Khóa luận Tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm

1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu xảy ra từ tháng 07/2007 sau đó lan khắp các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Chỉ trong vòng 12 tháng của 2008 đã làm bốc hơi trên 30 ngàn tỉ USD trong tổng số 62 nghìn tỉ USD vốn hóa toàn cầu. Sau khủng hoảng tài chính, thế giới bước vào một cuộc suy thoái kinh tế được ví là nghiêm trọng nhất trong vòng gần 100 năm qua. Tuy mức độ liên thông và phụ thuộc giữa thị trường tài chính Việt Nam với khu vực và thế giới còn thấp, nhưng độ mở của nền kinh tế nước ta ở mức cao, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão suy thoái. Thêm vào đó là những bất ổn vĩ mô và yếu kém về cơ cấu vốn tồn tại từ trước trong nền kinh tế. Quý I/2008, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn suy giảm. Đến đầu quý IV/2008, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới lan truyền đến Việt Nam, đẩy sâu quá trình suy giảm, kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009. Đối phó với tình hình, ngày 15/01/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua Quốc hội về gói kích thích kinh tế có giá trị 8 tỷ USD nhằm khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Sau một năm triển khai, gói kích thích kinh tế đã hoàn thành các mục tiêu cơ bản đề ra, song cũng làm nảy sinh không ít rủi ro vĩ mô cho nền kinh tế. Theo dõi những biến động của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn suy giảm rồi phục hồi nhờ gói kích thích kinh tế của Chính phủ, em quyết định chọn đề tài “Tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò can thiệp vào nền kinh tế của Chính phủ, cụ thể là sử dụng các gói kích cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái.  Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của suy giảm kinh tế Việt Nam, đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế của Chính phủ đối với nền kinh tế.  Dự báo viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2010, từ đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Suy giảm kinh tế Việt Nam và tác động của gói kích thích kinh tế.  Phạm vi nghiên cứu: Thực tiễn tình hình kinh tế, các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2000, chú trọng giai đoạn từ năm 2008 đến quý I/2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, diễn giải quy nạp, v.v 5. Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: “Chính phủ với vai trò can thiệp vào nền kinh tế thị trường”. Chương 2: “Suy giảm kinh tế Việt Nam và gói kích thích kinh tế của Chính phủ”. Chương 3: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế của Chính phủ”.

doc94 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2321 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ -------***-------  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ SUY GIẢM Sinh viên thực hiện : Nguyễn Kim Ngân Lớp : Anh 1 - TCNH A Khóa : 45 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lan Hà Nội - 04/2010 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG I SỬ DỤNG GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ - BIỆN PHÁP CAN THIỆP CẦN THIẾT CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI 7 1.1. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường 7 1.1.1. Thất bại của thị trường - cơ sở khách quan để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế 7 1.1.2. Chức năng của Chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế thị trường 12 1.1.3. Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường 17 1.2. Sử dụng gói kích cầu - biện pháp can thiệp cần thiết của Chính phủ trong thời kỳ suy thoái kinh tế 18 1.2.1. Suy thoái kinh tế và hậu quả đối với nền kinh tế 18 1.2.2. Sử dụng gói kích cầu - biện pháp can thiệp cần thiết của Chính phủ trong thời kỳ suy thoái kinh tế 20 CHƯƠNG II SUY GIẢM KINH TẾ VIỆT NAM VÀ GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ 28 2.1. Suy giảm kinh tế Việt Nam và biện pháp can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế 28 2.1.1. Diễn biến cuộc suy giảm kinh tế Việt Nam, hậu quả nhìn từ giác độ vĩ mô 28 2.1.2. Nguyên nhân suy giảm kinh tế Việt Nam 42 2.1.3. Sử dụng gói kích thích kinh tế - biện pháp can thiệp của Chính phủ Việt Nam trong thời kỳ suy giảm 52 2.2. Đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua 56 2.2.1. Tác động tích cực 57 2.2.2. Tác động tiêu cực 66 CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ CỦA CHÍNH PHỦ 79 3.1. Dự báo kinh tế Việt Nam năm 2010 79 3.1.1. Triển vọng và rủi ro của kinh tế Việt Nam năm 2010 79 3.1.2. Nền kinh tế có cần gói kích thích kinh tế thứ hai? 83 3.1.3. Chính phủ thông qua gói kích thích kinh tế thứ hai 85 3.2. Kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế của Chính phủ 86 3.2.1. Về mục đích kích cầu nền kinh tế 86 3.2.2. Về hiệu quả dài hạn của gói hỗ trợ lãi suất 86 3.2.3. Về chính sách tài khóa 87 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVSC  :  Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (BaoViet Securities Company)   DVSC  :  Công ty Cổ phần Chứng khoán Đại Việt (DaiViet Securities Corporation)   VCBS  :  Công ty Chứng khoán Ngân hàng Ngoại Thương (Vietcombank Securities Co., Ltd   FED  :  Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Federal Reserve System)   FDI  :  Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)   FII  :  Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Indirect Investment)   IMF  :  Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)   NĐT  :  Nhà đầu tư   NHNN  :  Ngân hàng Nhà nước   NHTM  :  Ngân hàng Thương mại   NSNN  :  Ngân sách Nhà nước   ODA  :  Hỗ trợ Phát triển Chính Thức (Official Development Assistance)   TTCK  :  Thị trường chứng khoán   WTO  :  Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization)   LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ bắt đầu xảy ra từ tháng 07/2007 sau đó lan khắp các thị trường tài chính lớn trên thế giới. Chỉ trong vòng 12 tháng của 2008 đã làm bốc hơi trên 30 ngàn tỉ USD trong tổng số 62 nghìn tỉ USD vốn hóa toàn cầu. Sau khủng hoảng tài chính, thế giới bước vào một cuộc suy thoái kinh tế được ví là nghiêm trọng nhất trong vòng gần 100 năm qua. Tuy mức độ liên thông và phụ thuộc giữa thị trường tài chính Việt Nam với khu vực và thế giới còn thấp, nhưng độ mở của nền kinh tế nước ta ở mức cao, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vậy, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của cơn bão suy thoái. Thêm vào đó là những bất ổn vĩ mô và yếu kém về cơ cấu vốn tồn tại từ trước trong nền kinh tế. Quý I/2008, Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn suy giảm. Đến đầu quý IV/2008, tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới lan truyền đến Việt Nam, đẩy sâu quá trình suy giảm, kéo dài sang cả những tháng đầu năm 2009. Đối phó với tình hình, ngày 15/01/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thông qua Quốc hội về gói kích thích kinh tế có giá trị 8 tỷ USD nhằm khuyến khích đầu tư và tiêu dùng, chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Sau một năm triển khai, gói kích thích kinh tế đã hoàn thành các mục tiêu cơ bản đề ra, song cũng làm nảy sinh không ít rủi ro vĩ mô cho nền kinh tế. Theo dõi những biến động của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn suy giảm rồi phục hồi nhờ gói kích thích kinh tế của Chính phủ, em quyết định chọn đề tài “Tác động của gói kích thích kinh tế đối với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ suy giảm” làm nội dung nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận cơ bản về vai trò can thiệp vào nền kinh tế của Chính phủ, cụ thể là sử dụng các gói kích cầu khi nền kinh tế lâm vào suy thoái. Tìm hiểu nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của suy giảm kinh tế Việt Nam, đánh giá tác động của gói kích thích kinh tế của Chính phủ đối với nền kinh tế. Dự báo viễn cảnh kinh tế Việt Nam năm 2010, từ đó kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Suy giảm kinh tế Việt Nam và tác động của gói kích thích kinh tế. Phạm vi nghiên cứu: Thực tiễn tình hình kinh tế, các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế Việt Nam từ năm 2000, chú trọng giai đoạn từ năm 2008 đến quý I/2010. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp thống kê, phân tích kinh tế, diễn giải quy nạp, v.v… Kết cấu khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của khóa luận gồm ba chương: Chương 1: “Chính phủ với vai trò can thiệp vào nền kinh tế thị trường”. Chương 2: “Suy giảm kinh tế Việt Nam và gói kích thích kinh tế của Chính phủ”. Chương 3: “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả gói kích thích kinh tế của Chính phủ”. CHƯƠNG I SỬ DỤNG GÓI KÍCH THÍCH KINH TẾ - BIỆN PHÁP CAN THIỆP CẦN THIẾT CỦA CHÍNH PHỦ TRONG THỜI KỲ SUY THOÁI 1.1. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường 1.1.1. Thất bại của thị trường - cơ sở khách quan để Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế Thất bại thị trường là trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn. Những trường hợp thất bại thị trường chủ yếu là: Độc quyền thị trường Ở dạng thuần túy nhất, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là: do được Chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường; do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ; do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt; do sự thao túng của các hãng sản xuất lớn. Hậu quả là các hãng độc quyền có thể bán được với mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn thị trường cạnh tranh để thu lợi nhuận siêu ngạch. Ngoại ứng Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoại ứng. Ví dụ, khói xả từ các phương tiện giao thông hoặc nhà máy có thể gây ô nhiễm môi trường, nhưng những tổn hại cho môi trường đó không được tính thành chi phí đối với các chủ phương tiện và nhà máy, do vậy họ không có ý thức giảm bớt hoạt động của mình vì lợi ích chung. Ngoại ứng có thể là ngoại ứng tiêu cực hoặc tích cực. Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường), nhưng chi phí đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường. Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán. Ngoại ứng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra. Ví dụ, một nhà máy gây ô nhiễm là ngoại ứng tiêu cực do sản xuất, một cá nhân hút thuốc lá làm nguy hiểm đến sức khỏe những người ngồi xung quanh là ngoại ứng tiêu cực do tiêu dùng. Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội. Khi xuất hiện ngoại ứng, hoặc chi phí biên hoặc lợi ích biên của tư nhân không nhất trí với chi phí biên hoặc lợi ích biên xã hội. Do đó, mức sản xuất tối ưu thị trường cũng khác với mức hiệu quả xã hội. Hàng hóa công cộng Những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất và cung cấp trong xã hội có thể được chia làm hai loại chính là hàng hóa công cộng (HHCC) và hàng hóa cá nhân (HHCN). Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó. Điều này giúp phân biệt HHCC với HHCN là những loại hàng hóa khi một người đã tiêu dùng rồi thì người khác không thể tiêu dùng được nữa. HHCC có hai thuộc tính cơ bản. Thứ nhất, HHCC không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, có nghĩa là khi có thêm một người sử dụng HHCC sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng hiện có. Quốc phòng một trường hợp điển hình về HHCC vì biến động dân số hàng ngày không làm giảm lợi ích an ninh mà những công dân hiện tại đang được hưởng. Thuộc tính thứ hai của HHCC là không có tính loại trừ trong tiêu dùng, có nghĩa là không thể loại trừ hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân từ chối không chịu trả tiền cho việc tiêu dùng của mình. Ngay cả khi ai đó từ chối không đóng góp tiền cho ngân sách quốc phòng thì anh ta vẫn được hưởng thụ an ninh do quốc phòng mang lại. Do vậy, tất yếu xuất hiện hiện tượng “kẻ ăn không” khi sử dụng HHCC. Hệ quả là, các doanh nghiệp tư nhân nếu sản xuất và cung cấp HHCC thì sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc tạo doanh thu để bù đắp chi phí. Đây được coi là luận cứ mạnh nhất, chứng minh cho sự cần thiết phải có Chính phủ đứng ra cung cấp HHCC. Thông tin không đối xứng Thông tin không đối xứng là trường hợp xuất hiện trên thị trường khi một bên nào đó tham gia giao dịch thị trường (người mua hoặc người bán) có thông tin đầy đủ về các đặc tính sản phẩm hơn so với bên kia. Chẳng hạn, trong thị trường y tế, người bán (bác sĩ) có nhiều thông tin về sản phẩm mà anh ta bán hơn là người mua (bệnh nhân). Trong thị trường bảo hiểm, người mua (những khách hàng tìm đến mua bảo hiểm) biết rõ về xác suất xảy ra tình huống rủi ro hơn là người bán (công ty bảo hiểm). Khó khăn trong việc thu thập đủ thông tin đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của nhiều thị trường, khiến các nguồn lực được phân bổ quá nhiều hoặc quá ít cho thị trường đó so với mức tiêu thụ của xã hội. Ngoài ra, nó còn tạo động cơ cho bên có thông tin đầy đủ hơn lợi dụng lợi thế này để thu lợi cho mình trên sự thiệt thòi của bên kia. Bất ổn định kinh tế Nguyên nhân gây ra sự bất ổn định của nền kinh tế là sự vận hành mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế. Hậu quả là thất nghiệp, lạm phát và suy thoái trở thành những căn bệnh kinh niên của nền kinh tế thị trường và gây rất nhiều tổn thất cho xã hội. Mất công bằng xã hội Nhiều người cho rằng, sự không hoàn hảo của thị trường thường dẫn đến những kết cục thiếu công bằng. Để xác định xem một phân phối thu nhập có công bằng hay không, trong thực tế người ta thường hay sử dụng các thước đo phản ánh sự bất bình đẳng. Hai thước đo phổ biến nhất là đường cong Lorenz và hệ số Gini. Đường cong Lorenz 100% A Cạnh dọc: % thu nhập cộng dồn Cạnh đáy: % dân số cộng dồn 50 0 50 100%   Hình 1.1. Đường cong Lorenz Đường Lorenz phản ánh tỷ lệ phần trăm của tổng thu nhập quốc dân cộng dồn được phân phối tương ứng với tỷ lệ phần trăm cộng dồn của các nhóm dân số đã biết. Trong trường hợp thu nhập được phân phối tuyệt đối bình đẳng thì bao nhiêu phần trăm dân số sẽ có tương ứng với bấy nhiêu phần trăm thu nhập. Khi đó, đường Lorenz sẽ trùng vào đường chéo OA (đường bình đẳng tuyệt đối). Đường Lorenz càng nằm gần đường chéo thì mức độ công bằng càng cao và càng nằm xa đường chéo thì mức độ công bằng càng giảm. Đường Lorenz cho phép hình dung được mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập thông qua việc quan sát hình dạng của đường cong. Nhờ đó, nó giúp đánh giá tác động của các chính sách đến mức độ công bằng trong phân phối thu nhập của các nhóm dân cư. Hệ số Gini (g) Hệ số này được xác định bằng cách lấy diện tích hình A, được xác định bởi đường Lorenz và đường chéo OA, chia cho diện tích nửa hình vuông có chứa đường Lorenz đó (A+B). Công thức: g =  Nếu g = 0 là bình đẳng tuyệt đối vì A = 0, đường Lorenz trùng với đường chéo. Nếu g = 1 là bất bình đẳng tuyệt đối vì B = 0, đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất. Thông thường 0 ≤ g ≤ 1 vì đường Lorenz thường nằm ở giữa. 1.1.2. Chức năng của Chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế thị trường Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế Mục tiêu kinh tế trọng tâm của Chính phủ là hỗ trợ việc phân bổ nguồn lực để nâng cao hiệu quả kinh tế đạt mức như xã hội mong muốn. Điều tiết độc quyền Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền, ngăn cấm những hành vi nhất định (như cấm các hãng cấu kết để cùng nhau nâng giá), hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định. Ngoài ra, Chính phủ còn đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự cạnh tranh quyết liệt giữa các hãng bằng cách hạ thấp các rào cản xâm nhập thị trường, thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Sở hữu nhà nước đối với độc quyền cũng là một giải pháp thường được áp dụng với những ngành trọng điểm quốc gia như khí đốt, điện năng. Kiểm soát giá cả đối với các hàng hóa và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp, buộc hãng đó phải bán sản phẩm ở mức giá cạnh tranh. Đánh thuế được sử dụng để giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền, góp phần điều tiết giá cả và lợi nhuận. Mở cửa thị trường, kêu gọi đầu tư nước ngoài làm cho nền kinh tế thị trường trở nên đa dạng hơn, nâng cao tính cạnh tranh cho những doanh nghiệp trong nước. Khắc phục ngoại ứng Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực Đánh thuế. Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả là do giá cả các đầu vào mà nhà máy phải trả để sản xuất đã không phản ánh đúng chi phí xã hội biên. Vì thế, một giải pháp rất tự nhiên được nhà kinh tế học người Anh A. C. Pigou đề nghị là đánh thuế ô nhiễm đối với nhà máy này. Thuế Pigou là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng gây ô nhiễm, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội. Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải. Theo cách này, mỗi hãng gây ô nhiễm sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất định, gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị buộc đóng cửa. Giải pháp hỗ trợ ngoại ứng tích cực Trợ cấp. Trợ cấp Pigou là mức trợ cấp trên mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng tạo ra ngoại ứng tích cực, sao cho nó đúng bằng lợi ích ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu xã hội. Kết quả của chính sách này là làm mức giá mà người tiêu dùng thực sự phải trả cho dịch vụ giảm, còn mức giá mà người sản xuất thực sự được nhận tăng so với mức giá cân bằng trước khi có sự can thiệp. Nói cách khác, người tiêu dùng và người sản xuất sẽ chia nhau khoản trợ cấp của Chính phủ. Cung cấp hàng hóa công cộng Chính phủ đứng ra cung cấp hàng hóa công cộng một cách miễn phí, còn chi phí để sản xuất ra chúng có thể được trang trải thông qua các nguồn thu khác, ví dụ thu từ thuế. Đôi khi, cũng có chi phí biên của HHCC nhưng khoản chi phi này tương đối nhỏ. Trong trường hợp ấy, phí sử dụng chỉ nên được qui định bằng chi phí biên này mà thôi. Thông tin không đối xứng Ban hành các điều luật qui định tính trung thực của quảng cáo, xây dựng và đảm bảo hiệu lực thực thi của luật về bản quyền và sở hữu trí tuệ nhằm qua đó bảo vệ thương hiệu của các doanh nghiệp làm ăn chân chính, chống hàng giả, hàng nhái… Trực tiếp đứng ra cung cấp thêm thông tin để hỗ trợ thị trường. Phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội Thông qua chính sách thuế khóa và chi tiêu, Chính phủ phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, người nghèo, trẻ em, người tàn tật. Thông thường, Chính phủ có thể tiến hành các chương trình trợ cấp trực tiếp cho từng cá nhân để giúp họ thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nhiều khi, các chương trình phân phối lại còn được thực hiện dưới dạng cung cấp các phương tiện, dịch vụ cho cả cộng đồng, như chương trình xây dựng điện, đường, trường học, trạm xá ở nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo. Ổn định kinh tế vĩ mô Công cụ để Chính phủ thực hiện chức năng này là chính sách tài khóa, tiền tệ và sự giám sát chặt chẽ thị trường tài chính. Trong phạm vi khóa luận, em chỉ đề cập đến nền kinh tế đóng để làm rõ chức năng ổn định kinh tế vĩ mô của hai chính sách này. Chính sách tài khóa Chính sách tài khóa là quyết định của Chính phủ về chi tiêu và thuế để hướng nền kinh tế vào mức sản lượng và việc làm mong muốn. Chính sách tài khóa có hai công cụ chủ yếu là chi tiêu Chính phủ và thuế. Giả sử, khi nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái. Các hãng tư nhân không muốn đầu tư thêm, còn người tiêu dùng không muốn chi tiêu thêm. Lúc này, để mở rộng tổng cầu, Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa mở rộng bằng cách tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, qua đó nâng cao mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Trong trường hợp nền kinh tế đang ở trạng thái phát triển quá nóng, thì Chính phủ có thể phải áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm chế bớt bằng cách giảm chi tiêu hoặc tăng thuế. Chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ là chính sách sử dụng các công cụ của hoạt động tín dụng và ngoại hối để ổn định tiền tệ, từ đó ổn định nền kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển. Các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ là: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và lãi suất cho vay tái chiết khấu. Các công cụ và chính sách này sẽ tác động vào cung tiền và lãi suất, rồi nhờ ảnh hưỡng của lãi suất đến đầu tư mà tác động vào tổng cầu, từ đó đưa nền kinh tế vào trạng thái cân bằng. Tóm lại, chính sách tài khóa và tiền tệ là hai chính sách chủ yếu được các Chính phủ sử dụng để thực hiện chức năng ổn định kinh tế vĩ mô. Chúng có thể được sử dụng độc lập với nhau. Tuy nhiên, thường thì các quốc gia phải kết hợp hai chính sách này với nhau. Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế Chính phủ đóng vai trò là đại diện cho quyền lợi quốc gia trên các diễn đàn quốc tế và đàm phán các hiệp định cùng có lợi với các quốc gia khác trên thế giới. Các lĩnh vực thường xuất hiện trên các diễn đàn kinh tế quốc tế ngày nay là: Tự do hóa thương mại: giảm dần các rào cản thương mại, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động quốc tế. Các chương trình hỗ trợ quốc tế: viện trợ nước ngoài trực tiếp, cứu trợ thiên tai, hỗ trợ kỹ thuật, cho vay ưu đãi… Phối hợp các chính sách kinh tế vĩ mô: các nước có sự phối hợp với nhau trong cách chính sách vĩ mô để chống lại lạm phát, thất nghiệp và khủng hoảng. Bảo vệ môi trường thế giới: các nước phối hợp để bảo vệ môi trường ở những khu vực mà nhiều nước cùng sử dụng hay cùng chịu ảnh hưởng lan tỏa của ô nhiễm. 1.1.3. Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường Hai nguyên tắc đặc trưng đối với sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế thị trường là: Nguyên tắc hỗ trợ Nội dung của nguyên tắc này là: Sự can thiệp của Chính phủ phải nhằm mục đích cuối cùng, dài hạn là hỗ trợ, tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiệu quả hơn. Điều đó đòi hỏi phải có quan diểm dứt khoát về vai trò của khu vực công cộng (KVCC) trong nền kinh tế thị trường. Khác với nền kinh tế kế hoạch hóa trước đây, KVCC trong nền kinh tế
Luận văn liên quan