Sau hơn 10 năm đàm phán với các phiên vềminh bạch hoá chính sách và
mởcửa thịtrường, ngày 11/01/2007, Việt Nam đã trởthành thành viên chính
thức của của Tổchức Thương mại Thếgiới(WTO). Trong quá trình đàm phán,
lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻlà một trong những vấn đề được tranh
luận nhiều nhất. Theo lộtrình cam kết, Việt Nam sẽchính thức mởcửa thị
trường bán lẻvào năm 2009. Tuy nhiên, không cần đợi đến thời điểm đó, trong
thời gian vừa qua, hàng loạt các tập đoàn bán lẻlớn trên thếgiới đã xây dựng kế
hoạch, đưa Việt Nam vào thịtrường phát triển chiến lược của mình. Nhận thức
được sựhấp dẫn đó, thời gian qua, lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻluôn
được Chính phủ, nhà đầu tưvà giới truy ền thông dành cho sựquan tâm đặc biệt.
Một loạt các sựkiện trong nước và thếgiới đang diễn ra khẳng định một điều:
người tiêu dùng và thịtrường bán lẻViệt Nam đang là tâm điểm chú ý của giới
kinh doanh hiện nay. Chính phủcũng đã đưa ra định hướng ưu tiên: năm 2006 là
năm của kênh phân phối và bán lẻ.
Làn sóng xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài đã gây ra áp lực mạnh mẽ
đối với thịtrường bán lẻViệt Nam vốn tồn tại một cách phân tán, thiếu tập
trung. Ưu điểm của hệthống bán lẻViệt Nam là năng động, uyển chuyển, dễ
bám sát nhu cầu tiêu dùng và dễthích ứng với biến động thịtrường. Tuy nhiên,
cũng còn tồn tại không ít những yếu kém như: trình độchuyên nghiệp thấp,
mang nặng tính truyền thống, rời rạc và bịcô lập. Một y ếu tốnữa mà doanh
nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài là thiết bịvà
con người. Hơn nữa, đối mặt với các tập đoàn nước ngoài mạnh vềtài chính,
công nghệvà kinh nghiệm kinh doanh, Nhà nước vẫn chưa có những chính sách
quy hoạch rõ ràng cho thịtrường bán lẻ. Gần một năm kểtừngày gia nhập, các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang lo lắng trước nguy cơ“thua trên sân nhà”. Nếu
thua trên quy mô ngày càng rộng, hậu quảsẽkhông chỉdừng lại ởchỗmất thị
trường bán lẻvào tay các tập đoàn nước ngoài, mà kéo theo nó là sựsụp đổcủa
các nhà sản xuất trong nước, và hoạt động nhập khẩu cũng bịchi phối.
Dù thịtrường bán lẻcó diễn biến ra sao, trước mắt hệthống bán lẻcủa
doanh nghiệp Việt Nam đã bộc lộnhiều điểm yếu rất cơbản mà nếu khắc phục
được mới có thểtính đến chuyện cạnh tranh trên thịtrường. Vậy đểhệthống bán
lẻtrong nước cạnh tranh tốt khi các tập đoàn bán lẻnước ngoài tham gia vào thị
trường Việt Nam, Nhà nước cũng nhưchính các doanh nghiệp phải có những
giải pháp gì? Cần nhìn nhận ra sao trước những thách thức và cơhội mà WTO
mang lại cho thịtrường bán lẻViệt Nam?
Nhận thấy phân phối bán lẻlà một vấn đềnhạy cảm và cấp thiết khi Việt
Nam trởthành thành viên chính thức của WTO, người viết mạnh dạn chọn
nghiên cứu đềtài “Tác động của việc gia nhập WTO đối với thịtrường bán lẻ
Việt Nam”.
• Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một cái nhìn tổng quát vềthịtrường bán lẻ
Việt Nam, những tác động tích cực và tiêu cực của việc gia nhập WTO đối
với thịtrường bán lẻ, từ đó đềxuất các giải pháp đểphát triển thịtrường
bán lẻViệt Nam.
• Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là thịtrường
bán lẻViệt Nam.
• Phạm vịnghiên cứu: Khoá luận tập trung vào phân tích thịtrường bán lẻ
Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.
• Nhiệm vụnghiên cứu:
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thịtrường bán lẻViệt Nam
Phạm ThịThu Trang- A14- K42D
3
- Làm rõ một sốvấn đềlý luận vềbán lẻ.
- Phân tích thịtrường bán lẻ, đánh giá những tác động tích cực và tiêu
cực của việc gia nhập WTO đối với thịtrường bán lẻViệt Nam.
- Đềxuất giải pháp hoàn thiện và phát triển thịtrường bán lẻViệt Nam
trong điều kiện là thành viên của WTO.
• Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mà người viết sửdụng
trong quá trình thực hiện khoá luận là phân tích, tổng hợp tài liệu, so sánh,
lý luận logic.
• Kết cấu của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, khoá luận được chia làm 3 chương
Chương 1: Các vấn đềlý luận vềthịtrường bán lẻ.
Chương 2: Tác động của việc gia nhập WTO đối với thịtrường
bán lẻViệt Nam.
Chương 3: Quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển thịtrường
bán lẻsau khi Việt Nam trởthành thành viên chính thức của WTO.
75 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2495 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
1
Lời mở đầu
Sau hơn 10 năm đàm phán với các phiên về minh bạch hoá chính sách và
mở cửa thị trường, ngày 11/01/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính
thức của của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Trong quá trình đàm phán,
lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻ là một trong những vấn đề được tranh
luận nhiều nhất. Theo lộ trình cam kết, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị
trường bán lẻ vào năm 2009. Tuy nhiên, không cần đợi đến thời điểm đó, trong
thời gian vừa qua, hàng loạt các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới đã xây dựng kế
hoạch, đưa Việt Nam vào thị trường phát triển chiến lược của mình. Nhận thức
được sự hấp dẫn đó, thời gian qua, lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻ luôn
được Chính phủ, nhà đầu tư và giới truyền thông dành cho sự quan tâm đặc biệt.
Một loạt các sự kiện trong nước và thế giới đang diễn ra khẳng định một điều:
người tiêu dùng và thị trường bán lẻ Việt Nam đang là tâm điểm chú ý của giới
kinh doanh hiện nay. Chính phủ cũng đã đưa ra định hướng ưu tiên: năm 2006 là
năm của kênh phân phối và bán lẻ.
Làn sóng xâm nhập của các tập đoàn nước ngoài đã gây ra áp lực mạnh mẽ
đối với thị trường bán lẻ Việt Nam vốn tồn tại một cách phân tán, thiếu tập
trung. Ưu điểm của hệ thống bán lẻ Việt Nam là năng động, uyển chuyển, dễ
bám sát nhu cầu tiêu dùng và dễ thích ứng với biến động thị trường. Tuy nhiên,
cũng còn tồn tại không ít những yếu kém như: trình độ chuyên nghiệp thấp,
mang nặng tính truyền thống, rời rạc và bị cô lập. Một yếu tố nữa mà doanh
nghiệp Việt Nam khó cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài là thiết bị và
con người. Hơn nữa, đối mặt với các tập đoàn nước ngoài mạnh về tài chính,
công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh, Nhà nước vẫn chưa có những chính sách
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
2
quy hoạch rõ ràng cho thị trường bán lẻ. Gần một năm kể từ ngày gia nhập, các
doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang lo lắng trước nguy cơ “thua trên sân nhà”. Nếu
thua trên quy mô ngày càng rộng, hậu quả sẽ không chỉ dừng lại ở chỗ mất thị
trường bán lẻ vào tay các tập đoàn nước ngoài, mà kéo theo nó là sự sụp đổ của
các nhà sản xuất trong nước, và hoạt động nhập khẩu cũng bị chi phối.
Dù thị trường bán lẻ có diễn biến ra sao, trước mắt hệ thống bán lẻ của
doanh nghiệp Việt Nam đã bộc lộ nhiều điểm yếu rất cơ bản mà nếu khắc phục
được mới có thể tính đến chuyện cạnh tranh trên thị trường. Vậy để hệ thống bán
lẻ trong nước cạnh tranh tốt khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài tham gia vào thị
trường Việt Nam, Nhà nước cũng như chính các doanh nghiệp phải có những
giải pháp gì? Cần nhìn nhận ra sao trước những thách thức và cơ hội mà WTO
mang lại cho thị trường bán lẻ Việt Nam?
Nhận thấy phân phối bán lẻ là một vấn đề nhạy cảm và cấp thiết khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, người viết mạnh dạn chọn
nghiên cứu đề tài “Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ
Việt Nam”.
• Mục đích nghiên cứu: Đưa ra một cái nhìn tổng quát về thị trường bán lẻ
Việt Nam, những tác động tích cực và tiêu cực của việc gia nhập WTO đối
với thị trường bán lẻ, từ đó đề xuất các giải pháp để phát triển thị trường
bán lẻ Việt Nam.
• Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khoá luận là thị trường
bán lẻ Việt Nam.
• Phạm vị nghiên cứu: Khoá luận tập trung vào phân tích thị trường bán lẻ
Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO.
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
3
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về bán lẻ.
- Phân tích thị trường bán lẻ, đánh giá những tác động tích cực và tiêu
cực của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam
trong điều kiện là thành viên của WTO.
• Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mà người viết sử dụng
trong quá trình thực hiện khoá luận là phân tích, tổng hợp tài liệu, so sánh,
lý luận logic.
• Kết cấu của khoá luận: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu
tham khảo, khoá luận được chia làm 3 chương
Chương 1: Các vấn đề lý luận về thị trường bán lẻ.
Chương 2: Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường
bán lẻ Việt Nam.
Chương 3: Quan điểm, định hướng, giải pháp phát triển thị trường
bán lẻ sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
Do hạn chế về kiến thức, thời gian thực hiện và tài liệu, khoá luận không
tránh khỏi có những thiếu sót. Người viết rất mong nhận được sự phản hồi và
góp ý của các thầy, cô giáo và các bạn để khoá luận được hoàn thiện hơn.
Người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn Hữu Khải đã
tận tình hướng dẫn và sâu sát giúp đỡ hoàn thành khoá luận này.
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
4
Chương 1: Các vấn đề lý luận về thị trường bán lẻ
I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường bán lẻ
1. Khái niệm về thị trường bán lẻ
Theo tài liệu mã số MTN.GNS/W/120 được xây dựng trong vòng Urugoay
dựa trên phân loại danh mục sản phẩm trung tâm tạm thời của Liên Hiệp Quốc
(CPC) và được hầu hết các thành viên WTO sử dụng làm cơ sở cho việc xây
dựng lộ trình cam kết, thì bán lẻ là một trong bốn nhóm dịch vụ chính của dịch
vụ phân phối.
Bảng 1: Vị trí của dịch vụ bán lẻ trong ngành dịch vụ phân phối
Vậy bán lẻ là gì? Thị trường bán lẻ được hiểu như thế nào?
Trước hết, bán lẻ được hiểu đơn thuần là việc bán hàng trực tiếp đến người
tiêu dùng để tiêu dùng chứ không phải để bán lại. Trong đó người tiêu dùng sẽ
Dịch vụ
phân phối
Dịch vụ
đại lý uỷ
quyền
Dịch vụ
bán buôn
Nhượng
quyền
Dịch vụ
bán lẻ
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
5
trực tiếp nhận hàng hoá mà mình muốn mua và thanh toán tiền cho người bán
ngay khi mua hàng.
Trong cuốn "Những nguyên lý tiếp thị", Philip Kotler đã định nghĩa bán lẻ
như sau:
Bán lẻ bao hàm mọi hoạt động có liên quan đến việc bán hàng hoá hay dịch
vụ thẳng đến tay người tiêu dùng cuối cùng để họ tiêu dùng, chứ không phải kinh
doanh.
Bất kỳ một tổ chức nào (nhà sản xuất, nhà bán buôn, hoặc nhà bán lẻ) bán
cho người tiêu dùng cuối cùng đều đang làm chức năng bán lẻ; bất kể những
hàng hoá dịch vụ được bán ra sao (bởi người bán, qua thư, điện thoại, máy bán
hàng tự động, bán qua Internet…) hoặc bất kể chúng được bán ở đâu (trong cửa
hàng, trên đường phố, tại nhà khách hàng…).
Trong "Giáo trình Marketing lý thuyết" (Trường Đại học Ngoại Thương)
cũng đã định nghĩa: "Hoạt động bán lẻ bao gồm tất cả các hoạt động phân phối
hàng hoá hoặc dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng, nhằm thoả mãn
nhu cầu sử dụng cá nhân, phi thương mại".
Trong thương mại, nhà bán lẻ mua hàng hoá với số lượng lớn từ nhà sản
xuất hoặc nhà nhập khẩu, trực tiếp hoặc thông qua nhà bán buôn, và sau đó bán
lại từng mặt hàng hoặc với số lượng nhỏ hàng hoá tới công chúng hoặc người
tiêu dùng cuối cùng.
Từ đó, ta có khái niệm về thị trường bán lẻ như sau:
Thị trường bán lẻ là thị trường mà người mua và người bán tác động qua
lại lẫn nhau để xác định lên giá cả và khối lượng hàng hoá không còn cơ hội
quay trở lại thị trường.
Trong chuỗi giá trị, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với
người tiêu dùng. Vai trò của nhà bán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi vì chính ngay
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
6
tại điểm bán lẻ, người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu
mà mình ưa chuộng. Người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu
dùng, đồng thời người bán lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất
những thay đổi trong xu hướng tiêu dùng của khách hàng.
2. Đặc điểm của thị trường bán lẻ
Các hoạt động bán lẻ hàng hoá dù ở bất cứ đâu hay với hình thức nào đều
có những đặc điểm cơ bản sau:
• Một đặc điểm vô cùng quan trọng đó là hàng hoá được bán trực tiếp, thẳng
đến tay người tiêu dùng cuối cùng để tiêu dùng chứ không phải để kinh
doanh hay để cho mục đích khác.
• Hàng hoá sau khi được định giá và khối lượng giữa người bán và người
mua sẽ không có cơ hội quay trở lại thị trường nữa.
• Thị trường bán lẻ là thị trường cung cấp nhiều nhãn hiệu hàng hoá khác
nhau, đa dạng về chủng loại và phục vụ đông đảo tất cả các đối tượng
khách hàng khác nhau. Các hoạt động bán lẻ có thể bán từ các hàng hoá
thông thường giá trị thấp đến các hàng hoá có giá trị cao, tiêu dùng dài
ngày đáp ứng các nhu cầu đa dạng và đồng bộ của khách hàng.
• Tại thị trường bán lẻ, các công ty bán lẻ kinh doanh một tập hợp các mặt
hàng từ toàn bộ đến một số ngành, lớp, nhóm, loại và nhãn hiệu hàng hoá.
Vì thế, khách hàng có thể mua nhiều loại sản phẩm chỉ tại một địa điểm.
3. Phân loại thị trường bán lẻ
Có thể phân chia thị trường bán lẻ Việt Nam ra làm 2 loại khác nhau dựa
vào kênh phân phối: kênh phân phối truyền thống và kênh phân phối hiện đại.
3.1. Kênh phân phối truyền thống
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
7
Kênh phân phối truyền thống vốn đã tồn tại hàng nghìn năm, thậm chí còn
được coi là một nét văn hoá trong đời sống sinh hoạt của người Việt. Kênh phân
phối bán lẻ truyền thống được thực hiện chủ yếu thông qua:
• Các chợ
• Các tiệm tạp hoá
• Các cửa hàng bán sỉ, bán lẻ
• Các đại lý
• Các cửa hàng của các doanh nghiệp phân phối và các doanh nghiệp sản
xuất
Trước đây, bất kể ở đâu có dân cư sinh sống thì ở đó sẽ hình thành nên các
chợ cóc, chợ tạm để phục vụ nhu cầu của người dân. Chính vì thế, hầu hết các
chợ kiểu này đều mang tính tự phát, không có quản lý, không có tổ chức. Nhưng
đến khi nước ta thực hiện chính sách đổi mới kinh tế, mở rộng buôn bán, giao
thương với nước ngoài thì kênh phân phối truyền thống ít nhiều bị ảnh hưởng và
có nhiều thay đổi. Hệ thống các chợ, các tiệm tạp hoá…đã hoạt động có tổ chức
và bài bản hơn. Cho đến nay, kênh phân phối truyền thống vẫn đóng vai trò vô
cùng quan trọng trong đời sống của người dân Việt Nam.
3.2. Kênh phân phối hiện đại
Bên cạnh kênh phân phối bán lẻ truyền thống thì trong những năm gần đây,
cùng với sự phát triển kinh tế thị trường, kênh phân phối bán lẻ hiện đại cũng
phát triển mạnh mẽ thông qua:
• Các cửa hàng tiện ích
• Siêu thị, đại siêu thị
• Trung tâm mua sắm
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
8
• Bán hàng trực tiếp qua mạng
Thời gian qua đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ không ngờ của kênh
phân phối hiện đại. Chỉ trong 10 năm (1996 – 2006) hàng loạt các siêu thị, trung
tâm thương mại (TTTM) đã ra đời trên cả nước. Cùng với hệ thống 9.063 chợ
truyền thống đang hoạt động, các loại hình phân phối hàng hoá hoạt động theo
mô hình của các nước tiên tiến đã cải cách mạnh mẽ hệ thống phân phối hàng
hóa ở Việt Nam.
Nếu cuối năm 1996, tại Việt Nam mới chỉ có 12 siêu thị và TTTM nằm ở 6
tỉnh, thành phố thì sau 10 năm, con số này đã tăng lên gần 200, hoạt động tại
30/64 tỉnh, thành phố và có khoảng 1.000 cửa hàng bán hàng theo phương thức
tự chọn.
Hiện nay, hàng hoá đến tay người tiêu dùng chủ yếu vẫn qua kênh phân
phối truyền thống.
Bảng 2: Tỷ lệ lựa chọn kênh phân phối
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự thay đổi của tập
quán tiêu dùng trong xã hội, sẽ có một sự chuyển dịch trong tỷ trọng của các
kênh phân phối. Hiện nay, ở khu vực đô thị, người tiêu dùng đang ngày càng đòi
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
9
hỏi ở các kênh phân phối một mức độ cạnh tranh ngày càng cao. Từ cuộc điều
tra hành vi tiêu dùng cuối tháng 2 năm 2006 cho thấy giới trẻ ở các thành phố
lớn thường đi rất nhiều cửa hàng để so sánh trước khi quyết định chọn mua sản
phẩm. Người tiêu dùng nói chung đang trở nên quan tâm hơn đến những tiện ích,
chất lượng phục vụ ở những điểm mua sắm. Chính vì vậy, các kênh phân phối
hàng đầu được người tiêu dùng lựa chọn là cửa hàng chuyên, đại lý, siêu thị. Ba
kênh này chiếm gần 80% lựa chọn của người tiêu dùng (năm 2006). Từ đó cho
thấy, xu hướng thời gian tới sẽ là kênh phân phối hiện đại chiếm tỷ trọng ngày
càng lớn so với kênh phân phối truyền thống. Việc các tập đoàn bán lẻ tràn vào
Việt Nam sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO càng
khẳng định chắc chắn thêm điều này. Bởi không chỉ các tập đoàn nước ngoài mà
cả các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đều sẽ xây dựng những TTTM hiện đại,
siêu thị và đại siêu thị tại Việt Nam. Điều này sẽ góp phần làm thay đổi tập quán
tiêu dùng
II. Vai trò của thị trường bán lẻ trong nền kinh tế quốc dân
1. Thị trường bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa sản xuất và
tiêu dùng
Trong khi người tiêu dùng có nhu cầu về nhiều loại hàng hoá với khối
lượng nhỏ thì người sản xuất để đảm bảo lợi nhuận phải sản xuất một hoặc một
số hàng hoá với khối lượng lớn. Sản xuất khối lượng lớn một số chủng loại sản
phẩm mâu thuẫn với nhu cầu số lượng nhỏ, chủng loại đa dạng của người tiêu
dùng. Thị trường bán lẻ giúp giải quyết tốt sự khác biệt giữa sản xuất quy mô lớn
và tiêu dùng đa dạng khối lượng nhỏ bằng cách mua hàng hoá của nhiều nhà sản
xuất khác nhau, bán lại cho người tiêu dùng tại một địa điểm.
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
10
Thị trường bán lẻ giúp giải quyết sự khác biệt và không trùng khớp về
không gian và thời gian giữa sản xuất và tiêu dùng. Trong nền kinh tế, nhà sản
xuất ở nhiều địa điểm khác nhau và người tiêu dùng lại ở nhiều nơi khác nhau.
Hơn nữa, đôi khi sản xuất lại không xảy ra cùng thời gian với nhu cầu tiêu dùng
sản phẩm nên phải dự trữ hàng hoá. Thị trường bán lẻ giúp giải quyết vấn đề này
trong quá trình phân phối hàng hoá.
2. Thị trường bán lẻ là kênh cung cấp thông tin từ người tiêu
dùng đến người sản xuất
Nhà bán lẻ là người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng, nắm được nhu
cầu, thị hiếu, thói quen mua sắm của khách hàng. Dựa vào những thông tin mà
nhà bán lẻ thu thập được, người sản xuất sẽ quyết định sản xuất, kinh doanh cái
gì? Với số lượng bao nhiêu? Chủng loại ra sao? Mẫu mã như thế nào? Giá cả thế
nào là phù hợp?
Sơ đồ sau đây sẽ cho ta thấy được vai trò liên kết giữa nhà sản xuất và
người tiêu dùng của thị trường bán lẻ.
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
11
Bảng 3: Sơ đồ phân phối tổng quát
Từ đó thị trường bán lẻ có thể dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu
cầu thị trường, thúc đẩy phương thức kinh doanh theo nhu cầu của nền kinh tế
thị trường.
3. Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh,
mức sống của dân cư trong xã hội
Nhìn mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ, ta có thể xác định được mức sống
của người dân đang đi lên hay đi xuống; sản xuất, kinh doanh đang phát triển
hay đình trệ; xu hướng phát triển của nền kinh tế như thế nào.
Người
tiêu
dùng
Nh
SX
(NK)
Nh
SX
(NK)
Nh
SX
(NK)
Nh
SX
(NK)
Người
tiêu
dùng
Người
tiêu
dùng
Người
tiêu
dùng
Nh
bán lẻ
Nh
bán lẻ
Nh
bán lẻ
Người
bán sỉ
nhỏ
Nh
bán sỉ
Nh
bán sỉ
Kênh
cấp
một
Kênh
cấp hai
Kênh
cấp ba
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
12
4. Thông qua thị trường bán lẻ, Nhà nước sẽ đưa ra những
chính sách hợp lý để điều tiết và hướng dẫn tiêu dùng cũng
như sản xuất, kinh doanh
Thị trường bán lẻ phản ánh bộ mặt của toàn bộ nền kinh tế do nó liên quan
trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của người dân. Nhà nước sẽ căn
cứ vào những diễn biến trên thị trường bán lẻ để đưa ra chủ trương, chính sách
phù hợp, giúp cho thị trường ổn định và phát triển.
5. Thị trường bán lẻ giữ vai trò ngày càng quan trọng trong
quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội
Bởi thị trường bán lẻ đảm bảo một khâu quan trọng của quá trình tái sản
xuất là khâu tiêu thụ. Người đứng đầu cơ quan chính sách thị trường trong nước,
ông Hoàng Thọ Xuân đã ví “phân phối như chiếc chìa khoá tra vào ổ thì nền
kinh tế mới hoạt”. Có thể nói, thị trường bán lẻ đang ngày càng củng cố vai trò là
động lực thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển và đem lại lợi nhuận lớn cho
người tiêu dùng.
III. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân
phối
Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam phải tuân thủ toàn bộ các hiệp
định và quy định mang tính ràng buộc của WTO từ thời điểm gia nhập. Tuy
nhiên, do đang phát triển ở trình độ thấp, lại đang trong quá trình chuyển đổi nên
Việt Nam yêu cầu và được WTO chấp nhận cho hưởng một thời gian chuyển đổi
để thực hiện một số cam kết có liên quan đến thuế Tiêu thụ đặc biệt, trợ cấp phi
nông nghiệp, quyền kinh doanh…
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
13
Về dịch vụ phân phối: Về cơ bản giữ được như BTA (Hiệp định Thương
mại song phương với Hoa Kỳ), tức là khá chặt so với các nước mới gia nhập.
Trước hết, về thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
là như BTA vào 1/1/2009. Thứ hai, tương tự như BTA, Việt Nam không mở cửa
thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc
lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài. Nhiều sản phẩm nhạy cảm như
sắt thép, xi măng, phân bón…Việt Nam chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm.
Các công ty nước ngoài phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và
tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày
1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Quy định này sẽ được bãi bỏ kể
từ ngày 1/1/2009.
Kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân
phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả
các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào
Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo;
phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và
phân bón.
Kể từ ngày 1/1/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân
phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ máy
kéo; phương tiện cơ giới; ô tô con và xe máy.
Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài
trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán
buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp
vào Việt Nam.
Quan trọng nhất, Việt Nam hạn chế khá chặt chẽ khả năng mở điểm bán lẻ
của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc xin phép thành lập nhiều hơn
Tác động của việc gia nhập WTO đối với thị trường bán lẻ Việt Nam
Phạm Thị Thu Trang- A14- K42D
14
một cơ sở bán lẻ phải tuân thủ quy trình đã có và được công bố công khai và việc
cấp phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính để kiểm tra
nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một
khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.
IV. Kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của một số nước
1. Hàn Quốc
Sau 8 năm hoạt động ở Hàn Quốc, tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới Wal-
mart đã tuyên bố rút lui khỏi thị trường này bằng cách bán hết các cơ sở của
mình cho tập đoàn bán lẻ nội địa Shinsegae với giá gần 900 triệu USD. Trước đó
khoảng một tháng, tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới là Carrefour của Pháp
cũng gây nên một cơn “địa chấn” tương tự khi bán lại hệ thống cửa hàng ở Hàn
Quốc với giá gần 2 tỷ USD. Theo giới phân