Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có thêm thế và lực để
bước vào giai đoạn phát triển mới. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu to
lớn như nhịp độ phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch theo hướng tiến bộ, kiềm chế và đầy lùi được nạn siêu lạm phát,
nâng cao đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải nhận thấy rằng
Việt Nam vẫn đang còn là một nước nông nghiệp, công nghiệp còn nhỏ bé,
kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa xây dựng
được bao nhiêu. Nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhưng năng suất, chất
lượng và hiệu quả còn thấp. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chưa cao. Nhà
nước còn quản lý rất chặt chẽ nhiều lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, bưu
điện, điện lực Những tệ nạn như tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỷ cương
còn nặng và phổ biến.
Tuy nhiên khó khăn còn đang tồn tại và sẽ tiếp tục phát sinh nhưng
những thách đố gay go nhất của thời kỳ chuyển toàn bộ nền kinh tế từ cơ chế
quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới và sự hẫng hụt về viện trợ, đảo lộn về
ngoại thương do có sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã qua
rồi. Không có khó khăn nào có thể lớn hơn những khó khăn đã gặp phải trong
những năm đầu khởi động chương trình đổi m ới. Khó khăn đang tồn tại và sẽ
phát sinh chỉ là khó khăn của yêu cầu phát triển, tăng tốc độ nền kinh tế chứ
không phải là khó khăn có thể dẫn đến nền kinh tế sụp đổ như những năm
trước đây.
129 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2114 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
-------***-------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
TÁC ĐỘNG CỦA ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
ĐẾN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Giáo viên hướng dẫn : TS Nguyễn Văn Hồng
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thuý Hằng
Lớp : Pháp 2 - K38 E
HÀ NỘI - 2003
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỔI MỚI
CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
1. Đặc điểm của kinh tế Việt Nam
Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có thêm thế và lực để
bước vào giai đoạn phát triển mới. Chúng ta đã đạt được một số thành tựu to
lớn như nhịp độ phát triển kinh tế khá nhanh và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự
chuyển dịch theo hướng tiến bộ, kiềm chế và đầy lùi được nạn siêu lạm phát,
nâng cao đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, chúng ta cũng phải nhận thấy rằng
Việt Nam vẫn đang còn là một nước nông nghiệp, công nghiệp còn nhỏ bé,
kết cấu hạ tầng còn kém phát triển, cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa xây dựng
được bao nhiêu. Nền kinh tế có mức tăng trưởng cao nhưng năng suất, chất
lượng và hiệu quả còn thấp. Tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế chưa cao. Nhà
nước còn quản lý rất chặt chẽ nhiều lĩnh vực quan trọng như ngân hàng, bưu
điện, điện lực…Những tệ nạn như tham nhũng, buôn lậu, vi phạm kỷ cương
còn nặng và phổ biến.
Tuy nhiên khó khăn còn đang tồn tại và sẽ tiếp tục phát sinh nhưng
những thách đố gay go nhất của thời kỳ chuyển toàn bộ nền kinh tế từ cơ chế
quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới và sự hẫng hụt về viện trợ, đảo lộn về
ngoại thương do có sự sụp đổ của Liên Xô cũ và các nước Đông Âu đã qua
rồi. Không có khó khăn nào có thể lớn hơn những khó khăn đã gặp phải trong
những năm đầu khởi động chương trình đổi mới. Khó khăn đang tồn tại và sẽ
phát sinh chỉ là khó khăn của yêu cầu phát triển, tăng tốc độ nền kinh tế chứ
không phải là khó khăn có thể dẫn đến nền kinh tế sụp đổ như những năm
trước đây.
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 1
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
Mặt khác, bên cạnh những khó khăn, thách đố, nền kinh tế Việt Nam còn
có thời cơ và thuận lợi, nội lực và ngoại lực. Nếu khai thác tốt các yếu tố
thuận lợi, tận dụng được thời cơ sẽ cho phép khắc phục khó khăn, vượt qua
thách đố, hành trang của nền kinh tế Việt Nam trên con đường hội nhập chứa
đựng thuận lợi nhiều hơn khó khăn, thời cơ lớn hơn thách đố.
2. Vai trò của chính sách thương mại đối với nền kinh tế quốc dân
nói chung và đối với ngoại thương nói riêng.
Hoạt động kinh tế trong một nền mậu dịch tự do diễn ra theo các quy
luật kinh tế, đó là quy luật về giá cả, cung cầu, quy luật cạnh tranh …, các quy
luật kinh tế này tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Nếu một nền
kinh tế nào hoạt động dưới tác động, điều tiết của quy luật kinh tế thì sẽ tối đa
hoá được lợi nhuận có thể rút ra từ các nguồn tài nguyên hiện có.
Nhưng với một nền kinh tế thị trường không có sự quản lý của Nhà nước
sẽ dễ dàng nảy sinh ra những khuyết tật của thị trường như tình trạng phân
hoá giàu nghèo rất cao, tình trạng thất nghiệp sẽ ngày càng nghiêm trọng mà
từ đó sẽ nảy sinh ra những tệ nạn xã hội, hoặc có những lĩnh vực có ích cho
cộng đồng và phát triển kinh tế như xây dựng hạ tầng cơ sở, đầu tư vào giáo
dục, y tế cần nhiều vốn nhưng thời gian thu hồi chậm và lợi nhuận thu được ít
thì sẽ không được các nhà đầu tư quan tâm.
Chính vì những lý do trên, để hướng nền kinh tế phát triển theo hướng có
lợi nhất và phù hợp nhất với đặc điểm kinh tế của từng quốc gia, chính sách tự
do hoá thương mại cũng cần có sự quản lý của Nhà nước dù ở mức độ can
thiệp, quản lý của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường như thế nào lại phụ
thuộc vào điều kiện lịch sử và quan điểm nhận thức của mỗi nước. Vì vậy,
chúng ta thấy hiện nay các nước đều sử dụng chính sách thương mại của mình
để can thiệp vào thị trường, thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển bền vững,
ổn định và khuyến khích xuất khẩu, xâm nhập ra thị trường nước ngoài.
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 2
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
Chính sách thương mại là một hệ thống các nguyên tắc, công cụ và biện
pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để quản lý, điều chỉnh các hoạt động
thương mại của quốc gia trong từng thời kỳ, nhằm đạt được các mục đích đã
định trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia đó.
Chính sách thương mại là một trong những chính sách quan trọng mà
mỗi quốc gia xuất phát từ đặc điểm và mục tiêu kinh tế - xã hội của mình xây
dựng nên một cách phù hợp. Ngoài ra chính sách thương mại của một nước
chịu ảnh hưởng và cũng chi phối hoạt động ngoại thương của các nước khác.
Ở Việt Nam, chính sách thương mại đã dần xoá bỏ được các định kiến.
Chuyển đổi chính sách thương mại từ quản lý theo mô hình kế hoạch hoá tập
trung sang kiểu quản lý theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Từ năm 1995 ta đã sửa đổi lại chính sách thuế, chính sách phi quan thuế,
chính sách tài chính tiền tệ… phù hợp với yêu cầu của Hiệp định CEPT, Hiệp
định thuế quan của khối APEC và của Tổ chức thương mại thế giới WTO.
Những thay đổi đó đã được các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế công
nhận, qua đó vị thế của nền kinh tế nước ta trên trường quốc tế đã thay đổi
đáng kể. Nền kinh tế của ta đang và sẽ hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết để
hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia vào quá trình tự do hóa thương mại đang
diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Riêng đối với lĩnh vực ngoại thương, chính sách thương mại chịu ảnh
hưởng và cũng chi phối rất lớn đến lĩnh vực này. Chính sách thương mại đã
thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực tham gia sản xuất kinh doanh hàng xuất
khẩu, góp phần làm kim ngạch xuất khẩu tăng với tốc độ cao. Cơ chế xuất
nhập khẩu thể hiện trong chính sách của Nhà nước ngày càng mở rộng, linh
hoạt đã tạo điều kiện và cơ hội cho các doanh nghiệp chủ động tìm đối tác và
thị trường xuất khẩu. Mặt khác, sự cạnh tranh cả ở thị trường trong nước và
thị trường quốc tế đã buộc các doanh nghiệp phải cải tiến mẫu mã sản phẩm,
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 3
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
áp dụng kỹ thuật công nghệ mới, do đó đã nâng cao được khối lượng kim
ngạch và chất lượng xuất khẩu.
Một vấn đề rất đáng chú ý là chính sách thương mại đã thúc đẩy xuất
khẩu tới thị trường đích và nhập khẩu từ thị trường nguồn. Chính sách tự do
hoá thương mại và các quy chế cụ thể đã giúp các doanh nghiệp mạnh dạn
đầu tư chế biến hàng xuất khẩu để đưa tới thị trường tiêu dùng (thị trường
đích) và nhập khẩu, nhất là nhập khẩu máy móc thiết bị từ thị trường có công
nghệ hiện đại (thị trường nguồn).
Chính sách thương mại của nước ta đã từng bước cụ thể hoá đường lối
đổi mới của Đảng và Nhà nước, đưa nước ta từ một nền kinh tế đóng sang
một nền kinh tế mở, đã và đang gặt hái được nhiều thành công rất đáng khích
lệ.
3. Tính cấp thiết phải đổi mới chính sách thương mại
Chính sách thương mại là một trong những chính sách quan trọng mà
mỗi quốc gia, xuất phát từ đặc điểm và mục tiêu kinh tế - xã hội của mình xây
dựng nên một cách phù hợp. Tuy nhiên, không có chính sách thương mại nào
là phù hợp cho tất cả các quốc gia, trong mọi thời điểm bởi vì các quy luật
kinh tế chi phối nền kinh tế của thế giới cũng như của các quốc gia luôn luôn
biến động, sự biến động của các quy luật này kéo theo sự thay đổi chiến lược
kinh tế của từng quốc gia, do đó chính sách thương mại tất yếu cũng thay đổi
theo.
Hiện nay, xu hướng phát triển kinh tế của thế giới đang thay đổi và xu
thế tự do hoá thương mại ngày càng khẳng định được vị trí của mình. Tất cả
các quốc gia, nếú không muốn đứng ngoài dòng chảy của sự phát triển kinh tế
thế giới thì buộc phải tham gia vào quá trình khu vực hoá, toàn cầu hoá kinh
tế, từng bước hội nhập nền kinh tế thế giới. Cụ thể là phải mở cửa nền kinh tế,
thực hiện tự do hoá thương mại, giảm bớt các hàng rào thuế quan, phi thuế
quan, các biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước, ban hành những chính
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 4
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
sách kinh tế thông thoáng hơn để thu hút đầu tư nước ngoài và kích thích sản
xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu. Chính
vì những yêu cầu thực tiễn trên mà các nhà hoạch định chính sách không thể
không nghĩ đến vấn đề cải cách và đổi mới chính sách thương mại của nước
mình để phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn thế giới.
Đối với Việt Nam, chúng ta không thể duy trì mãi chính sách khép kín,
chia cắt trong hoạt động thương mại và cô lập trong quan hệ quốc tế đã góp
phần làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng, kinh tế không
phát triển và tụt hậu so với các nước khác trên thế giới. Trong hơn 15 năm
qua, Việt Nam đã không ngừng cải cách, đổi mới chính sách thương mại và
thành công của công cuộc đổi mới đã được thể hiện bằng những kết quả đáng
ghi nhận như tốc độ tăng trưởng GDP, kim ngạch xuất nhập khẩu …
Có thể nói, đổi mới chính sách thương mại là một lựa chọn tất yếu không
chỉ riêng Việt Nam mà còn là của tất cả các nước trên thế giới.
II. NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH THƯƠNG
MẠI
1. Khái quát chính sách thương mại trước đổi mới.
1.1. Chính sách thương mại trước đổi mới.
Sau khi chiến tranh kết thúc vào năm 1975, nền kinh tế nước ta vẫn là
một nền kinh tế lạc hậu, lệ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, phụ tùng và
thiết bị của bên ngoài. Nhà nước vẫn duy trì chính sách kinh tế đóng, quan hệ
buôn bán với nước ngoài chưa phát triển, chủ yếu là buôn bán với các nước
XHCN, hoạt động xuất nhập khẩu còn manh múm, chính vì vậy, chính sách
thương mại thời kỳ này chủ yếu là quản lý, điều chỉnh các quan hệ kinh tế
trong nước và giữa nước ta với các nước XHCN.
Xuất phát từ nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở chế độ công hữu và
mô hình kế hoạch hoá tập trung ảnh hưởng của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa,
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 5
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
độc quyền Nhà nước đối với ngoại thương đã trở thành quy phạm pháp luật
có tính bắt buộc. Điều này có thể thấy được thông qua các khía cạnh sau:
- Nhà nước độc quyền quản lý về ngoại thương
Mọi hoạt động ngoại thương đều tập trung vào Nhà nước, Bộ Ngoại
thương là cơ quan duy nhất thay mặt Nhà nước quản lý hoạt động ngoại
thương. Bộ Ngoại thương xây dựng kế hoạch xuất nhập khẩu và trực tiếp
phân bổ kế hoạch chó các doanh nghiệp được phép kinh doanh xuất nhập
khẩu, đồng thời Bộ trực tiếp điều tiết, quản lý hoạt động ngoại thương bằng
các chỉ tiêu pháp lệnh và thông qua hệ thống cấp giấy phép xuất nhập khẩu.
Vì vậy, Bộ Ngoại thương thay mặt Nhà nước trực tiếp kiểm tra, giám sát việc
thực hiện kế hoạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Trong quá trình
thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các doanh nghiệp phải báo cáo Bộ
và xin ý kiến chỉ đạo, không được tự ý sửa đổi kế hoạch.
- Nhà nước độc quyền kinh doanh ngoại thương
Các quan hệ thương mại, kinh tế giữa nước ta với các nước XHCN kế
khác đều mang tính chất Nhà nước và được thực hiện trên cơ sở các hiệp định
và Nghị định thư mà Chính phủ ta ký kết với chính phủ các nước XHCN.
Hoạt động kinh doanh ngoại thương do Nhà nước độc quyền, Bộ Ngoại
thương cho phép một số doanh nghiệp quốc doanh được phép kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp với nước ngoài, các doanh nghiệp này chỉ được kinh
doanh những mặt hàng và ngành hàng được cho phép. Thực chất đây cũng là
những tổ chức kinh doanh độc quyền về các mặt hàng và ngành hàng được
giao. Tính độc quyền của Nhà nước trong kinh doanh ngoại thương rất cao và
gần như là tuyệt đối. Số lượng các doanh nghiệp được phép kinh doanh ngoại
thương là rất nhỏ, tính đến năm 1981, chỉ có 12 doanh nghiệp Nhà nước được
phép kinh doanh xuất nhập khẩu, đến năm 1987 là 35 doanh nghiệp.
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 6
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
Tính độc quyền trong kinh doanh ngoại thương còn được thể hiện trong
quá trình thực hịên hoạt động ngoại thương, các doanh nghiệp phải thực hiện
theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, điều đó nghĩa là sản xuất cái gì, xuất
khẩu, nhập khẩu mặt hàng gì, trị giá bao nhiêu, thị trường nào hầu như đều do
Nhà nước chỉ đạo, thậm chỉ trong nhiều trường hợp ngay cả giá cả cũng do
Nhà nước quy định.
Hạch toán kinh tế ở giai đoạn này chỉ mang tính chất hình thức. Thông qua
chế độ “thu bù chênh lệch ngoại thương”, các khoản được coi là lãi phải nộp
cho Nhà nước, các khoản được coi là lỗ thì được Ngân sách Nhà nước cấp bù.
Tuy nhiên, từ khi Nghị định số 40/CP ngày 7/2/1980 ra đời, quyền kinh
doanh ngoại thương được mở rộng hơn cho các địa phương thông qua các tổ
chức ngoại thương địa phương. Mở rộng quyền xuất khẩu trực tiếp cho các
liên hiệp xí nghiệp. Các liên hiệp xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trực
thuộc các Bộ quản lý sản xuất. Từ quy định này hình thành nên Bộ quản lý
Nhà nước về ngoại thương (Bộ Ngoại thương) và Bộ chủ quản của các tổ
chức sản xuất được quyền hoạt động ngoại thương (Bộ quản lý ngành).
Ngoài ra, Nghị định này còn đề cập đến việc sửa đổi công tác kế hoạch
hoá xuất khẩu theo hướng thu hẹp các chỉ tiêu pháp lệnh đối với hàng xuất
khẩu, cho phép xuất khẩu những sản phẩm ngoài kế hoạch, do đó đã hình
thành hàng xuất khẩu theo kế hoạch và hàng xuất khẩu ngoài kế hoạch.
- Nhà nước độc quyền về tài sản trong kinh doanh ngoại thương
Do hoạt động kinh doanh ngoại thương tập trung vào các doanh nghiệp
Nhà nước, tài sản phục vụ cho lưu thông và hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc
quyền sở hữu của Nhà nước. Nhà nước thực hiện chế độ bao cấp trong kinh
doanh ngoại thương.
Trong một thời gian dài, nguyên tắc Nhà nước độc quyền ngoại thương
được mở rộng ra toàn bộ các lĩnh vực kinh tế đối ngoại và được ghi vào Hiến
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 7
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
pháp Việt Nam năm 1980: “Nhà nước độc quyền ngoại thương và các quan
hệ kinh tế đối ngoại” (Điều 21). Trong thời kỳ này, nền kinh tế nước ta được
thực hiện theo cơ chế quản lý tập trung, hoạt động ngoại thương được tập
trung vào tay Nhà nước. Bộ Ngoại thương có chức năng quản lý Nhà nước
(hoạch định chính sách, soạn thảo pháp luật, kiểm tra, giám sát các hoạt động
ngoại thương…) đồng thời có chức năng chỉ đạo các nghiệp vụ kinh doanh
(ấn định các danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu, thị trường, phương thức mua
bán, giá cả..) từ đó dẫn đến sự lẫn lộn giữa chức năng quản lý Nhà nước và
chức năng kinh doanh và quản lý kinh doanh.
Tuy nhiên, mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung chỉ có thể thực hiện
được trong điều kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, xã hội nhất định. Ngày nay, hệ
thống XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu tan vỡ, cùng với xu hướng quá
trình quốc tế hoá đời sống kinh tế – xã hội, Việt Nam cũng phải thực hiện
công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển sản xuất hàng hoá với nền kinh tế
nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, do đó chính sách thương
mại thời kỳ này với việc Nhà nước độc quyền ngoại thương không còn phù
hợp nữa. Chính vì thế, Nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới về chính sách và
cơ chế quản lý đề ngày càng phù hợp hơn với xu thế tự do hoá thương mại
đang diễn ra mạnh mẽ trong khu vực và trên toàn thế giới.
1.2. Hoạt động ngoại thương trong thời kỳ 1976-1985:
Trong bối cảnh đất nước đã thống nhất, hoạt động ngoại thương có
những thuận lợi mới, đồng thời có những khó khăn mới. Đất nước được thống
nhất, chúng ta có điều kiện và khả năng khai thác có hiệu quả tiền năng của
đất nước (đất đai, rừng, biển, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, phong cảnh,
nguồn lao động và yếu tố con người, vị trí của Việt Nam …) để đẩy mạnh
xuất khẩu, phát triển du lịch, các dịch vụ thu ngoại tệ, phát triển ngoại thương
mở rộng hợp tác kinh tế, khoa học kỹ thuật với nước ngoài, thu hút vốn và kỹ
thuật nước ngoài. Nhưng bên cạnh những thuận lợi mới, chúng ta cũng đứng
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 8
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
trước những khó khăn gay gắt bắt nguồn từ trình độ phát triển kinh tế của cả
nước còn thấp, cơ sở vật chất và kỹ thuật còn thấp lém, kinh tế hàng hoá chưa
phát triển, chưa có tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế, nền kinh tế còn bị lệ thuộc
nặng nề vào bên ngoài. Chiến tranh kéo dài làm đã để lại những hậu quả kinh
tế nặng nề làm cho đất nước phát triển chậm lại nhiều năm. Bên cạnh đó, một
số nước phương Tây đã thực hiện chính sách cấm vận và phân biệt đối xử với
nước ta.
Hoàn cảnh quốc tế không thuận lợi đó đã gây ra cho nước ta không ít
khó khăn, nhưng kinh tế nói chung và xuất nhập khẩu nói riêng vẫn được tiếp
tục phát triển.
Sau đây là kết qủa hoạt động xuất, nhập khẩu giai đoạn 1976 -1985:
Qua bảng thống kê sau chúng ta thấy:
- Kim ngạch xuất khẩu tăng dần qua các năm. Tỷ lệ tăng trưởng bình
quân trong 10 năm (1976 - 1985) của xuất khẩu tăng cao hơn tỷ lệ tăng của
tổng kim ngạch buôn bán hai chiều và của nhập khẩu. Trong khi tỷ lệ tăng
trưởng bình quân trong 10 năm của xuất khẩu là 13,5% thì của XNK cộng lại
là 8,4%, và của nhập khẩu chỉ có 7%/ năm.
- Trị giá xuất khẩu tuy có tăng nhưng trong 10 năm (1976-1985) xuất
khẩu cũng chỉ đảm bảo được 30,8% tổng số tiền nhập khẩu.
- Cán cân thương mại quốc tế luôn nghịch sai (nhập siêu) và nhập siêu
có xu hướng tăng.
Bảng 1: Xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1976 -1985
Đơn vị: Triệu rúp – USD
Năm Tổng Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại
KNXNK Trị giá Tỉ lệ %
1976 1.226,8 222,7 1.004,1 -881,4 22,2
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 9
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
1977 1.540,9 322,5 1.218,4 -815,9 28,3
1978 1.630,0 326,8 1.303,2 -976,4 25,1
1979 1.846,6 320,,5 1.562,1 -120,5 21,0
1980 1.652,8 338,6 1.314,2 -975,6 25,8
1981 1.783,4 401,2 1.382,2 -981,0 29,0
1982 1.998,8 526,6 1.472,2 -945,6 35,8
1983 2.143,2 616,5 1.526,7 -910,2 40,4
1984 2.394,6 649,6 1.745,0 -1.095,4 37,2
1985 2.555,9 698,5 1.857,4 -1.158,9 37,6
Tổng số 18.773,0 4.423,5 14.349,5 -9.926,0 30,8
Nguồn: Giáo trình Kinh tế ngoại thương - 1997
Hầu hết các loại hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống đều phải
nhập khẩu toàn bộ hay một phần di sản xuất trong nước không đảm bảo.
Ngoài sắt thép, xăng dầu, máy móc thiết bị còn nhập khẩu cả hàng tiêu
dùng. Kể cả những loại hàng hoá lẽ ra sản xuất trong nước có thể đáp ứng
được như lúa gạo, vải mặc. Trong những năm 1976 -1985 đã nhập khẩu 60
triệu mét vải các loại và gần 1,5 triệu tấn lương thực quy ra gạo.
Xuất khẩu tuy có tăng nhưng trị giá xuất khẩu quá thấp. Hàng xuất khẩu
chủ yếu dựa vào thu gom sản phẩm từ nền sản xuất hàng hoá kém phát triển:
63% trị giá xuất khẩu của năm 1985 là nông, lâm, thuỷ sản: 28,9% là hàng
công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp.
Đỗ Thuý Hằng – P2-K38E 10
Tác động của đổi mới chính sách thương mại đến ngoại thương VN trong những năm gần
đây
2. Nội dung cơ bản của đổi mới chính sách thương mại:
2.1. Mở rộng quyền tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
Nghị định 33/CP ngày 19/4/1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước
đối với hoạt động xuất nhập khẩu là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự
thay đổi tương đối cơ bản về chính sách xuất nhập khẩu nước ta. Từ năm
1994 trở về trước, có thể nói Nhà nước ta độc quyền về ngoại thương, hoạt
động xuất nhập khẩu hầu như chỉ thực