Khóa luận Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ

1. Tính cấp thiết của đề tài Từ đầu năm 2008, thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính có qui mô rộng lớn và tốc độ ảnh hưởng nhanh chưa từng thấy trong lịch sử. Mặc dù nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng như vậy đã được dự báo từ năm 2006 nhưng không ai có thể tin rằng chính cuộc khủng hoảng nhà đất tại M ỹ đã gây nên một cuộc khủng hoảng qui mô lớn như vậy. Các nước trên thế giới, đặc biệt là ba khu vực kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, EU và Nhật Bản lần lượt chứng kiến các vụ phá sản của các tập đoàn, công ty lớn và đi vào suy thoái kinh tế. Kinh tế toàn cầu lâm vào khó khăn, đặc biệt là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Sự khủng hoảng kinh tế Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này chưa biết bao giờ sẽ kết thúc và để hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam cần hiểu rõ về cuộc khủng hoảng lần này cũng như những tác động của nó tới thương mại giữa hai nước. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ” được chọn làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp này. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận phân tích nguyên nhân, đặc điểm, tác động cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục ảnh huởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới Việt Nam, đặc biệt là hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ.

pdf92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2645 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI    KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG GIỮA VIỆT NAM VÀ MỸ Họ và tên sinh viên Lớp Khoá Giáo viên hướng dẫn : §ç ThÞ Hßa : NhËt 2 : 44 E : TS. Vò Hoµng Nam Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E MỤC LỤC DANH MôC C¸C H×NH Vµ B¶NG BIÓU ..............................................4 Danh môc c¸c ch÷ viÕt t¾t .........................................................5 Lêi më ®Çu ............................................................................................1 Chương 1. Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu ................3 1.1. Khái niệm về khủng hoảng tài chính ................................................................... 3 1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu .................................... 5 1.2.1.Khñng ho¶ng tµi chÝnh Mü ............................................................................ 5 a, §¹o luËt Ng©n hµng ë Mü ............................................................................... 5 b, C¸c c«ng cô cho vay d•íi chuÈn vµ sù ®æ vì bong bãng thÞ tr•êng nhµ ®Êt .. 8 c, Chứng khoán hóa các khoản cho vay thế chấp ............................................. 11 d, Giới đầu cơ với công cụ mua bán khống ...................................................... 13 1.2.2. .Mối liên hệ chặt chẽ giữa Mỹ và thế giới ................................................... 14 1.3. Diễn biến và đặc điểm của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu..................... 16 1.3.1. Diễn biến ..................................................................................................... 16 1.3.2. .Đặc điểm .................................................................................................... 19 1.4. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. ........................................ 22 1.4.1. Tác động tới nước Mỹ ................................................................................. 22 1.4.2. Tác động tới thế giới ................................................................................... 24 a, Tác động mạnh mẽ đến hoạt động ngoại thương toàn cầu ........................... 24 b, Tác động đến thế giới .................................................................................... 26 1.5. Một số giải pháp của các nước nhằm khắc phục cuộc khủng hoảng. .............. 29 1.5.1. Các nước hợp tác chống khủng hoảng ....................................................... 29 1.5.2. C¸c biÖn ph¸p nh»m gi¶i cøu ngµnh ng©n hµng ........................................ 31 1.5.3. Các gói kích thích kinh tế ........................................................................... 33 Chương 2. Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngo¹i th•¬ng giữa Việt Nam và Mỹ. ............................................... 35 2.1. Bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và khái quát những tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam. ............................................................ 35 2.1.1. Tín dụng và vấn đề thanh khoản của hệ thống ngân hàng ......................... 35 2.1.2. Đầu cơ và biÕn động giá cả ......................................................................... 36 2.1.3. Lạm phát và tăng trưởng............................................................................. 38 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E 2.1.4. Dòng vốn quốc tế......................................................................................... 39 2.1.5. Thị trường chứng khoán ............................................................................. 40 2.1.6. Ho¹t ®éng xuÊt nhËp khÈu cña ViÖt Nam ................................................... 40 a, Nhu cầu tiêu dùng trªn thÕ giíi gi¶m ........................................................... 41 b, Gi¸ dÇu th« thay ®æi thÊt th•êng .................................................................. 42 c, TØ gi¸ gi÷a ®ång ®« la Mü vµ tiÒn ®ång ViÖt Nam th•êng xuyªn biÕn ®éng.. 43 d, C¸c biÖn ph¸p b¶o hé th•¬ng m¹i ................................................................ 45 2.2. Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ............................................................................................................ 46 2.2.1. Dệt may ....................................................................................................... 48 2.2.2. §å gç ........................................................................................................... 51 2.2.3. Thuỷ sản...................................................................................................... 54 2.3 Tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động nhập khẩu từ Mỹ của Việt Nam ............................................................................................................ 57 2.3.1. Nhãm hµng thÞt vµ néi t¹ng lµm thùc phÈm................................................ 58 2.3.2. Gç nguyªn liÖu ............................................................................................ 59 Chương 3.Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động ngo¹i th•¬ng gi÷a Việt Nam vµ Mỹ. ...................... 61 3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng hiện nay ..................................................................................... 61 3.1.1. Hoàn cảnh Quốc tế ..................................................................................... 61 a, Khó khăn ....................................................................................................... 61 b, Thuận lợi ...................................................................................................... 62 3.1.2. Hoàn cảnh Việt Nam................................................................................... 64 a, Nh÷ng khã kh¨n néi t¹i cña nÒn kinh tÕ ViÖt Nam ...................................... 64 b, ThuËn lîi ®èi víi ViÖt Nam ........................................................................... 66 3.2. Định h•íng xuÊt nhËp khÈu cña ViÖt Nam víi Mü ........................................... 67 3.3. Giải pháp khắc phục tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động XNK của Việt Nam với Mỹ. ...................................................................................... 71 3.3.1. Gi¶i ph¸p cña chÝnh phñ ............................................................................. 71 a. §èi víi vÊn ®Ò l¹m ph¸t ................................................................................ 71 b. §èi víi vÊn ®Ò tû gi¸ ...................................................................................... 74 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E c. C¸c gi¶i ph¸p ®èi víi lÜnh vùc ng©n hµng .................................................... 75 d. §èi víi chÝnh s¸ch thuÕ ................................................................................ 76 e. T¨ng c•êng kh¶ n¨ng th«ng tin vµ dù b¸o .................................................... 78 3.3.2. Gi¶i ph¸p cho doanh nghiÖp ...................................................................... 79 a. TriÖt ®Ó tiÕt kiÖm............................................................................................ 79 b. §Çu t• c«ng nghÖ .......................................................................................... 80 c. T¸i cÊu tróc doanh nghiÖp ............................................................................ 80 d. Xóc tiÕn t×m b¹n hµng míi, ®¸ng tin cËy....................................................... 81 KÕt luËn ............................................................................................... 82 Tµi liÖu tham kh¶o ....................................................................... 84 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU * DANH MỤC CÁC BẢNG B¶ng 1: Quy trình chứng khoán hoá các khoản vay thế chấp ...... 11 B¶ng 2: Kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Mü giai ®o¹n 2005-2008 .................................................................................. 47 B¶ng 3: Kim ng¹ch xuÊt khÈu cña ViÖt Nam sang Mü n¨m 2006- 2008 ........................................................................................... 49 B¶ng 4: T×nh h×nh xuÊt khÈu hµng dÖt may sang Mü quý I/2009 49 B¶ng 5: Kim ng¹ch nhËp khÈu hµng ho¸ tõ Mü cña ViÖt Nam .... 57 B¶ng 6: Kim ng¹ch nhËp khÈu thÞt tõ Mü cña ViÖt Nam ............. 58 *DANH MỤC CÁC HÌNH H×nh 1: DiÔn biÕn gi¸ dÇu th« từ ngày 02/01/2008 đến hết ngày 23/12/2008 ................................................................................. 42 H×nh 2: Diễn biến tỷ giá USD/VND năm 2008 .......................... 43 H×nh 3: Tèc ®é t¨ng tr•ëng xuÊt khÈu gç vµ s¶n phÈm gç sang Hoa Kú giai ®o¹n 2006-2008 vµ dù b¸o 2009 ............................. 53 H×nh 4: ChØ sè gi¸ c¶ mét sè mÆt hµng trªn thÕ giíi tõ th¸ng 10- 2007 ®Õn th¸ng 9-2008 ............................................................... 58 Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - APEC: Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương - GDP: Tổng sản phẩm nội địa - CPI: Chỉ số giá tiêu dùng - DN: Doanh nghiệp - EU: Liên minh Châu Âu - Euro: Đồng tiền của Liên minh Tiền tệ châu Âu - FDI: Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - FED: Cục dự trữ liên bang - Mỹ - IMF: Quỹ tiền tệ thế giới - LEFASO: Hiệp hội da giày Việt Nam - NHNN: Ngân hàng nhà nước - SGD: Đơn vị tiền tệ của Singapore - UNCTAD: Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên hiệp quốc - USD: Đồng đô la Mỹ - WTO: Tổ chức thương mại thế giới Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ đầu năm 2008, thế giới chứng kiến một cuộc khủng hoảng tài chính có qui mô rộng lớn và tốc độ ảnh hưởng nhanh chưa từng thấy trong lịch sử. Mặc dù nguy cơ xảy ra một cuộc khủng hoảng như vậy đã được dự báo từ năm 2006 nhưng không ai có thể tin rằng chính cuộc khủng hoảng nhà đất tại Mỹ đã gây nên một cuộc khủng hoảng qui mô lớn như vậy. Các nước trên thế giới, đặc biệt là ba khu vực kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ, EU và Nhật Bản lần lượt chứng kiến các vụ phá sản của các tập đoàn, công ty lớn và đi vào suy thoái kinh tế. Kinh tế toàn cầu lâm vào khó khăn, đặc biệt là Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay. Sự khủng hoảng kinh tế Mỹ đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với Mỹ. Cuộc khủng hoảng tài chính lần này chưa biết bao giờ sẽ kết thúc và để hạn chế các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ, Việt Nam cần hiểu rõ về cuộc khủng hoảng lần này cũng như những tác động của nó tới thương mại giữa hai nước. Xuất phát từ thực tiễn trên, đề tài “Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đến hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ” được chọn làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp này. 2. Mục đích nghiên cứu Khoá luận phân tích nguyên nhân, đặc điểm, tác động cũng như đưa ra các giải pháp khắc phục ảnh huởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới Việt Nam, đặc biệt là hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E 2 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là phân tích hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ trước và sau khủng hoảng. 4. Phương pháp nghiên cứu Khoá luận sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn 5. Bố cục của khóa luận Khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chương 2: Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ. Chương 3: Giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính tới hoạt động ngoại thương giữa Việt Nam và Mỹ. Tác giả xin chân thành cảm ơn sự chân thành sự hướng dẫn tận tình của TS. Vũ Hoàng Nam trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Mặc dù đã hết sức cố gắng trong khi thực hiện đề tài này, song do hạn chế về thời gian, khoá luận này không tránh khỏi những sai sót. Tác giả mong nhận đựơc sự góp ý và trao đổi của cô giáo và độc giả nhằm hoàn thiện khoá luận hơn nữa. Hà Nội, ngày 10 thỏng 5 năm 2008 Sinh viờn Đỗ Thị Hoà Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E 3 Chương 1. Khái quát về cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 1.1 . Khái niệm về khủng hoảng tài chính Trong lịch sử tài chính tiền tệ thế giới, thuật ngữ “Khủng hoảng tài chính” đã không còn xa lạ. Có rất nhiều các nghiên cứu, các học thuyết được đưa ra nhằm tìm hiểu quá trình hình thành của một cuộc khủng hoảng tài chính cũng như cách thức dự báo và ngăn chặn nó. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một sự thống nhất hoàn toàn giữa những nghiên cứu, học thuyết đó về khái niệm của một cuộc khủng hoảng tài chính. Theo một nghiên cứu của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, khái niệm về khủng hoảng tài chính không được đưa ra cụ thể, mà được hiểu thông qua các khái niệm từng loại khủng hoảng tài chính. Theo nghiên cứu này thì khủng hoảng tài chính rất đa dạng. Một cuộc khủng hoảng tiền tệ có thể nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ theo tỷ giá dẫn đến sự giảm giá (hoặc giảm giá đột ngột) đồng tiền đó, hoặc trường hợp buộc các cơ quan có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của mình bằng cách chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại tệ để nâng cao lãi suất. Khủng hoảng ngân hàng là tình trạng ngân hàng thực tế hoặc có khả năng đổ vỡ hay các vụ phá sản buộc các ngân hàng phải hoãn các khoản thanh toán thuộc trách nhiệm của mình hoặc tình trạng buộc chính phủ phải can thiệp bằng cách trợ giúp những khoản tài chính lớn. Cuộc khủng hoảng ngân hàng tác động trên diện rộng, tới nhiều bộ phận của hệ thống kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính là những rối loạn có thể tới mức nghiêm trọng của thị trường tài chính. Những rối loạn này, do làm suy yếu những chức năng của thị trường tài chính, có thể tác động sâu rộng tới toàn bộ nền kinh tế. Khủng hoảng hệ thống tài chính thường đi liền với khủng hoảng tiền tệ, nhưng một cuộc khủng hoảng tiền tệ thì không nhất thiết gắn với những rối loạn nghiêm trọng trong hệ thống thanh toán quốc gia, và do đó có thể không đạt tới mức độ trở thành khủng hoảng hệ thống Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E 4 tài chính. Cuối cùng, khủng hoảng nợ nước ngoài là tình trạng một quốc gia không thể thực hiện nghĩa vụ với các khoản nợ nước ngoài của mình, cả nợ chính phủ lẫn nợ tư nhân. Có ý kiến cho rằng, khủng hoảng tài chính là sự thất bại của một hay một số nhân tố của nền kinh tế trong việc đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ, bổn phận tài chính của mình. Dấu hiệu của khủng hoảng tài chính có thể là: Các ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi; các khách hàng vay vốn không thể hoàn trả các khoản vay cho ngân hàng; chính phủ phải từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Tựu chung lại, khủng hoảng tài chính là sự rối loạn trầm trọng trong thị trường tài chính được đặc trưng bởi sự sụt giảm mạnh mẽ về giá tài sản, mất khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ, sự phá sản hoặc lâm vào nguy cơ phá sản của các công ty tài chính và phi tài chính, kéo theo suy thoái kinh tế nặng nề. Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay có phạm vi trên toàn cầu chính vì vậy được gọi là “khủng hoảng tài chính toàn cầu”. Cuộc khủng hoảng này thể hiện tình trạng bất ổn định tài chính như mất giá tiền tệ, sụt giá chứng khoán diễn ra đồng thời nhiều nơi trên thế giới từ khoảng tháng 8 năm 2008. Cuộc khủng hoảng này là sự phát triển và lan toả của cuộc khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 và nó tiếp tục diễn ra cho đến nay. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu này đã ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế các nước, gây ra suy thoái kinh tế ở nhiều nơi và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở hầu hết các nước khác. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở, năm 2008) Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E 5 2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. (Nguồn: Bách khoa toàn thư mở, năm 2007). 1.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 1.2.1. Khủng hoảng tài chính Mỹ Cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ chính là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Và nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ lại bắt đầu từ thị trường nhà đất Mỹ. Khủng hoảng đã xảy ra khi thị trường nhà đất Mỹ bị đóng băng từ khoảng tháng 7/2007 sau khi lãi suất cho vay thế chấp bị điều chỉnh tăng hàng loạt làm hàng triệu người vay tiền mua nhà đầu cơ không thể trả nợ. Thị trường chứng khoán phái sinh từ nợ vay thế chấp dưới chuẩn mất khả năng thanh khoản gây ra khủng hoảng tín dụng và thiệt hại to lớn cho các ngân hàng lớn không chỉ ở bên trong nước Mỹ. Nhiều nhà kinh tế cho rằng cuộc khủng hoảng hiện tại có thể sẽ là tồi tệ nhất từ khủng hoảng 1929-1933. Có 4 nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ: a, Đạo luật Ngân hàng ở Mỹ Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các ngân hàng thương mại dùng tiền ký gửi đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi nhuận cao nhưng đầy rủi ro. đầu tư bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với chính sách tiền tệ phóng túng đã sinh ra tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ năm 1929, tiếp theo là một thời kỳ khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Năm 1932, tổng thống Franklin Roosevelt nhậm chức đã cùng Quốc hội Mỹ cho ra đời Đạo luật Ngân hàng ( Glass-Steagal Act) năm 1933, chủ yếu để cứu nền kinh tế Mỹ nằm trong chương trình 100 ngày đầu của Chính Đỗ Thị Hoà - Nhật 2 - K44E 6 phủ Roosevelt. Đạo luật này phân biệt khắt khe giữa hoạt động của ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư. Theo quy định, Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ thế chấp cụ thể một cách tương xứng. Ngân hàng thương mại trả lãi suất ký gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2(hoặc 3%) mà thôi để đảm bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân để gửi tiết kiệm. Còn hoạt động của ngân hàng đầu tư là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao, nên các nhà đầu tư vào các loại quỹ hoặc ngân hàng đầu tư phải được biết vậy và chấp nhận rủi ro. Sự tách biệt giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ dễ gây ra sự ngộ nhận cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Sự tách biệt này cũng là để minh bạch hoá các hoạt động ngân hàng vì đó là nền tảng của cả một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững. Đạo luật Glass-Steagal đã giúp cho kinh tế và xã hội Mỹ phát triển mạnh trong suốt 50 năm và trở thành một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới. Đến đầu những năm 1980, khi Rowald Reagan nhậm chức tổng thống, chính phủ Mỹ chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, đồng thời cho phép các ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm mở rộng các hoạt động cho vay để nhiều người đầu tư vào thị trường bất động sản. Chính sách này vài năm sau đã dẫn đến khủng hoảng ngân hàng đầu tiên, bắt buộc chính phủ Mỹ phải can thiệp, tổn hao công quỹ đến hơn 300tỉ USD mới giải quyết được tạm ổn. (Nguồ
Luận văn liên quan