hoạt truyền thống. Các sinh hoạt cộng đồng và nhất là việc dạy tiếng Việt chủ yếu do các hội đoàn hoặc do các bà con tổ chúc trong từng gia đình. Tuy vậy, nhiều gia đình phải vật lộn kiếm sống và ít có cơ hội về nước nên chưa có điều kiện chăm lo giữ gìn các giá trị văn hóa Việt Nam. Do ở nước ngoài nhiều năm nên trong các gia đình 3-4 thế hệ thường có hiện tượng ông bà, bố mẹ còn nói với nhau bằng tiếng Việt nhưng con cháu nói đuợc rất ít hoặc chỉ nghe hiểu mà không nói, không viết được tiếng Việt. Cộng đồng người Việt hình thành tù năm 1975 trở lại đây, tuy phần lớn mới chỉ có 2-3 thế hệ, nhưng thế hệ sinh trưởng ở nước ngoài cũng đang ngày càng ít nói được tiếng Việt. Do đó, nhu cầu giao lưu văn hoá giữa cộng đồng với đất nước, nhu cầu giữ gìn tiếng Việt ngày càng trở nên bức xúc. Nhiều người ra đi trong khoảng từ cuối tháng 4/1975 đến giữa những năm 1980 còn mặc cảm với quá khứ. Do chưa có điều kiện tiếp cận với nhữnh thông tin trung thực về sự thay đổi ở quê nhà nên những người này ít nhiều còn thành kiến với cuộc sống ở trong nước. Một số ít vẫn còn mang tư tưởng hận thù. So với nhiều cộng đồng kiều dân khác trên thế giới đây là điểm khá điển hình của bộ phận Kiều bào. Tại các nước phương Tây, cuộc sống của Kiều bào tương đối ổn định, mặc dù mức độ hội nhập về chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá – giáo dục… đều thấp hơn so với các cộng đồng người Hoa, Nhật Bản, Ấn Độ,Hàn Quốc. Một số người Việt ở Mỹ, Ốt-xtrây-lia….đã được bổ nhiệm vào những chức vụ có ảnh hưởng nhất định trong chính quyền như trợ lý bộ trưởng, thành viên trong nhóm cố vấn của tổng thống, nghị sĩ bang, uỷ viên Hội đồng thành phố. Những người có thái độ “trung gian” chiếm phần lớn trong cộng đồng, dù lúc này lúc khác bị các thế lực cực đoan đe doạ, lôi kéo nhưng nhìn chung bà con tránh dính líu đến các hoạt động chính trị, chỉ lo làm ăn và khi có điều kiện thì về nước thăm thân nhân, giúp gia đình, đi du lịch hoặc tìm hiểu cơ hội đầu tư… Dư luận chung ngày càng quan tâm đến chính sách và nhà nước đối với Kiều bào. Đa số bà con ở các nước khác, nhất là Mỹ, hoan nghênh và ủng hộ Hiệp định Thương mại Việt Nam-Mỹ. Nhiều người, nhất là giới trẻ, hăng hái thúc đẩy hoạt động đầu tư, kinh doanh hoặc giới thiệu các đối tác nước ngoài vào Việt Nam làm ăn. Các Hội người Việt Nam và các tổ chúc nghề nghiệp, đồng hương,từ thiện ở Pháp, Bỉ, Nhật, Đức, Ốt-xtrây-lia… đang có nhữnh hoạt động đóng góp thiết thực hướng về đất nước. Cuốc sống của người Việt Nam ở khu vực Đông Á và Liên Xô cũ đã có những phát triển nhất định, nhưng chưa ổn định. Nhiều người không có ý định lập việc lâu dài, thêm vào đó, dòng người nhập cư mới từ Việt Nam tiếp tục vào khu vực này làm cho cộng đồng thêm phức tạp, phải đối mặt hàng ngày với nhiều khó khăn, nhất là về địa vị pháp lý và an ninh cộng đồng. Tình trạng phạm pháp trong cộng đồng (tàng trữ ,sử dụng và giấy tờ giả mạo,cạnh tranh chèn ép nhau trong kinh doanh…) khiến bà con không yên tâm làm ăn và ảnh hưởng xấu đến quan hệ của cộng đồng người Việt với nhân dân địa phương nước sở tai. Đáng chú ý là dù sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cộng đồng luôn duy trì mối quan hệ gần gũi với quê hương đất nước, mong muốn đất nước phát triển và hội nhập quốc tế nhanh chóng. Tuy nhiên,có một bộ phận đồng bào do chưa hiểu đúng về tinh hình đất nước nên còn có thái độ tiêu cực hoặc dè dặt đối với đất nước, thậm chí có một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc. Sự đóng góp của bà con vào công cuộc xây dựng đất nước, nhất là về trí thức còn ít, chưa phản ánh đúng tiềm năng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Qua đây chúng ta thấy so với các cộng đồng thiểu số khác, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồng trẻ, năng đọng ,thông minh, nhanh chóng hoà nhập vào đời sống nước sở tại, nhiều người đã có những thành công lớn trong hoạt động kinh doanh, địa vị xã hội, học hàm học vị, nghiên cứu khoa học…Tuy nhiên, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là cộng đồng phức tạp về thành phần xã hội, xu hướng chính trị và đa dạng về nghề nghiệp, tôn giáo, dân tộc, đặc biệt chi phối, phân hóa bởi sự khác biệt về giai tầng, chính kiến và hoàn cảnh ra đi cũng như cư trú ở các địa bàn khác nhau, tính liên kết, gắn bó trong cộng đồng không cao. 1.2. Chính sách có liên quan đối với người VIỆT NAM định cư ở nước ngoài 1.2.1. Chính sách đại đoàn kết dân tộc Trong Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Động lực chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân”. Quả thực như vậy, bởi chính sách đại đoàn kết dân tộc là vấn đề to lớn của cách mạng Việt Nam, nó phản ánh bản chất của chế độ chính trị nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cũng như công cuộc xây dựng đất nước, chính sách đại đoàn kết luôn được chú trọng hàng đầu. Đại đoàn kết là sức mạnh to lớn, là động lực mạnh mẽ để tập trung sức mạnh toàn dân vào công cuộc xây dựng đất nước vì mục tiêu “Dân giầu - nước mạnh – xã hội công bằng – dân chủ - văn minh”. Văn kiện Đại hội IX còn khẳng định: “Thực hiện đại đoàn kết các dân tộc, tôn giáo, giai cấp, tầng lớp, thành phần kinh tế, mọi giới, mọi lứa tuổi, mọi vùng của đất nước, người trong Đảng và người ngoài Đảng, người đang công tác và người đã nghỉ hữu, mọi thành viên trong đại gia đình dân tộ
Luận văn liên quan