Khóa luận Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO

1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam được ban hành (1988), hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Khu vực FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp ngày càng nhiều vào việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia, là cầu nối vững chắc giúp cho Việt Nam hoà nhập sâu hơn vào quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế. Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một trong những kết quả quan trọng của quá trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Gia nhập WTO mở ra cho nước ta những cơ hội mới, cùng với những thách thức gay gắt, tác động sâu rộng đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các đối tác lớn là một điều quan trọng không thể thiếu trong việc tạo lập môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài Mỹ là một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh nhất thế giới cùng với thế mạnh vượt trội về đầu tư. Tuy là một nước đến sau trong môi trường đầu tư Việt Nam, song sự phát triển nhanh chóng của đầu tư của Mỹ tại Việt Nam đã khẳng định Mỹ là một đối tác vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được ký kết (13/7/2000) và Quốc hội hai nước phê chuẩn (10/12/2001) đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Đồng thời, trong bối cảnh Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên của WTO thì việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam để từ đó kịp thời có những giải pháp phù hợp nhằm thu hút nguồn đầu tư đầy triển vọng này là hết sức cần thiết. Từ thực tiễn hoạt động đầu tư của Mỹ ở Việt Nam cũng như những triển vọng phát triển mối quan hệ đầu tư giữa hai nước trong tương lai sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO, em đã chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO” làm khoá luận tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ đầu tư của hai nước cũng như triển vọng của mối quan hệ đó. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ nói chung; thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam nói riêng trong thời gian qua và một số biến động của dòng vốn đó sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO; đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung vào việc phân tích hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam từ 1988 – 2007, tức là từ thời điểm Việt Nam chính thức mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những giải pháp đưa ra được coi là những giải pháp được sử dụng trong trung hạn từ 2008 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Người viết chủ yếu áp dụng hình thức nghiên cứu tại bàn với các phương pháp: phân tích tổng hợp, thống kê, mô hình hóa, 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp được chia làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam Chương III: Triển vọng và những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam

doc103 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2180 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam được ban hành (1988), hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp (FDI) của Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ. Khu vực FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp ngày càng nhiều vào việc thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của quốc gia, là cầu nối vững chắc giúp cho Việt Nam hoà nhập sâu hơn vào quá trình toàn cầu hoá, quốc tế hoá và phân công lao động quốc tế. Ngày 7 tháng 11 năm 2006 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây là một trong những kết quả quan trọng của quá trình thực hiện chính sách chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Gia nhập WTO mở ra cho nước ta những cơ hội mới, cùng với những thách thức gay gắt, tác động sâu rộng đến hoạt động đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về các đối tác lớn là một điều quan trọng không thể thiếu trong việc tạo lập môi trường để thu hút đầu tư nước ngoài Mỹ là một quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh nhất thế giới cùng với thế mạnh vượt trội về đầu tư. Tuy là một nước đến sau trong môi trường đầu tư Việt Nam, song sự phát triển nhanh chóng của đầu tư của Mỹ tại Việt Nam đã khẳng định Mỹ là một đối tác vô cùng quan trọng đối với Việt Nam trong việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được ký kết (13/7/2000) và Quốc hội hai nước phê chuẩn (10/12/2001) đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Đồng thời, trong bối cảnh Việt Nam vừa chính thức trở thành thành viên của WTO thì việc nghiên cứu đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam để từ đó kịp thời có những giải pháp phù hợp nhằm thu hút nguồn đầu tư đầy triển vọng này là hết sức cần thiết. Từ thực tiễn hoạt động đầu tư của Mỹ ở Việt Nam cũng như những triển vọng phát triển mối quan hệ đầu tư giữa hai nước trong tương lai sau sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO, em đã chọn đề tài: “Thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO” làm khoá luận tốt nghiệp của mình với mong muốn tìm hiểu sâu hơn về mối quan hệ đầu tư của hai nước cũng như triển vọng của mối quan hệ đó. 2. Mục đích nghiên cứu Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ nói chung; thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam nói riêng trong thời gian qua và một số biến động của dòng vốn đó sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO; đồng thời kiến nghị những giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Việt Nam trong thời gian tới. 3. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung vào việc phân tích hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam từ 1988 – 2007, tức là từ thời điểm Việt Nam chính thức mở cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Những giải pháp đưa ra được coi là những giải pháp được sử dụng trong trung hạn từ 2008 – 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Người viết chủ yếu áp dụng hình thức nghiên cứu tại bàn với các phương pháp: phân tích tổng hợp, thống kê, mô hình hóa,… 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài lời nói đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận tốt nghiệp được chia làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ Chương II: Thực trạng đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam Chương III: Triển vọng và những giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam Tuy gặp nhiều khó khăn lúc ban đầu nhưng được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Phạm Thị Mai Khanh, em đã hoàn thành bài khóa luận này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo Phạm Thị Mai Khanh cùng tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế – Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn, việc thu thập và xử lý thông tin gấp nên nội dung bài viết còn nhiều vấn đề chưa được đề cập. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến và chỉ bảo thêm của các thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Chương I Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài và khái quát về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ I. Tổng quan về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 1. Khái niệm(1) Đầu tư quốc tế là những phương thức đầu tư vốn, tài sản ở nước ngoài để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư quốc tế chủ yếu mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủ lớn vốn đầu tư của các dự án nhằm giành quyền điều hành hoặc tham gia điều hành các doanh nghiệp sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, thương mại. 2. Đặc điểm(2) Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. Chủ đầu tư nước ngoài điều hành toàn bộ mọi hoạt động đầu tư nếu là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc tham gia điều hành doanh nghiệp liên doanh tuỳ theo tỷ lệ góp vốn của mình. Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ đầu tư chỉ được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định và chỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 49%; 51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ. Trong khi đó, luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và quy định bên nước ngoài phải góp vốn tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án. Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu tư dưới hình thức vốn pháp định và trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được. 3. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài(3) Hiện nay, theo Luật đầu tư 2005, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam bao gồm các hình thức chủ yếu sau: 3.1. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh 3.2. Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng liên doanh kí giữa hai bên hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam. Trong trường hợp đặc biệt, doanh nghiệp có thể được thành lập trên cơ sở Hiệp định kí kết giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ nước khác. Doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. 3.3. Đầu tư theo hình thức hợp đồng Hợp đồng hợp tác kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BBC): là hình thức đầu tư được kí giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân. Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời gian nhất định. Hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam Hợp đồng xây dựng – chuyển giao – kinh doanh (gọi tắt là hợp đồng BTO): là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam, Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận. Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (gọi tắt là hợp đồng BT): là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam. Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT. 3.4. Đầu tư phát triển kinh doanh Nhà đầu tư được đầu tư phát triển kinh doanh thông qua các hình thức sau đây : Mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường. 3.5. Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư Nhà đầu tư được góp vốn, mua cổ phần của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam. Tỉ lệ góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực, ngành nghề do Chính phủ quy định. 3.6. Đầu tư thực hiện việc mua lại và sáp nhập doanh nghiệp Nhà đầu tư được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh. Điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của luật đầu tư, luật về cạnh tranh và các quy định khác của pháp luật có liên quan 4. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài(4) Hoạt động đầu tư có tác động đến các nước tiếp nhận vốn FDI cũng như các nước xuất khẩu FDI. 4.1. Đối với các nước tiếp nhận vốn FDI * Đối với những nước công nghiệp phát triển Đây là những nước xuất khẩu vốn FDI nhiều nhất, nhưng cũng là nước tiếp nhận vốn FDI nhiều nhất hiện nay, tạo nên luồng đầu tư hai chiều giữa các quốc gia, trong đó các tập đoàn xuyên quốc gia (TNCs) đóng vai trò chủ chốt. Nguồn vốn FDI có tác động quan trọng đến sự phát triển kinh tế của các nước này và chiến lược phát triển của các TNCs, đặc biệt là tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, mở rộng nguồn thu của chính phủ, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và kiềm chế lạm phát. * Đối với các nước đang phát triển Nguồn thu FDI là nguồn bổ sung quan trọng để các nước đang phát triển thực hiện công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước. Do đó vốn FDI có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển. Các nhà nghiên cứu cũng đang chứng minh rằng vốn FDI chiếm tỷ trọng càng lớn trong Tổng sản phẩm quốc nội GDP thì tốc độ tăng trưởng GDP thực tế càng cao. Theo tính toán của các chuyên gia Ngân hàng thế giới, các dự án FDI ở Việt Nam đã đóng góp tới 7,6% GDP trong năm 1996, năm 2002 chiếm khoảng 14%, riêng trong 9 tháng đầu năm 2007, vốn FDI đã chiếm 17,2% GDP .(5) Đầu tư nước ngoài góp phần phát triển nguồn nhân lực, tạo thêm nhiều việc làm góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp và nâng cao chất lượng nguồn lao động. Hoạt động của các dự án FDI có tác động quan trọng tới thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu của các nước chủ nhà. Trong nhiều trường hợp do quy mô nhập khẩu để xây dựng cơ bản, trang bị máy móc rất lớn dẫn đến tiêu cực trong cán cân thương mại, gây ra sự thâm hụt thương mại thường xuyên. Do đó, cần phải khuyến khích các dự án FDI mua nguyên liệu, phụ tùng trong nước và tăng cường mở rộng các dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ để cải thiện cán cân thanh toán. Các dự án FDI góp phần bổ sung quan trọng cho ngân sách của các quốc gia. Đó là nguồn thu từ các khoản cho thuê đất, mặt nước, mặt biển; từ các loại thuế doanh thu, lợi tức, thuế xuất nhập khẩu. 4.2. Đối với các nước xuất khẩu FDI FDI giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường bành trướng sức mạnh kinh tế và vai trò ảnh hưởng trên thế giới. FDI giúp các công ty nước ngoài giảm chi phí sản xuất, rút ngắn thời gian thu hồi vốn đầu tư và thu lợi nhuận cao. FDI giúp các chủ đầu tư tìm kiếm được các nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định. FDI giúp các chủ đầu tư nước ngoài mới cơ cấu sản xuất, áp dụng công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh. II. Khái quát về FDI của Mỹ 1. Vài nét về nền kinh tế Mỹ Vào đầu và khoảng giữa thế kỷ thứ 20, nền kinh tế Châu Âu, Châu á trong đó có Nhật Bản bị tàn phá nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranh Thế giới thứ nhất và thứ hai. Trong khi đó nền kinh tế Hoa Kỳ lại phát triển mạnh, giàu có lên nhờ chiến tranh do bán vũ khí, lương thực thực phẩm…Kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai năm 1945, Tổng sản phẩm quốc dân GNP của Hoa Kỳ chiếm 42% GNP toàn cầu, thế giới tư bản Hoa Kỳ chiếm 54,6% tổng sản lượng công nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng.(6) Với sức mạnh tuyệt đối về kinh tế, sau chiến tranh Hoa Kỳ bỏ vốn lớn để thành lập các tổ chức tài chính tiền tệ như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF); Ngân hàng Thế giới (WB); và sau đó góp vốn thành lập Công ty tài chính Quốc tế (IFC) vào năm 1956; Hiệp hội phát triển Quốc tế (IDA) vào năm 1960; Ngân hàng phát triển á Châu (ADB) năm1966; Công ty đầu tư đa biên (MIGA) năm 1990…Ngoài ra, với sự tài trợ của Hoa Kỳ, nhiều tổ chức chi phối hoạt động kinh tế và thương mại trên thế giới đã ra đời như: Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT), nay chuyển thành Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO); các tổ chức kinh tế khác của Liên Hiệp Quốc: UNDP, FAO, UNIDO… cũng được sự tài trợ và chịu sự khống chế của Hoa Kỳ. Thông qua các tổ chức tài chính-kinh tế kể trên, Hoa Kỳ chi phối rất mạnh nền kinh tế toàn cầu. Ngày nay, theo một câu nói cách ngôn của các nhà kinh tế học thì “Khi nước Mỹ hắt xì hơi thì cả thế giới đều bị cảm lạnh”.(7) Theo hội đồng phi lợi nhuận về cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 1995 đến năm 2005, nước Mỹ đã đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu. Trong giai đoạn từ 1983 đến 2004, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 20% trong mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới. Báo cáo của cơ quan Nghiên cứu phục vụ Quốc hội Mỹ(CRS) đã nêu rõ “Các nước đang phát triển chiếm một phần ngày càng nhiều trong số hàng hóa xuất khẩu của Hoa kỳ, 32,8% vào năm 1985 trong khi vào năm 2006, tỉ lệ này là 47,0%. Các nước đang phát triển cũng chiếm 34,5% nhập khẩu của Mỹ vào năm 1985 và 54,7% vào năm 2006”. (8) Như một cỗ xe 4 bánh tràn đầy sinh khí kiên cường vượt qua vùng địa hình đầy hiểm trở, nền kinh tế Mỹ đã thoát hiểm một cách êm đềm trong những năm đầu tiên của thế kỉ 21, dù đã gặp nhiều trở ngại lớn: sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán, các cuộc tấn công khủng bố, chiến tranh tại Irắc và Apganixtan, các vụ xì-căng-đan từ các tập đoàn tài chính, sự phá hủy tàn khốc trên diện rộng của bão lụt, giá năng lượng tăng cao và sự trượt dốc thảm hại của bất động sản. Sau đợt suy thoái nhẹ từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2001, kinh tế Mỹ bắt đầu tăng trưởng với tốc độ trung bình là 2,9% trong giai đoạn từ 2002 đến 2006. Trong khi đó, lạm phát về giá cả, tỉ lệ thất nghiệp và lãi suất vẫn duy trì ở mức tương đối thấp. Bằng nhiều biện pháp, Hoa Kỳ đã duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới. Tuy nhiên, càng ngày kinh tế Mỹ càng chịu nhiều tác động từ các nền kinh tế năng động khác. Hiện nay, nước Mỹ vẫn đang phải đối mặt với cả các thách thức đến từ bên trong lẫn những thách thức đến từ bên ngoài. Dù sao đi nữa, kinh tế Mỹ luôn đứng hạng cao nhất hoặc cận cao nhất trong hàng loạt các xếp hạng quốc tế. Dưới đây là một vài con số cần xem xét khi đề cập đến nền kinh tế Mỹ: (9) Xếp thứ nhất về sản lượng kinh tế, còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đạt gần 13,13 nghìn tỉ USD trong năm 2006. Với ít hơn 5% dân số thế giới, khoảng 302 triệu người, nước Mỹ chiếm đến 30% tổng GDP của toàn thế giới. Riêng GDP của một bang - bang California - đạt 1,5 nghìn tỉ USD trong năm 2006, đã vượt quá GDP của tất cả các nước, chỉ trừ 8 nước vào năm đó. Đứng đầu về tổng kim ngạch nhập khẩu, khoảng 2,2 nghìn tỉ USD, gấp 3 lần kim ngạch nhập khẩu của nước đứng thứ 2 là Đức. Đứng thứ 2 về xuất khẩu hàng hóa - 1000 tỉ USD trong năm 2006, chỉ sau Đức, mặc dù theo dự báo, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ vào năm 2007. Đứng thứ nhất về xuất khẩu dịch vụ với 422 tỉ USD trong năm 2006. Đứng thứ nhất về thâm hụt thương mại, 785,5 tỉ USD trong năm 2006, lớn hơn rất nhiều lần so với bất kỳ quốc gia nào khác. Đứng thứ 2 về chuyên chở container đường biển trong năm 2006, chỉ sau Trung Quốc. Đứng thứ nhất về nợ nước ngoài, ước tính hơn 10 nghìn tỉ USD vào giữa năm 2006. Là địa điểm thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài nhất - trong lĩnh vực kinh doanh và bất động sản - đạt khoảng 177,3 tỉ USD trong năm 2006. Đứng đầu về địa điểm rót vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của 100 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới, bao gồm cả các tập đoàn từ những nước đang phát triển. Đứng thứ năm về tài sản dự trữ trong năm 2005 với 188,3 tỉ USD, chiếm 4% thị phần thế giới, sau Nhật và Trung Quốc (mỗi quốc gia này chiếm 18%), Đài Loan và Hàn Quốc, và đứng ngay trước Liên bang Nga. Đứng thứ 15 về dự trữ ngoại hối và vàng, đạt khoảng 69 tỉ USD vào giữa năm 2006. Đứng đầu về nguồn tiền gửi tại Châu Mỹ La tinh và khu vực Caribê, chiếm khoảng 3/4 trong tổng số 62 tỉ USD trong năm 2006 từ những nguời di cư khỏi các khu vực này để tìm kiếm việc làm ở nước ngoài. Đứng thứ nhất về tiêu thụ dầu mỏ, khoảng 20,6 triệu thùng mỗi ngày vào năm 2006 và đứng thứ nhất về nhập khẩu dầu thô với hơn 10 triệu thùng mỗi ngày. Đứng thứ 3 về môi trường kinh doanh thông thoáng trong năm 2007, sau Singapore và New Zealand. Đứng thứ 20/163, cùng với Bỉ và Chi Lê về các chỉ số minh bạch quốc tế năm 2006 nhằm đo lường mức độ tham nhũng (các nền kinh tế có xếp hạng thấp hơn được xem là ít tham nhũng hơn). Về triển vọng trung và dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tiếp tục đạt hiệu quả tăng trưởng lâu dài. Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm 2010, lạm phát được giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh. GDP thực tế dự kiến sẽ tăng với tỉ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 3 năm tới. Tỉ lệ thất nghiệp dự tính sẽ giảm dần và kinh tế sẽ tăng trưởng với mức 3,2% năm 2007, 2008 và ở mức 3,15% năm 2009, 2010. 2. Thực trạng FDI của Mỹ 2.1. Quy mô vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Mỹ Bảng 1.1: Dòng vốn FDI ra thế giới theo quốc gia và khu vực (1990-2005) Đơn vị: triệu USD Năm/ Khu vực  1990-2000  2002  2003  2004  2005   Mỹ  92.010  134.946  129.352  222.437  -12.714   Trung Quốc  2.195  2.518  -152  1.805  11.306   Nhật Bản  25.409  32.281  28.800  30.951  45.781   Anh  73.378  50.300  62.187  94.862  101.099   Châu Âu  276.335  265.815  286.106  334.915  554.802   Các nước phát triển  434.586  485.111  514.806  686.262  646.206   Thế giới  492.566  539.540  561.104  813.068  778.725   (Nguồn: ‘‘Báo cáo đầu tư thế giới 2006’’, UNCTAD) Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy Mỹ vẫn là quốc gia có lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cao nhất trên thế giới, đạt hơn 222 tỷ USD trong năm 2004, chiếm 27,36% tổng vốn FDI thế giới, gần với tổng FDI ra của toàn Châu Âu (279.830 triệu USD). Cho đến thời điểm 2004, đây được coi là mức đầu tư kỉ lục của Mỹ. Năm 2002 đầu tư FDI của Mỹ ra thế giới là 134.946 triệu USD, năm 2003 là 119.405 triệu USD. So với các nước khác thì rõ ràng nguồn vốn FDI của Mỹ luôn luôn chiếm một tỉ lệ rất lớn và là nguồn vốn không thể thiếu trên thế giới. Bảng 1.2: Lũy kế FDI ra thế giới theo khu vực (1980-2005) Đơn vị: triệu USD Năm/ Khu vực  1980  1990  2000  2004  2005   Mỹ  215.375  430.521  1.316.247  2.063.998  2.051.284   Trung Quốc  -  4.455  27.768  35.005  46.311   Nhật  10.652  201.441  278.442  370.544  386.581   Anh  80.434  229.307  897.845  1.268.532  1.237.997   Châu Âu  212.570  810.277  3.050.067  5.305.463  5.475.025   Các nước phát triển  498.921  1.642.187  5.578.431  9.093.607  9.271.932   Thế giới  571.228  1.791.092  6.471.435  10.325.240  10.671.889 
Luận văn liên quan