Khóa luận Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam

Từ khi ra đời đến nay, thị trường chứng khoán đã chứng minh vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế Việt Nam. Một trong những nhân tố cơ bản và có lớn nhất tác động đến sự phát triển của thị trường chứng khoán là các loại hình dịch vụ chứng khoán. Dịch vụ chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư và các nhà đầu tư với nhau. Dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam tuy không mới, nhưng vẫn chưa có những yếu tố cần thiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành xu thế tất yếu và khách quan của các nền kinh tế trên thế giới. Việc hội nhập là cơ hội cho các nền kinh tế thực sự tạo ra một bước tiến mới, đồng thời cũng là một sự thử thách hiệu quả, năng lực cạnh tranh, khả năng tự chủ của các nền kinh tế. Điều này trở nên rõ ràng hơn đối với Việt Nam khi vào 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên c ủa Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau nhiều năm đàm phán, việc gia nhập WTO đã tạo ra một thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Theo các cam kết với WTO, thị trường chứng khoán và đồng thời dịch vụ chứng khoán Việt Nam là những vấn đề chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc mở cửa. Thực tế cho thấy sau các cam kết WTO, dịch vụ chứng khoán Việt Nam vẫn chưa tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới trong hoàn cảnh hội nhập. Nếu tình trạng kéo dài thì việc cung cấp loại hình dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam đều rơi vào tay các tổ chức nước ngoài sau khi thời gian thực hiện cam kết kết thúc. Từ những vấn đề này, đề tài “Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam” được thực hiện với mục đích phân tích tình hình và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất trong thời điể m hiện tại. Những hướng giải quyết này không những giúp cho hoạt động

pdf99 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1838 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CAM KẾT GIA NHẬP WTO ĐẾN DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM Họ và tên sinh viên : NguyÔn Kh¸nh Toµn Lớp : Anh 6 Khoá : 44 Giáo viên hướng dẫn : TS. §ç H•¬ng Lan Hà Nội, tháng 5 năm 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán và vấn đề tự do hóa thƣơng mại dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO ............ 3 I. Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán .................................... 3 1. Một số khái niệm cơ bản ................................................................... 3 1.1. Chứng khoán và thị trường chứng khoán ................................... 3 1.1.1. Chứng khoán ........................................................................... 3 1.1.2. Thị trường chứng khoán .......................................................... 4 1.2. Dịch vụ chứng khoán và các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán ................................................................................................... 4 1.2.1. Dịch vụ chứng khoán............................................................... 4 1.2.2. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán ......................... 5 2. Thị trƣờng dịch vụ chứng khoán ...................................................... 5 2.1. Cung ............................................................................................. 5 2.2. Cầu ............................................................................................... 7 3. Các loại hình dịch vụ chứng khoán chính ........................................ 8 3.1. Môi giới chứng khoán .................................................................. 8 3.2. Tự doanh chứng khoán ................................................................ 9 3.3. Bảo lãnh phát hành chứng khoán ............................................. 11 3.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán ....................................................... 13 3.5. Quản lý danh mục đầu tư ........................................................... 14 3.6. Quản lý quỹ chứng khoán .......................................................... 14 3.7. Lưu ký, bù trừ, thanh toán và đăng ký chứng khoán ................ 15 II. Tự do thƣơng mại dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO ... 16 1. Vài nét về WTO và hiệp định GATS .............................................. 16 1.1. Tổ chức Thương mại Thế giới WTO .......................................... 16 1.2. Hiệp định chung về Thương mại Dịch vụ GATS ....................... 17 2. Tự do hóa thƣơng mại dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO ..................................................................................................... 19 2.1. Cung cấp qua biên giới ............................................................... 21 2.2. Tiêu dùng ngoài lãnh thổ ........................................................... 22 2.3. Hiện diện thương mại ................................................................ 22 2.4. Hiện diện thể nhân ..................................................................... 22 2.5. Tính minh bạch của pháp luật ................................................... 23 CHƢƠNG 2: Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam ......................................................................... 24 I. Thị trƣờng dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam trƣớc khi gia nhập WTO ........................................................................................................ 24 1. Các nhà cung cấp trên thị trƣờng dịch vụ chứng khoán ............... 24 0 1.1. Công ty chứng khoán ................................................................. 24 1.2. Công ty quản lý quỹ .................................................................... 26 2. Các loại hình dịch vụ chứng khoán cung cấp trên thị trƣờng ....... 27 2.1. Môi giới chứng khoán ................................................................ 27 2.1.1. Hoạt động môi giới cổ phiếu ................................................. 29 2.1.2. Hoạt động môi giới trái phiếu ............................................... 30 2.2. Tự doanh chứng khoán .............................................................. 31 2.3. Bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán ................................... 33 2.4. Tư vấn đầu tư chứng khoán ....................................................... 34 2.5. Quản lý danh mục đầu tư ........................................................... 35 II. Những tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam ................................................................................. 35 1. Các cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ chứng khoán ........... 35 1.1. Mode 1 ........................................................................................ 36 1.2. Mode 2 ........................................................................................ 36 1.3. Mode 3 ........................................................................................ 36 1.4. Mode 4 ........................................................................................ 37 2. Thị trƣờng dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam dƣới tác động của các cam kết gia nhập WTO ................................................................. 37 2.1. Những nhận định ban đầu về các tác động ............................... 37 2.2. Các tác động thực tế ................................................................... 39 2.2.1. Sự gia tăng về quy mô và sức cạnh tranh giữa các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán ............................................................ 39 2.2.2. Sự gia tăng về nhu cầu và các loại dịch vụ chứng khoán ....... 46 3. Đánh giá sự phát triển dịch vụ chứng khoán Việt Nam ................ 51 3.1. Thành tựu đạt được .................................................................... 51 3.2. Những hạn chế còn tồn tại ......................................................... 53 CHƢƠNG 3: Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam thời kỳ hậu WTO ....................................................................................... 57 I. Kinh nghiệm phát triển dịch vụ chứng khoán ở một số nƣớc sau khi gia nhập WTO ......................................................................................... 57 1. Hàn Quốc trong quá trình tự do hóa dịch vụ chứng khoán .......... 57 1.1. Giai đoạn từ đầu thập niên 80 đến trước năm 1997 .................. 57 1.2. Giai đoạn thứ hai diễn ra từ 1997 tới nay .................................. 58 2. Trung Quốc trong quá trình tự do hóa dịch vụ chứng khoán ....... 63 2.1. Trung Quốc với việc thực hiện các cam kết ban đầu ................. 63 2.2. Đánh giá việc thực hiện cam kết khi gia nhập WTO của Trung Quốc đến thời điểm này..................................................................... 74 3. Bài học từ việc nghiên cứu Hàn Quốc và Trung Quốc .................. 76 II. Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán ở Việt Nam thời kỳ hậu WTO ........................................................................................................ 77 0 1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về chứng khoán, doanh nghiệp và thị trƣờng chứng khoán ...................................................................... 77 2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán ................................................................ 80 2.1. Công ty chứng khoán ................................................................. 80 2.1.1. Hoạt động môi giới chứng khoán .......................................... 80 2.1.2. Hoạt động tự doanh chứng khoán ......................................... 80 2.1.3. Hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán ......................... 81 2.1.4. Hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán................................... 82 2.1.5. Các hoạt động khác ............................................................... 82 2.2. Quỹ đầu tư và công ty quản lý quỹ ............................................. 82 2.2.1. Một số quy định liên quan tới công ty quản lý quỹ................. 83 2.2.2. Các quy định về ngân hàng giám sát (người thụ ủy) .............. 84 2.2.3. Các quy định khác ................................................................. 85 3. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam .................................................................. 85 3.1. Cải thiện quy mô vốn .................................................................. 86 3.2. Nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô dịch vụ ..................... 86 3.3. Nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô nguồn nhân lực ....... 87 3.4. Nâng cao và đổi mới cơ sở vật chất, công nghệ thông tin .......... 88 3.5. Nâng cao khả năng quản trị, giám sát, kiểm soát nội bộ và hiệu quả tác nghiệp ................................................................................... 89 3.6. Các giải pháp khác ..................................................................... 90 KẾT LUẬN ................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 92 PHỤ LỤC 1................................................................................................. 93 PHỤ LỤC 2................................................................................................. 95 0 LỜI MỞ ĐẦU Từ khi ra đời đến nay, thị trường chứng khoán đã chứng minh vai trò quan trọng của nó trong phát triển kinh tế Việt Nam. Một trong những nhân tố cơ bản và có lớn nhất tác động đến sự phát triển của thị trường chứng khoán là các loại hình dịch vụ chứng khoán. Dịch vụ chứng khoán là cầu nối giữa nhà phát hành và nhà đầu tư và các nhà đầu tư với nhau. Dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam tuy không mới, nhưng vẫn chưa có những yếu tố cần thiết để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. Hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành xu thế tất yếu và khách quan của các nền kinh tế trên thế giới. Việc hội nhập là cơ hội cho các nền kinh tế thực sự tạo ra một bước tiến mới, đồng thời cũng là một sự thử thách hiệu quả, năng lực cạnh tranh, khả năng tự chủ của các nền kinh tế. Điều này trở nên rõ ràng hơn đối với Việt Nam khi vào 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau nhiều năm đàm phán, việc gia nhập WTO đã tạo ra một thách thức lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Theo các cam kết với WTO, thị trường chứng khoán và đồng thời dịch vụ chứng khoán Việt Nam là những vấn đề chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc mở cửa. Thực tế cho thấy sau các cam kết WTO, dịch vụ chứng khoán Việt Nam vẫn chưa tạo ra một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới trong hoàn cảnh hội nhập. Nếu tình trạng kéo dài thì việc cung cấp loại hình dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam đều rơi vào tay các tổ chức nước ngoài sau khi thời gian thực hiện cam kết kết thúc. Từ những vấn đề này, đề tài “Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam” được thực hiện với mục đích phân tích tình hình và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất trong thời điểm hiện tại. Những hướng giải quyết này không những giúp cho hoạt động 1 dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam có hiệu quả hơn mà thực sự sẽ tạo ra những biến chuyển mới cho thị trường dịch vụ chứng khoán trong thời gian sắp tới, tạo nền tảng cho các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán trong nước có chỗ đứng trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Từ mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu các khái niệm cơ bản liên quan đến dịch vụ chứng khoán và vấn đề tự do hoá dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO - Tìm hiểu về thực trạng dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO, đánh giá các tác động của các cam kết tới dịhc vụ chứng khoán ở Việt Nam - Đề xuất giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam thời kỳ hậu WTO Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển của dịch vụ chứng khoán Việt Nam dưới tác động của các cam kết gia nhập WTO về dịch vụ chứng khoán. Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam chủ yếu trong khoảng từ năm 2005 đến nay. Ngoài Lời mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm 3 chương sau: - Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán và vấn đề tự do hóa thương mại dịch vụ chứng khoán trong khuôn khổ WTO - Chương 2: Tác động của các cam kết gia nhập WTO đến dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam - Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ chứng khoán tại Việt Nam thời kỳ hậu WTO 2 CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN VÀ VẤN ĐỀ TỰ DO HÓA THƢƠNG MẠI DỊCH VỤ CHỨNG KHOÁN TRONG KHUÔN KHỔ WTO I. Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ chứng khoán 1. Một số khái niệm cơ bản 1.1. Chứng khoán và thị trường chứng khoán 1.1.1. Chứng khoán Việc xác định cái gì là chứng khoán hay không dựa vào luật pháp của từng nước. Theo Luật Chứng khoán Việt Nam, chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành [2]. Tổ chức phát hành là tổ chức thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng. Chứng khoán là công cụ đại diện cho giá trị tài chính và có thể được thay thế hay thỏa thuận [ứng_khoán]. Đó là những tài sản tài chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về [1, tr72]. Chứng khoán được thể hiện dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Do sự phát triển của thị trường, hàng hóa chứng khoán ngày càng phong phú và đa dạng. Chứng khoán thường được chia thành hai loại là chứng khoán cổ phần (như cổ phiếu) và chứng khoán nợ (như trái phiếu, trái khoán, các công cụ phái sinh). Ngoài ra còn có loại chứng khoán lai giữa hai loại trên (như các công cụ chuyển đổi, quyền mua cổ phần). Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế kém phát triển, nơi mà thị trường chứng khoán mới được 3 thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn. Điều này giải thích tại sao ở Việt Nam cuối thập niên 1990 và đầu thập niên 2000, thị trường chứng khoán được nhiều người hiểu là nơi trao đổi các cổ phiếu. 1.1.2. Thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán bao gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp, và chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán [1, tr45]. Thị trường chứng khoán còn được phân chia thành thị trường tập trung và phi tập trung. Tính tập trung ở đây là muốn nói đến việc các giao dịch được tổ chức tập trung theo một địa điểm vật chất. Hình thái điển hình là Sở giao dịch chứng khoán. Tại Sở giao dịch chứng khoán, các giao dịch được tập trung tại một địa điểm; các lệnh được chuyển tới sàn giao dịch và tham gia vào quá trình ghép lệnh để hình thành nên giá giao dịch. Thị trường phi tập trung còn gọi là thị trường OTC (over the counter). Trên thị trường này, các giao dịch được tiến hành qua mạng lưới các công ty chứng khoán và được nối với nhau bằng mạng điện tử. Giá trên thị trường này được hình thành theo phương thức thoả thuận. 1.2. Dịch vụ chứng khoán và các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán 1.2.1. Dịch vụ chứng khoán 4 Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là dịch vụ tài chính. Dịch vụ tài chính là một dạng dịch vụ kinh doanh được cung cấp bởi ngành tài chính, có liên quan trực tiếp đến huy động vốn, dàn xếp vốn và quản lý các nguồn vốn. Trong Hiệp định chung về Thương mại dịch vụ của GATS, các dịch vụ tài chính được chia thành hai loại chính là: bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm; ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác. Một lượng lớn các tổ chức tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tài chính bao gồm các ngân hàng, các công ty tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty chứng khoán và rất nhiều các tổ chức có tính chuyên môn khác. Ở Việt Nam, chiếm số lượng áp đảo về cung cấp dịch vụ tài chính là hệ thống các ngân hàng thương mại. Dịch vụ chứng khoán là loại hình dịch vụ tài chính có liên quan đến đến các hoạt động trong thị trường chứng khoán, nhờ đó hàng hóa trên thị trường chứng khoán được lưu thông và có tính thanh khoản cao. 1.2.2. Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán là các tổ chức cung cấp loại hình dịch vụ chứng khoán ra thị trường. Nó đóng vai trò là tổ chức trung gian có tác dụng như dầu bôi trơn cho guồng máy vận hành của toàn bộ thị trường chứng khoán [3, tr4]. 2. Thị trƣờng dịch vụ chứng khoán 2.1. Cung Các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán là những đối tượng cung cấp dịch vụ chứng khoán ra thị trường. Mặc dù có thể có nhiều tên gọi và hình thức tổ chức khác nhau nhưng về cơ bản các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán ở các nước đều có những chức năng và hoạt động dịch vụ giống nhau. Hiện tại phổ biến nhất ở Việt Nam là hình thức công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư. Mô hình ngân hàng đầu tư cũng được chú ý trong những năm gần đây. 5 Các chủ thể kinh doanh dịch vụ chứng khoán là một trong những chủ thể quan trọng bậc nhất của thị trường chứng khoán. Do tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán là một loại hình định chế tài chính đặc biệt nên vấn đề xây dựng mô hình cũng nhiều điểm khác nhau ở các nước. Mô hình tổ chức của tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán ở mỗi nước đều có những đặc điểm riêng tùy theo đặc điểm của hệ thống tài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm công tác quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ta có thể khái quát lên ba mô hình cơ bản là: ngân hàng đa năng toàn phần, ngân hàng đa năng một phần và công ty chuyên doanh chứng khoán. Mô hình thứ nhất là mô hình ngân hàng đa năng toàn phần. Trong mô hình này không có bất kỳ sự tách biệt nào giữa các hoạt động ngân hàng và chứng khoán. Trong hệ thống ngân hàng đa năng, các ngân hàng thương mại cung cấp một danh mục đầy đủ các dịch vụ ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm, tất cả trong một pháp nhân duy nhất. Do vậy, các rủi ro phát sinh từ hai hoạt động này được dồn chung lại và chỉ có một cơ quan quản lý đưa ra quy định chung về khả năng thanh toán cho cả hai loại hình kinh doanh. Đó là phương thức hoạt động ngân hàng đa năng cổ truyền mà điển hình là ở Cộng Hòa Liên Bang Đức. Đây cũng là mô hình tổ chức và hoạt động của các ngân hàng tại hầu hết các nước thuộc Lục địa Châu Âu trước khi có các quy định về vốn của EU. Mô hình thứ hai là hệ thống ngân hàng đa năng kiểu Anh hay còn gọi là mô hình đa năng một phần, được áp dụng tại Anh và một số nước có quan hệ gần Anh như Canada và Úc. Các ngân hàng đa năng kiểu Anh tham gia vào các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán,
Luận văn liên quan