Khóa luận Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam

Điểm xuất phát là, bất kể ai dù là nam hay nữ, những người lãnh đạo đất nước và mọi người dân, những người sống trên trái đất này không thể sống tách biệt khỏi thế giới loài người. Hơn nữa, vào thời điểm cuối thế kỉ này mọi người VIệt Nam, nam cũng như nữ, đang cố gắng hết sức để đạt một vị trí thuận lợi trong thời đại sau. Đây sẽ là cuộc chiến đấu khó khăn nhất trong lịch sử nước Việt Nam: cuộc đấu tranh vì hoà bình và thịnh vượng. Mặc dù quá trình “đổi mới” của Việt Nam là chậm chạp nhưng không thể đảo ngược. Đúng như vậy, Việt Nam đang thực sự hội nhập với thế giới. Đặc biệt, từ sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ thì thế giới đang chuyển biến một cách nhanh chóng. Vậy thì thế giới ngày nay như thế nào? Và thế giới đã trải qua những biến đổi gì? Trước khi bức tường Berlin bị phá bỏ, nền kinh tế toàn cầu bao gồm các lĩnh vực khác nhau và phát triển trên cơ sở các hệ thống kinh tế và xã hội khác nhau, thậm chí đối kháng và xung đột với nhau. Từ nay thời kì ấy đã chấm dứt. Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường là điều không thể đảo lộn được trên toàn thế giới này. Đây là sự khởi đầu của quá trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá ở những mức độ khác nhau, của các nền kinh tế quốc gia khác nhau và của mọi mặt trong đời sống kinh tế ( từ các thị trường tiền tệ đến vấn đề sức khoẻ xuyên qua thương mại, môi trường, bảo trợ xã hội, lao động v.v ) là không thể trốn tránh và không thể đảo ngược được. Từ thuở xa xưa, con người sinh sống trên trái đất và duy trì cuộc sống của mình bằng việc tiêu thụ, sản xuất và trao đổi. Khi dân số trên địa cầu ngày càng tăng, khi các cư dân ngày càng thịnh vượng thì các nhu cầu ngày càng trở nên quan trọng, đa dạng, cầu kì. Những mất cân đối giữa tiêu thụ, sản xuất, trao đổi đang tạo ra những tác động có hại đối với trái đất- nơi che chở cho con người. Như vậy, dù muốn hay không việc bảo vệ trái đất là một trong những ưu tiên không thể đảo ngược trong toàn cầu hoá. Chính trong bối cảnh này mà mối liên hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường phải được đề cao ngang với tầm quan trọng của nó. Ta hãy xem xét một hình ảnh đơn giản: xuất nhập khẩu và môi trường đều cùng ở trên một con tàu, do đó cả hai có thể cùng chìm nghỉm khi xảy ra bão tố hoặc con tàu sẽ đưa chúng đến bến bờ thanh bình và giầu có. Và để con tàu cập bến ở hải cảng tốt như vậy thì đoàn thuỷ thủ và những hành khách ( như tiền tệ, tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá và nhất là lao động và bảo trợ xã hội) phải được hoan nghênh trên tầu. Sau hết và cần nhất là phải có một e kíp tốt hỗ trợ cho thuyền trưởng. Hình ảnh này rất có tính thuyết phục và cần được áp dụng ở cả phạm vi quốc gia và toàn cầu. Thật vậy, trên phạm vi toàn cầu, có thể nào lại để cho các thị trường vô tâm, vô hồn, với một mong muốn duy nhất là lợi nhuận, nhất là các thị trường tài chính, quyết định cuộc sống của mọi người không? Có thể nào chúng ta lại chịu đựng hay tìm ra một cơ cấu kinh tế toàn cầu mới để thay thế cho cơ cấu đã tồn tại suốt 50 năm sau các cuộc thế chiến, một cơ cấu được gọi là cơ cấu sống còn nhưng lại không thể vượt qua được những khó khăn và thách thức của toàn cầu hoá hơn nữa. Do vậy, trên con đường tới thời đại mới, các tổ chức quốc tế với khả năng chuyên sâu phải cùng nhau xây dựng một cơ cấu kinh tế toàn cầu chung để thúc đẩy và quản lí mối liên hệ sống còn của các thành phần khác nhau của đời sống kinh tế toàn cầu, trong đó có mối liên hệ thương mại quốc tế ( xuất nhập khẩu) và môi trường. Việt Nam còn đang chậm chạp trên con đường từ liên kết quốc gia đến liên kết quốc tế. Tuy nhiên, với luồng sinh khí của công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối những năm thập kỉ tám mươi, Việt Nam đã tiến một bước dài theo hướng hiện đại hoá nền kinh tế và đang sánh cùng các nước trong khu vực. Sự phát triển này đã nảy sinh những thách thức mới, mà nó khác với những khó khăn chúng ta đã vượt qua trong 30 năm qua. Sự phát triển của thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng làm cho nền kinh tế chịu một sức căng mới, như cạn kiệt nguồn tài nguyên và giảm sự che phủ của rừng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu tới môi trường tự nhiên là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã chọn đề tài: “Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam ”. Mục đích của khóa luận là thông qua việc nghiên cứu bản chất, các quy định pháp lí và thực trạng mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường để thấy được ảnh hưởng của các hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên, trong đó em chỉ xin tập trung vào nghiên cứu các tác động tiêu cực, từ đó đưa ra những giải pháp , kiến nghị nhằm làm hài hoà mối quan hệ này. Để thực hiện mục đích như em trình bày ở trên, khoá luận được chia thành ba phần như sau: Chương I: Tổng quan về mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường Chương II: Thực trạng tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên. Chương III: Các giải pháp phát triển xuất nhập khẩu gắn với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam

doc114 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2487 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Điểm xuất phát là, bất kể ai dù là nam hay nữ, những người lãnh đạo đất nước và mọi người dân, những người sống trên trái đất này không thể sống tách biệt khỏi thế giới loài người. Hơn nữa, vào thời điểm cuối thế kỉ này mọi người VIệt Nam, nam cũng như nữ, đang cố gắng hết sức để đạt một vị trí thuận lợi trong thời đại sau. Đây sẽ là cuộc chiến đấu khó khăn nhất trong lịch sử nước Việt Nam: cuộc đấu tranh vì hoà bình và thịnh vượng. Mặc dù quá trình “đổi mới” của Việt Nam là chậm chạp nhưng không thể đảo ngược. Đúng như vậy, Việt Nam đang thực sự hội nhập với thế giới. Đặc biệt, từ sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ thì thế giới đang chuyển biến một cách nhanh chóng. Vậy thì thế giới ngày nay như thế nào? Và thế giới đã trải qua những biến đổi gì? Trước khi bức tường Berlin bị phá bỏ, nền kinh tế toàn cầu bao gồm các lĩnh vực khác nhau và phát triển trên cơ sở các hệ thống kinh tế và xã hội khác nhau, thậm chí đối kháng và xung đột với nhau. Từ nay thời kì ấy đã chấm dứt. Sự chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường là điều không thể đảo lộn được trên toàn thế giới này. Đây là sự khởi đầu của quá trình toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá ở những mức độ khác nhau, của các nền kinh tế quốc gia khác nhau và của mọi mặt trong đời sống kinh tế ( từ các thị trường tiền tệ đến vấn đề sức khoẻ xuyên qua thương mại, môi trường, bảo trợ xã hội, lao động v.v…) là không thể trốn tránh và không thể đảo ngược được. Từ thuở xa xưa, con người sinh sống trên trái đất và duy trì cuộc sống của mình bằng việc tiêu thụ, sản xuất và trao đổi. Khi dân số trên địa cầu ngày càng tăng, khi các cư dân ngày càng thịnh vượng thì các nhu cầu ngày càng trở nên quan trọng, đa dạng, cầu kì. Những mất cân đối giữa tiêu thụ, sản xuất, trao đổi đang tạo ra những tác động có hại đối với trái đất- nơi che chở cho con người. Như vậy, dù muốn hay không việc bảo vệ trái đất là một trong những ưu tiên không thể đảo ngược trong toàn cầu hoá. Chính trong bối cảnh này mà mối liên hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường phải được đề cao ngang với tầm quan trọng của nó. Ta hãy xem xét một hình ảnh đơn giản: xuất nhập khẩu và môi trường đều cùng ở trên một con tàu, do đó cả hai có thể cùng chìm nghỉm khi xảy ra bão tố hoặc con tàu sẽ đưa chúng đến bến bờ thanh bình và giầu có. Và để con tàu cập bến ở hải cảng tốt như vậy thì đoàn thuỷ thủ và những hành khách ( như tiền tệ, tài chính, giáo dục, y tế, văn hoá và nhất là lao động và bảo trợ xã hội) phải được hoan nghênh trên tầu. Sau hết và cần nhất là phải có một e kíp tốt hỗ trợ cho thuyền trưởng. Hình ảnh này rất có tính thuyết phục và cần được áp dụng ở cả phạm vi quốc gia và toàn cầu. Thật vậy, trên phạm vi toàn cầu, có thể nào lại để cho các thị trường vô tâm, vô hồn, với một mong muốn duy nhất là lợi nhuận, nhất là các thị trường tài chính, quyết định cuộc sống của mọi người không? Có thể nào chúng ta lại chịu đựng hay tìm ra một cơ cấu kinh tế toàn cầu mới để thay thế cho cơ cấu đã tồn tại suốt 50 năm sau các cuộc thế chiến, một cơ cấu được gọi là cơ cấu sống còn nhưng lại không thể vượt qua được những khó khăn và thách thức của toàn cầu hoá hơn nữa. Do vậy, trên con đường tới thời đại mới, các tổ chức quốc tế với khả năng chuyên sâu phải cùng nhau xây dựng một cơ cấu kinh tế toàn cầu chung để thúc đẩy và quản lí mối liên hệ sống còn của các thành phần khác nhau của đời sống kinh tế toàn cầu, trong đó có mối liên hệ thương mại quốc tế ( xuất nhập khẩu) và môi trường. Việt Nam còn đang chậm chạp trên con đường từ liên kết quốc gia đến liên kết quốc tế. Tuy nhiên, với luồng sinh khí của công cuộc đổi mới bắt đầu từ cuối những năm thập kỉ tám mươi, Việt Nam đã tiến một bước dài theo hướng hiện đại hoá nền kinh tế và đang sánh cùng các nước trong khu vực. Sự phát triển này đã nảy sinh những thách thức mới, mà nó khác với những khó khăn chúng ta đã vượt qua trong 30 năm qua. Sự phát triển của thương mại nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng làm cho nền kinh tế chịu một sức căng mới, như cạn kiệt nguồn tài nguyên và giảm sự che phủ của rừng, môi trường sinh thái bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hơn bao giờ hết, việc nghiên cứu tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu tới môi trường tự nhiên là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ yêu cầu trên, em đã chọn đề tài: “Tác động của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường ở Việt Nam ”. Mục đích của khóa luận là thông qua việc nghiên cứu bản chất, các quy định pháp lí và thực trạng mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường để thấy được ảnh hưởng của các hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên, trong đó em chỉ xin tập trung vào nghiên cứu các tác động tiêu cực, từ đó đưa ra những giải pháp , kiến nghị nhằm làm hài hoà mối quan hệ này. Để thực hiện mục đích như em trình bày ở trên, khoá luận được chia thành ba phần như sau: Chương I: Tổng quan về mối quan hệ giữa xuất nhập khẩu và môi trường Chương II: Thực trạng tác động tiêu cực của hoạt động xuất nhập khẩu đến môi trường tự nhiên. Chương III: Các giải pháp phát triển xuất nhập khẩu gắn với công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam Trong một thời gian ngắn với phạm vi đề tài tương đối rộng, do kiến thức còn hạn chế, thực tế kinh nghiệm chưa nhiều nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy giáo, các Cô giáo và các bạn. Cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn và tình cảm kính trọng đối với tất cả các Thầy Cô giáo, các cán bộ công tác tại trường Đại học Ngoại thương. Em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo, TS. Nguyễn Hữu Khải, Trưởng Phòng Quản lí khoa học trường đại học Ngoại thương; Chú Nguyễn Văn Tài, Chuyên viên Vụ Môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường; Bác Nguyễn Phi Thanh, Chuyên viên Vụ KHCN- BTM; PGS. TS. Nguyễn Đức Khiển, Viện Khoa học- Công nghệ- Môi trường trường Đại học Bách Khoa, Bác Vũ Trường Khang, Vụ phó Vụ KHCN- BTM. Đặc biệt, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo, TS. Vũ Sĩ Tuấn, Người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA XUẤT NHẬP KHẨU VÀ MÔI TRƯỜNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1. Khái niệm môi trường Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường. Trong tiếng Anh môi trường “Environment” có nghĩa là cái bao quanh, trong tiếng Trung Quốc gọi môi trường là “hoàn cảnh”. Nói đến môi trường là nói đến môi trường của một vật thể hoặc một sự kiện nhất định. Môi trường là khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, đặc biệt là sau hội nghị Stockhom về môi trường năm 1972. + Định nghĩa của S.V Kalenski( 1959,1970): Môi trường chỉ là những gì có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Định nghĩa này về môi trường là muốn nói đến môi trường địa lý. +Định nghĩa của I.P Gheraximou (1972): Môi trường là khung cảnh của lao động cuộc sống riêng tư của con người, trong đó môi trường tự nhiên là cơ sở cần thiết cho sự tồn tại của nhân loại. +Trong báo cáo toàn cầu công bố năm 1982: Môi trường là những vật thể vật lý và sinh học bao quanh con người...mối quan hệ với loài người của nó chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa cá thể con người với môi trường bị xoá nhoà đi. +Trong tuyên ngôn UNESCO năm 1981: Môi trường là toàn bộ hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động cuả mình đã khai thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm làm thoả mãn các nhu cầu của con người +R.G Sharma1988: Môi trường là tất cả những gì xung quanh con người. +Trong Luật bảo vệ môi trường của nước CHXHCN Việt Nam (thông qua ngày 27/12/1993) môi trường được định nghĩa như sau: “ Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đờí sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên”. Môi trường sống của con người theo chức năng được phân thành các loại: +Môi trường tự nhiên: Bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động vật, thực vật, đất, nước….Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống của con người thêm phong phú. +Môi trường xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định …..ở các cấp khác nhau như Liên hiệp quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể…Môi trường kinh tế xã hội định hướng các hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với sinh vật khác. +Ngoài ra ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như ô tô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo. +Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng cảnh quan, quan hệ xã hội. +Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. Tóm lại, môi trường của một vật thể, hay một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới vật thể và sự kiện đó. Môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở để sống và phát triển. Như vậy môi trường là một khái niệm tổng hợp, phức tạp, mang tính mở và phát triển cùng với trình độ phát triển của khoa học công nghệ nói riêng, của nền kinh tế- xã hội và nhận thức của loài người nói chung. Tuy nhiên, trong phạm vi của khoá luận này, em chỉ xin trình bày môi trường với khái niệm môi trường tự nhiên. 2. Thành phần môi trường Thành phần môi trường là các yếu tố hợp thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Môi trường tự nhiên trên hành tinh hiện nay bao gồm: Khí quyển có cấu tạo phức tạp với nhiều tầng lớp khí khác nhau, trong đó mỗi tầng khí quyển là một hỗn hợp các chất khí có nồng độ và thành phần khác nhau, có tác động mạnh yếu khác nhau đến sự sống của con người. Thuỷ quyển bao gồm các tầng nước khác nhau trong các đại dương, sông ngòi, ao hồ, nước ngầm trong lòng đất, kể cả sự sống trong các đại dương, sông ngòi đó. Địa quyển là lớp vỏ trái đất, bao gồm bề mặt trái đất, cùng với sự sống và các tài nguyên khoáng sản nằm trong lòng đất. 3. Tính chất môi trường Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, môi trường ngày càng mang đậm tính chất của một dạng hàng hoá công cộng đa dụng, với các đặc trưng cơ bản là không cạnh tranh và không loại trừ. Nghĩa là với hàng hoá môi trường thì, một mặt sự tiêu dùng của người này không loại trừ sự tiêu dùng của người khác ( trừ khi họ phải trả giá rất đắt), và mặt khác, môi trường, với tất cả những tiện ích của mình, ngày càng trở thành sản phẩm và tài sản chung của cộng đồng, vì cộng đồng và do cộng đồng cả ở cấp vùng, quốc gia, khu vực và toàn cầu. 4. Một số khái niệm liên quan đến sự biến đổi môi trường. +Ô nhiễm môi trường: Nếu nhìn dưới góc độ vật lí thuần tuý thì khái niệm ô nhiễm môi trường chỉ trình độ của môi trường trong đó những chỉ số hoá lí của nó bị thay đổi theo chiều hướng xấu đi. Theo Luật Bảo vệ môi trường ( khoản 2, điều 6) thì ô nhiễm môi trường “ là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường”. Như vậy, nếu nhìn môi trường theo góc độ pháp lí thì một hành vi tác động đến môi trường được coi là gây ô nhiễm môi trường nó phải đạt hai tiêu chí: Thay đổi tính chất môi trường Vi phạm tiêu chuẩn môi trường Như vậy, có thể thấy rằng, nếu một khu vực nhất định nào đó chưa được pháp luật quy định tiêu chuẩn môi trường thì một hành vi làm thay đổi môi trường theo hướng xấu đi ở khu vực đó có thể bị coi là hành vi gây ô nhiễm môi trường. Điều này chỉ là nhìn nhận về mặt pháp lí để quy trách nhiệm. Song trên thực tế có rất nhiều hoạt động gây ô nhiễm môi trường mà chưa vi phạm tiêu chuẩn môi trường ( ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông) hoặc đã vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều mà không quy trách nhiệm cho ai được bởi đó là kết quả tất yếu của hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người. Giải quyết vấn đề này chỉ có thể tự giác mỗi người nhìn nhận được tác hại và góp phần giảm bớt sự gia tăng ô nhiễm. + Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong hoạt động quản lí môi trường, tổ chức môi trường vừa được xem là công cụ kĩ thuật, vừa là công cụ pháp lí giúp Nhà nước quản lí môi trường chỉ trên cơ sở tiêu chuẩn môi trường, các cơ quan Nhà nước mới có thể xác định chính xác chất lượng môi trường, biết được một cách cụ thể thành phần môi trường nào đã bị ô nhiễm hay chưa?Ô nhiễm đến mức độ nào? Ai là người gây ô nhiễm? Trên cơ sở các tiêu chuẩn môi trường, Nhà nước mới có thể áp dụng các biện pháp ngăn chặn và khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm và xử lí kịp thời các vi phạm môi trường. Theo luật bảo vệ môi trường 1993 ( khoản 7, điều 2) thì “ Tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lí môi trường”. Những chuẩn mực giới hạn cho phép được hiểu là mức độ hoặc phạm vi chất ô nhiễm nhất định trong các thành phần môi trường mà Nhà nước thấy có thể chấp nhận được vì chưa đến mức gây nguy hiểm cho con người hoặc đã giới hạn an toàn để bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và bảo vệ môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai. Tuy nhiên, việc xác định tiêu chuẩn môi trường cũng cần xuất phát từ thực tiễn của từng nước, chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế, trình độ KH và CN để sao cho các tiêu chuẩn môi trường vừa phải đảm bảo chất lượng môi trường, vừa không vì vậy mà gây trở ngại cho quá trình phát triển kinh tế. +Chất thải : Là chất được loại ra trong sinh hoạt, trong sản xuất hay trong các hoạt động khác. Chất thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác. +Chất gây ô nhiễm môi trường: Là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại. +Suy thoái môi trường: Là sự làm thay đổi chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới đời sống của con người và thiên nhiên. +Sự cố môi trường: Là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc thiên nhiên, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng. II.MỐI QUAN HỆ GIỮA THƯƠNG MẠI QUỐCTẾ VÀ MÔI TRƯỜNG Mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường là một trong những nội dung cơ bản của mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Phần lớn thiệt hại môi trường có nguyên nhân từ sự gia tăng của các hoạt động kinh tế. Thương mại quốc tế đóng một vai trò ngày càng lớn trong sự gia tăng các hoạt động kinh tế và vì thế là một trong những tác nhân quan trọng của những biến đổi môi trường. 1. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển thương mại quốc tế trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái Tự do hoá thương mại và vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái đang trở thành những vấn đề mang tính toàn cầu. Ngay trong lời nói đầu của hiệp định WTO đã ghi nhận vấn đề bảo vệ môi trường và thúc đẩy sự phát triển bền vững. Sự quan tâm về môi trường cũng được nhắc lại trong nhiều hiệp định mà WTO giám sát, như các hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong thương mại, nông nghiệp, trợ cấp, các quyền sở hữu trí tuệ và dịch vụ. Việc phát triển thương mại tự do trên cơ sở bảo vệ môi trường không còn là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề của cả thế giới, là xu thế, kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước, khi mà các yếu tố, các nguồn dự trữ cho phát triển kinh tế đang ngày càng cạn kiệt, bị lãng phí vì ô nhiễm trầm trọng, cũng như trước sức ép về sự gia tăng dân số trên toàn thế giới. Trong phạm vi, khuôn khổ của một quốc gia, tính tất yếu của việc phát triển thương mại quốc tế trên cơ sở bảo vệ môi trường sinh thái là do: Thứ nhất, do yêu cầu giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích cục bộ và tổng thể trong quá trình phát triển kinh tế. Giữa kinh tế và môi trường có mối quan hệ trực tiếp và chặt chẽ. Mặc dù tình trạng liên quan đến ô nhiễm từ các ngành công nghiệp và ô nhiễm không khí ở một số nước, nhất là những nước kém phát triển, chưa phải là ở mức cao, song hiện nay, những vấn đề môi trường nghiêm trọng như nạn phá rừng, nạn xói mòn và thoái hoá đất, việc huỷ hoại cân bằng sinh thái ở một số tiểu vùng, sự mất dần các nguồn gen,v.v… đang là những vấn đề cấp bách có ảnh hưởng lâu dài tới sự phát triển lâu bền. Cải cách kinh tế làm cho các hoạt động khai thác tài nguyên và môi trường trở nên mãnh liệt hơn. Cải cách kinh tế, nếu không có thể chế thích hợp, thì nạn ô nhiễm môi trường do công nghiệp, trước hết ở các trung tâm công nghiệp khai khoáng, ở các đô thị, ở các vùng thu hút đầu tư nước ngoài, sẽ trở thành hiện thực. Như vậy, vấn đề đặt ra là: không được phép vì mục đích tăng trưởng kinh tế mà huỷ hoại, tàn phá môi trường, không thể vì lợi ích trước mắt mà để lại gánh nặng và hậu quả cho những thế hệ mai sau. Thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia tăng trưởng kinh tế, nhưng tăng trưởng kinh tế lại có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái trên các khía cạnh sau: một là khai thác quá mức dự trữ tài nguyên làm mất cân bằng sinh thái; hai là, do tăng trưởng kinh tế, các chất thải công nghiệp làm huỷ hoại môi trường ngày càng cao ( chất thải phóng xạ, chất thải công nghiệp hoá dầu…); ba là, việc nhập máy móc, trang thiết bị cũ từ nước ngoài vào biến các nước nhập khẩu trở thành bãi thải công nghiệp của các nước phát triển, thương mại thì thu được lợi nhuận, song nền kinh tế thì suy tàn do công nghiệp lạc hậu, môi trường sinh thái bị ô nhiễm. Tuy nhiên, thương mại quốc tế không phải là lý do duy nhất làm suy thoái môi trường sinh thái, mà còn có nhiều nguyên nhân khác nằm trong chính sách phát triển kinh tế các nước khi lựa chọn cơ cấu kinh tế. Điều này có thể thấy rõ ở các nước chậm phát triển như các nước châu Phi, với nền kinh tế lạc hậu, thương mại không phát triển, nạn nghèo đói đã và đang trở thành kinh niên mà môi trường vẫn bị phá hoại ở mức báo động. Điều này có thể giải thích nguyên nhân gây ra sự huỷ hoại môi trường sinh thái ở những nước này là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ không phải cho đầu tư phát triển kinh tế, giải quyết lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài. Tóm lại, môi trường sinh thái là giá đỡ của sự sống, bao hàm các yếu tố về tiềm năng phát triển kinh tế mà xét cho đến cùng, tất cả mọi hoạt động kinh tế đều phụ thuộc vào đó. Vì vậy, bảo vệ môi trường sinh thái cũng tức là bảo vệ các yếu tố tiềm năng cho phát triển, phân phối một cách có hiệu quả nguồn dự trữ tài nguyên cho các ngành kinh tế, cho giai đoạn trước mắt và giai đoạn lâu dài theo hướng phát triển bền vững. Trong mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và bảo vệ môi trường thì chúng vừa là định chế vừa có sự tương tác hỗ trợ lẫn nhau. Thứ hai, thực hiện chiến lược con người và phát huy yếu tố con người trong mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và môi trường Thương mại quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia mở rộng thị trường, kinh doanh có hiệu quả, phát triển mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giúp cho con người mở rộng tầm nhìn ra bên ngoài, nâng cao tri thức. Đồng thời thương mại quốc tế cũng có nghĩa là thị trường hoá các mối
Luận văn liên quan