Từ thời cổ xưa khi thương mại chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi hàng hoá lấy hàng hoá nó đã là một phần không thể thiếu trong xã hội con người, và ngày nay trong xã hội hiện đại, thương mại ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của nó trong sự phát triển của nền kinh tế từ đó nó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh nhân loại.
Trong nhiều năm trở lại đây, khoa học kỹ thuật đã có những bước nhảy vọt thần kì, tiêu biểu là sự phát triển của ngành khoa học máy tính đã đưa con người tiến vào thời đại mới thời đại của công nghệ thông tin kỹ thuật số. Internet là một phần quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự ra đời của mạng Internet đánh dấu một bước ngoặt lớn lao trong lịch sử kinh doanh thương mại. Cùng với những phương tiện điện tử khác, Internet nhanh chóng được áp dụng trong thương mại tạo nên một phương thức thương mại mới: thương mại điện tử. Việc ký kết hợp đồng vì thế cũng đang dần được chuyển từ các phương thức truyền thống sang việc sử dụng sự hỗ trợ của các phương tiện điện tử ngày một nhiều hơn. Việt Nam trong thời kỳ hội nhập không thể tách mình ra khỏi những xu thế chung của thế giới mà cần nắm bắt cơ hội cũng như chuẩn bị cho những thách thức khi tiếp cận hình thức thương mại tiện lợi và cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro này. Nhờ thương mại điện tử, các hợp đồng điện tử được thiết lập và ký kết chỉ trong vòng một thời gian ngắn nhưng nó cũng kéo theo những rủi ro, bất chắc không ngờ tới. Để phòng tránh và đối mặt với những rủi ro có thể mắc phải trong hợp đồng điện tử chúng ta nên đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu những rủi ro ấy từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hữu hiệu nhất giảm thiểu tổn thất về kinh tế.
Chính vì vậy trong phạm vi của khóa luận tốt nghiệp em đã chọn đề tài “Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong hợp đồng điện tử” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu những rủi ro thường gặp trong hợp đồng điện tử và trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp khắc phục.
Do đặc trưng của đề tài nghiên cứu trong bài viết không thể tránh được những từ ngữ mang tính thuật ngữ kỹ thuật. Tuy nhiên người viết sẽ không đi sâu vào giải thích các vấn đề kỹ thuật mà sẽ cố gắng trình bày một cách tổng thể mạch lạc, dễ hiểu nhất dưới góc nhìn của một sinh viên kinh tế.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. Trên cơ sở đó khóa luận được trình bày theo ba chương:
Chương 1: Khái quát về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử
Chương 2: Những rủi ro thường gặp trong hợp đồng điện tử
Chương 3: Giải pháp phòng tránh và hạn chế rủi ro trong hợp đồng điện tử.
78 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3234 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong hợp đồng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Từ thời cổ xưa khi thương mại chỉ đơn thuần là hoạt động trao đổi hàng hoá lấy hàng hoá nó đã là một phần không thể thiếu trong xã hội con người, và ngày nay trong xã hội hiện đại, thương mại ngày càng khẳng định vị trí quan trọng của nó trong sự phát triển của nền kinh tế từ đó nó cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền văn minh nhân loại.
Trong nhiều năm trở lại đây, khoa học kỹ thuật đã có những bước nhảy vọt thần kì, tiêu biểu là sự phát triển của ngành khoa học máy tính đã đưa con người tiến vào thời đại mới thời đại của công nghệ thông tin kỹ thuật số. Internet là một phần quan trọng nhất trong lĩnh vực công nghệ thông tin, sự ra đời của mạng Internet đánh dấu một bước ngoặt lớn lao trong lịch sử kinh doanh thương mại. Cùng với những phương tiện điện tử khác, Internet nhanh chóng được áp dụng trong thương mại tạo nên một phương thức thương mại mới: thương mại điện tử. Việc ký kết hợp đồng vì thế cũng đang dần được chuyển từ các phương thức truyền thống sang việc sử dụng sự hỗ trợ của các phương tiện điện tử ngày một nhiều hơn. Việt Nam trong thời kỳ hội nhập không thể tách mình ra khỏi những xu thế chung của thế giới mà cần nắm bắt cơ hội cũng như chuẩn bị cho những thách thức khi tiếp cận hình thức thương mại tiện lợi và cũng chứa đựng rất nhiều rủi ro này. Nhờ thương mại điện tử, các hợp đồng điện tử được thiết lập và ký kết chỉ trong vòng một thời gian ngắn nhưng nó cũng kéo theo những rủi ro, bất chắc không ngờ tới. Để phòng tránh và đối mặt với những rủi ro có thể mắc phải trong hợp đồng điện tử chúng ta nên đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu những rủi ro ấy từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hữu hiệu nhất giảm thiểu tổn thất về kinh tế.
Chính vì vậy trong phạm vi của khóa luận tốt nghiệp em đã chọn đề tài “Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong hợp đồng điện tử” để nghiên cứu nhằm tìm hiểu những rủi ro thường gặp trong hợp đồng điện tử và trên cơ sở đó đề ra một số giải pháp khắc phục.
Do đặc trưng của đề tài nghiên cứu trong bài viết không thể tránh được những từ ngữ mang tính thuật ngữ kỹ thuật. Tuy nhiên người viết sẽ không đi sâu vào giải thích các vấn đề kỹ thuật mà sẽ cố gắng trình bày một cách tổng thể mạch lạc, dễ hiểu nhất dưới góc nhìn của một sinh viên kinh tế.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh. Trên cơ sở đó khóa luận được trình bày theo ba chương:
Chương 1: Khái quát về thương mại điện tử và hợp đồng điện tử
Chương 2: Những rủi ro thường gặp trong hợp đồng điện tử
Chương 3: Giải pháp phòng tránh và hạn chế rủi ro trong hợp đồng điện tử.
Đây là một đề tài tương đối mới đòi hỏi kiến thức chuyên môn chuyên sâu về kinh tế cũng như kỹ thuật nên chắc chắn khóa luận không tránh khói có những sai sót, khiếm khuyết, rất mong được sự giúp đỡ, chỉ bảo của các thầy cô trong trường và những nhà chuyên môn quan tâm đến thương mại điện tử nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo, Ths.Nguyễn Văn Thoan đã trực tiếp hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận cũng như các thầy, các cô trong ban giám hiệu nhà trường, gia đình đã giúp em hoàn thành khóa luận này.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử là một lĩnh vực mà qua quá trình phát triển có nhiều tên gọi như: “thương mại trực tuyến”(online trade), “thương mại điều khiển học” (cyber trade), “thương mại không giấy tờ”(paperless commerce/trade) nhưng hiểu một cách rộng nhất theo luật mẫu về thương mại điện tử của ủy ban Liên Hợp Quốc về luật thương mại quốc tế (UNCITRAL) và ủy ban châu Âu thì thương mại điện tử bao gồm nhiều hành vi trong đó có hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính), các hoạt động truyền thống (như chăm sóc sức khỏe , giáo dục) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo)
Các phương tiện truyền thông điện tử bao gồm: máy điện thoại, máy fax, truyền hình, các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử, các mạng nội bộ (intranet), mạng ngoại bộ (extranet) và mạng toàn cầu internet.
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như tổ chức thương mại thế giới WTO, tổ chức hợp tác phát triển kinh tế OECD đưa ra khái niệm thương mại điện tử theo hướng này. Thương mại điện tử được nói đến ở đây là hình thức mua bán hàng hóa được bày tại các trang web trên Internet với phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện qua mạng Internet không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax, telex…
Như vậy nói theo nghĩa rộng thương mại điện tử xuất hiện từ khá lâu còn với nghĩa hẹp thương mại điện tử chỉ ra đời khi mạng Internet được phổ biến. Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng nghĩa là bao gồm cả mạng Internet và các phương tiện điện tử khác.
1.1.2 Phân loại thương mại điện tử
Thương mại điện tử có thể được phân loại theo đối tượng tham gia
Người tiêu dùng
C2C (Consumer-To-Comsumer) Người tiêu dùng với người tiêu dùng
C2B (Consumer-To-Business) Người tiêu dùng với doanh nghiệp
C2G (Consumer-To-Government) Người tiêu dùng với chính phủ
Doanh nghiệp
B2C (Business-To-Consumer) Doanh nghiệp với người tiêu dùng
B2B (Business-To-Business) Doanh nghiệp với doanh nghiệp
B2G (Business-To-Government) Doanh nghiệp với chính phủ
B2E (Business-To-Employee) Doanh nghiệp với nhân viên
Chính phủ
G2C (Government-To-Consumer) Chính phủ với người tiêu dùng
G2B (Government-To-Business) Chính phủ với doanh nghiệp
G2G (Government-To-Government) Chính phủ với chính phủ
1.2 Tổng quan về hợp đồng điện tử.
1.2.1 Khái niệm hợp đồng điện tử
Theo UCITA (Uniform Computer Information Transactions Act): Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập toàn bộ hoặc một phần bằng các phương tiện điện tử bởi hai hay nhiều bên.
Điều 11 luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL 1996 (The United Nations Commission on International Trade Law): hợp đồng điện tử được hiểu là hợp đồng được hình thành thông qua việc sử dụng các phương tiện điện tử.
Theo chỉ thị của ủy ban châu Âu về thương mại điện tử: Hợp đồng điện tử là hợp đồng liên quan đến việc cung cấp hàng hóa dịch vụ giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng thông qua một hệ thống dịch vụ được cung cấp bởi người bán.
Theo điều 33, luật giao dịch điện tử Việt Nam 2005, “hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định của luật này”. Trong đó theo điều 4-12 “thông điệp dữ liệu” theo luật này là “thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử” và theo điều 4-10 “phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự”
1.2.2 Vai trò của hợp đồng điện tử
a) Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian thực hiện giao kết hợp đồng
Quá trình giao kết hợp đồng có rất nhiều bước như tìm hiểu đối tác, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, hỏi hàng, chào hàng, chấp nhận chào hàng, đàm phán, sửa đổi các điều khoản trong hợp đồng, ký kết, lưu trữ.Với một hợp đồng được thực hiện theo phương thức truyền thống, các bên sẽ phải mất khá nhiều thời gian cho các khâu đi lại đàm phán, soạn thảo, in ấn giấy tờ, thời gian chờ chuyển các giấy tờ, liên lạc giữa các bên. Đặc biệt trong buôn bán ngoại thương, khoảng cách địa lý giữa các bên lớn thì thời gian đi lại cũng như trao đổi các giấy tờ của các bên lại càng là một trở ngại.
Vì vậy nên so với giao kết hợp đồng theo cách truyền thống, hợp đồng điện tử đã trở thành một giải pháp hữu hiệu giúp các bên tham gia tiết kiệm thời gian bởi các giao dịch và trao đổi giấy tờ thông tin được thực hiện nhanh chóng chỉ sau nhưng thao tác bấm nút và click chuột.
Theo các cuộc thăm dò cho thấy hợp đồng điện tử giúp tiết kiệm 80% thời gian để ký kết. Giao dịch qua Internet chỉ tiêu tốn một lượng thời gian bằng 7% giao dịch qua fax, và bằng khoảng 0,05% thời gian giao dịch bưu điện1
b) Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí khi thực hiện giao kết hợp đồng
Quay trở lại với phương thức giao kết hợp đồng truyền thống và giả định là việc giao kết hợp đồng không có sự hỗ trợ nào của phương tiện điện tử, một doanh nghiệp ở một nước muốn tiến hành đàm phán, chào hàng, hỏi hàng, hay tìm hiểu và đi đến ký kết một hợp đồng với một doanh nghiệp ở một nước khác các bên sẽ phải tiêu tốn một khoản không nhỏ cho các chi phí đi lại cũng như các chi phí trao đổi thông tin giấy tờ đó. Với việc thực hiện giao kết hợp đồng điện tử, chỉ bằng những cú click chuột doanh nghiệp có thể ở tại văn phòng mình liên lạc và trao đổi cũng như ký kết hợp đồng với một hoặc nhiều doanh nghiệp ở nhiều nơi khác nhau. Nói cách khác, hợp đồng điện tử thay thế các cuộc gặp gỡ trực tiếp với nhà cung cấp, khách hàng, giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên đơn giản tiện dụng và từ đó giúp doanh nghiệp giảm được chi phí giao dịch một cách đáng kể.
Theo các cuộc điều tra cho thấy chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% chi phí giao dịch qua fax hay qua bưu điện, chuyển phát nhanh, chi phí thanh toán điện tử qua Internet bằng 10-20% chi phí thanh toán theo lối thông1 thường. Thư điện tử, hội thảo qua mạng, hoặc điện thoại có sự can thiệp của Internet cũng dễ sử dụng và rẻ hơn đặc biệt với các bên giao kết ở xa nhau. Để cụ thể hơn dưới đây là bảng chi phí tiết kiệm được khi thương mại điện tử được áp dụng ở một số ngành công nghiệp năm 2006 với những ngành tiết kiệm được rất nhiều chi phí như thiết bị điện tiết kiệm được cao nhất 39% chi phí, vận tải hàng không (20%), sản phẩm từ gỗ (25%) …
Bảng 1: Chi phí được tiết kiệm khi áp dụng thương mại điện tử
Ngành công nghiệp
Chi phí được tiết kiệm (%)
Công nghiệp hàng không
11
Hóa chất
10
Than đá
2
Viễn thông
5-15
Thiết bị điện
29-39
Thức ăn
3-5
Sản phẩm từ gỗ
15-25
Vận tải hàng không
15-20
Y tế
5
Bảo hiểm nhân thọ
12-19
Cơ khí
22
Quảng cáo và truyền thông
10-15
Dịch vụ bảo dưỡng và sửa chữa
10
Dầu và gas
5-15
Giấy
6
Thép
17
Nguồn: GS.TS Nguyễn Thi Mơ, 2006,
“Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử”
c) Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế đang mở ra cho các quốc gia nhiều cơ hội và thách thức mà nói đến kinh tế quốc tế với môi trường cạnh tranh khốc liệt, bất cứ doanh nghiệp nào cũng không thể phủ định tầm quan trọng của “tốc độ”. Tốc độ ở đây là tốc độ giao dịch, tốc độ tìm hiểu đối tác, tìm hiểu thị trường mới. Bỏ qua điều này tức là doanh nghiệp sẽ dần đánh mất đi cơ hội của mình trên trường quốc tế và hợp đồng điện tử một lần nữa lại chứng tỏ được sự hữu hiệu của mình.
Bên cạnh đó việc tiết kiệm được chi phí đã phân tích ở trên cũng là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp giảm chi phí kinh doanh nói chung và từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Một điều không thể không nhắc đến nữa đó là với sự trợ giúp của phương tiện điện tử doanh nghiệp có thể trao đổi thông tin và giao dịch với nhiều đối tác ở nhiều nơi khác nhau trong thời gian ngắn nên giao kết hợp đồng điện tử sẽ rất thuận lợi giúp doanh nghiệp rút ngắn khoảng cách địa lý và vì thế tận dụng được tối đa các cơ hội kinh doanh không chỉ trong phạm vi lãnh thổ quốc gia mà trên phạm vi toàn thế giới.
1.2.3 Phân loại hợp đồng điện tử
a) Căn cứ theo tính chất mối quan hệ
Hợp đồng đơn phương
Đây là loại hợp đồng mà theo đó bên bán sẽ cam kết và chịu trách nhiệm với khách hàng, còn khách hàng có nghĩa vụ thực hiện đúng chỉ dẫn. Khách hàng có quyền khiếu nại đòi bồi thường nếu đã làm đúng chỉ dẫn mà sai sót vẫn xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng. Ngược lại nếu không làm đúng chỉ dẫn khách hàng sẽ mất quyền khiếu nại. Ví dụ về hợp đồng đơn phương có thể kể đến là các hợp đồng quảng cáo trực tuyến, hợp đồng lắp đặt dịch vụ Internet…
Hợp đồng song phương:
Hợp đồng song phương là loại hợp đồng mà có sự cam kết của cả hai bên mua và bán. Với hợp đồng thương mại điện tử, hợp đồng song phương có thể được thực hiện qua Web, mail, fax v..v.. So với hợp đồng đơn phương, hợp đồng song phương phổ biến hơn.
b) Căn cứ theo hình thức của hợp đồng
Hợp đồng bằng văn bản
Theo điều 6 luật mẫu về thương mại điện tử của ủy ban liên hợp quốc về thương mại quốc tế: một thông tin được coi là văn bản nếu thông tin hàm chứa trong đó có thể truy cập được để sử dụng vào mục đích tham chiếu sau này. Các thông tin có thể hàm chứa một nghĩa vụ bắt buộc hoặc của một hệ quả pháp lý nào đó. Trong các hình thức của văn bản có thể là: hình thức viết do hai bên thực hiện, điện báo, fax, email, và các hình thức khác như web, smart card,…
Hợp đồng điện tử sẽ liên quan đến các hình thức có sự tham gia của phương tiện điện tử mà theo như điều 6 nêu trên là gồm các hình thức: email, fax, và các hình thức khác.
Hợp đồng phi văn bản
Hợp đồng miệng (điện thoại …), dùng nhân chứng chứng mình là những ví dụ về loại hình hợp đồng phi văn bản. Luật thương mại Việt Nam 2005 không thừa nhận hình thức hợp đồng này đối với mua bán ngoại thương: “mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương” (điều 27). Tuy nhiên trong mua bán hàng hóa thông thường “hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể” (điều 24). Với thương mại điện tử, hợp đồng phi văn bản không được chấp nhận.
c) Căn cứ vào kết cấu hợp đồng:
Hợp đồng tiêu chuẩn (Standard contract clause): Các điều khoản có sẵn và có thể sử dụng lại mà không cần thay đổi
Hợp đồng mẫu (Contract templates): Trong hợp đồng có một số các điều khoản và một số mục để trống để các bên thỏa thuận trong từng trường hợp cụ thể.
Hợp đồng mẫu tiêu chuẩn: là hợp đồng được một bên soạn sẵn và phía đối tác phải bắt buộc theo.
1.2.4 Quy trình giao kết hợp đồng điện tử
a) Khái niệm giao kết hợp đồng điện tử:
Theo luật giao dịch điện tử Việt Nam, giao kết hợp đồng điện tử là việc sử dụng thông điệp dữ liệu để tiến hành một phần hoặc toàn bộ giao dịch trong quá trình giao kết hợp đồng.
b) Quy trình giao kết hợp đồng điện tử
Cũng giống như thương mại truyền thống, hợp đồng điện tử cũng có hai bước chính là chào hàng và chấp nhận chào hàng. Hợp đồng sẽ được giao kết khi chào hàng của bên chào hàng được chấp nhận.Thông tư 09/2008/TT-BCT: “Nếu một website thương mại điện tử có chức năng đặt hàng trực tuyến cho từng hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể được giới thiệu trên website đó, thì các thông tin giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản liên quan được xem là thông báo về đề nghị giao kết hợp đồng của thương nhân sở hữu hàng hóa hoặc dịch vụ đó”. Như vậy một đề nghị giao kết hợp đồng ở dạng thông điệp dữ liệu trên một hệ thống thông tin không hướng tới một đối tượng cụ thể, nhưng có thể truy cập tới và đặt hàng được coi là một đề nghị mua hàng, trừ trường hợp đề nghị đó thể hiện ý chí của bên ra đề nghị không muốn như vậy”. Một website bán hàng trực tuyến khi đã hiển thị đầy đủ thông tin về sản phẩm, giá cả, hiệu lực, phương thức giao hàng, thanh toán… đã được coi là một chào hàng
Đáp lại chào hàng của bên chào hàng, khách hàng được coi là chấp nhận chào hàng khi vào xem web sử dụng các giỏ hàng trực tuyến để đặt hàng, cung cấp các thông tin cá nhân (như tên, địa chỉ, điện thoại, số tài khoản) và click chuột vào những nút mua hàng, đặt mua., đồng ý các điều khoản mà hợp đồng mẫu của website cung cấp (Mục II thông tư 09/2008/TT-BCT).
Tuy nhiên với hợp đồng truyền thống các bên sẽ phải tiến hành các bước chào hàng, đàm phán, chấp nhận chào hàng v.v.. một cách trực diện. Với hợp đồng điện tử các bên không cần thiết phải gặp mặt mà hầu hết các bước trước khi tiến đến ký kết hợp đồng điện tử sẽ được thực hiện thông qua mạng máy tính và các phương tiện điện tử mà chủ yếu là các hợp đồng thực hiện qua website và email. Dưới đây là các bước cơ bản khi mua hàng trên website và email.
b 1) các bước mua hàng và thanh toán trên website
Bước 1: Chọn lựa hàng hóa
Khách hàng truy cập website của nhà cung cấp dịch vụ, và chọn lựa hàng hóa, dịch vụ
Bước 2: Đặt hàng
Sau khi chọn lựa xong các sản phẩm cần mua, người mua sẽ thực hiện bước đặt hàng bằng cách điền các thông tin chi tiết như nhà cung cấp yêu cầu bao gồm:
Thông tin cá nhân
Phương thức, thời gian giao hàng
Phương thức, thời gian thanh toán
Bước 3: Kiểm tra thông tin hóa đơn
Hệ thống website sẽ hiển thị hóa đơn mua hàng để người mua kiểm tra thông tin trên hóa đơn. Nếu thông tin chính xác, người mua sẽ tiến hành xác nhận để chuyển sang bước thanh toán.
Bước 4: Thanh toán
Nếu website chấp nhận thanh toán trực tuyến, người mua có thể hoàn thành việc thanh toán ngay trên website với điều kiện người mua sở hữu các loại thẻ mà nhà cung cấp chấp nhận. Hầu hết website thương mại điện tử ở Việt Nam chấp nhận các loại thẻ tín dụng và ghi nợ mang thương hiệu Visa, MasterCard. Người mua điền thông tin thẻ để hoàn thành thanh toán:
Số thẻ
Ngày hết hạn
CVV
Thông tin khác tùy theo yêu cầu của ngân hàng phát hành
Bước 5: Xác nhận đặt hàng
Hệ thống website sẽ gửi email xác nhận đơn hàng vào email của người mua. Nhà cung cấp sẽ liên hệ với người mua để hoàn thành nghiệp vụ giao hàng.
Trong các bước trên sau các bước đặt hàng, kiểm tra thông tin, đồng ý chấp nhận và hệ thống web xác nhận đơn đặt hàng, hợp đồng mua bán coi như được hình thành giữa người mua và người bán. Cách giao dịch này thường phổ biến trong hình thức B2C.
b2. Các bước giao kết hợp đồng qua email
Đối với những hợp đồng có giá trị lớn, và không thể thực hiện trực tiếp qua website như đã nêu ở trên. Các bên sau khi lựa chọn hàng hóa và thống nhất đi đến ký kết hợp đồng, một bên có thể soạn hợp đồng và gửi thông điệp dữ liệu này đến cho bên đối tác qua email. Hình thức này thường diễn ra giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và phổ biến trong hình thức B2B. So với hình thức mua hàng qua website như trên các bước cơ bản trong quá trình giao kết hợp đồng điện tử này cũng gồm hai bước chính là chào hàng và chấp nhận chào hàng nhưng thông qua nhiều bước đàm phán hơn cụ thể có thể lấy ví dụ như sau: Đầu tiên công ty A gửi chào hàng đến công ty B. Công ty B sau đó yêu cầu xem catalogue và hỏi công ty A về một số mặt hàng cụ thể. Công ty A giải đáp các thắc mắc của công ty B và gửi báo giá các mặt hàng. Nếu không chấp nhận giá, hai bên có thể thỏa thuận thêm. Trường hợp chấp nhận giá, công ty B có thể yêu cầu xem hàng mẫu và tiếp theo ông ty A gửi hàng mẫu cho công ty B. Công ty B chấp nhận và hợp đồng được ký kết.
Trên đây là những bước cơ bản khi giao kết hợp đồng điện tử. Trong thực tế có thể các bước này đều diễn ra nhưng cũng có thể có một số bước diễn ra, một số bước không diễn ra nhưng tựu chung là trong một giao dịch nào cũng phải có sự đồng thuận của hai bên cùng nhất trí và thực hiện những cam kết mình đã đề ra.
1.2.5 Thời điểm hình thành hợp đồng điện tử
Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm người chào hàng nhận được trả lời chấp nhận chào hàng. Tuy nhiên thế nào là thời điểm nhận được chấp nhận chào hàng còn tùy thuộc vào quan điểm áp dụng của mỗi nước. Hiện nay trên thế giới tồn tại các nguyên tắc chủ yếu:
Nguyên tắc tiếp thu