Trong tất cả các nhu cầu của con người từ xưa đến nay, nhu cầu về lương thực là thiết yếu nhất. Thời đại nào con người cũng cần có lương thực. Từ buổi bình minh của loài người, khi con người phải từng ngày, từng giờ tìm kiếm cái ăn, cho đến thời đại ngày nay, thời mà có thể nói đa phần nhân loại được đảm bảo về lương thực thì nó vẫn là đòi hỏi cấp bách nhất. Nói như vậy để thấy được vai trò to lớn của cây lúa - một loại cây cung cấp lương thực quan trọng của loài người.
Theo thống kê của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) năm 2001 sản lượng lúa gạo có thể duy trì sự sống cho 3260 triệu người, chiếm trên 53% dân số thế giới. Điều đó chứng tỏ vai trò của lúa gạo trong cơ cấu lương thực của thế giới và trong đời sống kinh tế quốc tế. Tuy sản lượng thấp hơn sản lượng lúa mì một ít nhưng nó đang nuôi sống hơn một phần hai dân số thế giới, gần một nửa dân số thế giới được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực khác.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống trồng lúa nước lâu đời. Cây lúa đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như ghi đậm dấu ấn trong nền văn hoá của cư dân nước Việt. Ngay từ thời đại Hùng Vương, nghề trồng lúa nước đã đóng vai trò quan trọng, được thể hiện lên trống đồng Ngọc Lũ với hình ảnh người con trai và người con gái đang giã gạo. Theo năm tháng nghề trồng lúa nước Việt Nam phát triển dần từ thấp đến cao. Đến nay vào đầu thế kỷ XXI nó đã đạt đến trình độ hiện đại với năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt bậc so với trước đây. Cây lúa tiếp tục phát huy vai trò của mình, tạo ra một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Lúa gạo là mặt hàng duy nhất vừa có kim ngạch xuất khẩu lớn, vừa có tính chất truyền thống lâu đời. Bắt đầu xuất khẩu trở lại từ năm 1989, Việt Nam từ một nước nông nghiệp thiếu đói phải nhập khẩu gạo triền miên đã đột biến trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới. Kể từ năm 1997 trở lại đây Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Có được thành tựu đó là do sự kết hợp nhiều yếu tố: chính sách Nhà nước, sự áp dụng khoa học kỹ thuật, sự nổ lực và cố gắng của người nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng.
Với sự mở đường của các chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước, các biện pháp kỷ thuật được ứng dụng một cách sâu rộng trong sản xuất đã góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo. Trong đó giống và công tác giống là khâu then chốt tạo nên bước đột phá, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu giống lúa ở nước ta.
Như chúng ta đã biết, giống là tư liệu sản xuất sống có vị trí đặc bịêt quan trọng trong sản suất nông nghiệp - là điều kiện cần để tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, từ đó mới mang lại hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung và nghề trồng lúa nói riêng. Với sự đóng góp của đội ngũ các nhà khoa học đông đảo, nhiều giống lúa mới ra đời với năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày một nâng cao của thị trường trong và ngoài nước.
Việc tạo ra giống lúa mới là bước đầu trong quá trình đưa giống vào thực tiển sản xuất. Muốn khẳng định được ưu thế của giống lúa mới so với giống lúa hiện có, cũng như khả năng thích nghi của nó với từng tiểu vùng sinh thái khác nhau thì phải thông qua công tác khảo kiểm ngiệm giống tại địa phương. Thực chất của công tác khảo kiểm nghiệm chính là so sánh đánh giá các giống và rút ra kết luận. Quảng Bình là một tỉnh thuần nông, diện tích trồng lúa khá nhỏ hẹp 474.000 ha, so với khu vực Bắc Trung Bộ là 6.946.000 ha (2003). Năng suất lúa của tỉnh vẫn còn thấp so với năng suất bình quân khu vực Bắc Trung Bộ (46,3 tạ/ha) và cả nước. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do điều kiện thời tiết khí hậu bất thường ở miền Trung, sự thiếu phổ biến tiến bộ kỷ thuật vào canh tác ở nhiều vùng, nhưng quan trọng hơn cả là hạn chế trong công tác giống. Mặc dù đã có nhiều đầu tư cho công tác giống, nhưng hiện tại công tác này vẫn còn thiếu và yếu về nguồn lực, cơ sở vật chất. Nhiều nơi bà con nông dân vẫn trồng đi trồng lại một hay hai giống trong thời gian dài. Cho nên vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác du nhập, khảo nghiệm, đưa vào sản xuất những giống mới có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, tính chống chịu khá, phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương, đáp ứng được lòng mong mỏi của người nông dân.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "So sánh một số giống lúa có triển vọng trong vụ đông xuân 2004-2005 tại trại giống lúa Phúc Lý-Bố Trạch-Quảng Bình".
56 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3412 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận So sánh một số giống lúa có triển vọng trong vụ đông xuân 2004-2005 tại trại giống lúa Phúc Lý-Bố Trạch-Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề
Trong tất cả các nhu cầu của con người từ xưa đến nay, nhu cầu về lương thực là thiết yếu nhất. Thời đại nào con người cũng cần có lương thực. Từ buổi bình minh của loài người, khi con người phải từng ngày, từng giờ tìm kiếm cái ăn, cho đến thời đại ngày nay, thời mà có thể nói đa phần nhân loại được đảm bảo về lương thực thì nó vẫn là đòi hỏi cấp bách nhất. Nói như vậy để thấy được vai trò to lớn của cây lúa - một loại cây cung cấp lương thực quan trọng của loài người.
Theo thống kê của Tổ chức nông lương Liên hợp quốc (FAO) năm 2001 sản lượng lúa gạo có thể duy trì sự sống cho 3260 triệu người, chiếm trên 53% dân số thế giới. Điều đó chứng tỏ vai trò của lúa gạo trong cơ cấu lương thực của thế giới và trong đời sống kinh tế quốc tế. Tuy sản lượng thấp hơn sản lượng lúa mì một ít nhưng nó đang nuôi sống hơn một phần hai dân số thế giới, gần một nửa dân số thế giới được đảm bảo bằng lúa mì và các loại lương thực khác.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống trồng lúa nước lâu đời. Cây lúa đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội cũng như ghi đậm dấu ấn trong nền văn hoá của cư dân nước Việt. Ngay từ thời đại Hùng Vương, nghề trồng lúa nước đã đóng vai trò quan trọng, được thể hiện lên trống đồng Ngọc Lũ với hình ảnh người con trai và người con gái đang giã gạo. Theo năm tháng nghề trồng lúa nước Việt Nam phát triển dần từ thấp đến cao. Đến nay vào đầu thế kỷ XXI nó đã đạt đến trình độ hiện đại với năng suất, chất lượng và hiệu quả vượt bậc so với trước đây. Cây lúa tiếp tục phát huy vai trò của mình, tạo ra một mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam. Lúa gạo là mặt hàng duy nhất vừa có kim ngạch xuất khẩu lớn, vừa có tính chất truyền thống lâu đời. Bắt đầu xuất khẩu trở lại từ năm 1989, Việt Nam từ một nước nông nghiệp thiếu đói phải nhập khẩu gạo triền miên đã đột biến trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới. Kể từ năm 1997 trở lại đây Việt Nam là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới, chỉ sau Thái Lan. Có được thành tựu đó là do sự kết hợp nhiều yếu tố: chính sách Nhà nước, sự áp dụng khoa học kỹ thuật, sự nổ lực và cố gắng của người nông dân một nắng hai sương trên đồng ruộng...
Với sự mở đường của các chính sách phát triển nông nghiệp của Nhà nước, các biện pháp kỷ thuật được ứng dụng một cách sâu rộng trong sản xuất đã góp phần vào việc nâng cao năng suất, chất lượng lúa gạo. Trong đó giống và công tác giống là khâu then chốt tạo nên bước đột phá, kéo theo sự thay đổi nhanh chóng cơ cấu giống lúa ở nước ta.
Như chúng ta đã biết, giống là tư liệu sản xuất sống có vị trí đặc bịêt quan trọng trong sản suất nông nghiệp - là điều kiện cần để tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, từ đó mới mang lại hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp nói chung và nghề trồng lúa nói riêng. Với sự đóng góp của đội ngũ các nhà khoa học đông đảo, nhiều giống lúa mới ra đời với năng suất cao, phẩm chất tốt đáp ứng thị hiếu tiêu dùng ngày một nâng cao của thị trường trong và ngoài nước.
Việc tạo ra giống lúa mới là bước đầu trong quá trình đưa giống vào thực tiển sản xuất. Muốn khẳng định được ưu thế của giống lúa mới so với giống lúa hiện có, cũng như khả năng thích nghi của nó với từng tiểu vùng sinh thái khác nhau thì phải thông qua công tác khảo kiểm ngiệm giống tại địa phương. Thực chất của công tác khảo kiểm nghiệm chính là so sánh đánh giá các giống và rút ra kết luận. Quảng Bình là một tỉnh thuần nông, diện tích trồng lúa khá nhỏ hẹp 474.000 ha, so với khu vực Bắc Trung Bộ là 6.946.000 ha (2003). Năng suất lúa của tỉnh vẫn còn thấp so với năng suất bình quân khu vực Bắc Trung Bộ (46,3 tạ/ha) và cả nước. Nguyên nhân của tình trạng trên một phần là do điều kiện thời tiết khí hậu bất thường ở miền Trung, sự thiếu phổ biến tiến bộ kỷ thuật vào canh tác ở nhiều vùng, nhưng quan trọng hơn cả là hạn chế trong công tác giống. Mặc dù đã có nhiều đầu tư cho công tác giống, nhưng hiện tại công tác này vẫn còn thiếu và yếu về nguồn lực, cơ sở vật chất. Nhiều nơi bà con nông dân vẫn trồng đi trồng lại một hay hai giống trong thời gian dài. Cho nên vấn đề đặt ra là phải đẩy mạnh hơn nữa công tác du nhập, khảo nghiệm, đưa vào sản xuất những giống mới có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, tính chống chịu khá, phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương, đáp ứng được lòng mong mỏi của người nông dân.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "So sánh một số giống lúa có triển vọng trong vụ đông xuân 2004-2005 tại trại giống lúa Phúc Lý-Bố Trạch-Quảng Bình".
2. Mục đích
Tiến hành so sánh, đánh giá các đặc trưng, đặc tính về sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất và khả năng chống chịu các điều kiện bất thuận một số giống lúa trong vụ đông xuân 2004-2005 nhằm chọn ra giống tiêu biểu có năng suất cao, khả năng chống chịu tốt và phẩm chất khá phù hợp với điều kiện sinh thái tại đây để áp dụng vào sản xuất ở địa phương và các vùng có điều kiện sinh thái tương đồng.
PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Nguồn gốc và phân bố của cây lúa
2.1.1. Nguồn gốc
Cây lúa trồng đã có mặt trên trái đất từ hàng ngàn năm nay, cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Cây lúa có 2 loại: một loại có nguồn gốc từ châu A là Oryza Sativar L và một loại có nguồn gốc từ châu Phi là Oryza glaberrima. Cây lúa Việt Nam thuộc loại lúa châu A (Oryza Sativar. L). Trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ đề cập đến nguồn gốc của loài lúa châu A hay còn gọi là Oryza Sativar.L.
Hiện nay phần lớn các nhà khoa học đều có ý kiến thống nhất rằng: Oryza fatua là tổ tiên trực tiếp của loài Oryza Sativar L. Nơi phát nguồn của Oryza fatua là vùng Đông Nam A. Hiện nay còn gặp loài này trong phạm vi vĩ độ 18015' Nam đến 250 Bắc .Theo Bùi Huy Đáp [1,516]:'' những thổ dân của bán đảo Đông Dương có thể là những người đầu tiên gieo hạt Oryza fatua quanh nơi cư trú ''. Chiến tranh, trao đổi, kết hợp giữa các bộ lạc và việc hình thành nhà nước sơ khai đã làm hỗn tạp với mức độ khác nhau, những loại hình trong Oryza fatua đã thuần hoá. Từ đó làm nảy sinh vô số các loại hình và giống lúa khác nhau mà theo phân loại của C. Linne đầu thế kỷ XVIII đã được gọi tên chung là O.Sativar. Có nhiều ý kiến xung quanh việc xác định thời gian và địa điểm xuất hiện cây lúa trồng châu A . Solheim và Wilheim G. vào 1966 đã phát hiện dấu vết vỏ trấu Oryza Sativar ở Non Nok Tha (Thái Lan) có tuổi 4000 năm trước công nguyên.
Tác giả M. Gee (1984) cho rằng O.Sativar đã xuất hiện 4500 năm trước công nguyên ở châu A. Dựa trên những kết quả nghiên cứu về sinh lý và lịch sử phát sinh cây lúa Erygin P.S cho rằng tổ tiên của lúa trồng đã sinh trưởng ở vùng châu Á gió mùa nơi có những hồ nước không sâu, hang năm có một vụ khô hạn. Khi lúa chín hạt rụng trên đất đã khô, người ta thu hoạch đầu mùa khô. Đến đầu mùa mưa, do có đầy đủ điều kiện về nhiệt độ và ánh sáng các hạt lúa trên đất nảy mầm, lớn lên rồi đơm bông kết hạt trong mùa mưa và kết thúc mùa mưa thì lúa chín.
Erygin P.S[1,25] cũng cho rằng lúa được trồng trọt ở nhiều vùng địa lý khác nhau ở châu A như phía đông bán đảo Đông Dương và vùng Đông Nam Trung Quốc hiện nay. Nhà nông học Nhật Bản Sasato trong cuốn "Ngiên cứu tổng hợp về lúa" cho rằng lúa từ ấn Độ, Việt Nam, Miến Điện truyền lan sang bốn phương [1,26].
Như vậy lúa trồng châu A Oryza Sativar đã xuất hiện đầu tiên ở Ân Độ, nhiều nước Đông Nam A và vào khoảng 4500 năm trước công nguyên. Từ cái nôi này cây lúa đã lan toả ra khắp các châu lục.
2.1.2 Phân bố
Cây lúa có khả năng thích nghi với nhiều vùng sinh thái khác nhau. Lúa châu A (Oryza Sativar) đã sớm phát triển đến châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương và cả châu Âu. Lúa châu Phi (Oryza Glaberrima) chỉ trồng ở Tây Phi và Guyana (Nam Mỹ) và có xu hướng thu hẹp dần. Ngay cả ở vùng xuất xứ của nó cũng nhường chỗ cho sự phát triển của lúa châu Á.
Cây lúa phát triển trong nhiều điều kiện sinh thái khác nhau từ nhiệt đới, á nhiệt đới cho đến ôn đới, trải dài từ bắc chí nam trong khoảng 490 Bắc (Tiệp Khắc) đến 350 Nam (Châu Đại Dương).
Tại các châu lục, lúa trồng hình thành nên nhiều loại hình sinh thái khác nhau. Đầu thập kỷ 90, sưu tập các mẫu giống lúa trên thế giới của Viện lúa quốc tế (IRRI) bao gồm 81.000 giống. Trong 81.000 mẫu lúa này có 76.000 mẫu lúa châu A, Lúa châu Phi chỉ khoảng 3.000 mẫu, còn lại là mẫu lúa dại. Riêng ở Việt Nam đã có hàng ngàn giống lúa khác nhau, thích hợp với những vụ trồng, những chân ruộng, những điều kiện sản xuất và kinh tế khác nhau.
2.2. Phân loại
Cây lúa thuộc chi Oryzeae Kunth, họ hoà thảo Gramineae, họ phụ Oryzoideae. Chi Oryzeae gồm 15 loại, tất cả đều sống ở miền nhiệt đới, đa số thuộc loại hình cây ưa ẩm, ưa đầm lầy hay cây hồ ao.
Loại Oryza thuộc chi Oryzeae bao gồm 28 loài trong đó có Oryza Sativar và Oryza glaberrima là hai loại lúa trồng nhưng phổ biến là Oryza sativar, còn Oryza glaberrima chỉ trồng với diện tích nhỏ như đã nói trên.
Theo Gustehin [13, 23] cây lúa Oryza Sativar thuộc hệ thống phân loại sau:
Lúa thuộc Bộ : Graminales hay Poales
Họ : Gramineae hay Poaceae.
Họ phụ : Pooi deae.
Chi : Oryzeae.
Loài : Oryza Sativar (lúa trồng)
Loài phụ : O.S. Subsp Conmanis.
Nhánh : O.S. Subsp conmanis proles indica.
Thứ (biến chủng) : Muticar
Cây lúa (O. Sativar) trong quá trình phát triển đã xuất hiện hai loại hình khác nhau là Indica (lúa tiên) và Japonica (lúa cánh). Lúa Việt Nam thuộc loại hình thứ nhất (Indica).
2.3. Vị trí cây lúa trong đời sống kinh tế và xã hội
Cây lúa có sản phẩm chính là gạo - một loại ngũ cốc có giá trị dinh dưỡng cao, với các thành phần protein, lipit, gluxit, vitamin và một số khoáng chất. Tính trung bình trong gạo có 75% gluxit trong đó 70% là tinh bột cao cấp. Protein tuỳ theo giống có khoảng 5-12% , gồm 3 loại chính: protein hoạt tính (men), protein cấu tạo và protein dự trữ. Protein trong gạo có nhiều gluten, tiếp đến là prolamin, glubulin và anbumin với nhiều axít amin không thay thế được. Lipit trong gạo chiếm 2,2 - 2,64% , tập trung nhiều ở lớp cám ngoài. Trong gạo còn có nhiều nhóm vitamin nhóm B, một số khoáng chất như P, K, Mg, Si, Na, Cu, Fe... ở phần vỏ lụa. 1000g gạo cung cấp trung bình 348 kcal.
Do đặc điểm cấu tạo đó, lúa gạo đong vai trò không thể thiếu được trong khẩu phần dinh dưỡng của người dân ở nhiều nước. Theo khảo sát của FAO, ở nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ calo được cung cấp từ lúa gạo đạt tới mức 50 - 60% ( như Việt Nam, Thái Lan, Malayxia...). Ở nhiều nước tiêu dùng lúa gạo chủ yếu như Ân Độ, Bangladet ... bản thân lúa gạo đã cung cấp tới 60 - 70% calo từ khẩu phần lương thực. Ngay ở Nhật Bản - nước công nghiệp phát triển thứ hai sau Mỹ, riêng lúa gạo cũng đã cung cấp 40 - 50% calo cho 125 triệu dân. Như vậy, tỷ lệ năng lượng cần thiết để đảm bảo cuộc sống cho con người ở nhiều quốc gia, nhất là những nước đang phát triển ở châu A, trên thực tế vẫn dựa phần lớn vào lúa gạo.
Gạo ngoài mục đích chủ yếu là cung cấp lương thực cho con người, còn được sử dụng làm thưc ăn cho gia súc, chế biến bánh kẹo, bia rượu...trong công nghệ thực phẩm. Những sản phẩm phụ sau khi thu hoạch và chế biến lúa được dùng làm thức ăn gia súc (cám, rơm rạ) hay nguyên liệu sản xuất các loại nấm ăn.
Ở Việt Nam - nước nông nghiệp - nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới, trồng lúa vẫn là nghề quan trọng bậc nhất trong xản xuất nông nghiệp, thu hút gần 70% lao động xã hội cả nước. Lúa gạo vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa mang lại lợi ích kinh tế khá lớn đồng thời giữ vững ổn định chính trị - xã hội của đất nước.
Trên thế giới, lúa gạo cũng có ý nghĩa kinh tế - xã hội to lớn. Riêng ở ba nước có dân số chiếm gần nữa dân số toàn cầu là Trung Quốc, Ân Độ và Indonesia, lúa gạo là loại lương thực chính được tiêu dùng lâu đời. Lúa gạo chi phối đến đời sống chính trị - xã hội ở nhiều nước, vì thế chúng ta cũng dễ dàng hiểu được tại sao nhiều năm qua nước Mỹ coi lúa gạo là nông sản chính trị lợi hại và họ vẫn duy trì xuất khẩu gạo theo "Công luật 450" của mình.
2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ gạo trên thế giới
2.4.1 Tình hình xản xuất gạo trên thế giới
2.4.1.1. Tình hình sản xuất chung
Bảng 1: Sản lượng lúa gạo của thế giới (1990-2003)
Năm
Tổng sản lượng toàn cầu (triệu tấn thóc)
1995
553
1996
564
1997
574
1998
585
1999
607
2000
593
2001
711
2002
578
2003
581
2004
608
Nguồn: FAO: Production Year Book 2005
Do đặc thù của nền sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa gạo phụ thuộc nhiều vào điều kiện thiên nhiên. Đồ thị phát triển của sản xuất lúa gạo trên thế giới không phải là một đường đồng biến liên tục theo mức tăng dân số mà có những đoạn lõm nhỏ. Sản lượng lúa gạo toàn cầu tăng không ổn định trong thời gian qua vì tình hình canh tác của các nước sản xuất phụ thuộc nhiều vào biến động của thiên tai như: lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh...
2.4.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở các khu vực
Có thể xem xét tình hình sản xuất lúa gạo ở các khu vực trong những năm gần đây thông qua bảng 2.
Trong các châu lục, thì châu A đong góp chủ yếu vào sản lượng gạo thế giới. Số liệu thống kê của FAO cho thấy sản lượng lúa của châu A chiếm tới 91,8% trong năm 2003. Sản lượng lúa của các khu vực còn lại chỉ chiếm gần 8,2% . Trong số đó phải kể đến châu Mỹ, tiếp đến là khu vực châu Phi, tập trung chủ yếu ở vùng hạ sa mạc Xahara. Châu Âu và Châu Đại Dương có sản lượng lúa gạo không đáng kể.
Sản xuất lúa gạo ở châu A tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển. Do vậy trình độ sản xuất và khả năng thâm canh nói chung bị hạn chế so với các nước phát triển. Kết quả là có sự khác biệt rõ rệt về năng suất lúa giữa hai nhóm nước này. Những năm gần đây năng suất trung bình của nhiều nước phát triển như Mỹ đạt 64 - 67 tạ/ha, Nhật Bản là 62 - 64 tạ/ha, thì con số này ở các nước đang phát triển thường đạt mức thấp, cụ thể Campuchia 13 tạ/ha, Thái Lan là 21 - 24 tạ/ha, Ân Độ 26 - 28 tạ/ha, Pakistan 26 - 27 tạ/ha. Có thể thấy năng suất lúa trung bình ở các nước phát triển cao gấp từ 2 đến 3 lần năng suất lúa bình quân của các nước đang phát triển.
Hiện nay trên thế giới diện tích trồng lúa ở hầu hết các quốc gia đều có xu hướng bị thu hẹp, do đất trồng lúa bị chuyển đổi thành đất sản xuất và đất ở trong điều kiện công nghiệp hoá và bùng nổ dân số hiện nay. Vì thế để tăng sản lượng lúa, hàng loạt nước đã đẩy mạnh sản xuất lúa gạo theo hướng thâm canh tăng vụ và thu được nhiều tiến bộ đáng kể.
Bảng 2: Sản lượng lúa gạo theo khu vực (1998 - 2003)
Đơn vị: triệu tấn thóc
1998
1999
2000
2001
2002
2003
Tỷ trọng 2003(%)
Toàn thế giới
585,4
607,3
593,1
711,0
578,0
581,0
100,0
Châu A
530,8
543,7
539,3
544,4
522,1
533,3
91,8
Châu Phi
15,1
16,8
16,9
16,6
16,9
11,4
2,0
Bắc Mỹ
9,0
10,0
9,2
12,2
12,2
11,1
1.9
Mỹ La tinh
21,9
20,6
20,9
22,2
22,3
21,6
3,7
Châu Âu
7,3
6,9
6,2
3,2
3,2
3,2
0,5
Châu Đại Dương
1,4
1,1
1,2
1,8
1,3
0,4
0,1
Nguồn : FAO: Production Year Book 2004
2.4.2. Tình hình tiêu thụ gạo trên thế giới
Mức tiêu thụ gạo trên thế giới hiên nay luôn phụ thuộc sâu sắc vào tình hình sản xuất và khả năng cung cấp của các nước sản xuất gạo. Theo thống kê của FAO trong 7 năm (1989 - 1995) mức tiêu thụ gạo của thế giới đã tăng từ 346 triệu tấn lên 376 triệu tấn, tăng gần 8% , trong khi đó mức tăng dân số là 11,5% . Theo các chuyên gia FAO, để đảm bảo tình hình tiêu thụ ổn định thì mức tăng sản xuất lúa gạo hàng năm, phải gấp từ 1,5 đến 2 lần mức tăng dân số. Như vậy, mức tiêu thụ gạo của thế giới tăng chậm, do bị khống chế bởi khả năng sản xuất.
Xét theo từng châu lục, mức tiêu thụ gạo là rất khác nhau. Có thể thấy được một phần tình hình tiêu thụ lúa gạo qua bảng 3.
Bảng 3: Tình hình tiêu thụ gạo của các khu vực trong năm 1995 và 2000
Khu vực
1995
2000
Tỷ trọng%
Toàn cầu
376,0
403,3
100,00
Châu Á
342,9
366,7
90,47
Châu Mỹ
18,3
19,7
4,60
Châu Phi
11,1
12,3
3,82
Châu Âu
3,1
3,8
1,10
Châu Đại Dương
0,6
0,8
0,01
Nguồn: FAO: Year Book Statistics 1996
Nét bao trùm nhất là lượng tiêu thụ gạo tập trung chủ yếu ở châu A - quê hương, đồng thời cũng là nơi sản xuất và tiêu thụ lúa gạo nhiều nhất, chiếm trên 90% tổng lượng tiêu thụ thế giới. Các châu lục khác như châu Mỹ, châu Phi, châu Âu và châu Đại Dương mức tiêu thụ gạo xem như không đáng kể. Với dân số 3.720 triệu người, chiếm 60,9% tổng dân số toàn thế giới (năm 2001), châu A thực sự là một thị trường tiêu thụ gạo rộng lớn của thế giới. Riêng Trung Quốc và Ân Độ hai nước đã chiếm gần 38% về dân số đã tiêu hết 54% lượng gạo toàn cầu. Tiếp đó là quốc gia Đông Nam A - Indonexia mức tiêu thụ lúa gạo gần bằng tổng lượng gạo tiêu thụ của bốn châu lục còn lại. Ngoài các nước châu A, Braxin với dân số 162 triệu dân là quốc gia tiêu thụ gạo đáng kể của châu Mỹ. Châu Phi có Nigieria và Ai Cập cũng là hai nước tiêu thụ gạo lớn.
2.5. Tình hình sản xuất lúa trong nước
Trước khi đề cập đến tình hình sản xuất lúa gạo hiện tại, việc điểm qua quá trình phát triển của ngành sản xuất này trong quá khứ sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề này.
+ Thời kỳ Pháp thuộc ( 1884 - 1945):
Ở thời kỳ này sản xuất lúa - nghề nông nghiệp độc tôn lâu đời ở nước ta nằm trông kế hoạch khai thác thuộc địa Đông Dương của thực dân Pháp. Lợi ích của nó gắn chặt với tầng lớp thực dân, phong kiến.
Tầng lớp bần cố nông chiếm trên 80% dân số nhưng chỉ sở hữu 13,2% tổng số ruộng đất. Họ lại phải chịu mức tô thuế nặng nề, mức tô thuế thường chiếm trên một nửa sản phẩm thu hoạch. Đây là thời kỳ khó khăn nhất của người nông dân Việt Nam. Trình độ sản xuất còn thấp kém, chủ yếu bằng phương pháp quảng canh, nên năng suất thấp chỉ từ 10 đến 12 tạ/ha. Tuy nhiên do sức ép dân số chưa lớn, nên vào năm hưng thịnh (1930) sản lượng lúa bình quân đầu người đã đạt 296 kg/người/năm. Sản lượng lúa 1930 đạt 5,2 triệu tấn chiếm 90% tổng sản lượng lương thực. Diện tích trồng lúa thời kỳ này đã gần 5 triệu ha. Nhìn chung sản xuất lúa gạo vẫn phát triển.
+ Thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945 - 1975):
Đây là thời kỳ sản xuất lúa gạo gặp nhiều khó khăn, do nước ta phải tập trung sức người, sức của phục vụ cho kháng chiến. Trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, diện tích canh tác lúa bị thu hẹp rõ rệt so với trước Cách mạng tháng tám. Năm 1950, diện tích chỉ còn ở mức 3,8 triệu ha, sản lượng 4,49 triệu tấn thóc, năng suất chỉ đạt 11,8 tạ/ha.
Bước vào giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách ruộng đất và Hợp tác hoá nông nghiệp. Số liệu thống kê (bảng 4) cho thấy từ năm 1955 - 1974 sản lượng lúa tăng 66% , chủ yếu là do thâm canh tăng vụ, diên tích tăng rất ít, do điều kiện đất nước có chiến tranh. Năng suất có được cải thiện nhưng không đáng kể. Năm 1974, năng suất tăng nhưng vẫn còn ở mức thấp, năm 1974 đạt 24,8 tạ/ha tăng 51% so với năm 1955. Thêm vào đó dân số tăng, sản lượng thóc bình quân đầu người không tăng mà còn giảm sút. Nói chung trong giai đoạn này sản xuất lúa miền Bắc với công nghệ sản xuất lạc hậu, phát triển chậm và trì trệ kéo dài. Còn ở miền Nam, sản xuất lúa tăng theo xu hướng TBCN. Tuy diện tích trồng lúa đạt trên 3 triệu ha nhiều hơn miền Bắc 20 - 30% nhưng sản lượng không cao hơn là bao, tính trung bình từ năm 1955 đến 1974 chỉ hơn 10 - 15% , và sản xuất trong tình trạng trì trệ.
Bảng 4: Tình hình sản xuất lúa của miền bắc 1955 - 1974
Năm
Sản lượng
(1000 tấn)
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Mức lương
Thực bình quân (kg/người)
Riêng thóc (kg/người)
1955
3.303,5
2.066,3
15,98
276,9
243,3
1960
4.177,2
2.268,1
18,42
292,0
259,0
1965
4.546,9
2.397,6
18,96
304,0
249,0
1970
4.457,6
2.213,2
20,14
257,0
217,0
1974
5.486,0
2.268,8
24,18
276,0
242,0
74/55(%)
166,2
109,6
151,3
99,6
99,5
Nguồn: Số liệu nông nghiệpViệt Nam 35 năm 1956 - 1990.
+ Thời kỳ sau thống nhất đất nước đến năm 1989:
Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, miền Bắc tiếp tục sản xuất lúa theo hình thức hợp tác xã, miền Nam thực hiện hợp tác xã hoá nông nghiệp. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất lúa ở nước ta. Có thể thấy rõ tình hình sản xuất lúa giai đoạn 1975 - 1989 qua bảng 5.
Bảng 5: Sản xuất lúa ở nước ta từ năm 1975 - 1989
Năm
Sản lư