Khóa luận Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập

“Toàn cầu hóa 3.0 thực chất đang ở vào giai đoạn tăng tốc, nó làm cho thế giới chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san phẳng thế giới. Chũng ta đang sống trong một thế giới phẳng!” là một nhận định nổi tiếng của Thomas L. Friedman về những biến động của thế giới thế kỷ 21. Bắt nhịp với mạch vận động của tri thức thời đại mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định xu hướng toàn cầu hóa đang là đặc điểm chi phối thời đại (theo nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X). Sau năm 1986 với chính sách mở cửa nền kinh tế và quá trình chủ động hội nhập quốc tế, mà việc gia nhập WTO và chính thức trở thành thành viên thứ 150 là một minh chứng, đã mang lại cho đất nước Việt Nam sự phát triển đáng ghi nhận, trong đó có sự gia tăng đáng kể địa vị chính trị quốc gia trên trường quốc tế. Tuy vậy, khi cửa ngõ vào một quốc gia được mở ra, thì tràn vào không chỉ là những dòng vốn, các cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư, các mảng thị trường giàu tiềm năng,. mà còn là những dòng văn hóa, cũng đa dạng và có phần phức tạp hơn rất nhiều. Năm, mười năm trước, ở đâu đó trên khắp đất nước Việt Nam, những khẩu hiệu như “hòa nhập chứ không hòa tan”, “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hội nhập quốc tế”,. đã được không chỉ những nhà bình luận kinh tế, các nhà hoạch định chính sách phát triển bàn luận, mà còn được rất nhiều người dân thuộc các tầng lớp, khu vực địa lý khác nhau quan tâm. Điều đó cho thấy vai trò của văn hóa trong quá trình hội nhập và tác động đến sự phát triển của quốc gia nói chung, của nền kinh tế nói riêng, hay của hoạt động kinh doanh dưới một góc độ vi mô, tại Việt Nam đã có được những nhận thức và sự quan tâm nhất định. Trong bối cảnh hiện nay, khi hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng hơn, thì việc ý thức rõ vai trò và tác động của văn hóa càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa, trở thành một yếu tố sống còn về lâu dài đối với yêu cầu về một quốc gia vững mạnh và trường tồn.

pdf106 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1998 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI ----------***--------- KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ HƯỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA QUỐC TẾ KẾT HỢP VỚI CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Lê Thái Phong Formatted: Justified, Indent: Left: 1.29", Space After: 0 pt, Line spacing: 1.5 lines Sinh viên thực hiện : Nguyễn Kỳ Minh Lớp : Anh 3 Khoá : K43A – KT&KDQT Formatted: Font: Bold, Italic, Dutch (Netherlands) Formatted: Centered Hà Nội, 06/2008 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA, MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH ................................................. 5 I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA ....................................................................... 5 1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA ................................................................................ 5 1.1 THEO NGHĨA GỐC TỪ ........................................................................... 6 1.2 THEO PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................. 6 1.2.1 THEO PHẠM VI RỘNG ....................................................................... 7 1.2.2 THEO NGHĨA THÔNG THƯỜNG ...................................................... 7 1.2.3 THEO NGHĨA HẸP .............................................................................. 8 2. ĐẶC TRƢNG CỦA VĂN HÓA .................................................................... 8 3. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA .................................................. 12 3.1 VĂN HÓA VẬT CHẤT ............................................................................ 12 3.2 VĂN HÓA TINH THẦN .......................................................................... 13 4. CÁC LỚP VĂN HÓA .................................................................................. 16 4.1 VĂN HÓA BỀ NGOÀI - CẤU TRÚC HỮU HÌNH CỦA VĂN HÓA ... 17 4.2 CÁC CHUẨN MỰC VÀ GIÁ TRỊ ........................................................... 17 4.3 CÁC GIẢ ĐỊNH VỀ SỰ TỒN TẠI ......................................................... 18 5. NỀN TẢNG CỦA SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC NỀN VĂN HÓA ........ 19 II. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH DOANH VÀ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ KINH DOANH ............................................................................................................... 22 1. KHÁI NIỆM KINH DOANH ...................................................................... 22 2. BẢN CHẤT CỦA KINH DOANH .............................................................. 23 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA KINH DOANH .............................................................. 25 III. MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH ..................................... 27 1. QUAN HỆ TƢƠNG TÁC BỔ TRỢ CỦA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH ............................................................................................................................ 28 2. MẶT KHÁC BIỆT CỦA VĂN HÓA VỚI KINH DOANH ..................... 31 3. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA TRONG KINH DOANH .............................. 33 IV. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH - VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............... 36 1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............................................. 37 2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ..................... 37 2.1. NIỀM TIN, QUAN ĐIỂM, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI ........................... 37 2.2. QUY TẮC, CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC, KINH DOANH ....................... 37 2.3 BIỂU TRƢNG VĂN HÓA ....................................................................... 38 2.4. PHONG CÁCH LÀM VIỆC ................................................................... 38 3. TÍNH MẠNH YẾU CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ........................ 39 3.1.PHƢƠNG PHÁP XÁC MINH BIỂU TRƢNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (ARTEFACTUAL APPROACH) ................................. 39 3.2. PHƢƠNG PHÁP XÁC MINH TÍNH ĐỒNG THUẬN/ MỨC ĐỘ ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP (CARSENSUS/ INTESITY APPROACH) .................................................................................................. 40 4. MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ................................................. 41 CHƢƠNG II: TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA NƢỚC NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ............................................................................................................... 44 I. ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA VÀ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM ........................... 44 1. ĐÔI NÉT VỀ VĂN HÓA VIỆT NAM ....................................................... 44 2. ĐÔI NÉT VỀ SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH TẠI VIỆT NAM ........... 49 3. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ KINH DOANH Ở VIỆT NAM ........................... 52 3.1 HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI HÌNH THÀNH CÁC QUAN ĐIỂM KINH DOANH Ở VIỆT NAM ....................................................................... 52 3.2 QUAN ĐIỂM KINH DOANH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM TRUYỀN THỐNG .......................................................................................................... 55 II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA NƢỚC NGOÀI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................................................. 58 1. TÁC ĐỘNG TỚI NHẬN THỨC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH .... 58 2. TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG ĐÀM PHÁN ......................................... 59 Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N 3. TÁC ĐỘNG TỚI HỢP ĐỒNG ................................................................... 61 1 4. TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG MARKETING ...................................... 63 5. TÁC ĐỘNG TỚI CÁCH THỨC QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP ........... 71 CHƢƠNG III: HƢỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NƢỚC NGOÀI KẾT HỢP VỚI KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG ĐỂ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................................. 73 I. TÌM HIỂU VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI ....................................................................................................................... 73 1. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN .......................... 73 1.1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA NHẬT BẢN ............................ 73 1.2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHẬT BẢN .................................................... 75 1.3 TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA NHẬT VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................... 78 2. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA HOA KỲ ............................... 78 2.1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA HOA KỲ .................................. 78 2.2 ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HOA KỲ .................................................................................. 79 2.3 TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA MỸ VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ................................... 81 3. VĂN HÓA TRONG KINH DOANH CỦA TRUNG QUỐC .................... 81 3.1 NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC ...................... 81 3.2 ĐẶC ĐIỂM TIÊU BIỂU CỦA VĂN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TRUNG QUỐC ........................................................................ 83 3.3 TIẾP THU GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUNG QUỐC VÀO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ........................ 85 II. PHƢƠNG HƢỚNG TIẾP THU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA NƢỚC NGOÀI KẾT HỢP VỚI KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM .................. 86 1. QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƢỚC VỀ VIỆC XÂY DỰNG CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở VIỆT NAM .................................................................................... 86 2. TIẾP THU TINH HOA VĂN HÓA NHÂN LOẠI .................................... 89 3. KHAI THÁC CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM ....................................................................................... 90 III. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................................... 92 1. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC .................................. 92 2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP ........................ 94 3. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ KHÁC ............................................................. 96 KẾT LUẬN ........................................................................................... 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................ 99 Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N LỜI MỞ ĐẦU * Tính cấp thiết của đề tài: “Toàn cầu hóa 3.0 thực chất đang ở vào giai đoạn tăng tốc, nó làm cho thế giới chuyển từ cỡ nhỏ xuống cỡ siêu nhỏ và đồng thời san phẳng thế giới. Chũng ta đang sống trong một thế giới phẳng!” là một nhận định nổi tiếng của Thomas L. Friedman về những biến động của thế giới thế kỷ 21. Bắt nhịp với mạch vận động của tri thức thời đại mới, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định xu hướng toàn cầu hóa đang là đặc điểm chi phối thời đại (theo nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X). Sau năm 1986 với chính sách mở cửa nền kinh tế và quá trình chủ động hội nhập quốc tế, mà việc gia nhập WTO và chính thức trở thành thành viên thứ 150 là một minh chứng, đã mang lại cho đất nước Việt Nam sự phát triển đáng ghi nhận, trong đó có sự gia tăng đáng kể địa vị chính trị quốc gia trên trường quốc tế. Tuy vậy, khi cửa ngõ vào một quốc gia được mở ra, thì tràn vào không chỉ là những dòng vốn, các cơ hội kinh doanh, cơ hội đầu tư, các mảng thị trường giàu tiềm năng,... mà còn là những dòng văn hóa, cũng đa dạng và có phần phức tạp hơn rất nhiều. Năm, mười năm trước, ở đâu đó trên khắp đất nước Việt Nam, những khẩu hiệu như “hòa nhập chứ không hòa tan”, “giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc để hội nhập quốc tế”,... đã được không chỉ những nhà bình luận kinh tế, các nhà hoạch định chính sách phát triển bàn luận, mà còn được rất nhiều người dân thuộc các tầng lớp, khu vực địa lý khác nhau quan tâm. Điều đó cho thấy vai trò của văn hóa trong quá trình hội nhập và tác động đến sự phát triển của quốc gia nói chung, của nền kinh tế nói riêng, hay của hoạt động kinh doanh dưới một góc độ vi mô, tại Việt Nam đã có được những nhận thức và sự quan tâm nhất định. Trong bối cảnh hiện nay, khi hội nhập quốc tế ngày càng trở nên sâu rộng hơn, thì việc ý thức rõ vai trò và tác động của văn hóa càng phải được quan tâm nhiều hơn nữa, trở thành một yếu tố sống còn về lâu dài đối với yêu cầu về một quốc gia vững mạnh và trường tồn. Tất cả những ai nghiên cứu hoặc có tìm hiểu đôi chút về văn hóa đều hiểu rằng văn hóa là một lĩnh vực hết sức đa dạng và phức tạp. Văn hóa ảnh hưởng tới mọi 1 Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N khía cạnh của đời sống hàng ngày, trong từng hành động, cử chỉ,... Văn hóa không tác động một cách trực tiếp đến kết quả của những nỗ lực, nhưng bỏ qua văn hóa thì các nỗ lực có thể sẽ trở thành vô ích. Hoạt động kinh doanh là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng của văn hóa rất sâu sắc. Nhà doanh nghiệp, không giống như các kỹ sư, kiến trúc sư, nhà khoa học, nơi mà nghề nghiệp của họ gắn với những thực tế khách quan, những công thức, những quy tắc bất di bất dịch của tự nhiên. Nhà doanh nghiệp là người phải xử lý hàng trăm mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh của mình, với hàng trăm, hàng nghìn chủ thể mà ngày nay, với sự hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng gia tăng, và các cơ hội kinh doanh rộng mở ở nước ngoài, có thể phần nhiều các chủ thể đó là những người đến từ nhiều khu vực địa lý, có nền văn hóa khác nhau với các cách nhìn nhận, xử lý vấn đề, tính cách và sở thích khác nhau rất nhiều. Không hiểu biết về văn hóa, không hiểu biết về những giá trị cốt lõi chung đã được đúc rút về đối tác của mình, nhà doanh nghiệp có thể thấy là đã gần như đối mặt với sự thất bại. Quay trở lại tìm hiểu lịch sử Việt Nam với những chiến thắng oanh liệt và hào hùng chống lại quân xâm lược để dựng nước và giữ nước, các nhà quân sự Việt Nam đã tổng kết lại rằng thực chất các cuộc chiến tranh chống xâm lược của nước ta là các cuộc chiến tranh về mặt văn hóa. Cội nguồn sức mạnh chiến thắng của Việt Nam là do Việt Nam có một bề dày văn hóa hơn hẳn các quốc gia xâm lược và nghệ thuật quân sự Việt Nam đã biết cách vận dụng tối ưu và linh hoạt bề dày văn hóa đó vào các đường lối quân sự và thực tiễn chiến đấu. Fons Trompenaars và Charles Hampden-Turner, cũng như nhiều người khác cũng có nhận định, việc bành trướng sức mạnh kinh tế của các quốc gia hiện nay, cũng như việc tận dụng tối đa các cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế tiềm ẩn đằng sau đó là một sự bành trướng và nỗ lực gây ảnh hưởng về mặt văn hóa, dần dần đồng hóa về văn hóa và trở thành một quốc gia phụ thuộc. Điều này trở thành một nguy cơ nghiêm trọng nếu một quốc gia hội nhập nhưng không ý thức sâu sắc về các giá trị văn hóa truyền thống của đất nước mình. Nhận thức đó trở thành động lực và cơ sở thực tiễn để em nghiên cứu về 2 Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N vấn đề văn hóa, và quyết định chọn đề tài “Tác động của văn hóa nước ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam và hướng tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. * Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở phân tích vai trò của văn hóa trong kinh doanh cùng những tác động của văn hóa đến các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam hiện nay, dựa trên phân tích sự cần thiết chuyển tải các yếu tố văn hóa truyền thống cũng như các yếu tố văn hóa học hỏi được từ bên ngoài nhằm xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp, cũng như đánh giá sơ bộ thực trạng văn hóa kinh doanh Việt Nam trong thời gian qua, khóa luận đề xuất những phương hướng và giải pháp sử dụng yếu tố văn hóa trong kinh doanh để gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. * Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những quan niệm, cách hiểu về văn hóa, về kinh doanh, về vai trò của văn hóa trong kinh doanh đặc biệt là về vấn đề văn hóa doanh nghiệp và xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. * Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận giới hạn việc nghiên cứu ở phạm vi tìm hiểu và làm rõ một phần nhỏ nội dung của văn hóa, mối quan hệ, vai trò của văn hóa trong kinh doanh, tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời khóa luận muốn đề cập đến và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chuyển tải yếu tố văn hóa vào kinh doanh, tạo dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, làm thế nào để tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài, kết hợp linh hoạt, khéo léo với những giá trị truyền thống dân tộc để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. * Phƣơng pháp nghiên cứu: Khóa luận chủ yếu lấy cơ sở phương pháp luận nghiên cứu là phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm phát triển kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng kết hợp nhiều phương pháp 3 Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N nghiên cứu tổng hợp khác nhau như phương pháp đối chiếu - so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp mô tả và khái quát hóa đối tượng nghiên cứu. * Kết cấu: Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp gồm ba chương chính: - Chƣơng I: Tổng quan về văn hóa và mối quan hệ giữa văn hóa và kinh doanh - Chƣơng II: Tác động của văn hóa nƣớc ngoài tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam - Chƣơng III: Hƣớng tiếp thu các giá trị văn hóa quốc tế kết hợp với các giá trị văn hóa truyền thống để nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập và một số khuyến nghị Khóa luận này không phải là tài liệu đầu tiên nghiên cứu về văn hóa hay tác động của văn hóa đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời do giới hạn về thời gian nghiên cứu, cũng như những hạn chế trong tìm hiểu và nhận thức, khóa luận tốt nghiệp này không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. 4 Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA, MỐI QUAN HỆ GIỮA VĂN HÓA VÀ KINH DOANH I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA 1. Khái niệm văn hóa Văn hóa là một khái niệm mang nội hàm rộng lớn, liên quan đến mọi mặt của cuộc sống con người và do vậy có rất nhiều cách hiểu. Những cách tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến những định nghĩa và quan niệm khác nhau xung quanh nội dung thuật ngữ văn hóa. Năm 1952, Koroeber và Kluchohn đã thống kê được 164 định nghĩa về văn hóa. Tính đến thời điểm năm 2008, với sự gia tăng về mức độ quan tâm của nhân loại và kết quả của các công trình nghiên cứu và tài liệu, sách báo về vấn đề văn hóa, con số này chắc chắn đã tăng lên rất nhiều. Theo tiến sỹ Trần Ngọc Thêm, một nhà nghiên cứu văn hóa, khái niệm văn hóa rất rắc rối. Theo nghĩa chuyên biệt, nó chỉ trình độ văn minh của một giai đoạn, như văn hóa Ai Cập, văn hóa Đông Sơn,... “Đề cương về văn hóa Việt Nam” của Đảng Cộng sản Đông Dương 1943 xếp văn hóa bên cạnh kinh tế chính trị và xem nó bao gồm cả tư tưởng học thuật. UNESCO thì xếp văn hóa bên cạnh khoa học và giáo dục, tức là đặt hai lĩnh vực này ra ngoài văn hóa. Đối với một số người, văn hóa chỉ bao gồm các kiệt tác trong lĩnh vực tư duy và sáng tạo. Đối với người khác, nó bao gồm cả phong tục tập quán lối sống, làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác. Không thể nói hoặc đánh giá quan điểm nào là sai lầm hoặc thiếu đúng đắn bởi việc nhìn nhận văn hóa theo các cách thức khác nhau như thế càng làm cho vấn đề được hiểu biết phong phú và toàn diện hơn. 5 Khãa luËn tèt nghiÖp NguyÔn Kú Minh - A3 - K43 - KT§N 1.1 Theo nghĩa gốc từ Về mặt từ nguyên, nghĩa của “văn” là xăm thân, và nghĩa gốc của văn hóa là nét xăm mình mà qua đó người khác nhìn vào để nhận biết mình. Theo bộ Từ Hải (bản năm 1989) thì văn hóa vốn là một cách biểu thị chung của hai khái niệm “văn trị” và “giáo hóa” (Internet - Thư viện mở). Cách hiểu này, phần nhiều bị ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa tại phương Đông. Trong tiếng Hán cổ, từ “văn ” đã bao hàm ý nghĩa “văn” là vẻ đẹp của nhân tính, cái đẹp của tri thức, trí tuệ con người có thể đạt được bằng cách tu dưỡng. Còn chữ “hóa” là việc cảm hóa, giáo dục và hiện thực hóa cái đẹp của “văn” trong thực tiễn đời sống. Theo tiếng Anh, văn hóa là “culture” có nguồn gốc từ “agriculture” nghĩa là nông nghiệp. Điều này có lẽ xuất phát từ quan điểm cho rằng văn hóa được tạo dựng, bồi đắp, ngày càng đa dạng và trở nên rõ rệt, tách hẳn ra thành một phần quan trọng của đời sống từ khi bắt đầu có nông nghiệp trồng trọt, tức là từ khi xã hội loài người thoát khỏi cuộc sống săn bắt hái lượm, bắt đầu có sản xuất thặng dư. Tương tự như vậy, tại các nước phương Tây nói chung, trong tiếng Đức, văn hóa là “kultur”, cũng giống như “culture” trong tiếng Pháp, đều xuất phát từ chữ Latinh “cultus” có nghĩa là khai hoang, trồng trọt, trông nom cây lương thực; nói ngắn gọn là sự vun trồng. Sau đó, từ “cultus” được mở rộng nghĩa, dùng trong lĩnh vực xã hội chỉ sự vun trồng nhân cách, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người. Như vậy, văn hóa trong từ nguyên của cả phương Đông và phương Tây đều có một nghĩa chung căn bản là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách co
Luận văn liên quan