Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Với những lợi thế của một thủ đô có bề dày lịch sử 1.000 năm tuổi, Hà Nội đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ. Hàng ngàn dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội với kế hoạch dự kiến thu hồi hàng vạn héc ta đất canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục nghìn hộ gia đình nông dân. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi nghề, bố trí công ăn việc làm mới cho người nông dân bị mất đất sản xuất đang là những thách thức không nhỏ cho các cấp Uỷ Đảng và chính quyền từ thành phố đến cơ sở. Thực tế giải quyết vấn đề này cho thấy đây là công việc khó khăn, phức tạp nảy sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài và dễ phát sinh thành những điểm nóng gây mất ổn định về chính trị. Nhận thức sâu sắc được những khó khăn, thách thức của công tác bồi thường, GPMB, Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của thủ đô. Tuy nhiên trong điều kiện Hà Nội mở rộng địa giới hành chính và triển khai nhiều dự án lớn để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và phát triển Hà Nội trở thành một thủ đô hiện đại, văn minh của một đất nước có dân số 100 triệu dân trong tương lai không xa thì việc thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thủ đô vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu xót, khiếm khuyết cần được nghiên cứu để chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất với chính quyền thành phố Hà Nội những giải pháp khắc phục nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án góp phần xây dựng Hà Nội trở thành thủ đô văn minh, giàu đẹp đáp ứng với lòng tin yêu của đồng bào cả nước và ban bè quốc tế. Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật.
71 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6962 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thích từ ngữ
GPMB: giải phóng mặt bằng
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
SD§: Sử dụng đất
KT: Kinh tế
SX-KD: Sản xuất - doanh
UBND: Ủy ban nhân dân
NN: Nhà nước
BT: Bồi thường
QH, KHSD§: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
HT: Hỗ trợ
L§§: Luật đất đai
T§C: Tái định cư
BQL: Ban quản lý
HTX: Hợp tác xã
GCNQSD§: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
HT&T§C: Hỗ trợ và tái định cư
CNH: Công nghiệp hóa
H§H: Hiện đại hóa
TN,MT&N§: Tài nguyên, môi trường, nhà đất
HTKT: Hỗ trợ kinh tế
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hiện nay, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Với những lợi thế của một thủ đô có bề dày lịch sử 1.000 năm tuổi, Hà Nội đang diễn ra quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa mạnh mẽ. Hàng ngàn dự án đã và đang được triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội với kế hoạch dự kiến thu hồi hàng vạn héc ta đất canh tác ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng chục nghìn hộ gia đình nông dân. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB), hỗ trợ, đào tạo chuyển đổi nghề, bố trí công ăn việc làm mới cho người nông dân bị mất đất sản xuất đang là những thách thức không nhỏ cho các cấp Uỷ Đảng và chính quyền từ thành phố đến cơ sở. Thực tế giải quyết vấn đề này cho thấy đây là công việc khó khăn, phức tạp nảy sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài và dễ phát sinh thành những điểm nóng gây mất ổn định về chính trị. Nhận thức sâu sắc được những khó khăn, thách thức của công tác bồi thường, GPMB, Hà Nội đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, văn bản nhằm thực thi có hiệu quả pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của thủ đô. Tuy nhiên trong điều kiện Hà Nội mở rộng địa giới hành chính và triển khai nhiều dự án lớn để chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và phát triển Hà Nội trở thành một thủ đô hiện đại, văn minh của một đất nước có dân số 100 triệu dân trong tương lai không xa thì việc thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thủ đô vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu xót, khiếm khuyết cần được nghiên cứu để chỉ ra những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trên cơ sở đó, kiến nghị, đề xuất với chính quyền thành phố Hà Nội những giải pháp khắc phục nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án góp phần xây dựng Hà Nội trở thành thủ đô văn minh, giàu đẹp đáp ứng với lòng tin yêu của đồng bào cả nước và ban bè quốc tế. Với những lý do trên, em lựa chọn đề tài “Thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu nhằm đạt được những mục đích cơ bản sau đây:
- Tập hợp, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (sau đây gọi là các quy định về bồi thường, GPMB);
- Tìm hiểu những đặc điểm và nội dung cơ bản của mảng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trong điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của thủ đô Hà Nội;
- Chỉ ra những thành công và những tồn tại, khiếm khuyết và nguyên nhân của những hạn chế của việc áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; cũng như đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đây là một đề tài có nội dung nghiên cứu rộng, phức tạp và giải quyết nhiều yêu cầu trên các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tâm lý, tập quán truyền thống v.v. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một bản khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, tác giả giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu ở những nội dung cụ thể sau đây:
- Nghiên cứu các quy định hiện hành về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được đề cập trong Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
- Nghiên cứu các quy định hiện hành của Uỷ ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội nhằm tổ chức triển khai pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Nghiên cứu quan điểm, chủ trương, đường lối, chinh sách của Đảng và Nhà nước ta về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Nghiên cứu chủ trương, đường lối của Thành ủy Hà Nội về lãnh đạo, chỉ đạo việc thi hành pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội v.v;
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các yêu cầu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu khóa luận đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin;
- Bên cạnh đó, khóa luận còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
(i) Phương pháp luận giải, phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử v.v được sử dụng trong Chương 1 khi nghiên cứu một số vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ;
(ii) Phương pháp phân tích, phương pháp so sánh luật học, phương pháp đối chiếu v.v v được sử dụng trong Chương 2 khi nghiên cứu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội;
(iii) Phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp v.v v được sử dụng trong Chương 3 khi nghiên cứu một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận kết cấu gồm các chương sau:
- Chương 1. Một số vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất ;
- Chương 2. Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và thực trạng áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;
NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ, TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT VÀ PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
1.1. Khái niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
1.1.1. Quan niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
1.1.1.1. Khái niệm về bồi thường
Trong đời sống hàng ngày, “ bồi thường” là thuật ngữ được sử dụng trong trường hợp một người có hành vi gây thiệt hại cho người khác và họ phải có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại do hành vi của mình gây ra;
Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: “Bồi thường” là “Đền bù những tổn hại gây ra”;
Trong lĩnh vực pháp luật, trách nhiệm bồi thường được đặt ra khi một chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại cho chủ thể khác trong xã hội. Trong lĩnh vực pháp luật đất đai thuật ngữ bồi thường (hay đền bù) khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra từ rất sớm. Nghị định số 151/TTg ngày 14/01/1959 của Hội đồng Chính phủ quy định Thể lệ tam thời về trưng dụng ruộng đất, tại Chương II đã đề cập việc “Bồi thường cho người có ruộng đất bị trưng dụng”. Tiếp đến Thông tư số 1792/TTg ngày 11/01/1970 của Thủ tướng Chính phủ về quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, cây cối lâu niên, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế mở rộng thành phố cũng đề cập vấn đề bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất. Đặc biệt khi Luật đất đai năm 1987 ra đời, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 186/HĐBT ngày 31/05/1990 quy định về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, thuật ngữ “bồi thường” được thay thế bằng thuật ngữ “đền bù”. Thuật ngữ này tiếp tục được sử dụng trong Luật đất đai năm 1993, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998 và các nghị định hướng dẫn thi hành như Nghị định số 90/CP ngày 17/08/1994 của Chính phủ ban hành quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia lợi ích công cộng; Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 22/04/1998 của Chính Phủ về đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng… Tuy nhiên khi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật đất đai năm 2001 được Quốc hội ban hành, thuật ngữ “bồi thường” được sử dụng trở lại và tiếp tục xuất hiện trong Luật đất đai năm 2003; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Nghị định số 84/2007NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính Phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
Theo Khoản 6 Điều 4 Luật đất đai 2003: “Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất”. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất có một số đặc trưng cơ bản sau đây:
- Bồi thường là trách nhiệm của Nhà nước nhằm bù đắp tổn thất về quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Trách nhiệm này được quy định trong Luật đất đai;
- Bồi thường là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Điều này có nghĩa là chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính về thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Bồi thường được thực hiện trong mối quan hệ song phương giữa một bên là Nhà nước (chủ thể có hành vi thu hồi đất) với bên kia là người chịu tổn hại về quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra;
- Căn cứ để xác định bồi thường là diện tích thực tế bị thu hồi; thiệt hại thực tế về tài sản, cây cối, hoa màu trên đất và khung giá đất do Nhà nước quy định tại thời điểm thu hồi đất;
- Người sử dụng đất khi bị Nhà nước thu hồi đất muốn được bồi thường về đất phải thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định;
- Người bị Nhà nước thu hồi đất không chỉ được bồi thường về đất mà còn được bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất và được hưởng các chính sách hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước nhằm nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất;
1.1.1.2. Khái niệm hỗ trợ, tái định cư
Bên cạnh thuật ngữ bồi thường, trong các văn bản pháp luật hiện hành còn đề cập đến khái niệm hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Hỗ trợ, tái định cư thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước và biểu hiện bản chất “của dân, do dân và vì dân” của Nhà nước ta nhằm hỗ trợ, chia sẻ khó khăn với người bị thu hồi đất và giúp họ nhanh chóng ổn định cuộc sống. Vậy hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước là gì?;
Theo khoản 7 Điều 4 Luật đất đai năm 2003: “Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước giúp đỡ người bị thu hồi đất thông qua đào tạo nghề mới, bố trí việc làm mới, cấp kinh phí để di dời đến địa điểm mới”; [6, tr1]
Còn đối với khái niệm tái định cư thì Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành lại không đề cập cụ thể về khái niệm này. Hay nói cách khác, pháp luật đất đai hiện hành chỉ đề cập đến thuật ngữ tái định cư mà không giải thích cụ thể nội hàm của khái niệm “tái định cư” là gì ? Thậm chí trong các cuốn từ điển tiếng Việt và từ điển Luật học, thuật ngữ này cũng chưa được định nghĩa. Theo Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thì tái định cư được giải thích là: “Người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Nghị định này mà phải di chuyển chỗ ở thì được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
1. Bồi thường bằng nhà ở.
2. Bồi thường bằng giao đất ở mới.
3. Bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới.” (Điều 4); [9, tr1]
Căn cứ vào quy định này và nội dung các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất của Luật đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành, chúng ta có thể hiểu: “Tái định cư là việc người sử dụng đất được bố trí nơi ở mới bằng một trong các hình thức: bồi thường bằng nhà ở mới hoặc bồi thường bằng giao đất ở hoặc bồi thường bằng tiền để tự lo chỗ ở mới khi họ bị Nhà nước thu hồi đất ở và phải di chuyển chỗ ở”. [16, tr2]
1.1.2. Mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Thu hồi đất không chỉ làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai (làm chấm dứt quyền sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất) mà còn “đụng chạm” đến lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan: Lợi ích của người bị thu hồi đất; lợi ích của Nhà nước, của xã hội; lợi ích của người hưởng lợi từ việc thu hồi đất (các nhà đầu tư, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân …). Do vậy trên thực tế việc giải quyết hậu quả của việc thu hồi đất (thực chất là xử lý hài hòa lợi ích kinh tế giữa các bên) gặp rất khó khăn, phức tạp. Việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ mang lại ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện;
1.2.1.1. Về phương diện chính trị
Là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân, vấn đề đất đai ở Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Các chính sách, pháp luật về đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định về chính trị. Điều này có nghĩa là nếu chủ trương, chính sách pháp luật đất đai đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và được thực thi nghiêm túc sẽ góp phần vào việc duy trì và củng cố sự ổn định chính trị. Ngược lại, sẽ làm phát sinh những điểm nóng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định về chính trị. Một trong các chính sách, pháp luật về đất đai được xã hội đặc biệt quan tâm đó là chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; bởi lẽ mảng chính sách, pháp luật này ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người bị thu hồi đất. Trong trường hợp bị thu hồi đất nói chung và thu hồi đất ở nói riêng, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trực tiếp bị xâm hại. Họ không chỉ mất quyền sử dụng đất mà còn buộc phải di chuyển chỗ ở. Hậu quả là cuộc sống thường nhật của họ bị đảo lộn. Với quan niệm truyền thống của người Việt Nam “có an cư mới lạc nghiệp” thì việc bị mất đất đai, nhà cửa thực sự là một “cú sốc” đối với người bị thu hồi đất. Do vậy, họ phản ứng rất gay gắt, quyết liệt thông qua việc khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài nếu không được bồi thường, tái định cư thỏa đáng. Các khiếu kiện về đất đai nói chung và khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị và dễ phát sinh thành các “điểm nóng”; cho nên việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là thực hiện tốt chính sách an dân để phát triển kinh tế xã hội góp phần vào việc duy trì, củng cố sự ổn định về chính trị.
1.2.1.2. Về phương diện kinh tế - xã hội
Thực tiễn cho thấy bồi thường, giải phóng mặt bằng luôn là công việc khó khăn, phức tạp. Các dự án chậm triển khai thực hiện theo tiến độ đề ra có nguyên nhân do công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng không nhận được sự đồng thuận từ phía người dân. Xét dưới góc độ kinh tế, dự án chậm triển khai thực hiện ngày nào là chủ đầu tư, các doanh nghiệp bị thiệt hại đáng kể về lợi ích kinh tế do máy móc, vật tư, thiết bị bị “đắp chiếu”, người lao động không có việc làm trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương, trả chi phí duy trì các hoạt động thường xuyên và trả lãi suất vay vốn cho Ngân hàng… Vì vậy, thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là điều kiện để doanh nghiệp sớm có mặt bằng triển khai các dự án đầu tư góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế và nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh ở nước ta. Hơn nữa, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và bền vững sẽ có điều kiện để thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, góp phần vào công cuộc “xóa đói, giảm nghèo” và tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo;
Về phía người sử dụng đất, thực hiện tốt bồi thường, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp cho họ và các thành viên khác trong gia đình nhanh chóng ổn định cuộc sống để tập trung sản xuất góp phần cải thiện và nâng cao mức sống. Hơn nữa điều này còn giúp củng cố niềm tin của người bị thu hồi đất vào đường lối, chủ trương, chính sách; pháp luật của Đảng và Nhà nước; đồng thời loại trừ cơ hội để kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện, đối đầu với chính quyền nhằm gây mất ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội và làm đình trệ sản xuất;
1.2. Cơ sở của việc quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được xây dựng dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất được đặt ra dựa trên cơ sở quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo hộ. Hiến pháp năm 1946 đã ghi nhận và bảo hộ quyền sở hữu tư nhân về tài sản: “Quyền sở hữu về tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm” (Điều 12). Quyền này tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 1992: “Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và các tài sản khác trong doanh nghiệp… Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” ( Điều 58) [5, tr1]. Hơn nữa, Hiến pháp năm 1992 còn ghi nhận: “Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hóa. Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường…” (Điều 23); [5, tr1]
Như vậy quyền sở hữu về tài sản hợp pháp của mọi cá nhân và tổ chức đã được Hiến pháp ghi nhận và bảo hộ. Khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì toàn bộ tài sản hợp pháp gắn liền với đất bị thu hồi do người sử dụng đất tạo ra được xác định là tài sản hợp pháp của cá nhân và phải được bồi thường theo giá thị trường. Đối với trường hợp người sử dụng đất bị thu hồi đất ở phải di chuyển chỗ ở, Nhà nước thực hiện chính sách tái định cư cho các đối tượng này;
Thứ hai, xét về bản chất, Nhà nước ta do nhân dân lao động thiết lập nên, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và lợi ích của nhân dân. Nhà nước theo đuổi sứ mạng cao cả và mang đầy tính nhân văn là phục vụ và chăm lo cho lợi ích, sự phồn vinh của nhân dân. Đặt trong ý nghĩa đó, khi Nhà nước thu hồi đất ở của người dân để sử dụng bất kì vào mục đích gì (cho dù sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế) mà họ phải di chuyển chỗ ở thì Nhà nước phải có bổn phận và nghĩa vụ bồi thường và thực hiện việc tái định cư nhằm làm cho người sử dụng đất sớm ổn định cuộc sống;
Thứ ba, xét về phương diện lý luận, thiệt hại về lợi ích của người sử dụng đất là hậu quả phát