Khóa luận Tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán quốc tế với nền kinh tế hội nhập WTO tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương

1.Lí do chọn đề tài “Hội nhập” đó là một xu thế mà không một quốc gia nào có thể đi ngược lại hoặc đứng ngoài trong thế kỉ 21.Với xu thế này, tất cả các quốc gia đều có sự liên kết với nhau về kinh tế, văn hoá, chính trị.Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) đây là một sự kiện quan trọng mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và buộc Việt Nam phải đối mặt với những áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý với những thách thức to lớn và tất yếu. Trong xu hướng mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, lĩnh vực kinh tế đối ngoại được xem là một lĩnh vực vô cùng quan trọng và mang tính cốt lõi trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Trước xu thế quốc tế hoá mạnh mẽ về hoạt động kinh tế quốc tế, hoạt động TTQT cũng không ngừng phát triển và đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển ngày càng bền vững. Ngoài ra, TTQT có vai trò quan trọng với hoạt động của một NH thương mại, nó hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động khác của ngân hàng, tăng tính thanh khoản, tăng khả năng cạnh tranh của NH. Với thế mạnh là một trong các NH thương mại Nhà nước lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và truyền thông hiện đại, công nghệ xử lý thông tin NH tiên tiến, có uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), hoạt động TTQT tại VietinBank đã đạt được những thành quả nhất định, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TTQT, qua quá trình học tập tại trường CĐ Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật và khoảng thời gian tiếp cận với thực tế tại Ngân Hàng TMCP Công thương Vietinbank – chi nhánh Khu công nghiệp Hải Dương, em đã tìm hiểu về đề tài: “ Tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán quốc tê với nền kinh tế hội nhập WTO của Việt Nam tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương”. Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề, do kiến thức và thời gian còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu đề tài còn hạn hẹp nên viêc tìm hiểu, đi sâu về “TTQT nói chung và tầm quan trọng của TTQT nói riêng” không tránh khỏi những sai lầm nhất định. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý thêm cho bài viết này để em có nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn! 2.Giới hạn 2.1. Đối tượng Những vấn đề thực tiễn - lý thuyết trong hoạt động và các biện pháp điều chỉnh hoạt động TTQT tại NH VietinBank Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ TTQT tại NH Vietinbank ở Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương từ ngày 07/3 / 2011 đến 20/ 5/ 2011. 3. Mục đích và mục tiêu 3.1. Mục đích Phân tích thực trạng của hoạt động TTQT tại NH VietinBank Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương. Trên cơ sở phân tích đưa ra các biện pháp nhằm phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động TTQT tại NH. 3.2. Mục tiêu Đưa ra cho người đọc biết tầm quan trọng của hoạt động TTQT hiện nay với NH Vietinbank. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những đề xuất, biện pháp, kiến nghị để hoàn thiện nghiệp vụ TTQT tại NH Vietinbank Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp trực quan Là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin về đối tượng. Đây là một hình thức quan trọng của nhận thức kinh nghiệm thông tin, nhờ quan sát mà ta có thông tin về đối tượng, trên cơ sở đó mà có các bước tìm tòi và khám phá tiếp theo. 4.2. Phương pháp lý luận Là những phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. 4.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thực tế Thu thập những dữ liệu từ thực tế. Sau đó sẽ được tiến hành phân tích, so sánh và xử lý để đưa ra những đánh giá, hệ thống lại kiến thức về nghiệp vụ TTQT. 5. Tóm tắt Kết cấu của chuyên đề ngoài các phần như lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung bài viết gồm 5 phần: Chương I: Đặt vấn đề. Chương II: Tổng quan về Tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán quốc tế với nền kinh tế hội nhập WTO của Việt Nam. Chương III: Phương pháp nghiên cúu. Chương IV: Đánh giá thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Khu công nghiệp Hải Dương Chương V: Kết luận, đề xuất và kiến nghị.

doc64 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3092 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán quốc tế với nền kinh tế hội nhập WTO tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGOẠI NGỮ CÔNG NGHỆ VIỆT NHẬT KHOA : QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH ((((( KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ VỚI NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP WTO TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG Giảng viên hướng dẫn :NGUYỄN NGỌC THÚY Sinh viên : NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM Khoa: QTTC Lớp: CĐTCNH02-K3 Mã số ID : 0810090118 Khoá học : 2008 - 2011 Bắc Ninh, năm 2011 LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em. Số liệu và kết quả nêu trong đề tài là trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Các số liệu này chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. LỜI CẢM ƠN  Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với cô giáo hướng dẫn Nguyễn Ngọc Thuý người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian thực hiện chuyên đề thực tập cuối khóa này. Em cũng xin cảm ơn thầy cô giáo trường Cao đẳng Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật nói chung và khoa Quản Trị Tài Chính nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt những năm học vừa qua. Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cô chú, anh chị trong Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Khu Công Nghiệp Hải Dương đã tạo điều kiện và giúp đỡ, chỉ bảo em trong những ngày em thực tập tại Ngân hàng. Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề, do kiến thức và thời gian còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu đề tài còn hạn hẹp nên việc tìm hiểu, đi sâu về “TTQT nói chung và tầm quan trọng của TTQT nói riêng” không tránh khỏi những sai lầm nhất định. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý thêm cho bài viết này để em có nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Trâm MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................1 CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................1 1.Lí do chọn đề tài..............................................................................................1 2.Giới hạn...........................................................................................................2 2.1. Đối tượng.....................................................................................................2 2.2. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................2 3. Mục đích và mục tiêu....................................................................................2 3.1. Mục đích......................................................................................................2 3.2. Mục tiêu.......................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................3 4.1. Phương pháp trực quan.............................................................................3 4.2. Phương pháp lý luận...................................................................................3 4.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thực tế.......................................3 5. Tóm tắt............................................................................................................3 B. PHẦN NỘI DUNG........................................................................................4 CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ VỚI NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM...............................................................................................4 1 Giải thích khái niệm.......................................................................................4 1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế....................................................................4 1.2. Đặcđiểm.......................................................................................................4 1.3. Phương thức thanh toán quốc tế...............................................................4 1.3.1. Phương thức chuyển tiền........................................................................4 1.3.2. Phương thức nhờ thu...............................................................................5 1.3.2.1. Nhờ thu phiếu trơn..................................................................................6 1.3.2.2. Nhờ thu kèm chứng từ............................................................................7 1.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ..............................................................8 2. Nguồn gốc hình thành và lịch sử phát triển của nghiệp vụ TTQT.........10 3. Hoàn cảnh của các Ngân hàng Việt Nam trong thời kì hội nhập quốc tế........................................................................................................................11 4. Những nhận định cũ và mới về đối tượng nghiên cứu.............................11 4.1. Các tác phẩm.............................................................................................11 4.2. Kết luận......................................................................................................13 CHƯƠNG III : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 1.Sơ lược về phương pháp nghiên cứu 14 1.1. Đối tượng 14 1.2. Phạm vi nghiên cứu 14 1.3. Phương pháp nghiên cứu 14 1.3.1. Phương pháp trực quan 14 1.3.2. Phương pháp lý luận 14 1.3.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thực tế 14 1.4. Kế hoạch nghiên cứu 15 1.4.1. Lần 1: Nghiên cứu sơ bộ 15 1.4.2. Lần 2: Nghiên cứu chi tiết và hoàn thiện 16 2. Tiến hành nghiên cứu 16 2.1. Phương pháp trực quan 16 2.2. Phương pháp lý luận 16 2.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thực tế 16 3. Kết quả nghiên cứu 17 CHƯƠNG IV: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH KHU CÔNG NGHIỆP HẢI DƯƠNG 18 1. Giới thiệu khái quát về Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương 18 1.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương 18 1.2. Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương 19 1.3. Các hoạt động chính của Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương 20 1.3.1. Huy động vốn 20 1.3.2. Cho vay, đầu tư 21 1.3.3. Bảo lãnh 21 1.3.4. Thanh toán và Tài trợ thương mại 21 1.3.5. Ngân quỹ 21 1.3.6. Thẻ và ngân hàng điện tử 22 1.3.7. Hoạt động khác 22 2. Tình hình chung về hoạt động tại VietinBank Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương từ năm 2008 -2010 22 2.1. Huy động vốn 22 2.2. Hoạt động cho vay 24 2.3. Kết quả kinh doanh 25 3. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương 25 3.1. Tình hình thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương 25 3.1.1. Tình hình chung về hoạt động thanh toán quốc tế tại VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương 25 3.1.2. Tình hình thực hiện các phương thức TTQT tại VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương 28 3.1.2.1. Thanh toán bằng phương thức chuyển tiền: 28 3.1.2.2 Thanh toán bằng phương thức nhờ thu 30 3.1.2.3.Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ 32 3.2. Đánh giá hoạt động Thanh toán quốc tế tại Vietinbank 34 3.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động TTQT tại VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương 34 3.2.2. Những hạn chế trong hoạt động thanh toán quốc tế 35 3.2.3. Nguyên nhân những hạn chế 35 3.2.3.1. Từ phía Ngân hàng 35 3.2.3.2. Từ phía khách hàng 37 3.2.3.3. Từ phía nhà nước 37 3.3. Một số giải pháp phát triển và hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương 38 3.3.1. Tăng cường hoạt động marketing 38 3.3.2. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ thanh toán quốc tế 40 3.3.3. Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ thanh toán quốc tế 41 3.3.4. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán quốc tế 43 3.3.5. Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng nhằm phục vụ công tác thanh toán quốc tế 44 3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động thanh toán quốc tế 44 3.3.7. Thực hiện tốt dịch vụ tư vấn cho khách hàng 45 C. KẾT LUẬN 46 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ 46 1. Kết luận 46 2. Ý nghĩa thực tiễn 47 2.1. Ý nghĩa về mặt lý luận 47 2.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn 47 3. Tầm nhìn và định hướng những chiến lược kinh doanh trung và dài hạn chính sau cổ phần hoá của Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương 47 3.1. Tầm nhìn 47 3.2. Định hướng những chiến lược kinh doanh chính sau cổ phần hóa 48 3.3. Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh trong thời gian tới: 49 4. Một số kiến nghị 51 4.1. Một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà Nước 51 4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương 52 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1 : Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền  5   Sơ đồ 2 : Trình tự nhờ thu phiếu trơn  6   Sơ đồ 3 : Trình độ nhờ thu kèm chứng từ  7   Sơ đồ 4 : Trình tự nghiệp vụ thanh toán L/C  9   Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy điều hành tại Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương  19   Bảng 1.1: Huy động vốn của VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương 2008-2010  23   Bảng 1.2: Hoạt động cho vay của VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương 2008-2010  24   Bảng 1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương 2008-2010  25   Bảng 2.1: Doanh thu từ hoạt động TTQT tại Vietinbank Chi nhánh KCN Hải Dương (2008-2010)  27   Bảng 2.2 : Tình hình hoạt động chuyển tiền đi tại VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương (2008-2011)  28   Bảng 2.3: Tình hình hoạt động chuyển tiền đến tại VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương (2008-2011)  29   Bảng 2.4: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu nhập khẩu tại VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương (2008-2011)  30   Bảng 2.5: Tình hình hoạt động thanh toán nhờ thu xuất khẩu tại VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương (2008-2011)  31   Bảng 2.6: Tình hình hoạt động Phát hành và Thanh toán L/C nhập khẩu tại VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương (2008-2011)  32   Bảng 2.7: Tình hình hoạt động Thông báo và Thanh toán L/C xuất khẩu tại VietinBank Chi nhánh KCN Hải Dương (2008-2011)  33   DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt  Nghĩa đầy đủ   L/C  Thư tín dụng   TTQT  Thanh toán quốc tế   TTXNK  Thanh toán xuất nhập khẩu   SWIFT  Hiệp hội viễn thông liên ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế   UCP  Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ   Vietinbank  Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam   NH  Ngân hàng   KCN  Khu công nghiệp   HĐQT  Hội đồng quản trị   NHCT  Ngân hàng Công thương   WTO  Tổ chức thương mại thế giới   A. PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lí do chọn đề tài “Hội nhập” đó là một xu thế mà không một quốc gia nào có thể đi ngược lại hoặc đứng ngoài trong thế kỉ 21.Với xu thế này, tất cả các quốc gia đều có sự liên kết với nhau về kinh tế, văn hoá, chính trị...Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới ( WTO ) đây là một sự kiện quan trọng mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và buộc Việt Nam phải đối mặt với những áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý với những thách thức to lớn và tất yếu. Trong xu hướng mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới, lĩnh vực kinh tế đối ngoại được xem là một lĩnh vực vô cùng quan trọng và mang tính cốt lõi trong việc thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế. Trước xu thế quốc tế hoá mạnh mẽ về hoạt động kinh tế quốc tế, hoạt động TTQT cũng không ngừng phát triển và đã thực sự đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển ngày càng bền vững. Ngoài ra, TTQT có vai trò quan trọng với hoạt động của một NH thương mại, nó hỗ trợ, bổ sung cho các hoạt động khác của ngân hàng, tăng tính thanh khoản, tăng khả năng cạnh tranh của NH. Với thế mạnh là một trong các NH thương mại Nhà nước lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng và chất lượng cao, hệ thống máy tính và truyền thông hiện đại, công nghệ xử lý thông tin NH tiên tiến, có uy tín đối với khách hàng trong nước và quốc tế và là thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông liên Ngân hàng Toàn cầu (SWIFT), hoạt động TTQT tại VietinBank đã đạt được những thành quả nhất định, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá cho khách hàng một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn và hiệu quả. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TTQT, qua quá trình học tập tại trường CĐ Ngoại Ngữ Công Nghệ Việt Nhật và khoảng thời gian tiếp cận với thực tế tại Ngân Hàng TMCP Công thương Vietinbank – chi nhánh Khu công nghiệp Hải Dương, em đã tìm hiểu về đề tài: “ Tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán quốc tê với nền kinh tế hội nhập WTO của Việt Nam tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương”. Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành chuyên đề, do kiến thức và thời gian còn hạn chế, phạm vi nghiên cứu đề tài còn hạn hẹp nên viêc tìm hiểu, đi sâu về “TTQT nói chung và tầm quan trọng của TTQT nói riêng” không tránh khỏi những sai lầm nhất định. Kính mong thầy cô và các bạn góp ý thêm cho bài viết này để em có nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề này. Em xin chân thành cảm ơn! 2.Giới hạn 2.1. Đối tượng Những vấn đề thực tiễn - lý thuyết trong hoạt động và các biện pháp điều chỉnh hoạt động TTQT tại NH VietinBank Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu thực trạng nghiệp vụ TTQT tại NH Vietinbank ở Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương từ ngày 07/3 / 2011 đến 20/ 5/ 2011. 3. Mục đích và mục tiêu 3.1. Mục đích Phân tích thực trạng của hoạt động TTQT tại NH VietinBank Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương. Trên cơ sở phân tích đưa ra các biện pháp nhằm phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động TTQT tại NH. 3.2. Mục tiêu Đưa ra cho người đọc biết tầm quan trọng của hoạt động TTQT hiện nay với NH Vietinbank. Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động TTQT. Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những đề xuất, biện pháp, kiến nghị để hoàn thiện nghiệp vụ TTQT tại NH Vietinbank Chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp trực quan Là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin về đối tượng. Đây là một hình thức quan trọng của nhận thức kinh nghiệm thông tin, nhờ quan sát mà ta có thông tin về đối tượng, trên cơ sở đó mà có các bước tìm tòi và khám phá tiếp theo. 4.2. Phương pháp lý luận Là những phương pháp liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. 4.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thực tế Thu thập những dữ liệu từ thực tế. Sau đó sẽ được tiến hành phân tích, so sánh và xử lý để đưa ra những đánh giá, hệ thống lại kiến thức về nghiệp vụ TTQT. 5. Tóm tắt Kết cấu của chuyên đề ngoài các phần như lời mở đầu, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung bài viết gồm 5 phần: Chương I: Đặt vấn đề. Chương II: Tổng quan về Tầm quan trọng của nghiệp vụ thanh toán quốc tế với nền kinh tế hội nhập WTO của Việt Nam. Chương III: Phương pháp nghiên cúu. Chương IV: Đánh giá thực trạng của hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Khu công nghiệp Hải Dương Chương V: Kết luận, đề xuất và kiến nghị. B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG II : TỔNG QUAN VỀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ VỚI NỀN KINH TẾ HỘI NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM 1 Giải thích khái niệm 1.1. Khái niệm thanh toán quốc tế TTQT : là hoạt động thanh toán từ tài khoản của chủ thể này đến tài khoản của chủ thể khác ở các quốc gia khác nhau để hoàn thành các mối quan hệ về kinh tế, thương mại, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại giao, xã hội giữa các nước thông qua hệ thống ngân hàng 1.2. Đặcđiểm Thứ nhất : TTQT được thực hiện chủ yếu bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ thông qua hệ thống ngân hàng nội địa và các ngân hàng quốc tế Thứ hai : TTQT được thực hiện bằng các phương thức thanh toán tiên tiến, hiện đại trên cơ sở sự phát triển của công nghệ ngân hàng, công nghệ thông tin hiện đại, đảm bảo độ tin cậy và chính xác cao 1.3. Phương thức thanh toán quốc tế 1.3.1. Phương thức chuyển tiền Định nghĩa : Phương thức chuyển tiền là phương thức trong đó khách hàng ( Người trả tiền ) yêu cầu Ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( Người hưởng lợi ) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền cho khách hàng theo yêu cầu. Các bên tham gia : Người yêu cầu chuyển tiền ( Remitter ) : là người yêu cầu ngân hàng thay mình thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài. Họ thường là người nhập khẩu, mắc nợ hoặc có nhu cầu chuyển vốn. Người thụ hưởng ( Beneficicary ) : là người nhận được số tiền chuyển tới thông qua ngân hàng. Họ thường là người xuất khẩu, chủ nợ hoặc nói chung là người yêu cầu chuyển tiền chỉ định. Ngân hàng nhận uỷ nhiệm chuyển tiền ( Remitting bank ) : là ngân hàng phục vụ người chuyển tiền. Ngân hàng trả tiền ( Paying bank ) : là ngân hàng trực tiếp trả tiền cho người thụ hưởng. Thường là ngân hàng đại lý hay chi nhánh ngân hàng chuyển tiền và ở nước người thụ hưởng Quy trình thực hiện : Sơ đồ 1 : Trình tự nghiệp vụ chuyển tiền (3) (2) (4) (1) (1) : Giao dịch thương mại. (2) : Người mua sau khi nhận hàng tiến hành viết đơn yêu cầu chuyển tiền ( bằng thư hoặc bằng điện ) cùng với uỷ nhiệm chi ( nếu có tài khoản mở tại ngân hàng ) gửi đến ngân hàng phục vụ mình. (3) : Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra chứng từ nếu thấy hợp lệ thì tiến hành chhuyển tiền qua ngân hàng đại lý. (4) : Ngân hàng đại lý tiến hành chuyển tiền cho người hưởng lợi 1.3.2. Phương thức nhờ thu Định nghĩa : Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người bán sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho khách hàng sẽ uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu hộ tiền từ người mua trên cơ sở chứng từ lập ra. Trường hợp áp dụng : Thứ nhất: người bán và người mua tin cậy lẫn nhau hoặc có quan hệ liên doanh với nhau, hoặc giữa công ty mẹ công ty con, hoặc giữa các chi nhánh của cùng một công ty với nhau. Thứ hai: hàng mua bán lần đầu mang tính chất chào hàng. Thứ ba: hàng ứ đọng khó tiêu thụ. Các bên tham gia gồm 4 bên: Người nhờ thu : là bên giao chỉ thị nhờ thu cho một ngân hàng, thông thường là người xuất khẩu, cung ứng dịch vụ. Ngân hàng chuyển tiền : là ngân hàng mà người nhờ thu đã giao chỉ thị nhờ thu Ngân hàng thu : là bất kỳ một ngân hàng nào ngoài ngân hàng chuyển tiền thực hiện quá trình nhờ thu. Người trả tiền : là người mà chứnng từ xuất trình đòi tiền anh ta, là người nhập khẩu, người sử dụng dịch vụ được cung ứng ( người mua ). 1.3.2.1. Nhờ thu phiếu trơn : Đây là phương thức thanh toán trong đó người bán uỷ thác cho Ngân hàng thu hộ tiền ở người mua căn cứ vào hối phiếu do mình lập ra, còn chứng từ gửi hàng thì gửi thẳng cho người mua không qua Ngân hàng. Trình tự tiến hành nghiệp vụ nhờ thu phải trải qua các bước sau : Sơ đồ 2 : Trình tự nhờ thu phiếu trơn (2) (4) (1) (4) (4) (3) Gửi hàng & Chứng từ (1) : Người bán sau khi gửi hàng và chứng từ gửi hàng cho người mua, họ sẽ lập một hối phiếu đòi tiền người mua và uỷ thác cho ngân hàng của mình đòi tiền hộ bằng chỉ thị nhờ thu. (2) : Ngân hàng phục vụ người bán kiểm tra chứng, sau đó gửi thư uỷ thác nhờ thu kèm hối phiếu cho ngân hàng đại lý của mình ở nước người mua nhờ thu tiền. (3) : Ngân hàng đại lý yêu cầu người mua trả tiền hối phiếu ( nếu trả tiền ngay ) hoặc chấp nhận trả tiền hối phiếu ( nếu mua chịu ). (4) : Ngân hàng đại lý chuyển tiền thu được cho người bán thông qua ngân hàng chuyển chứng từ. Nếu chỉ là
Luận văn liên quan