Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, so với “văn học người
lớn” thì văn học thiếu nhi hình thành và phát triển một cách thầm lặng, ít được người ta
quan tâm đến. Tuy vậy, bộphận văn học này đã không bỏcuộc mà đã tựthân phấn đấu
vươn lên đểngày một phong phú, đa dạng và được đánh giá là “một bộphận quan trọng
của nền văn học dân tộc” [14;262]. Ởbộphận văn học này có sựgóp mặt của các bút danh
tiếng đầy tâm huyết: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Võ Quảng, Phạm Hổ,
Họviết cho các em với tình yêu thương, sự đồng cảm và trên hết là muốn cung cấp cho các
em những câu chuyện, những vần thơbổích, mang giá trịnhận thức và giáo dục cao. Đặc
biệt, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã xuất hiện một loạt các em thiếu nhi làm thơ:
Trần Đăng Khoa, Chu Hồng Quý, Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân, mà tiêu biểu nhất là
Trần Đăng Khoa.
Tuổi thơtôi và bạn bè tôi đã thuộc làu những câu: trong Hạt gạo làng ta, Nghe thầy
đọc thơ, Mặc dù chưa hiểu hết cái hay của những câu thơ đó, chúng tôi vẫn cảm nhận
được một cái gì đó rất thân thương, gần gũi. Sau này lớn lên, tôi biết được tác giảcủa
những vần thơ đã theo mình suốt thời thơ ấu là Trần Đăng Khoa, và càng thú vịhơn khi
biết rằng những bài thơ đó được sáng tác từkhi tác giảcòn rất nhỏ.
Tập thơ Góc sân và khoảng trời đã nhận được không ít ý kiến đánh giá, phê bình,
nhưng chỉ đơn thuần là một vài nhận định, phê bình ngắn ngủi, chung chung vềtổng thể
tập thơhay cảm xúc đối với một vài bài thơmà người viết cho là tiêu biểu. Với đềtài :
“Thếgiới nghệthuật thơTrần Đăng Khoa thời niên thiếu”,chúng tôi sẽgóp thêm một
cách nhìn, cách cảm tương đối toàn diện và có hệthống vềmột nhà thơtừng được mệnh
danh là “thần đồng” cũng nhưkhẳng định lại những đóng góp của nhà thơnày.
70 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 13893 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA SƯ PHẠM
TRẦN THỊ ĐỊNH
LỚP DH5C1
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGÀNH NGỮ VĂN
THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA
THỜI NIÊN THIẾU
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S NGUYỄN THỊ HỒNG HOA
Long Xuyên, 05 / 2008
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sư phạm và Bộ
môn Ngữ Văn trường Đại học An Giang đã tạo mọi điều kiện giúp tôi
hoàn thành luận văn này.
Ngoài những nỗ lực cá nhân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
từ phía các thầy cô, gia đình và bạn bè. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm
ơn cô Nguyễn Thị Hồng Hoa – người đã tận tình hướng dẫn, động viên
tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Long Xuyên, ngày 4 tháng 5 năm 2008.
Sinh viên thực hiện
TRẦN THỊ ĐỊNH
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài nghiên cứu........................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................1
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...................................................................4
4. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................4
5. Phạm vi, nội dung nghiên cứu .....................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................4
7. Đóng góp mới của đề tài ..............................................................................5
8. Dàn ý của khóa luận.....................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: TRẦN ĐĂNG KHOA - “THẦN ĐỒNG” CỦA THI CA
VIỆT NAM.
1. Đôi nét về Trần Đăng Khoa và tập thơ Góc sân và khoảng trời ...............6
1.1. Về Trần Đăng Khoa .............................................................................6
1.2. Về tập Góc sân và khoảng trời ............................................................7
2. Những yếu tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Khoa ..............8
2.1. Dòng sữa văn học dân gian của quê hương..........................................8
2.2. Truyền thống gia đình...........................................................................8
2.3. Ảnh hưởng từ các nhà thơ, nhà văn bậc thầy .......................................9
2.4. Sự động viên, giúp đỡ của gia đình và thầy cô, bạn bè ........................9
2.5. Thời đại kháng chiến chống Mĩ..........................................................10
CHƯƠNG II: GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI - NHỮNG NGUỒN CẢM
HỨNG DÀO DẠT
1. Cảm hứng từ cảnh vật thiên nhiên và hình ảnh người nông dân
1.1. Cảnh vật thiên nhiên ...........................................................................11
1.2. Hình ảnh người nông dân....................................................................19
2. Cảm hứng từ những người thân yêu ..........................................................22
3. Cảm hứng từ hoàn cảnh lịch sử của đất nước.............................................25
3.1. Số phận của những em bé Việt Nam trong chiến tranh .....................25
3.2. Lòng căm thù giặc Mĩ sâu sắc............................................................31
3.3. Tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu....................................................34
3.4. Tình cảm dành cho các chú bộ đội ....................................................38
3.5. Tình cảm đối với những miền quê trên đất nước................................44
CHƯƠNG III: GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI – MỘT SỐ HÌNH THỨC BIỂU
HIỆN NỔI BẬT
1. Giọng điệu .....................................................................................................48
1.1. Hồn nhiên, trong sáng, thiết tha............................................................48
1.2. Triết lí, suy tư.......................................................................................50
2. Trí tưởng tượng, liên tưởng phong phú.........................................................55
3. Ngôn ngữ chính xác, sáng tạo, biểu cảm và giàu nhạc điệu .......................57
4. Biện pháp tu từ.............................................................................................59
4.1. Nhân hóa ...............................................................................................59
4.2. So sánh..................................................................................................62
PHẦN KẾT LUẬN..............................................................................................65
PHẦN MỞ ĐẦU
55555
1. Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam hiện đại, so với “văn học người
lớn” thì văn học thiếu nhi hình thành và phát triển một cách thầm lặng, ít được người ta
quan tâm đến. Tuy vậy, bộ phận văn học này đã không bỏ cuộc mà đã tự thân phấn đấu
vươn lên để ngày một phong phú, đa dạng và được đánh giá là “một bộ phận quan trọng
của nền văn học dân tộc” [14;262]. Ở bộ phận văn học này có sự góp mặt của các bút danh
tiếng đầy tâm huyết: Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Đoàn Giỏi, Võ Quảng, Phạm Hổ,…
Họ viết cho các em với tình yêu thương, sự đồng cảm và trên hết là muốn cung cấp cho các
em những câu chuyện, những vần thơ bổ ích, mang giá trị nhận thức và giáo dục cao. Đặc
biệt, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đã xuất hiện một loạt các em thiếu nhi làm thơ:
Trần Đăng Khoa, Chu Hồng Quý, Cẩm Thơ, Hoàng Hiếu Nhân,… mà tiêu biểu nhất là
Trần Đăng Khoa.
Tuổi thơ tôi và bạn bè tôi đã thuộc làu những câu: trong Hạt gạo làng ta, Nghe thầy
đọc thơ,… Mặc dù chưa hiểu hết cái hay của những câu thơ đó, chúng tôi vẫn cảm nhận
được một cái gì đó rất thân thương, gần gũi. Sau này lớn lên, tôi biết được tác giả của
những vần thơ đã theo mình suốt thời thơ ấu là Trần Đăng Khoa, và càng thú vị hơn khi
biết rằng những bài thơ đó được sáng tác từ khi tác giả còn rất nhỏ.
Tập thơ Góc sân và khoảng trời đã nhận được không ít ý kiến đánh giá, phê bình,
nhưng chỉ đơn thuần là một vài nhận định, phê bình ngắn ngủi, chung chung về tổng thể
tập thơ hay cảm xúc đối với một vài bài thơ mà người viết cho là tiêu biểu. Với đề tài :
“Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu”, chúng tôi sẽ góp thêm một
cách nhìn, cách cảm tương đối toàn diện và có hệ thống về một nhà thơ từng được mệnh
danh là “thần đồng” cũng như khẳng định lại những đóng góp của nhà thơ này.
2. Lịch sử vấn đề
Tập thơ Góc sân và khoảng trời được viết từ năm 1966 đến 1973, in năm 1973
được rất nhiều người quan tâm. Tập thơ đã nhận được một số ý kiến phê bình và đánh giá
về nội dung và nghệ thuật như sau:
2.1. Những ý kiến về giá trị nội dung của tập thơ
Nguyễn Văn Long đã xếp thơ Trần Đăng Khoa vào bộ phận văn học thiếu nhi từ sau
Cách mạng tháng 8 năm 1945 và có những nhận xét rất hay về tập thơ Góc sân và khoảng
trời cũng như về thơ của Trần Đăng Khoa nói chung: “Anh đã viết rất nhiều, rất hay về
nông thôn nhỏ bé của mình. Đến với thơ anh, ta được sống trong bầu không khí rất riêng,
không khí của làng quê nông thôn Việt Nam” [14;297]. Trong đó, ông nêu lên những ý
kiến của nhà nghiên cứu phê bình Nguyễn Đăng Mạnh về “nhà thơ mục đồng” và khen
1
ngợi “Trần Đăng Khoa luôn cảm nhận đựơc vẻ đẹp trong trẻo, trinh nguyên, thuần nhất
của vùng quê dân dã” [14;297].
Dương Thu Hương đã nhận định về thiên nhiên và cuộc sống của người nông dân
trong thơ Trần Đăng Khoa: Qua đó, Trần Đăng Khoa đã bộc lộ một tình yêu quê hương
sâu sắc và truyền cho người đọc tình yêu ấy. Với tất cả bạn đọc nước ngoài, qua thơ anh,
họ cũng hiểu thêm phần nào về phong vị Việt Nam”[16;106]. Chính cây bút nhỏ này đã làm
cho người ta chú ý nhiều hơn đến Việt Nam không chỉ vì Việt Nam là chiến trường ác liệt
lúc bấy giờ mà còn do Việt Năm xuất hiện một hiện tượng thơ đáng tự hào. Gerad
Gullaume đã thốt lên đầy xúc động khi nói về Trần Đăng Khoa:“Việt Nam, hồn tôi”(1)
Phạm Hổ trong tiểu luận “Đọc lại thơ Trần Đăng Khoa” cho rằng Trần Đăng Khoa
đã không viết về những cái gì xa lạ mà viết những cái ở ngay làng quê mà ngày ngày em
trông thấy và “hầu như toàn bộ thơ Trần Đăng Khoa là viết bằng lòng yêu thương…”
[11;887].
Hoài Thanh đã đề cập đến hình ảnh các chú bộ đội trong thơ các em thiếu nhi mà
đặc biệt là trong thơ Trần Đăng Khoa: “…Hình ảnh chú bộ đội gắn liền với cảnh sắc yêu
dấu, với không khí đầm ấm của quê em lại càng thêm gần gũi… ” [10;255]
Trần Đăng Xuyền đã chỉ ra những nhân tố góp phần làm nên hồn thơ cũng như một
và đặc điểm trong cái nhìn của Trần Đăng Khoa: nhân tố gia đình, cảnh sắc thiên nhiên ở
làng quê, ảnh hưởng của nhà thơ Xuân Diệu, bạn bè, thầy cô và không khí của thời đại
kháng chiến chống Mĩ. Đó là những nhân tố khách quan bên cạnh tài năng thiên bẩm của
Trần Đăng Khoa. “Thơ Trần Đăng Khoa chạm đến bản chất, cái cốt lõi của làng quê”
[14;19]. Quả thật, trong thơ Trần Đăng Khoa luôn có dấu ấn của thời chiến tranh khốc liệt
của của cuộc kháng chiến chống Mĩ nhưng luôn giữ được vẻ trong trẻo, tươi tắn của tâm
hồn trẻ thơ.
Lã Thị Bắc Lý đã nêu những nội dung cơ bản của thơ Trần Đăng Khoa, trong đó nội
dung hàng đầu là thiên nhiên nông thôn bởi theo tác giả thì “đây là mảng nội dung nổi bật
nhất trong thơ Trần Đăng Khoa” [5;152]. Sự vật trong thiên nhiên thì hầu như ai cũng biết,
cũng nhận thấy nhưng không ai có được cái nhìn như Trần Đăng Khoa. Đó là một cái nhìn
ngộ nghĩnh, đáng yêu mà lại rất sâu sắc: “Thơ Trần Đăng Khoa luôn gợi cho bạn đọc cảm
nhận về một thiên nhiên nông thôn thuần nhất, tinh nguyên và hết sức thơ mộng… thiên
nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa không chỉ là sự yên tĩnh thơ mộng mà còn đầy sức sống,
luôn luôn vận động và phát triển” [5;155]. Bên cạnh đó, hình ảnh người nông dân được
nhắc đến. Đó là những người dân lam lũ, cực nhọc, chịu thương chịu khó. Ngòi bút của
Trần Đăng Khoa đã phác họa được “bức chân dung người nông dân dũng cảm, tự tin và
chiến thắng”. Khi viết về điều gì, điều đầu tiên là người cầm bút phải thật hiểu rõ điều đó
và cần nhất là phải có tấm lòng sâu nặng. Viết về người nông dân quê mình, Trần Đăng
Khoa hội tụ đầy đủ các yếu tố đó. Khó có thể tìm thấy ở đâu có niềm vui tập thể bình dị,
trong trẻo như niềm vui đồng ruộng của người nông dân như trong thơ Trần Đăng Khoa.
2
(1)Việt Nam, hồn tôi - Gerad Gullaume (do nhà thơ Xuân Diệu dịch)
Qua việc miêu tả cuộc sống ở nông thôn, Trần Đăng Khoa đã ghi lại “âm vang của thời
đại”. Tuy nhiên, Trần Đăng Khoa không đi sâu miêu tả cảnh, liệt kê, thống kê các số liệu
lịch sử mà “dấu ấn của thời đại dội vào thơ anh đã biến thành hình tượng, thành số phận
của một lớp người, một thế hệ trong chiến tranh” [5;162]. Thế hệ măng non trong chiến
tranh cũng được miêu tả bằng những chi tiết rất xúc động. Các em thiếu nhi tuy ít được sự
quan tâm chăm sóc đầy đủ nhưng vẫn luôn lạc quan, tin tưởng ở tương lai của dân tộc.
Chính Trần Đăng Khoa đã là một ví dụ điển hình cho điều đó “Điều kì diệu là Trần Đăng
Khoa nhìn cuộc chiến tranh tàn khốc, dữ dội một cách bình thản” [5;163].
2.2. Những ý kiến về giá trị nghệ thuật của tập thơ
Ngoài những ý kiến nhận xét, phê bình về nội dung còn có những ý kiến xoay
quanh mặt giá trị nghệ thuật của tập thơ Góc sân và khoảng trời như sau:
Lã Thị Bắc Lý đã nhận xét rằng Trần Đăng Khoa thường “sử dụng biện pháp nhân
hóa để miêu tả cảnh vật” [5;165]. Trong cái nhìn “vật ngã đồng nhất” của trẻ con thì Trần
Đăng Khoa đã xem chú chó vàng như một người bạn thân quý với cách gọi những sự vật
bằng từ xưng hô: cái na, cu chuối, chị tre, bác nồi đồng, cậu mèo, ông trời, bà sân…Những
cảnh vật thiên nhiên trong tập thơ đều chứa đựng một tâm hồn, một sự sống lúc nào cũng
sẵn sàng đón nhận ánh sáng. Một đặc điểm dễ thấy nhất trong nghệ thuật của tập thơ là sự
liên tưởng, tưởng tượng độc đáo. “…luôn luôn phát hiện ra những mối liên hệ của chúng
hoặc liên tưởng tới những hình ảnh tương đồng khác để từ đó khái quát lên một cái gì đó
cao hơn” [5;167]. Không dừng lại ở đó, tập thơ còn nhận được những nhận xét về nghệ
thuật sử dụng ngôn ngữ. Anh Ngọc đã hết lời ngợi khen “thứ ngôn ngữ giản dị, chính xác
và giàu hình ảnh có thể gây hiệu qủa tình cảm mạnh mẽ” [1;340].
Riêng Phạm Hổ đã nhận xét thêm về nhạc điệu trong tập thơ. “Trong nhiều bài, mỗi
bài như có một nhạc điệu riêng, một âm sắc riêng” [11;890]. Các bài thơ của Trần Đăng
Khoa có sự gần gũi với ca dao bởi em được ru bằng những câu hát của bà, của mẹ. Nhưng
khi làm thơ thì Trần Đăng Khoa không đưa tất cả vào thơ mình mà có sự chọn lọc và sáng
tạo.
Chính vì thơ của Trần Đăng Khoa (đặc biệt là tập Góc sân và khoảng trời) chứa
đựng những yếu tố nội dung và nghệ thuật ấy mà vào những năm 1994-1995 Phạm Hổ đã
viết về Trần Đăng Khoa “thơ Trần Đăng Khoa viết lúc còn bé đã chịu sự thử thách khá
dài trên dưới 30 năm với bao nhiêu những đổi thay trong cuộc sống không thể lường
trước… Đến nay, đọc lại thơ Trần Đăng Khoa, tôi vẫn thấy hay, có bài còn hay
hơn”[11;892].
2.3. Những nhận xét chung
Qua phần tìm hiểu những nhận định, ý kiến đánh giá, phê bình, chúng tôi nhận thấy
rằng hầu hết các tác giả đều khen ngợi hồn thơ Trần Đăng Khoa. Em xứng đáng được nhận
những lời khen ngợi đó. Em đã học tập và rèn luyện một cách công phu, sáng tác một cách
nghiêm túc chứ không phải vung bút lên là nảy ra những bài thơ hay. Các ý kiến, nhận
3
định trên là cơ sở để chúng tôi tự phát hiện và khám phá để tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về
tâm hồn và tài năng Trần Đăng Khoa được thể hiện trong tập thơ. Trong qua trình nghiên
cứu, khóa luận sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn khách quan để đánh giá chính xác những đóng
góp của Trần Đăng Khoa cho bộ phận văn học thiếu nhi nói riêng và tiến trình phát triển
của văn học Việt Nam nói chung.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu”, chúng tôi
muốn tập trung tìm hiểu thơ Trần Đăng Khoa ở góc độ thế giới nghệ thuật. Tuy tập thơ
được viết từ khi tác giả còn rất nhỏ nhưng vẫn được xem xét như một chỉnh thể nghệ thuật
có sự đan xen, hòa quyện và thống nhất giữa các yếu tố nội dung và hình thức. Từ đó,
chúng tôi cùng người đọc khám phá được cảm nhận và những sáng tạo từ hình tượng nghệ
thuật đến biện pháp nghệ thuật được Trần Đăng Khoa sử dụng trong tập thơ.
4. Đối tượng nghiến cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa
thời niên thiếu. Trong phần trình bày của khóa luận, chúng tôi chủ yếu dựa trên văn bản
của tập thơ Góc sân và khoảng trời được Nhà xuất bản Văn học in năm 2006. Trong đó,
chúng tôi chỉ khảo sát và nghiên cứu các bài thơ được Trần Đăng Khoa viết từ năm 1966
đến 1973, in từ trang 16 đến trang 152. Những bài còn lại viết vào năm 1974 được bổ sung
sau này, chúng tôi xin phép không khảo sát mà chỉ liên hệ để làm phong phú thêm ý của
các vấn đề.
5. Phạm vi, nội dung nghiên cứu
Trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ xin được đi sâu nghiên cứu tìm hiểu thế giới
nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa qua một điển hình là tập Góc sân và khoảng trời ở góc độ
các cảm hứng chủ đạo của tác giả và một số đặc sắc nghệ thuật nổi bật trong tập thơ.
Trong qúa trình nghiên cứu, chúng tôi có liên hệ, so sánh, đối chiếu với thơ của
Hoàng Hiếu Nhân, Cẩm Thơ, Xuân Quỳnh…để làm nổi bật thế giới nghệ thuật thơ Trần
Đăng Khoa.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Đây là phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu trong đề tài của luận văn.
Chúng tôi đã dựa trên một số tài liệu nhận xét, đánh giá của các nhà phê bình nghiên cứu
cùng sự tìm tòi, phát hiện của bản thân trên văn bản của các bài thơ trong tập Góc sân và
khoảng trời để làm cơ sở cho việc tiếp cận và tìm hiểu tập thơ nhằm phục vụ tốt hơn cho
cho đề tài.
6.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp này giúp chúng tôi có sự liên hệ, đối chiếu, so sánh những điểm
giống và khác nhau giữa thơ Trần Đăng Khoa và thơ một số em nhỏ lúc bấy giờ trong cách
thể hiện thế giới nghệ thuật thơ, giữa thơ Trần Đăng Khoa lúc còn là thiếu nhi và khi đã là
4
anh bộ đội. Qua đó, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng mức về tài năng, tâm hồn Trần Đăng
Khoa và những đóng góp cho nền văn học thiếu nhi qua tập Góc sân và khỏang trời.
6.3. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu. Qua việc khảo sát
tập thơ, tôi sẽ thống kê các yếu tố về nội dung và nghệ thuật có tính khái quát trong tập
thơ, những hình ảnh, chi tiết được lặp lại nhiều lần nhằm tìm ra cảm hứng chủ đạo và các
phép tu từ được sử dụng trong tập thơ. Trên cơ sở này, chúng tôi tìm ra những nét riêng,
nét độc đáo của tài năng thơ Trần Đăng Khoa.
7. Những đóng góp mới của đề tài
Đề tài của khóa luận này là một đề tài mới mẻ. Người ta biết đến Trần Đăng Khoa
như là một thần đồng thơ với Góc sân và khoảng trời. Thế nhưng, mọi người lại ít quan
tâm nghiên cứu tập thơ một cách toàn diện. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi muốn khẳng
định tài năng, phong cách riêng của thơ Trần Đăng Khoa. Đồng thời khóa luận sẽ cung cấp
một phần kiến thức cho giáo viên cấp I cấp II khi giảng dạy thơ Trần Đăng Khoa cũng như
một số phép tu từ có trong phân môn Tiếng Việt.
8. Dàn ý khóa luận
Khóa luận với đề tài “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu gồm
có 3 phần: phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, nội dung là phần trọng
tâm, gồm có 3 chương:
Chương I: Trần Đăng Khoa - “thần đồng” của thi ca Việt Nam: Khóa luận sẽ
tìm hiểu về tiểu sử và những nhân tố hình thành và phát triển hồn thơ Trần Đăng Trần
Đăng Khoa. Bên cạnh đó, sẽ giới thiệu đôi nét nội dung của tập Góc sân và khoảng trời
Chương II: Góc sân và khoảng trời - Những nguồn cảm hứng dào dạt: Chúng
tôi sẽ đi sâu tìm hiểu những cảm hứng chủ đạo được thể hiện trong tập thơ từ thiên nhiên
đến cuộc sống của người dân ở làng quê Trần Đăng Khoa nói riêng và của cả nước nói
chung trong không khí sôi sục của cuộc kháng chiến chống Mĩ. Từ đó, chúng ta sẽ cảm
nhận được cái nhìn trong trẻo, tươi sáng, tấm lòng chan chứa yêu thương của Trần Đăng
Khoa dành cho quê hương, đất nước, con người Việt Nam anh hùng.
Chương III: Góc sân và khoảng trời - một số hình thức biểu hiện nổi bật: Chúng
tôi sẽ tập trung tìm hiểu một số hình thức nghệ thuật nổi bật được biểu hiện trong tập thơ
như: giọng điệu, ngôn ngữ và các phép tu từ… Từ đó, chúng tôi khẳng định phong cách
riêng của thi sĩ nhỏ tuổi này.
5
PHẦN NỘI DUNG
55555
CHƯƠNG I: TRẦN ĐĂNG KHOA - “THẦN ĐỒNG” CỦA THI CA
VIỆT NAM
1. Đôi nét về Trần Đăng Khoa và tập thơ Góc sân và khoảng trời
1.1. Về Trần Đăng Khoa
Trần Đăng Khoa (bút danh cũng là tên khai sinh) sinh
ngày 26/ 04/ 1958 tại thôn Điền Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương. Bố mẹ Trần Đăng Khoa thuộc rất nhiều
truyện và thơ ca cổ. Anh trai và em gái của Trần Đăng Khoa
đều là những người say mê văn học. Riêng Trần Đăng Khoa,
khi học hết vỡ lòng (tương đương lớp 1 bây giờ) đã ham đọc sách, đã thuộc rất nhiều ca
dao và thơ ca cổ.
Trần Đăng Khoa có bài thơ “Con bướm vàng” được đăng báo từ năm Trần Đăng
Khoa 8 tuổi. Tập thơ đầu tiên “Từ góc sân nhà em” in ở Nhà xuất bản Kim Đồng lúc Trần
Đăng Khoa tròn 10 tuổi. Nhà thơ Xuân Diệu đã viết bài giới thiệu Trần Đăng Khoa trên
báo (ngày 6/ 6 /1973) khi tập thơ thứ hai “Góc sân và khoảng trời” được in năm 1973.
Năm 1975, đang học lớp 10 (tương đương lớp 12 bây giờ), trong đợt tổng động viên
khi cuộc kháng chiến chống Mĩ bước vào giai đoạn cuối, Trần Đăng Khoa tình nguyện vào
quân ngũ.
Khi kháng chiến chống Mĩ giành thắng lợi, đất nước hoàn toàn giải phóng, Trần
Đăng Khoa về học trường Sĩ quan lục quân, rồi tiếp tục học ở trường viết văn Nguyễn Du
(khóa IV). Sau đó, Trần Đăng Khoa được cử sang Cộng Hò