Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình cải cách kinh tế sâu rộng ở hầu hết các nước XHCN. Việc chuyển sang các quan hệ thị trường ở những nước này đã được xác định và tiến hành. Mỗi nước đều tiến hành những biện pháp cải cách mang sắc thái riêng phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và địa lí của mình nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đích thực. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng một số nước đã đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh vực phát triển kinh tế khác nhau như quản lý kinh tế, quan hệ sở hữu, tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước
Không phải ngẫu nhiên mà giới khoa học kinh tế rất quan tâm đến cái gọi là con đường Trung Quốc (China’s road). Quả thật Trung Quốc có sức hấp dẫn đặc biệt với những nước định hướng XHCN. Ở đây người ta thấy cùng hoàn cảnh xuất phát điểm tư duy kinh tế mới và tính chân lý của nó sau một thời gian cải cách và mở cửa nền kinh tế. Những thành công của Trung Quốc về cải cách kinh tế nói chung và các đặc khu kinh tế (ĐKKT) nói riêng đã được thừa nhận rộng rãi ở bên trong cũng như bên ngoài nước này. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và sự phát triển thần kỳ của các ĐKKT được coi là một hiện tượng nổi bật của kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX. ĐKKT – một loại hình khu kinh tế tự do mang tính chất tổng hợp được tổ chức theo hình thức cao nhất, đầy đủ nhất về khu kinh tế tự do – ngày càng thể hiện rõ ưu thế của mình trong thu hút đầu tư nước ngoài, là nơi hội tụ tốt nhất các yếu tố bên trong và các nguồn lực bên ngoài, là giải pháp về vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để công nghiệp hoá- hiên đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Đẩy mạnh cải cách và phát triển mô hình kinh tế hướng ra bên ngoài với biện pháp xây dựng các ĐKKT theo mô hình của Trung Quốc đang là một trong những vấn đề được nhiều nước quan tâm nghiên cứu thực hiện.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần mở cửa hơn nữa, đẩy mạnh hơn nữa CNH-HĐH hướng về xuất khẩu. Để CNH-HĐH đất nước hướng về xuất khẩu cần một lượng vốn đầu tư rất lớn nhưng khả năng của Việt Nam chỉ tự đáp ứng được một phần trong khi hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn, vì vậy chúng ta cần có những hình thức thích hợp hơn để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, đúng như Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra :"đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, có chính sách thu hút tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta, trước hết là vào lĩnh vực sản xuất dưới nhiều hình thức". Vào đầu năm 1990, Việt Nam đã thành lập một loạt các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trong cả nước song đến nay chỉ có rất ít khu thu hút được một số nhà đầu tư nước ngoài và bắt đầu đi vào hoạt động. Số còn lại đang nằm trong thời gian chờ đợi, gây lãng phí về thời gian và tiền của. Do vậy, chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra trong việc thành lập KCN và KCX. Là một nước lân cận với nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, những kinh nghiệm mở cửa và phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là những bài học bổ ích cho Việt Nam. Kinh nghiệm về các ĐKKT cũng không phải là ngoại lệ. Mới đây Việt Nam đã thành lập ĐKKT đầu tiên với tên gọi khu kinh tế mở Chu Lai, đây là một mô hình khu kinh tế tự do rất thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu về ĐKKT là rất cần thiết cho việc chuẩn bị, xúc tiến hình thành và điều hành quản lý ĐKKT ở Việt Nam.
Vào cuối những năm 1980 khi Việt Nam bắt đầu cải cách và mở cửa nền kinh tế, một số công trình nghiên cứu về khu kinh tế tự do đã được phổ biến trong đó có một phần nhỏ nói đến các ĐKKT của Trung Quốc. Năm 1989, Viện Kinh tế đối ngoại đã xuất bản cuốn “Các khu chế xuất châu Á" nghiên cứu về vai trò của các công ty xuyên quốc gia tại các KCX châu Á và giới thiệu về ĐKKT Thâm Quyến.
Sang những năm 1990, thành công của các ĐKKT Trung Quốc đã chứng minh chủ trương thành lập các ĐKKT của Trung Quốc là đúng đắn, Việt Nam đã quan tâm hơn tới mô hình này và có chủ trương thành lập ĐKKT tại Việt Nam thì đã có một số công trình nghiên cứu về ĐKKT. Năm 1994, Viện Kinh tế học đã xuất bản cuốn "Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCX và ĐKKT". Đây là tài liệu giới thiệu về các chính sách, luật, các ưu đãi áp dụng trong các ĐKKT Trung Quốc trước năm 1993. Ngoài ra còn có “Tài liệu về khu kinh tế tự do” của Viện Nghiên cứu tài chính – Bộ Tài chính; “Đặc khu kinh tế của Trung Quốc” của Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương; Báo cáo khảo sát ĐKKT Thâm Quyến của đoàn cán bộ khảo sát của Bộ Tài chính, một số bài viết trên các tạp chí liên quan đến đề tài. Những tài liệu này đã đưa ra được số liệu về các ĐKKT, vai trò của chúng cũng như một số ý kiến về việc áp dụng loại hình này ở Việt Nam . Tuy nhiên, các tài liệu kể trên đã không nghiên cứu một cách có hệ thống thành công của các ĐKKT Trung Quốc, nguyên nhân của thành công và rút ra kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. Vì vậy đây là một vấn đề cần được nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của khoá luận:
- Nghiên cứu quá trình ra đời và phát triển của ĐKKT, đặc điểm và ưu thế của chúng so với các khu kinh tế tự do khác;
- Tìm hiểu những kết quả mà các ĐKKT Trung Quốc đạt được;
- Rút ra kinh nghiệm xây dựng và phát triển ĐKKT của Trung Quốc áp dụng cho Việt Nam.
Một số số liệu đưa ra trong khoá luận chưa được cập nhật vì rất hiếm dữ liệu về các ĐKKT của Trung Quốc. Mặt khác, vai trò “cửa sổ” của các ĐKKT được xem như đã hoàn thành sứ mệnh. Trung Quốc đã đang giảm dần các ưu đãi thô sơ ban đầu với các nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới cân bằng giữa trong và ngoài đặc khu và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư. Có thể nói ngày nay Trung Quốc không còn dùng “cửa sổ” để giao lưu với nước ngoài nữa mà trên thực tế cả Trung Quốc rộng lớn đang hành động. Vì vậy các số liệu về các ĐKKT Trung Quốc chỉ nhằm chứng minh về sự phát triển vượt bậc của các ĐKKT trong một thời gian ngắn sau khi thành lập và thành công ban đầu của chúng, qua đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để nghiên cứu.
Bố cục của khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ
CHƯƠNG II: THÀNH CÔNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG THÀNH LẬP CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
90 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3160 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thành công của Trung Quốc trong thành lập các đặc khu kinh tế và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra quá trình cải cách kinh tế sâu rộng ở hầu hết các nước XHCN. Việc chuyển sang các quan hệ thị trường ở những nước này đã được xác định và tiến hành. Mỗi nước đều tiến hành những biện pháp cải cách mang sắc thái riêng phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội và địa lí của mình nhằm xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đích thực. Mặc dù có nhiều khó khăn nhưng một số nước đã đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh vực phát triển kinh tế khác nhau như quản lý kinh tế, quan hệ sở hữu, tư nhân hoá và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước…
Không phải ngẫu nhiên mà giới khoa học kinh tế rất quan tâm đến cái gọi là con đường Trung Quốc (China’s road). Quả thật Trung Quốc có sức hấp dẫn đặc biệt với những nước định hướng XHCN. Ở đây người ta thấy cùng hoàn cảnh xuất phát điểm tư duy kinh tế mới và tính chân lý của nó sau một thời gian cải cách và mở cửa nền kinh tế. Những thành công của Trung Quốc về cải cách kinh tế nói chung và các đặc khu kinh tế (ĐKKT) nói riêng đã được thừa nhận rộng rãi ở bên trong cũng như bên ngoài nước này. Sự trỗi dậy của nền kinh tế Trung Quốc và sự phát triển thần kỳ của các ĐKKT được coi là một hiện tượng nổi bật của kinh tế thế giới cuối thế kỷ XX. ĐKKT – một loại hình khu kinh tế tự do mang tính chất tổng hợp được tổ chức theo hình thức cao nhất, đầy đủ nhất về khu kinh tế tự do – ngày càng thể hiện rõ ưu thế của mình trong thu hút đầu tư nước ngoài, là nơi hội tụ tốt nhất các yếu tố bên trong và các nguồn lực bên ngoài, là giải pháp về vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý để công nghiệp hoá- hiên đại hoá (CNH-HĐH) đất nước. Đẩy mạnh cải cách và phát triển mô hình kinh tế hướng ra bên ngoài với biện pháp xây dựng các ĐKKT theo mô hình của Trung Quốc đang là một trong những vấn đề được nhiều nước quan tâm nghiên cứu thực hiện.
Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Để đạt được các chỉ tiêu kinh tế chung của các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần mở cửa hơn nữa, đẩy mạnh hơn nữa CNH-HĐH hướng về xuất khẩu. Để CNH-HĐH đất nước hướng về xuất khẩu cần một lượng vốn đầu tư rất lớn nhưng khả năng của Việt Nam chỉ tự đáp ứng được một phần trong khi hỗ trợ phát triển chính thức và tài trợ của các tổ chức quốc tế đều có hạn, vì vậy chúng ta cần có những hình thức thích hợp hơn để thu hút đầu tư phát triển kinh tế, đúng như Đại hội VII Đảng Cộng Sản Việt Nam đã đề ra :"đa dạng hoá và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, có chính sách thu hút tư bản nước ngoài đầu tư vào nước ta, trước hết là vào lĩnh vực sản xuất dưới nhiều hình thức". Vào đầu năm 1990, Việt Nam đã thành lập một loạt các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) trong cả nước song đến nay chỉ có rất ít khu thu hút được một số nhà đầu tư nước ngoài và bắt đầu đi vào hoạt động. Số còn lại đang nằm trong thời gian chờ đợi, gây lãng phí về thời gian và tiền của. Do vậy, chúng ta chưa đạt được mục tiêu đề ra trong việc thành lập KCN và KCX. Là một nước lân cận với nhiều nét tương đồng về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá, những kinh nghiệm mở cửa và phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ là những bài học bổ ích cho Việt Nam. Kinh nghiệm về các ĐKKT cũng không phải là ngoại lệ. Mới đây Việt Nam đã thành lập ĐKKT đầu tiên với tên gọi khu kinh tế mở Chu Lai, đây là một mô hình khu kinh tế tự do rất thích hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Do đó, việc nghiên cứu về ĐKKT là rất cần thiết cho việc chuẩn bị, xúc tiến hình thành và điều hành quản lý ĐKKT ở Việt Nam.
Vào cuối những năm 1980 khi Việt Nam bắt đầu cải cách và mở cửa nền kinh tế, một số công trình nghiên cứu về khu kinh tế tự do đã được phổ biến trong đó có một phần nhỏ nói đến các ĐKKT của Trung Quốc. Năm 1989, Viện Kinh tế đối ngoại đã xuất bản cuốn “Các khu chế xuất châu Á" nghiên cứu về vai trò của các công ty xuyên quốc gia tại các KCX châu Á và giới thiệu về ĐKKT Thâm Quyến.
Sang những năm 1990, thành công của các ĐKKT Trung Quốc đã chứng minh chủ trương thành lập các ĐKKT của Trung Quốc là đúng đắn, Việt Nam đã quan tâm hơn tới mô hình này và có chủ trương thành lập ĐKKT tại Việt Nam thì đã có một số công trình nghiên cứu về ĐKKT. Năm 1994, Viện Kinh tế học đã xuất bản cuốn "Kinh nghiệm thế giới về phát triển KCX và ĐKKT". Đây là tài liệu giới thiệu về các chính sách, luật, các ưu đãi áp dụng trong các ĐKKT Trung Quốc trước năm 1993. Ngoài ra còn có “Tài liệu về khu kinh tế tự do” của Viện Nghiên cứu tài chính – Bộ Tài chính; “Đặc khu kinh tế của Trung Quốc” của Viện Nghiên cứu quản lý Trung ương; Báo cáo khảo sát ĐKKT Thâm Quyến của đoàn cán bộ khảo sát của Bộ Tài chính, một số bài viết trên các tạp chí liên quan đến đề tài. Những tài liệu này đã đưa ra được số liệu về các ĐKKT, vai trò của chúng cũng như một số ý kiến về việc áp dụng loại hình này ở Việt Nam . Tuy nhiên, các tài liệu kể trên đã không nghiên cứu một cách có hệ thống thành công của các ĐKKT Trung Quốc, nguyên nhân của thành công và rút ra kinh nghiệm áp dụng cho Việt Nam. Vì vậy đây là một vấn đề cần được nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu của khoá luận:
- Nghiên cứu quá trình ra đời và phát triển của ĐKKT, đặc điểm và ưu thế của chúng so với các khu kinh tế tự do khác;
- Tìm hiểu những kết quả mà các ĐKKT Trung Quốc đạt được;
- Rút ra kinh nghiệm xây dựng và phát triển ĐKKT của Trung Quốc áp dụng cho Việt Nam.
Một số số liệu đưa ra trong khoá luận chưa được cập nhật vì rất hiếm dữ liệu về các ĐKKT của Trung Quốc. Mặt khác, vai trò “cửa sổ” của các ĐKKT được xem như đã hoàn thành sứ mệnh. Trung Quốc đã đang giảm dần các ưu đãi thô sơ ban đầu với các nhà đầu tư nước ngoài, tiến tới cân bằng giữa trong và ngoài đặc khu và cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư. Có thể nói ngày nay Trung Quốc không còn dùng “cửa sổ” để giao lưu với nước ngoài nữa mà trên thực tế cả Trung Quốc rộng lớn đang hành động. Vì vậy các số liệu về các ĐKKT Trung Quốc chỉ nhằm chứng minh về sự phát triển vượt bậc của các ĐKKT trong một thời gian ngắn sau khi thành lập và thành công ban đầu của chúng, qua đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam.
Để đạt được mục đích nghiên cứu, khóa luận sẽ sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh để nghiên cứu.
Bố cục của khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu thành 3 chương:
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ
CHƯƠNG II: THÀNH CÔNG CỦA TRUNG QUỐC TRONG THÀNH LẬP CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ
CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt tới GS-TS Bùi Xuân Lưu đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành khoá luận. Con xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, động viên khích lệ và giúp đỡ con thực hiện khoá luận này.
Chương I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ
I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐKKT
1. Sự ra đời của khu kinh tế tự do
Kinh tế là một hệ thống mở, bất cứ một thực thể kinh tế nào cũng phải cần đến sự trao đổi với môi trường bên ngoài để tồn tại và phát triển, nếu không nó sẽ đi vào tàn lụi và diệt vong. Điều này từ nhiều thế kỷ trước người ta đã biết. Nhưng có lẽ vì những lý do phi kinh tế mà nhiều quốc gia không thể hoặc không muốn tuân theo quy luật này một cách tự nhiên. Do đó, người ta chỉ có thể mở một cách hạn chế với các đối tượng, lĩnh vực trong những thời gian hạn chế mà thôi.
Để giải quyết những mâu thuẫn giữa yêu cầu của một nền kinh tế mở và sự hạn chế cần thiết theo tình hình của một quốc gia, người ta thiết lập các mô hình khu kinh tế tự do trên một diện tích nhỏ phù hợp của một nước để thực hiện những chính sách đặc biệt làm thí điểm. Đó là một mô hình, một công cụ của chính sách kinh tế đối ngoại, một cửa ngõ mời chào và ưu đãi doanh nhân nước ngoài đến đây đầu tư, sản xuất kinh doanh. Qua đó nước chủ nhà sẽ thu hút và nhận được những gì mà nền kinh tế cần đến.
Trong mấy thập kỷ qua, khu kinh tế tự do với các tên gọi khác nhau ngày càng được coi như một cửa ngõ quan trọng để các nước đi sau hội nhập nhanh vào nền kinh tế khu vực và thế giới, tạo điều kiện cho họ tận dụng cả lợi thế quốc tế và trong nước nhằm thúc đẩy sản xuất hướng về xuất khẩu, thay thế nhập khẩu, đổi mới công nghệ, tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến.
Các khu kinh tế tự do đã được hình thành từ rất lâu trong lịch sử phát triển của thế giới. Bắt đầu là khi một số khu vực cho phép ưu tiên các thương nhân một số mặt hàng nhất định và tiếp sau đó là sự hình thành của các khu thương mại tự do (free trade zone). Các khu này thường nằm ở biên giới một quốc gia, ở nơi giao nhau của các tuyến đường lưu thông hàng hoá quốc tế hay ở những trung tâm buôn bán náo nhiệt trên thế giới.
Vận tải hàng hải ra đời là một điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, đặc biệt là ngoại thương. Hàng hoá tham gia vào thương mại tăng lên gấp nhiều lần do khối lượng hàng chuyên chở bằng đường biển nhiều hơn và thời gian chuyên chở ngắn hơn so với chuyên chở bằng đường bộ. Cùng với sự phát triển của ngành hàng hải, các trung tâm buôn bán chuyển dần từ trong đất liền ra các hải cảng ven biển. Những hải cảng lớn nằm trên đường trung chuyển của các tuyến đường hàng hải là các khu vực lý tưởng cho việc hình thành các khu kinh tế tự do mà tên gọi gắn liền với giai đoạn này gọi là các cảng tự do (free port). Cùng với sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa, hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đã ngăn cản hoạt động ngoại thương. Chính điều này đã thúc đẩy hoạt động tại các cảng tự do ngày càng mạnh mẽ hơn. Các cảng tự do được miễn khỏi các quy định chung và đặt ra ngoài biên giới hải quan, hàng hoá trao đổi ở đây hầu như không phải chịu ảnh hưởng của các biện pháp bảo hộ, có chăng là một vài sắc thuế ở mức rất thấp. Legborn được Ý làm thành cảng tự do năm 1547, sau đó là Giơnoa năm 1595. Về sau lần lượt các thành phố Naple, Vienna, Marseille, BagonDuyrich, Ghibranta…ở các nước cũng lần lượt đưa ra các quy chế tương tự. Thời kỳ này đã hình thành một loạt các thương cảng nổi tiếng như Rotecdam (Hà Lan), Liverpool (Anh), Hamburg (Đức)… Một số quốc gia và vùng lãnh thổ có lợi thế về vị trí địa lý cũng đã lợi dụng và khai thác tối đa lợi thế này, tạo nên những khu vực trung chuyển hàng hoá như Hồng Kông, Singapore – hai ví dụ điển hình cho các cảng tự do. Ban đầu là những hải cảng nhỏ, Hồng Kông và Singapore đã trở thành những thương cảng tự do khổng lồ và kéo theo một loạt các ngành nghề khác phát triển.
Do sự phát triển của công nghiệp, ngành vận tải mất tính chất quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế nên phong trào thành lập các cảng tự do nửa đầu thế kỷ XIX giảm đi và chúng bị mất quyền ưu đãi. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, cảng tự do lại hồi sinh do sự tăng trưởng của thương mại quốc tế cùng với cuộc cách mạng trong vận tải – container ra đời. Hàng loạt các khu thương mại tự do, khu buôn bán miễn thuế được thành lập và phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Với lưu lượng hàng hoá khổng lồ được tập trung và với tất cả các ưu đãi, thương mại quốc tế bị cuốn hút vào đây. Bên cạnh các hoạt động thuần tuý về kinh doanh thương mại, trao đổi hàng hoá, tại các khu này đã xuất hiện các hoạt động kinh tế khác như lắp giáp, gia công, chế biến hàng hoá. Sự phát triển của khu thương mại tự do kéo theo một loạt các hình thức kinh doanh miễn thuế khác ra đời như kho ngoại quan, cửa hàng miễn thuế, kho bảo thuế…
Năm 1956, một khu kinh tế tự do đã được thành lập ở cạnh sân bay Shannon (Ireland) với một ý nghĩa hoàn toàn mới. Đài Loan là nước đầu tiên sử dụng thuật ngữ “khu chế xuất” để chỉ loại hình khu kinh tế tự do này trong luật KCX ban hành năm 1965. KCX Shannon được sử dụng như một hình thức để thu hút đầu tư nước ngoài, xây dựng nền kinh tế hướng về xuất khẩu. Tất cả các sản phẩm sản xuất ra trong khu này đều được xuất khẩu, đổi lại các nhà đầu tư nước ngoài được hưởng nhiều ưu đãi. Shannon có thể coi là thành công đầu tiên trên thế giới về việc thu hút đầu tư nước ngoài phát triển kinh tế bằng hình thức KCX.
Thành công của Ireland đã nhanh chóng được phổ biến và áp dụng ở các nước. Với sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới, hàng loạt các KCX đã được thành lập ở Trung, Nam Mỹ, châu Á. Các KCN tập trung, trong đó có những khu chuyên sản xuất hàng xuất khẩu ra đời do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nước đang phát triển luôn theo đuổi mục tiêu phát triển kinh tế do vậy phải chú ý tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất hàng công nghiệp xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao kỹ thuật và công nghệ, thông tin kịp thời, áp dụng các phương pháp quản lý hiện đại, đào tạo cán bộ lành nghề cho các ngành kinh tế, đặc biệt là công nghiệp, đảm bảo công ăn việc làm, tạo điều kiện phát triển các vùng lạc hậu, đồng thời tăng thêm các nguồn thu ngoại tệ, sử dụng hợp lý hơn nữa các nguồn lực của địa phương. Do vậy việc ra đời các KCN tập trung là rất phù hợp với các nước này. Không ít nước đã thu được những thành tựu đáng kể, làm thay đổi bộ măt kinh tế của đất nước. Thành tích đặc biệt nhất có thể kể đến là Hàn Quốc và Đài Loan, từ nền kinh tế yếu kém, Hàn Quốc và Đài Loan đã trở thành những nước công nghiệp mới được coi là những con rồng của Châu Á.
Không chỉ phát triển về quy mô và số lượng, các khu kinh tế tự do ngày càng có nhiều thay đổi về hình thức và chất lượng. Từ những khu tự do mang tính chất thuần tuý về thương mại, chuyển khẩu hàng hoá đã phát triển thành những khu tự do sản xuất với mục tiêu hướng vào xuất khẩu và thay thế nhập khẩu theo mô hình KCX và KCN. Từ những khu kinh tế tự do mang tính chất đơn nhất thương mại hoặc công nghiệp đã có những khu kinh tế tự do mang tính chất hỗn hợp được thành lập.
Năm 1979, hình thức tổ chức cao nhất của khu kinh tế tự do đã được thành lập tại Trung Quốc với tên gọi “đặc khu kinh tế” (special economic zone). Nó bao gồm tất cả các hoạt động kinh tế theo cơ cấu ngành như của một nền kinh tế quốc dân như: công, nông, lâm, ngư nghiệp, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch, dịch vụ… với các điều kiện hoàn toàn thuận lợi và mang tính chất mở cho các nhà đầu tư nước ngoài.
Thực ra các ĐKKT không phải là sáng kiến riêng của Trung Quốc. Trong thực tiễn kinh tế thế giới sau chiến tranh ở một số nước thuộc thế giới thứ ba đã xuất hiện những khu kinh tế tự do có những đặc trưng giống như các ĐKKT của Trung Quốc sau này. Đó thật sự là “những quốc gia trong những quốc gia” như báo chí phương Tây gọi. Những nước thuộc thế giới thứ ba dùng các khu này làm đầu cầu thu hút vốn đầu tư, công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến của các nước tư bản phát triển nhằm mục đích phát triển nền kinh tế còn lạc hậu của mình.
Ở các nước XHXN, các ĐKKT theo kiểu đó cũng được đề xướng vào cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX khi nền kinh tế các nước đó lâm vào tình trạng khủng hoảng. Những mục tiêu được đặt ra hồi đó là: thu hút tư bản nước ngoài, thu hút kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, phát triển sản xuất hướng vào xuất khẩu, áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến, đào tạo cán bộ kinh doanh và quản lý. Một số nước thông qua những đạo luật về mặt này như Bungari, Hungari, Rumani, Nam Tư. Nhưng nếu như ở các nước Đông Âu chưa đạt được thành công – dù là nhỏ – thì ở Trung Quốc, chủ trương này ngay từ đầu đã đem lại những hứa hẹn lớn, tuy gặp không ít trở lực về nhận thức cũng như thực tiễn.
Việc thành lập các ĐKKT ở các nước Đông Âu chưa đem lại những kết quả rõ rệt vì mấy lẽ: trước hết, thời gian còn ít và những quy chế chuẩn mực của các điều kiện chưa thật rành mạch; thứ hai, quan niệm về ĐKKT còn chật hẹp, nói chung chỉ mới dành cho chúng một số chức năng hạn chế với những phương pháp cũng còn hạn chế (chủ yếu về thuế). Trong khi đó ở Trung Quốc đã có một cách tiếp cận khác. Ngay từ những bước cải cách đầu tiên, các ĐKKT được coi như những phương tiện không phải chỉ để kích thích hoạt động ngoại thương mà còn để phát triển công nghiệp ở những vùng chịu tác động trực tiếp của các trung tâm công nghiệp và thương mại ở bên ngoài (Hồng Kông, Macao, các nước Đông Nam Á). Trong bốn đặc khu đầu tiên có hai đặc khu (Thâm Quyến và Chu Hải) có giao thông trực tiếp bằng đường sắt với Hồng Kông và Macao. Hai khu kia (Sán Đầu và Hạ Môn) từ trước cũng đã có những liên hệ thương mại với bên ngoài. Nói chung, về mặt lịch sử tất cả những đặc khu ấy có liên hệ với thị trường bên ngoài chặt chẽ hơn thị trường nội địa. Quy chế đặc khu cho phép mở rộng và đẩy sâu những quan hệ kinh tế đối ngoại vốn có. Chỉ sau hơn 10 năm cùng với sự thành công của các ĐKKT, sự phát triển của 14 thành phố mở cửa đã làm thay đổi toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc, đến mức người ta thấy ở Trung Quốc không chỉ có một Hồng Kông mà có tới XX0 Hồng Kông trong khả năng[3]. Thành công của Trung Quốc được coi là một kỳ tích về phát triển kinh tế mà động lực của quá trình này không gì khác mà chính là chính sách kinh tế mở đúng đắn với các ĐKKT diệu kỳ.
2. Các loại hình khu kinh tế tự do
Có thể hiểu khu kinh tế tự do là một không gian kinh tế mà ở đó thiết lập một chế độ ưu tiên riêng. Các khu này tồn tại dưới nhiều hình thức với nhiều tên gọi theo cách của từng quốc gia, theo từng thời kỳ khác nhau. Sự đa dạng của các khu kinh tế tự do trong thời gian gần đây được thể hiện rõ qua một loạt các khái niệm như: khu thương mại tự do, cảng tự do, KCN tập trung, KCX, ĐKKT, kho ngoại quan, công viên khoa học… Hiện nay có tới 30 khái niệm (thuật ngữ)[21] dùng để đặt tên cho các khu vực này. Các khu kinh tế tự do có ba đặc tính chung cơ bản sau:
Được thành lập nhằm đảm bảo phục vụ cho thị trường thế giới;
Không bị khống chế bởi các quy định hạn chế nghiêm ngặt như những vùng khác thuộc lãnh thổ quốc gia;
Được "tự do” theo một nghĩa nào đó, song vẫn với tư cách là một yếu tố điều tiết của Nhà nước trong trao đổi với bên ngoài.
Nội dung các thuật ngữ đặc thù biểu đạt các loại hình khu kinh tế tự do luôn nằm trong sự phát triển thường xuyên, bao hàm và chuyển hoá lẫn nhau, ranh giới giữa chúng rất mong manh. Tuy nhiên xét về quy mô và nội dung hoạt động, người ta vẫn có thể quy tụ các loại hình khu kinh tế tự do trên thế giới thành ba nhóm sau đây:
2.1. Nhóm các khu kinh tế tự do mang tính chất thương mại
Đây là nhóm tập hợp các loại hình khu kinh tế tự do lâu đời nhất trong lịch sử. Điển hình là khu thương mại tự do, cảng tự do, kho ngoại quan.
2.1.1. Khu thương mại tự do
Đây là hình thức khu kinh tế tự do ra đời sớm nhất. Các khu thương mại tự do cổ đại đã từng tồn tại từ 2.500 năm trước tại Trung Hoa, Hy Lạp, La Mã cổ đại. Theo định nghĩa truyền thống thống nhất của khái niệm này thì khu thương mại tự do là một bộ phận có chủ quyền của quốc gia mà ở đó hàng hoá có nguồn gốc từ bên ngoài có thể được tích trữ, mua bán và không phải nộp thuế. Hay nói cách khác đó là khu vực mà người ta tích luỹ và tiến hành việc thương mại miễn thuế, khu vực vẫn thuộc lãnh thổ quốc gia song chế độ tài chính được xem như ngoài lãnh thổ quốc gia. Hiện nay khu thương mại tự do vẫn là hình thức khu kinh tế tự do thịnh hành trên toàn thế giới, là một khu vực địa lý xác định thành lập tại các khu vực cửa khẩu tạo lên một khu vực đặt ngoài sự giám sát của hải quan. Tại khu vực này cho phép hàng hoá bên ngoài vào không phải đóng thuế, cho phép tồn trữ, gia cố, lắp ráp… và sau đó được xuất khẩu miễn thuế. Mục đích của việc thành lập các khu thương mại tự do là để thu hút ngày càng nhiều hơn hàng hoá nước ngoài lưu thông trong khu vực này, thúc đẩy việc trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ chuyển khẩu quá cảnh cũng như các ngành nghề phục vụ cho sự tồn tại của buôn bán. Trong khu thương mại tự do có hai loại hình đặc biệt phát triển là kho ngoại quan và cửa hàng miễn thuế.
2.1.2. Cảng tự do
Cảng tự do được hình thành do sự phát triển của ngành hàng hải. Mục đích của việc thành lập cảng tự do là làm cho khu cảng không còn trở ngại với thương mại tự do thuế quan gây ra, làm cho tàu và hàng hoá lưu chuyển dễ dàng. Do vậy, lưu lượng hàng hoá tàu bè qua cảng tăng lên dẫn đến tăng thu nhập cho cảng nhờ cung ứng dịch vụ tàu biển, kho bãi, bốc xếp, lưu