Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại đòi
hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và
khu vực. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới cho phép Việt Nam tận dụng được
thị trường thế giới to lớn, thu hút được vốn, nắm bắt được công nghệ kĩ thuật và
quản lý tiên tiến, từng bước tạo một đội ngũ công nhân có trình độ phù hợp với
nhu cầu phát triển công nghiệp hiện đại. Trong những năm gần đây, mức độ hội
nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc. Đặc
biệt, năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, cùng với việc hội nhập đa phương, Việt Nam đã đàm phán và kí kết các
hiệp định thương mại tự do song phương với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
trong khu vực và trên thế giới.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo
số liệu thống kê, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên GDP đã tăng liên tục từ mức
khoảng 30% vào đầu những năm 1990 lên đến 70% vào năm 2010.
Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới cũng đồng nghĩa với việc nền
kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008 mà xuất phát điểm là khủng hoảng tài chính Mỹ đã có
những tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đối với khu
vực xuất khẩu. Bên cạnh những thành tựu ấn tượng đã đạt được, thì xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sau khủng hoảng cũng bộc lộ những yếu điểm có tính
chất chiến lược buộc chúng ta phải có những quyết sách đúng đắn để đặt nền
móng cho xuất khẩu bền vững giai đoạn 2011- 2015.
87 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2600 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp
Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008 đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
1
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh tế và
kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đã tận tình dạy bảo,
truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt thời gian em học
tập tại trường.
Trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện khóa luận, em xin chân thành
cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Quang Minh (Giảng viên Khoa Kinh tế quốc tế -
Đại học Ngoại thương Hà Nội) đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn, động viên em trong
việc hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin cảm ơn thư viện trường Đại
học Ngoại thương và các nhân viên, các thầy cô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
về tài liệu để giúp em hoàn thành khóa luận.
Sau cùng, em xin chúc toàn thể các thầy cô trong trường Đại học ngoại
thương, các thầy cô ở khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế, thầy giáo TS. Nguyễn
Quang Minh một lời chúc sức khỏe, luôn thành công trong công việc và cuộc
sống.
Do kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn khóa luận còn nhiều sai sót. Em rất
mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn đọc.
2
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................... 5
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................... 6
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ ....................................................... 6
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ ................................ 4
1.1 Quan niệm, phân loại và tác động của khủng hoảng kinh tế .............. 4
1.1.1 Quan niệm về khủng hoảng kinh tế ............................................. 4
1.1.2 Phân loại khủng hoảng kinh tế .................................................... 6
1.1.3 Tác động của khủng hoảng kinh tế .............................................. 9
1.2 Nguyên nhân, diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008.............................................................................................................. 13
1.2.1 Diễn biến .................................................................................. 13
1.2.2 Nguyên nhân............................................................................. 15
1.3 Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đối với nền
kinh tế thế giới .............................................................................................. 18
1.3.1 Thị trường chứng khoán suy giảm ............................................ 18
1.3.2 Suy giảm tăng trưởng kinh tế .................................................... 19
1.3.3 Thương mại quốc tế giảm sút .................................................... 20
1.3.4 Hoạt động FDI .......................................................................... 22
1.3.5 Lạm phát ................................................................................... 23
1.3.6 Các tác động khác ..................................................................... 25
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI
NĂM 2008 ĐẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM.................... 26
3
2.1 Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trước năm 2008 ....................... 26
2.1.1 Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu............................................. 26
2.1.2 Cơ cấu hàng xuất khẩu .............................................................. 27
2.1.3 Thị trường xuất khẩu ................................................................ 30
2.1.4 Nhận xét chung ......................................................................... 30
2.2 Phân tích tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến
xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. ............................................................... 31
2.2.1 Tác động đến tăng trưởng tổng kim ngạch xuất khẩu ................ 31
2.2.2 Tác động đến cơ cấu hàng xuất khẩu ........................................ 34
2.2.3 Tác động đến xuất khẩu sang một số thị trường chính .............. 38
2.3 Những nguyên nhân tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam
trong thời gian khủng hoảng ......................................................................... 48
2.3.1 Nguyên nhân khách quan .......................................................... 48
2.3.2 Nguyên nhân chủ quan ............................................................. 52
2.4 Những nguyên nhân giúp xuất khẩu của Việt Nam không bị suy giảm
nhiều và phục hồi nhanh sau khủng hoảng năm 2008 ................................... 53
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM SẮP TỚI ...................................... 56
3.1 Những thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam .............................................................................................................. 56
3.1.1 Thuận lợi .................................................................................. 56
3.1.2 Khó khăn .................................................................................. 57
3.2 Dự báo cho xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2015 ........................ 59
3.2.1 Dự báo chung về xu hướng thị trường xuất khẩu trên thế giới .. 59
4
3.2.2 Dự báo về kim ngạch và xu hướng xuất khẩu của Việt Nam giai
đoạn 2011 – 2015 ...................................................................................... 60
3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu của Việt Nam .................................. 64
3.3.1 Giải pháp vĩ mô ........................................................................ 64
3.3.2 Giải pháp vi mô ........................................................................ 74
KẾT LUẬN .............................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 1
PHỤ LỤC ................................................................................................... 3
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC
ASEAN
BOE
CIF
CHLB
CN
ECB
EU
FDI
FED
FOB
FTA
GDP
G20
IMF
ILO
OECD
USD
UTZ
VND
WTO
XTTM
4C
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Ngân hàng Trung ương Anh
Phương thức vận tải CIF( giá thành, bảo hiểm và cước)
Cộng hòa liên bang
Công nghiệp
Ngân hàng Trung ương châu Âu
Liên minh châu Âu
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Cục dự trữ Liên Bang Mỹ
Phương thức vận tải giao hàng lên tàu
Khu vực mậu dịch tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Nhóm các nền kinh tế lớn
Quỹ tiền tệ quốc tế
Tổ chức lao động thế giới
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
Đô la Mỹ
Chương trình chứng nhận cà phê toàn cầu
Đồng Việt Nam
Tổ chức thương mại thế giới
Xúc tiến thương mại
Hiệp hội cộng đồng cà phê lợi ích chung
6
DANH MỤC CÁC BẢNG
Other Authorities
Bảng 1.1 Giá cả và thương mại thế giới........................................................... 21
Bảng 2.1 Giá trị xuất khẩu hàng hóa từ năm 2000 đến năm 2007 ..................... 26
Bảng 2.10 Xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN giai đoạn 2007 - 2010 ........ 47
Bảng 2.2 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ năm 2005 – 2007 ( %) ................. 28
Bảng 2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu giai đoạn 2005 – 2007(%) ..................... 30
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2010 32
Bảng 2.5 Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu từ năm 2008 – 2010 (%) .................. 35
Bảng 2.6 Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam ................... 37
Bảng 2.7 Thống kê kim ngạch, tốc độ tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu, nhập
khẩu và cán cân thương mại hàng hóa giữa Việt Nam – Hoa Kỳ giai đoạn
2005 - 2009 .................................................................................................. 39
Bảng 2.8 Xuất khẩu của Việt Nam sang EU từ 2008 - 2010 ............................. 40
Bảng 2.9 Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản từ năm 2005 đến 2010........ 42
Bảng 3.1 Dự báo kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản............... 62
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Cases
Hình 1.1 Diễn biến tỉ lệ lạm phát tại các quốc gia có thu nhập thấp, trung bình và
cao ................................................................................................................ 24
Hình 2.1: Thương mại với Trung Quốc giai đoạn 2007 -2010 .......................... 45
Hình 2.2: Chỉ số tiêu dùng của người dân Mỹ từ 7/2007 đến 7/2010 ................ 49
Hình 3.1: Dự báo tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu một số nước trên thế giới
giai đoạn 2010 – 2015 .................................................................................. 60
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại đòi
hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và
khu vực. Hội nhập vào nền kinh tế thế giới cho phép Việt Nam tận dụng được
thị trường thế giới to lớn, thu hút được vốn, nắm bắt được công nghệ kĩ thuật và
quản lý tiên tiến, từng bước tạo một đội ngũ công nhân có trình độ phù hợp với
nhu cầu phát triển công nghiệp hiện đại. Trong những năm gần đây, mức độ hội
nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới ngày càng sâu sắc. Đặc
biệt, năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
WTO, cùng với việc hội nhập đa phương, Việt Nam đã đàm phán và kí kết các
hiệp định thương mại tự do song phương với nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
trong khu vực và trên thế giới.
Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Theo
số liệu thống kê, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu trên GDP đã tăng liên tục từ mức
khoảng 30% vào đầu những năm 1990 lên đến 70% vào năm 2010.
Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới cũng đồng nghĩa với việc nền
kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Khủng hoảng
kinh tế thế giới năm 2008 mà xuất phát điểm là khủng hoảng tài chính Mỹ đã có
những tác động không nhỏ đến nền kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là đối với khu
vực xuất khẩu. Bên cạnh những thành tựu ấn tượng đã đạt được, thì xuất khẩu
hàng hóa của Việt Nam sau khủng hoảng cũng bộc lộ những yếu điểm có tính
chất chiến lược buộc chúng ta phải có những quyết sách đúng đắn để đặt nền
móng cho xuất khẩu bền vững giai đoạn 2011- 2015. Nhận thức được tác động
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam và những thách thức của xuất khẩu trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều
diễn biến phức tạp, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Tác động của khủng hoảng
2
kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” làm khóa luận
tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu nhằm đưa ra những cái nhìn tổng quát, những phân
tích, nhận định đánh giá về những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới
năm 2008 đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những
giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sau khủng hoảng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung: Những tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008 đến xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trước và
sau khủng hoảng năm 2008 và các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa cho
giai đoạn 2011 – 2015.
Phạm vi về không gian: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trên toàn thế giới.
Phạm vi của giải pháp đề xuất: Giải pháp vĩ mô và vi mô.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành khóa luận, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
như sau:
Phương pháp thống kê, so sánh và dự báo.
Phương pháp phân tích, tổng hợp và kết hợp giữa phân tích
và tổng hợp.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về khủng hoảng kinh tế và những tác động của khủng
hoảng kinh tế.
3
Chương II: Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đến xuất
khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Chương III: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong
những năm sắp tới.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ
NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1.1 Quan niệm, phân loại và tác động của khủng hoảng kinh tế
1.1.1 Quan niệm về khủng hoảng kinh tế
Những nghiên cứu về khủng hoảng kinh tế còn có những khác biệt nhất định,
hoặc về quan niệm hoặc về cách tiếp cận, nhưng các kết quả nghiên cứu đều trực
tiếp hoặc gián tiếp thừa nhận khủng hoảng kinh tế là một thực tế khách quan
trong quá trình phát triển kinh tế. Về cơ bản, có thể khái quát những nhận thức
hiện nay về khủng hoảng kinh tế ở các khía cạnh sau:
Thứ nhất, xem xét khủng hoảng kinh tế như một hiện tượng kinh tế khách
quan của mọi quá trình phát triển, nó được hình thành, tồn tại cùng với sự vận
hành của các quá trình kinh tế và bùng nổ khi nền kinh tế hoặc một khu vực kinh
tế trọng yếu rơi vào trạng thái yếu nhất. Do vậy, khủng hoảng kinh tế là một
hiện tượng kinh tế có hình thái biểu hiện đa dạng và không nhất thiết gắn với
một không gian địa lý nhất định. Các cuộc khủng hoảng hoảng kinh tế cũng sẽ
diễn ra với mức độ khác nhau ở từng quốc gia và từng thời điểm nhưng đều có
thể quy về là sự biểu hiện của những dạng thức cơ bản của khủng hoảng kinh tế
như khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng chu kỳ hay hỗn hợp nhiều dạng thức
khủng hoảng.
Thứ hai, khủng hoảng kinh tế theo quan điểm hiện nay được xem xét đó là
sự thay đổi các trạng thái của cùng một sự vật dẫn đến sự biến thái của nó. Hay
nói cách khác đó là hệ quả tất yếu của những biến đổi trong các điều kiện phát
triển kinh tế. Chẳng hạn toàn cầu hóa kinh tế đang được coi là điều kiện tiên
quyết cho phát triển đồng thời cũng tạo ra những thách thức mới đòi hỏi sự ứng
biến của các quá trình kinh tế không chỉ ở các hành vi kinh tế mà cần cả những
thay đổi về cấu trúc kinh tế. Sự thay đổi trong nền tảng vật chất kĩ thuật gắn với
cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà tâm điểm là sự phát triển mạnh mẽ của
cách mạng tin học là yếu tố đã và đang tạo ra sự thay đổi các điều kiện của quá
5
trình tái sản xuất cũng như hình thành những cách tổ chức sản xuất mới. Do vậy
khủng hoảng kinh tế hiện nay gắn liền với trạng thái quá độ từ nền kinh tế công
nghiệp sang một nền kinh tế vận hành dựa trên nền tảng thông tin và tri thức.
Thứ ba, có những quan niệm khác nhau về khủng hoảng kinh tế, song với
cách tiếp cận toàn diện, khoa học có thể khẳng định rằng khủng hoảng kinh tế
hiểu theo nghĩa chung nhất đó là một thời điểm quan trọng trong tiến trình phát
triển, là điểm nút làm bộc lộ toàn bộ mâu thuẫn hoặc mất cân bằng của một hệ
thống nhất định do sự tác động của những yếu tố nội tại cũng như bên ngoài quy
định sự phát triển của hệ thống đó. Do vậy, khủng hoảng kinh tế có thể hiểu đó
là một tất yếu kinh tế, nó hình thành và xuất hiện từ chính bản thân sự vận động
của quá trình kinh tế. Mặc dù, khi bùng phát hay xuất hiện nó có thể có khởi
nguồn từ khủng hoảng chu kỳ, khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng chức năng…
nhưng suy đến cùng khủng hoảng kinh tế là sự thể hiện cao nhất, tập trung nhất
của những vấn đề nội tại của hệ thống kinh tế. Nó có thể là sự mất cân đối của
cấu trúc kinh tế, có thể là sai lầm trong cách lựa chọn chính sách, có thể là sai
lầm trong cách lựa chọn đầu tư và cũng có thể là việc mất khả năng thanh khoản
của hệ thống tài chính. Kết quả là đến một thời điểm nhất định, khi những bất ổn
đó phình đại, trở thành những “ bong bong”, những “ điểm yếu” trong nền kinh
tế và khi gặp những yếu tố kích phát thì nó sẽ bị vỡ và khủng hoảng nổ ra.
Ngày nay toàn cầu hóa kinh tế trở thành xu hướng chủ đạo chi phối các quá
trình phát triển kinh tế, bởi vậy khủng hoảng kinh tế trong điều kiện toàn cầu
hóa thường là khủng hoảng kinh tế khu vực hay khủng hoảng kinh tế thế giới.
Điểm bộc phát hay xuất phát của khủng hoảng thường là những trung tâm kinh
tế năng động xét trong tổng thể nền kinh tế khu vực hay toàn cầu. Trong đó,
nhân tố “kinh tế ảo” được coi là căn nguyên trực tiếp làm khủng hoảng kinh tế
nổ ra. Khi khủng hoảng kinh tế bùng phát thì suy giảm kinh tế nhanh chóng lan
rộng trên phạm vi toàn cầu và hệ lụy của nó là không thể dự liệu trước.
6
1.1.2 Phân loại khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là một vấn đề phức tạp cả về lý luận lẫn thực tiễn. Tính
chất phức tạp của khủng hoảng còn thể hiện cả ở việc phân loại chúng, bởi sự
đan xen và hình thái biểu hiện là vô cùng phong phú đa dạng. Tuy nhiên có thể
khái quát được năm loại hình khủng hoảng kinh tế phổ biến đó là: khủng hoảng
sản xuất thừa, khủng hoảng chu kỳ, khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng tài chính,
khủng hoảng tiền tệ tín dụng.
1.1.2.1 Khủng hoảng sản xuất thừa
Đây là loại hình khủng hoảng kinh tế đầu tiên trong lịch sử phát triển kinh tế
của nhân loại. Cuộc khủng hoảng sản xuất thừa đầu tiên được nổ ra tại nước
Anh vào năm 1825. Về cơ bản, khủng hoảng sản xuất thừa thường được gắn với
giai đoạn của chu kỳ sản xuất trong xã hội tư bản chủ nghĩa, được biểu hiện
bằng hàng hóa sản xuất thừa so với nhu cầu có khả năng thanh toán, sản xuất
giảm sút, vốn đầu tư cơ bản bị rút bớt, thất nghiệp và lạm phát tăng lên, những
tỷ lệ chủ yếu của tái sản xuất bị rối loạn. Nguyên nhân chủ yếu là do những mâu
thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, từ đó nảy sinh ra một loạt những mâu thuẫn
phái sinh: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động, mâu thuẫn giữa sản xuất và tiêu
dùng, mâu thuẫn giữa tính có tổ chức trong các xí nghiệp riêng biệt và tình trạng
sản xuất vô chính phủ trong toàn xã hội. Những mâu thuẫn đó đưa nền kinh tế tư
bản chủ nghĩa đến khủng hoảng kinh tế. Khủng hoảng kinh tế là giai đoạn cơ
bản của chu kỳ kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Cho đến nay, qua thực tiễn phát triển kinh tế với những thăng trầm mà mỗi
nền kinh tế phải trải qua, có thể nói rằng mọi nền kinh tế đều có thể bị lâm vào
sản xuất thừa khi không giữ được các tỷ lệ chủ yếu của tái sản xuất, mất cân đối
giữa nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng,
giữa cung và cầu… Do đó, để hạn chế khủng hoảng sản xuất thừa cần luôn có ý
thức điều chỉnh sự vận hành của các thành phần kinh tế sao cho đảm bảo được
các cân đối chủ yếu của nền kinh tế quốc dân.
7
1.1.2.2 Khủng hoảng chu kỳ
Theo quan điểm mácxít, chu kỳ kinh tế là hình thức biểu hiện chính của
khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Nguyên nhân chính của nó nằm ở mâu thuẫn
giữa xã hội hóa sản xuất và hình thức chiếm hữu tư bản tư nhân. Khủng hoảng
chu kỳ biểu hiện ở tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa: sản xuất,
trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Tính chu kỳ của khủng hoảng liên quan đến tái
sản xuất tư bản cố định.
Khủng hoảng chu kỳ được mô tả gồm bốn giai đoạn: khủng hoảng, đình đốn,
phục hồi và hưng thịnh. Giai đoạn quan trọng nhất là khủng hoảng bởi chính nó
tạo nên chu kỳ. Các giai đoạn khác đều xuất phát từ giai đoạn này. Việc phân
chia các giai đoạn của khủng hoảng chỉ mang tính chất tương đối, còn thực chất
các giai đoạn của chu kỳ có liên quan hữu cơ với nhau. Các giai đoạn có thể có
độ dài ngắn khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng nước hoặc của
từng thời kỳ phát triển. Mặc dù vậy, nhưng theo dòng lịch sử thì trong các giai
đoạn đó, giai đoạn khủng hoảng và đình đốn vẫn thường dài hơn giai đoạn phục
hồi và hưng thịnh. Điều này đặc biệt đúng đối với chủ nghĩa tư bản hiện đại
1.1.2.3 Khủng hoảng cơ cấu
Khủng hoảng cơ cấu là một hình thức biểu hiện khá điển hình của các cuộc
khủng hoảng