Khóa luận Quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân Thực trạng và giải pháp

Hiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng, "Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người." (Wolfgang Benedek). Kiến thức về quyền con người, quyền công dân quan trọng như vậy cho nên mục tiêu của giáo dục con người phải nhằm ". thúc đẩy sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người." theo Điều 26 của Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền con người, năm 1948 của Liên hợp quốc. Vì vậy, việc xây dựng nền văn hóa Quyền con người trên toàn thế giới là đóng góp quan trọng nhất cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Ở nước ta, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn là chế định quan trọng của hiến pháp và là đối tượng chủ yếu của nền hiến pháp dân chủ, hiến pháp xã hội chủ nghĩa . Đảng và nhà nước ta đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về học thuyết quyền con người, quyền công dân trong việc soạn thảo, xây dựng, sửa đổi và ban hành Hiến pháp, luật phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn lịch sử. Chính vì thế, vấn đề bảo vệ các quyền của công dân được coi là yêu cầu trung tâm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới đất nước mối quan hệ pháp lí giữa nhà nước và công dân phải được tăng cường, nhà nước phải có biện pháp phù hợp bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh để nhân dân thực sự trở thành “ người chủ”, còn nhà nước chỉ là “phương tiện” để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Trong các bản hiến pháp, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được thể hiện tương đối đầy đủ trên các lĩnh vực chính trị, tự do dân chủ, tự do cá nhân, kinh tế, văn hóa – xã hội. Trong đó nhóm quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó có mối liên hệ mật thiết với từng cá nhân, từng công dân. Trong những năm qua, quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân luôn được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình . Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân ít nhiều không được bảo vệ, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía nhà nước. Yêu cầu khách quan đặt ra xuất phát từ thực tiễn đáp ứng với yêu cầu dân chủ hóa hiện nay đó là những việc mở rộng và đảm bảo cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình về tự do dân chủ và tự do cá nhân. Với những lí do trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân. Thực trạng và giải pháp”. Do kiến thức thực tiễn còn chưa nhiều, tài liệu hạn chế nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất kính mong nhận được sự đóng ghóp ý kiến của các thầy cô trong tổ bộ môn. 2. Mục đích, ý nghĩa của khóa luận: Khóa luận giúp người đọc hiểu rõ hơn về quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do dân chủ, tự do cá nhân thông qua việc phân tích khái niệm, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa và những qui định của pháp luật. Khóa luận làm rõ những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện quyền đồng thời đề ra những giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền của công dân trên thực tế, để quyền làm chủ của công dân được phát huy tối đa. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở và phương pháp phân tích các qui định của pháp luật, tình hình thực tiễn áp dụng và phương pháp tổng hơp, đánh giá những ưu điểm, hạn chế. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp, nghiên cứu thống kê, khảo cứu thực tiễn. Các phương pháp được kết hợp với nhau nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. 4. Bố cục của khóa luận: Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của khóa luận được trình bày trong hai chương: Chương I: Khái quát chung về quyền cơ bản của công dân. Chương II: Nội dung quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân. Thực trạng và giải pháp

doc69 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5696 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Hiểu biết về quyền con người là nền tảng để mỗi người phát triển đầy đủ nhân cách, năng lực của mình và cũng là nền tảng của sự phát triển và tiến bộ của một xã hội. Thế nhưng, "Hàng triệu người sinh ra, rồi chết đi mà không hề biết rằng mình là chủ nhân của các quyền con người..." (Wolfgang Benedek). Kiến thức về quyền con người, quyền công dân quan trọng như vậy cho nên mục tiêu của giáo dục con người phải nhằm "... thúc đẩy sự tôn trọng các quyền cơ bản của con người..." theo Điều 26 của Tuyên ngôn toàn thế giới về Quyền con người, năm 1948 của Liên hợp quốc. Vì vậy, việc xây dựng nền văn hóa Quyền con người trên toàn thế giới là đóng góp quan trọng nhất cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Ở nước ta, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn là chế định quan trọng của hiến pháp và là đối tượng chủ yếu của nền hiến pháp dân chủ, hiến pháp xã hội chủ nghĩa . Đảng và nhà nước ta đã vận dụng một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về học thuyết quyền con người, quyền công dân trong việc soạn thảo, xây dựng, sửa đổi và ban hành Hiến pháp, luật phù hợp với tình hình thực tế trong từng giai đoạn lịch sử. Chính vì thế, vấn đề bảo vệ các quyền của công dân được coi là yêu cầu trung tâm của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đổi mới đất nước mối quan hệ pháp lí giữa nhà nước và công dân phải được tăng cường, nhà nước phải có biện pháp phù hợp bảo đảm đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ vững an ninh để nhân dân thực sự trở thành “ người chủ”, còn nhà nước chỉ là “phương tiện” để nhân dân thực hiện quyền lực của mình. Trong các bản hiến pháp, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được thể hiện tương đối đầy đủ trên các lĩnh vực chính trị, tự do dân chủ, tự do cá nhân, kinh tế, văn hóa – xã hội. Trong đó nhóm quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó có mối liên hệ mật thiết với từng cá nhân, từng công dân. Trong những năm qua, quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân luôn được Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình . Tuy nhiên, vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân ít nhiều không được bảo vệ, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ phía nhà nước. Yêu cầu khách quan đặt ra xuất phát từ thực tiễn đáp ứng với yêu cầu dân chủ hóa hiện nay đó là những việc mở rộng và đảm bảo cho công dân thực hiện quyền cơ bản của mình về tự do dân chủ và tự do cá nhân. Với những lí do trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài “ quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân. Thực trạng và giải pháp”. Do kiến thức thực tiễn còn chưa nhiều, tài liệu hạn chế… nên trong bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, rất kính mong nhận được sự đóng ghóp ý kiến của các thầy cô trong tổ bộ môn. 2. Mục đích, ý nghĩa của khóa luận: Khóa luận giúp người đọc hiểu rõ hơn về quyền cơ bản của công dân trong lĩnh vực tự do dân chủ, tự do cá nhân thông qua việc phân tích khái niệm, nội dung, đặc điểm, ý nghĩa và những qui định của pháp luật. Khóa luận làm rõ những ưu điểm, hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện quyền đồng thời đề ra những giải pháp mang tính khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện quyền của công dân trên thực tế, để quyền làm chủ của công dân được phát huy tối đa. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở và phương pháp phân tích các qui định của pháp luật, tình hình thực tiễn áp dụng và phương pháp tổng hơp, đánh giá những ưu điểm, hạn chế. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, khóa luận còn sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp, nghiên cứu thống kê, khảo cứu thực tiễn. Các phương pháp được kết hợp với nhau nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. 4. Bố cục của khóa luận: Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, nội dung của khóa luận được trình bày trong hai chương: Chương I: Khái quát chung về quyền cơ bản của công dân. Chương II: Nội dung quyền cơ bản của công dân về tự do dân chủ và tự do cá nhân. Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG I Khái quát chung về quyền con người, quyền công dân. Quyền con người (nhân quyền) quyền công dân ( dân quyền ) là vấn đề có lịch sử lâu đời, nội dung rộng lớn, phong phú hết sức phức tạp và nhạy cảm. Trên thế giới, đây là đề tài thường nhật, được bàn đến ở mọi quốc gia dưới nhiều góc độ triết học, luật học, chính trị học, sử học…Ở nước ta, về phương diện lí luận, quyền con người, quyền công dân là một vấn đề mới, cần phải nghiên cứu một cách cơ bản nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, dân chủ hóa và hòa nhập quốc tế. Nhận thức đúng nội dung vấn đề quyền con người, quyền công dân sẽ là cơ sở quan trọng để hoàn thiện pháp luật, bảo đảm nó trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Trước khi trình bày nội dung chính của vấn đề em xin nêu một số vấn đề lí luận chung về quyền con người, quyền công dân. Khái niệm về quyền con người, quyền công dân. Khái niệm quyền con người Con người là một giá trị cao quý và là mục tiêu của bất cứ cuộc cách mạng nào. Chính vì vậy, bảo vệ và phát triển các quyền của con người phải là trọng tâm và đích cuối cùng của mỗi cuộc cách mạng, của mỗi thể chế xã hội tiến bộ. “ Sự không hiểu biết, sự lãng quên hay sự coi thường quyền con người là những nguyên nhân duy nhất của những nỗi bất hạnh công cộng, của tệ hủ bại của các chính phủ”(1) Lời nói đầu Tuyên ngôn ngôn về nhân quyền và dân quyền 1789 . Việc hiểu đúng nội dung của các quyền tự do cơ bản của con người theo đúng nghĩa cao quý đã được ghi nhận trong Hiến Chương Liên Hợp Quốc, trong hàng loạt công ước quốc tế và trong hàng loạt Hiến pháp của các quốc gia sẽ giúp mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, không những không tránh né vấn đề quyền con người mà sẽ giúp nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi quốc gia trong việc hợp sức xây dựng những điều kiện bảo đảm thực hiện có. Hiệu quả các quyền này trong phạm vi quốc gia và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại vì hòa bình, hợp tác và ổn định, “ cho con người và vì con người”. Nhất là trong quá trình đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện nay ở nước ta, quan niệm đúng đắn về quyền con người là một bước quan trọng để đi tới mục tiêu vĩ đại đó - mục tiêu phát triển và hoàn thiện con người. Trong lịch sử nhân loại, quyền con người thoạt tiên được coi là những quyền thiêng liêng và không thể tách rời của con người do trường phái luật tự nhiên đề xướng. Sau đó, quyền con người ngày càng được xã hội hóa, được các quốc gia và các cộng đồng quốc tế ghi nhận và bảo vệ bằng các quy phạm pháp luật - đặc biệt là bằng các quy phạm của luật hiến pháp và các quy phạm của điều ước quốc tế. Thí dụ, trong hàng loạt các Hiến pháp từ xa xưa đã từng bước ghi nhận quyền con người, cần phải biết đến Hiến chương vĩ đại của tự do của nước Anh được ban hành vào ngày 13\6\1215, Luật bảo vệ thi thể con người được nghị Viện Anh thông qua năm 1689. Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ; Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của nước Pháp.v.v. Cho đến tuyên ngôn độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2-9-1945 khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ đó đến nay, toàn bộ các bản Hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng phát triển và hoàn thiện ghi nhận các quyền con người, Điều 50, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 ghi nhận:” Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện các quyền ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Cùng với các quy phạm pháp luật trong nước, các quy phạm pháp luật quốc tế ngày càng tham gia một cách tích cực và hữu hiệu vào việc bảo vệ và phát triển quyền con người. Thí dụ, Hiến chương Liên hợp quốc ngày 26/6/1945, Tuyên ngôn về quyền con người ngày 10/12/1948, các công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa về các quyền dân sự và chính trị ngày 16/12/1966, v.v… Chỉ tính riêng từ năm 1949 đến nay, Liên hợp quốc đã lần lượt ban hành các điều ước quốc tế về quyền con người ( trên 50 bản). Quyền con người là một phạm trù phức tạp, đa dạng biểu hiện các đặc điểm và thuộc tính quan trọng của nhân cách. Vì vậy đưa ra một định nghĩa về quyền con người dưới hình thức cô đọng mà nêu bật được thuộc tính và đặc điểm cơ bản, quan trọng nhất của con người là một điều khó. Khoa học luật quốc tế nói chung và khoa học luật quốc tế từ trước đến nay cũng chưa đưa ra một định nghĩa đầy đủ về quyền con người.. Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy LHQ về Quyền con người thì: "Quyền con người là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự cho phép và tự do cơ bản của con người". Cho nên có thể định nghĩa về quyền con người như sau: Quyền con người là khả năng của con người được bảo đảm bằng pháp luật ( luật quốc tế và luật quốc gia) về sử dụng và chi phối các phúc lợi xã hội, các giá trị vật chất, văn hóa và tinh thần, sử dụng quyền tự do trong xã hội trong phạm vi luật định về các quyền quyết định các hoạt động của mình và của người khác dựa trên cở sở pháp luật. Trong đó, bao gồm các quyền sống, quyền tự do và mưu cầu hạnh phúc. Quyền sống nghĩa là cá nhân có quyền nuôi sống mình bằng công việc của chính mình (ở bất cứ trình độ kinh tế nào, ở mức khả năng cá nhân cho phép); chứ không có nghĩa là những người khác phải cung cấp cho cá nhân đó các thứ cần để sống. Khi người ta đấu tranh vì quyền con người cũng tức là đấu tranh cho tự do của con người. Và ngược lại khi đấu tranh cho tự do cũng chính là đấu tranh cho quyền con người. Tất nhiên, cần phải hiểu tự do ở đây là tự do chân chính. Song, thế nào là tự do chân chính? Để trả lời câu hỏi đó phải xem xét vấn đề một cách cụ thể, trong hoàn cảnh cụ thể. Trước hết, đó là sự tự do trong xã hội, gắn với một xã hội cụ thể mà người ta đang sống. Do đó, những hành vi chạy theo dục vọng và nhu cầu bản năng, động vật, bất chấp nội quy tắc xã hội, không thể là tự do chân chính. Sau nữa, chỉ là tự do khi tự do của người này không xâm phạm đến tự do của người khác. Điều 4 trong Hiến pháp 1791 của Cộng hoà Pháp có ghi : "Tự do là có thể làm mọi cái không hại cho người khác. Cho nên, việc thực hiện các quyền tự nhiên của mỗi người chỉ có giới hạn là việc bảo đảm cho những thành viên khác của xã hội cũng được hưởng chính những quyền ấy". Trong bất kỳ xã hội nào cũng vậy, muốn có tự do chân chính cho mỗi cá nhân, nghĩa là bảo đảm quyền con người cho mỗi con người, cần phải có hai tiền đề. Thứ nhất, pháp luật, các quy tắc chung của xã hội phải là sản phẩm, là sự thể hiện ý chí chung của xã hội. Chỉ có như thế nó mới xứng đáng là "Kinh thánh của tự do của nhân dân"(1) C.Mác, F. Engen. Toàn tập, t.I. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978, tr.85 . Thứ hai, mỗi cá nhân phải nhận thức được pháp luật hay nói cách khác là nhận thức được những "tất yếu xã hội" quy định trong luật pháp, và điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với những quy định đó. Con người có quyền mưu cầu hạnh phúc, nghĩa là con người có quyền tìm kiếm hạnh phúc cho mình. Đúng vậy, thực tế cho thấy hạnh phúc không tự dưng đến với ta mà ta chẳng có chút công sức gì. Lắm lúc người ta bỏ ra rất nhiều công sức để tìm kiếm hạnh phúc. Ai cũng vậy nếu chúng ta khôn khéo thì việc tìm kiếm hạnh phúc sẽ trở nên dễ dàng hơn và ngược lại. Một điều chắc chắn nữa là nếu ta không có sự chủ động tìm kiếm hạnh phúc thì sẽ chẳng bao giờ có hạnh phúc hay ta chẳng thể nào cảm nhận được hạnh phúc. Tuy nhiên, việc tìm kiếm hạnh phúc như thế nào ? Việc tìm kiế phúc phải có sự tiêu hao sức lực hay tiền của nhất định. Sự tiêu hao này phải là không thiệt hại gì thậm chí là tốt hơn khi ta có hạnh phúc, ta có thể hiểu nôm na là "Thả con tép câu con tôm". Như vậy, hạnh phúc là sự phát triển bền vững. Việc tìm kiếm hạnh phúc mà bất chấp mọi giá là vô cùng nguy hiểm vì đó là sự mất mát quá lớn không thể bù đắp và sẽ có tác dụng ngược. Việc tìm kiếm hạnh phúc nói chung phải tuân theo các chuẩn mực đạo đức xã hội ( nói cách khác là theo chân lý và chính nghĩa ) thì mới có hiệu quả. Khái niệm quyền cơ bản của công dân Khái niệm công dân Trong xã hội, con người luôn tồn tại trong mọi mối quan hệ với người khác và chịu tác động, ảnh hưởng của môi trường xã hội. Mỗi chế độ xã hội đều có các cá nhân là những con người chịu sự chi phối của điều kiện chính trị, kinh tế, đời sống xã hội, hoàn cảnh xã hội và trình độ văn minh của xã hội ấy. Trong xã hội có giai cấp mỗi cá nhân đều thuộc về một giai cấp, tầng lớp nhất định. Bất kì Nhà nước nào và bất kì thời đại nào, giai cấp thống trị nắm Nhà nước luôn tìm mọi cách tách động vào cá nhân nhằm tạo ra một mẫu người phù hợp với mong muốn lợi ích của giai cấp mình, của thời đại mình đang thống trị. Con người trong thời đại có Nhà nước luôn có mối liên hệ, quan hệ với Nhà nước. Quan hệ đó được thiết lập trên cơ sở pháp luật quy định về các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong quan hệ. Con người đó trở thành công dân của Nhà nước. Như vậy, trong mối quan hệ giữa một các nhân và một Nhà nước nhất định, khoa học pháp lý hình thành nên khái niệm công dân. Vậy công dân là gì? Công dân là cá nhân trong quan hệ với Nhà nước và pháp luật, là sự xác định về mặt pháp lý một thể nhân thuộc về một Nhà nước nhất định. Nhờ sự xác định này mà con người có các quyền do Nhà nước ghi nhận, được Nhà nước bảo đảm, bảo hộ các quyền, lợi ích ở trong nước cũng như khi ở nước ngoài và phải làm các nghĩa vụ công dân đối với nhà nước. Ngược lại, Nhà nước có những quyền yêu cầu công dân của mình thực hiện các nghĩa vụ công dân và Nhà nước có những nghĩa vụ đối với công dân của mình. Khái niệm công dân ra đời từ lâu trong lịch sử nhưng nó chỉ trở thành thuật ngữ pháp lý khi Nhà nước tư sản ra đời và được sử dụng rộng rãi trong xã hội tư sản và xã hội xã hội chủ nghĩa. Nó thể hiện mối quan hệ pháp lý đặc thù giữa Nhà nước với một số người nhất định, xác định địa vị pháp lý của cá nhân trong Nhà nước và xã hội. Nhờ khái niệm công dân mà chúng ta xách định được những quyền mà công dân được hưởng, những nghĩa vụ mà công dân phải thực hiện đối với Nhà nước của mình và ngược lại, Nhà nước cũng có trách nhiệm đảm bảo cho các quyền của công dân được thực hiện, đồng thời yêu cầu công dân thực hiện nghĩa vụ đối với mình. So với khái niệm cá nhân thì khái niệm công dân hẹp hơn, bởi cá nhân bao gồm cả những người là công dân và những người không phải là công dân. Và trong một quốc gia thì không chỉ có công dân của quốc gia đó mà còn có thể có công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, thậm chí có người mang nhiều quốc tịch. Hay nói cách khác không phải mọi cá nhân sinh sống trên lãnh thổ của một quốc gia đều được coi là công dân của quốc gia đó. Một cá nhân muốn trở thành công dân thì cần những điều kiện nhất định. Những điều kiện đó có thể giống hoặc khác nhau tùy thuộc vào pháp luật của từng quốc gia nhất định. Điều 49 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định:” Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt nam”. Như vậy, thì theo quy định này thì điều kiện để một người trở thành công dân Việt Nam là người đó phải có quốc tịch Việt Nam. Hay nói cách khác ai có quốc tịch Việt Nam thì người đó là công dân Việt Nam. Quốc tịch là trạnh thái pháp lý xác định một cá nhân thuộc về một Nhà nước nhất định và là tiền đề pháp lý cần thiết để một cá nhân có thể hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ mà pháp luật của Nhà nước đó quy định. Theo quy định tại Điều 1 Luật Quốc tịch 2008 thì: “Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam” Qua đó có thể thấy khái niệm công dân gắn liền với khái niệm quốc tịch; muốn xác định người nào đó có phải là công dân Việt Nam hay không thì phải xem họ có quốc tịch Việt Nam hay không. Quốc tịch Việt Nam là căn cứ duy nhất để xác định một người nào đó là công dân Việt Nam. Theo quy định của Luật Quốc tịch 2008 thì những trường hợp được hưởng quốc tịch Việt Nam đó là: Được nhập quốc tịch Việt Nam; được trở lại quốc tịch Việt Nam; trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam, quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là người không quốc tịch nhưng thường xuyên cư trú ở Việt Nam, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam.. Các trường hợp khác được quy định tại Điều 35 và Điều 37 Luật Quốc tịch. Có thể nói, việc đặt ra khái niệm công dân có một ý nghĩa rất quan trọng. Điều này thể hiện, nếu là công dân của một Nhà nước thì người đó được hưởng đầy đủ các quyền và phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ mà Nhà nước đó quy định. Còn những người không phải là công dân của nước sở tại thì quyền và nghĩa vụ của họ bị hạn chế trong một số lĩnh vực như: họ không có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; không có quyền bầu cử; ứng cử; họ cũng không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân,… Mặt khác, khái niệm công dân thể hiện mối quan hệ pháp lý có tính chất đặc biệt, tồn tại trong cả trường hợp công dân Việt Nam đã ra nước ngoài sinh sống nhưng vẫn còn mang quốc tịch Việt Nam. Việc sinh sống ở trong hay ngoài nước sẽ không ảnh hưởng đến tư cách công dân khi họ vẫn mang quốc tịch Việt Nam. Tóm lại việc xác định một người có quốc tịch Việt Nam liên quan trực tiếp đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của họ trong mối quan hệ với Nhà nước Việt Nam. 2.2. Khái niệm quyền cơ bản của công dân Mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân chủ yếu được thể hiện thông qua quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Tổng thể các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân tạo nên quy chế pháp lý công dân. Quy chế pháp lý của công dân bao gồm nhiều chế định khác nhau: như vấn đề quốc tịch, năng lực pháp luật và nămg lực hành vi của công dân, các nguyên tắc pháp lý của quy chế pháp lý của công dân, các quyền tự do và nghĩa vụ pháp lí của công dân, các biện pháp bảo đảm để quyền, nghĩa vụ công dân được thể hiện trong thực tế… Mỗi chế định điều chỉnh một mặt trong địa vị pháp lý của công dân. Địa vị pháp lý của công dân mỗi nước khác nhau là khác nhau vì chúng bị chi phối bởi điều kiện kinh tế- xã hội của Nhà nước đó. Điều này liên quan đến các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân giữa các nước có điều kiện kinh tế phát triển với các nước có nền kinh tế chậm phát triển. Tư cách công dân đã tạo cho công dân một địa vị pháp lý đặc biệt, một quan hệ đặc biệt với một Nhà nước nhất định, khác với những người không phải là công dân, mối quan hệ đặc biệt đó được thể hiện thành quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Đối với nước ta vấn đề quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân luôn được ghi nhận thành một chương của Hiến pháp. Ngay từ Hiến pháp 1946- bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã dành chương II để quy định về “ nghĩa vụ và quyền lợi công dân”. Những quyền được quy định trong Hiến pháp được gọi là quyền cơ bản và những người có tư cách công dân được Nhà nước quy định cho hưởng những quyền nhất định đó gọi là quyền cơ bản của công dân. Như vậy có thể hiểu quyền cơ bản của công dân là khả năng của mỗi công dân được tự do lựa chọn những hành vi được quy định trong Hiến Pháp và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Từ đó có thể đưa ra định nghĩa: Các quyền cơ bản của công dân là hệ thống các quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp, xuất phát từ quyền công dân và không tách rời nghĩa vụ công dân, biểu hiện mối quan hệ đặc biệt quan trọng giữa công dân và Nhà nước, được Nhà nước bảo đảm trên thực tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu của đời sống công dân và toàn xã hội. Các quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp gọi là các quyền cơ bản trước hết vì nó xác định mối quan hệ cơ bản nhất giữa Nhà nước và công dân. Mặt khác, những quyền này lại được quy định trong đạo
Luận văn liên quan