Việt Nam là một quốc gia biển, có một nửa biên giới giáp với biển từ
phía Đông, Nam và Tây Nam bao gồm 3.260km bờbiển từBắc vào Nam
với nhiều vịtrí phù hợp cho sựhình thành và phát triển một hệthống cảng
biển hiện đại. Đây là những tiềm năng to lớn mang tính chất chiến lược để
chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tếbiển.
Vịtrí nước ta cũng kềcận ngay bên nhiều tuyến hàng hải quốc tế, lại
thuộc khu vực đang có tốc độphát triển kinh tếcao và thịtrường vận tải
biển sôi động, tàu thuyền ra vào thuận tiện, giao lưu với các châu lục
nhanh chóng, dễdàng. Trong vận hội mới của đất nước, với tốc độtăng
trưởng kinh tế, ngoại thương được nâng cao, vận tải hàng hoá bằng đường
biển ngày càng chiếm một tỷtrọng lớn, vai trò của ngành hàng hải, trong
đó có ngành đóng tàu biển ngày càng trởnên quan trọng hơn bao giờhết.
Công nghiệp đóng tàu biển, hơn thếnữa, lại là một ngành công nghiệp
lớn, một ngành công nghiệp tổng hợp, sửdụng nhiều sản phẩm của nhiều
ngành công nghiệp khác nhau. Do đó, công nghiệp đóng tàu biển phải trở
thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo thịtrường cho các ngành công
nghiệp khác phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Xuất phát từtầm quan trọng và vịtrí của ngành công nghiệp đóng tàu
biển đối với quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là với chuyên chởhàng
hoá xuất nhập khẩu, tác giả đã chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đềtài
“Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai
trò của ngành này trong chuyên chởhàng hoá xuất nhập khẩu của Việt
Nam những năm gần đây”.
Nội dung của khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chương I. Khái quát vềngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam
Chương II. Tình hình phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai
trò của ngành này trong chuyên chởhàng hoá xuất nhập khẩu của Việt
Nam những năm gần đây
Chương III. Chiến lược, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu
biển Việt Nam và nâng cao hiệu quảcủa ngành này trong chuyên chởhàng
hoá xuất nhập khẩu
85 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4142 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai trò của ngành này trong chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
1
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia biển, có một nửa biên giới giáp với biển từ
phía Đông, Nam và Tây Nam bao gồm 3.260km bờ biển từ Bắc vào Nam
với nhiều vị trí phù hợp cho sự hình thành và phát triển một hệ thống cảng
biển hiện đại. Đây là những tiềm năng to lớn mang tính chất chiến lược để
chúng ta đẩy mạnh phát triển kinh tế biển.
Vị trí nước ta cũng kề cận ngay bên nhiều tuyến hàng hải quốc tế, lại
thuộc khu vực đang có tốc độ phát triển kinh tế cao và thị trường vận tải
biển sôi động, tàu thuyền ra vào thuận tiện, giao lưu với các châu lục
nhanh chóng, dễ dàng. Trong vận hội mới của đất nước, với tốc độ tăng
trưởng kinh tế, ngoại thương được nâng cao, vận tải hàng hoá bằng đường
biển ngày càng chiếm một tỷ trọng lớn, vai trò của ngành hàng hải, trong
đó có ngành đóng tàu biển ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Công nghiệp đóng tàu biển, hơn thế nữa, lại là một ngành công nghiệp
lớn, một ngành công nghiệp tổng hợp, sử dụng nhiều sản phẩm của nhiều
ngành công nghiệp khác nhau. Do đó, công nghiệp đóng tàu biển phải trở
thành một ngành công nghiệp mũi nhọn, tạo thị trường cho các ngành công
nghiệp khác phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối công
nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Xuất phát từ tầm quan trọng và vị trí của ngành công nghiệp đóng tàu
biển đối với quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là với chuyên chở hàng
hoá xuất nhập khẩu, tác giả đã chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài
“Thực trạng, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai
trò của ngành này trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt
Nam những năm gần đây”.
Nội dung của khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
2
Chương I. Khái quát về ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam
Chương II. Tình hình phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển và vai
trò của ngành này trong chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt
Nam những năm gần đây
Chương III. Chiến lược, giải pháp phát triển ngành công nghiệp đóng tàu
biển Việt Nam và nâng cao hiệu quả của ngành này trong chuyên chở hàng
hoá xuất nhập khẩu
Thực hiện nội dung trên, tác giả khoá luận đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích tổng hợp, phân tích thống kê, đối chiếu, so sánh các
số liệu, tài liệu, tư liệu thu thập được để làm sáng tỏ và giải quyết các yêu
cầu mà đề tài đặt ra.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị công tác tại Cục
hàng hải Việt Nam và Tổng công ty công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam đã tạo
điều kiện giúp đỡ trong việc thu thập tài liệu; xin chân thành cảm ơn tập
thể các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã truyền thụ những
kiến thức bổ ích về chuyên môn nghiệp vụ; và đặc biệt là sự tận tình chỉ
bảo và giúp đỡ của thầy Tô Trọng Nghiệp - giáo viên bộ môn Kinh tế
Ngoại Thương - người đã trực tiếp hướng dẫn tác giả hoàn thành tốt khoá
luận này.
Hà Nội tháng 12/2003
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
3
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP
ĐÓNG TÀU BIỂN VIỆT NAM
I. Đặc điểm và vai trò của ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam
1. Đặc điểm ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam
Việt Nam có hơn 3.260km bờ biển và trên 1 triệu km vùng đặc quyền
kinh tế biển, có hàng vạn ki lô mét đường sông đổ ra biển, đó là một tiềm
năng tạo ra ưu thế đối với khu vực để có thể phát triển kinh tế biển, đặc
biệt là giao thông vận tải biển.
Ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam là một ngành đã có truyền
thống, nghề đóng và sửa chữa tàu đã sớm hình thành ở nước ta từ thời vua
Minh Mạng (từ năm 1838-1839). Đặc biệt từ năm 1960, Đảng và Nhà
nước đã quan tâm xây dựng và phát triển ngành công nghiệp đóng tàu biển.
Ngày nay ngành đã có một lực lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, lực lượng lao
động đồng bộ, từng bước kế thừa và phát triển, góp phần không nhỏ vào
quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá của đất nước.
Tuy còn nhỏ bé và trang bị công nghệ còn lạc hậu so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, song ngành có một tiềm năng lớn - đó là đội
ngũ công nhân lành nghề, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý dày dặn
kinh nghiệm hàng vạn người. Ngành có các cơ sở đào tạo là Trường đại
học Hàng Hải, các trường trung cấp và trường công nhân kỹ thuật đóng
tàu, có cơ quan khoa học công nghệ chuyên ngành luôn bổ sung cho ngành
lực lượng khoa học công nghệ và và công nhân lành nghề. Lực lượng lao
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
4
động được xây dựng và trưởng thành khá đồng bộ, bao gồm từ khâu đào
tạo, nghiên cứu thiết kế, thực nghiệm và giám định chất lượng đến chế tạo
sản phẩm. Đây là những nhân tố để có thể tạo nên sự phát triển và bước
những bước tiến mới của công nghiệp đóng tàu biển .
Công nghiệp đóng tàu biển là ngành công nghiệp đã được thử thách
và đã tích luỹ được kinh nghiệm sản xuất nhất định. Trong nhiều năm qua,
đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, với những biện pháp và hình
thức công nghệ khác nhau, ngành đã tạo ra những sản phẩm sửa chữa và
đóng mới các loại phương tiện, thiết bị tàu thuỷ ngày càng có giá trị và
chất lượng cao, thay thế được một phần hàng hoá nhập khẩu.
Ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam là một ngành đóng tàu
biển tổng hợp, một ngành công nghiệp mũi nhọn thúc đẩy quá trình công
nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp đóng tàu biển sử dụng
sản phẩm của hầu hết các ngành công nghiệp khác như: luyện kim chế tạo
máy, hoá chất, điện, điện tử, vật liệu… Như vậy nếu đóng một con tàu,
ngoài việc sử dụng hàng vạn công nhân của ngành còn phải cần đến lực
lượng lớn hơn của các ngành khác phục vụ vệ tinh cho nó.
Theo dự báo nhu cầu về phương tiện thuỷ của các ngành và mức độ
tăng trưởng về cơ sở vật chất của các nhà máy đóng sửa chữa tàu, từ nay
đến năm 2010 chúng ta có khả năng tạo ra một khối lượng hàng hoá đóng
mới và sửa chữa đạt hàng tỷ USD, trong đó công nghiệp tàu thuỷ phải sử
dụng hơn 70% giá trị các sản phẩm của các ngành khác trong và ngoài
nước.
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
5
Công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam là một ngành công nghiệp có thị
trường trong và ngoài nước rất rộng lớn. Thị trường đó ngày càng được mở
rộng và nhân lên bởi 2 yếu tố:
- Sự phát triển và trình độ và công nghệ của nhiều ngành nghề trong
nước.
- Sự tăng trưởng về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ, trình độ tay
nghề của công nhân thuộc bản thân ngành công nghiệp đóng tàu.
Có thể thấy ngành công nghiệp đóng tàu biển có khả năng hội nhập
được vào thị trường quốc tế, có khả năng hình thành một ngành công
nghiệp và dịch vụ quốc tế ngày một mở rộng, tạo ra một tiềm lực phát triển
lâu bền cho đất nước.
2. Vai trò của ngành công nghiệp đóng tàu biển Việt Nam
2.1. Ngành đóng tàu biển với sự phát triển công nghiệp Việt Nam
2.1.1. Công nghiệp đóng tàu biển là ngành công nghiệp tạo nên
năng lực trang thiết bị kỹ thuật chủ yếu để thực hiện chiến lược phát
triển kinh tế biển.
Kinh tế biển bao gồm rất nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội
phong phú và đa dạng. Đó là: Khảo sát và nghiên cứu biển, xây dựng các
công trình biển, vận tải biển, khai thác và dịch vụ cảng, thăm dò khai thác
tài nguyên biển, trước hết là thăm dò và khai thác dầu khí, nuôi trồng đánh
bắt và chế biến hải sản, du lịch trên biển…Đó là những hoạt động kinh tế
rộng lớn nhưng lại tiến hành trên biển - một môi trường hết sức khó khăn
phức tạp, đòi hỏi những khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật lớn, có yêu cầu
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
6
kỹ thuật cao. Để đáp ứng được yêu cầu đó phải có một ngành công nghiệp
mang tính hậu cần, đáp ứng yêu cầu làm chủ, tiến tới cung ứng và đổi mới
được những trang bị kỹ thuật cần có, đó là ngành công nghiệp đóng tàu
biển.
2.1.2. Công nghiệp đóng tàu biển là một ngành công nghiệp lớn,
một ngành công nghiệp góp phần tạo nên thị trường cho các ngành
công nghiệp khác
Công nghiệp đóng tàu biển là ngành công nghiệp tổng hợp, sử dụng
sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp khác. Đồng thời, với tư cách là
một ngành công nghiệp liên ngành chế tạo cơ khí, một khi đã phát triển,
công nghiệp đóng tàu biển sẽ lại có khả năng trang bị và cung ứng kỹ thuật
cũng như chia sẻ nhu cầu thị trường với các ngành công nghiệp khác như
chế tạo các cấu kiện thép lớn của giàn khoan biển, các lò xi măng, dầm cầu
lớn, các tổ hợp kết cấu thép mà các ngành cơ khí lắp ráp khác khó có điều
kiện thực hiện được.
2.1.3. Công nghiệp đóng tàu biển là ngành công nghiệp chiến lược
trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước
Công nghiệp đóng tàu biển tạo nên các đội tàu hoạt động ven biển, hải
đảo, nối hai vùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long, đặc biệt nối
các vùng kinh tế quan trọng của đất nước: Bắc có tam giác tăng trưởng Hà
Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, Trung có trục tăng trưởng Huế-Đà Nẵng-
Dung Quất; Nam có tam giác tăng trưởngthành phố Hồ Chí Minh-Vũng
Tàu-Biên Hoà; nối các vùng sâu, vùng xa trong chiến lược phát triển kinh
tế của đất nước. Công nghiệp đóng tàu biển đóng vai trò quan trọng trong
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
7
việc tạo nên các phương tiện phục vụ đường lối mở cửa của Đảng, cùng
với các ngành khác của giao thông vận tải thực hiện nhiệm vụ đi trước một
bước trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
2.1.4. Công nghiệp đóng tàu biển là ngành công nghiệp tập trung
nhiều trình độ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới và thừa hưởng
chúng từ các ngành công nghiệp nặng cũng như các ngành công nghệ
cao khác.
Ngành công nghiệp đóng tàu biển thúc đẩy nhiều lĩnh vực khoa học
công nghệ khác phát triển nhanh chóng và khá đồng bộ từ nghiên cứu,
chẩn đoán, kiểm định kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới. Do đó công
nghiệp đóng tàu biển phát triển sẽ kéo theo sự phát triển đồng bộ của hầu
hết các ngành khoa học công nghiệp, tạo điều kiện để công nghiệp Việt
Nam không những có thể tiến kịp trình độ khoa học công nghiệp tiên tiến
trên thế giới mà còn tạo điều kiện để có thể “đi tắt, đón đầu” cho nhiều
ngành công nghiệp khác.
2.2. Ngành đóng tàu biển với phát triển kinh tế-xã hội
Trước đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam, trong bối cảnh khủng
hoảng kinh tế- xã hội của đất nước, nhìn chung giao thông vận tải vẫn là
một khâu yếu kém. Hoạt động của các đơn vị trong ngành mang tính chất
bao cấp và ỷ lại, công nghiệp giao thông vận tải trì trệ, thiếu vốn, thiếu
kinh nghiệm tổ chức quản lý, các tổ chức trong ngành còn trùng
lắp…Chính phủ phải thường xuyên trực tiếp can thiệp vào các khâu của
toàn ngành. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã đề ra đường lối đổi mới
toàn diện, mở ra một bước ngoặt mới trong sự nghiệp cách mạng của nước
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
8
ta, ngành giao thông vận tải đã nhanh chóng nắm bắt những quan điểm,
chủ trương mới của Đảng vận dụng triển khai vào trong ngành với những
chương trình hành động đồng bộ. Những năm tiếp theo, dưới ánh sáng của
các Nghị quyết Đại Hội VII, VII ngành giao thông vận tải tiếp tục đổi mới,
xây dựng, phát triển. Sự đóng góp của ngành giao thông đối với xã hội đã
khẳng định vị trí của ngành trong quá trình phát triển, xây dựng đất nước.
Trong đó có sự đóng góp đáng kể của công nghiệp đóng tàu biển Việt
Nam.
2.2.1. Đối với tăng trưởng kinh tế
Bằng việc tạo ra được những sản phẩm có tính năng kỹ thuật cao như
tàu vận tải 6.500T, tàu cao tốc, tàu chuyên dụng, sửa chữa được 70% số
tấn tàu biển ở trong nước và nhiều tàu nước ngoài, đã hình thành liên
doanh đóng tàu biển lớn với Hàn Quốc…, ngành công nghiệp đóng tàu
biển Việt Nam góp phần làm thay đổi diện mạo nền công nghiệp nước nhà
với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 13% (kể từ 1995 đến nay).
Trong cơ cấu đội tàu chuyên chở hàng hoá xuất nhập khẩu, đội tàu chở
xăng dầu, số phương tiện được đóng ở trong nước ngày càng được tăng
lên, thay thế cho phương tiện thuê, mua của nước ngoài. Điều này giúp
quốc gia tiết kiệm được một lượng ngoại tệ đáng kể.
2.2.2. Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Việc phát triển công nghiệp đóng tàu biển đã mang lại hiệu quả tích
cực trong việc thực hiện Nghị quyết TW8 cũng như dự thảo nghị quyết
TW9 đề ra về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành công nghiệp đóng và sửa chữa tàu
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
9
được hình thành và phát triển thành 3 khu vực tương ứng với 3 vùng kinh
tế lớn của đất nước: Hải Phòng – Quảng Ninh, miền trung và miền Nam.
Mỗi khu vực tạo thành cụm công nghiệp đóng và sửa chữa tàu phù hợp với
điều kiện tự nhiên của mỗi vùng, thuận tiện cho cho việc giao lưu kinh tế
giữa các miền cũng như cũng như tạo điểm nút phát triển công nghiệp cơ
khí. Tại khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh có thể nói công nghiệp đóng tàu
biển là ngành công nghiệp then chốt, mang lại nguồn thu lớn cho ngân
sách Nhà nước với các nhà máy đóng tàu biển chủ đạo ngành như: Đóng
tàu Bạch Đằng , Sông Cấm, Hạ Long…Việc phát triển các cụm công
nghiệp đóng tàu biển thúc đẩy phát triển kinh tế vùng đồng bằng Bắc Bộ
châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
2.2.3. Đối với việc giải quyết các vấn đề xã hội.
Để tạo ra được một con tàu, ngoài lực lượng lao động của ngành công
nghiệp đóng tàu biển còn cần tới một lực lượng không nhỏ của các ngành
sản xuất bổ trợ như sản xuất các thiết bị nghi khí hàng hải, chế tạo động cơ
tàu thuỷ…Do đó phát triển công nghiệp đóng tàu biển sẽ tạo ra việc làm
cho khối lượng lao động lớn, giải quyết được một phần vấn đề thất nghiệp
mà xã hội đang quan tâm. Trong xu thế chuyển dịch cơ cấu công – nông
nghiệp – dịch vụ, các dịch vụ công nghiệp đóng tàu biển như phá dỡ tàu
cũ, sản xuất thép đóng tàu biển, dịch vụ vận tải bằng những con tàu chế
thử…đã mở ra hướng sản xuất mới, thu hút lao động được chuyển dịch từ
nông nghiệp tại khu vực có các cơ sở đóng tàu biển sang.
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
10
II. Vài nét về quá trình phát triển của ngành công nghiệp đóng tàu biển
Việt Nam từ 1955 đến 1990
Trong các loại hình vận tải, vận tải thuỷ là loại hình vận tải kinh tế nhất
vì vậy các quốc gia có ưu thế về đường sông biển đều muốn phát triển loại
hình vận tải này. Việt Nam từ bao đời nay là một quốc gia biển. Đảng,
Chính phủ luôn chú trọng phát triển vận tải thuỷ. Và để phát triển vận tải
thuỷ khâu then chốt là phải phát triển các phương tiện vận tải. Quá trình
phát triển các loại phương tiện vận tải thuỷ gắn liền với quá trình phát triển
kinh tế của đất nước. Chúng ta có thể điểm lại các giai đoạn đó như sau:
1. Thời Kỳ 1955 - 1960
Đất nước vừa ra khỏi chiến tranh. Trên các tuyến sông biển toàn
miền Bắc, phương tiện vận tải hết sức nghèo nàn, lạc hậu, chỉ có một ít ca
nô, sà lan cũ chạy trên một vài tuyến đi Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định…,
trong khi yêu cầu vận tải phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế đặt ra bao
nhiêu vấn đề cần giải quyết. Nhiệm vụ của ngành đóng tàu trong giai đoạn
này chỉ là lắp ráp các phân đoạn, tổng đoạn sà lan, tàu lai, tàu cuốc có sẵn
từ Liên Xô (cũ), Trung Quốc, CHDC Đức (cũ) chuyển sang. Cơ sở sản
xuất của ngành chỉ gồm 4 Xưởng đóng tàu biển và Xưởng cơ khí Hải
Phòng (tiền thân của nhà máy đóng tàu biển Bạch Đằng ngày nay) đợt đầu
chuẩn bị khởi công. Bộ phận thiết kế tàu thuỷ mới bắt đầu được thành lập
theo đúng “bài bản” của công nghệ đóng tầu mới mà ta đã bước đầu tiếp
thu từ Liên Xô, Trung Quốc. Đây là thời kỳ tập dượt của công nghiệp đóng
tàu biển Việt Nam .
2. Thời kỳ 1961 - 1970
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
11
Giai đoạn này công nghiệp đóng tàu biển vẫn chủ yếu là sửa chữa,
khôi phục tàu cũ. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ GTVT, Cục vận tải
thuỷ bộ, các xưởng đóng tàu biển tiếp tục sửa chữa khôi phục một số tàu
khách ta trục vớt được như tàu Đà Nẵng, tàu Mỹ Tho chạy trên tuyến Hải
Phòng – Cẩm Phả, Hải Phòng – Nam Định, phục vụ đắc lực công tác vận
chuyển hành khách ở vùng đồng bằng trong suốt một thời gian dài. Tàu
cuốc Đình Vũ theo thiết kế khôi phục của ta cũng được các xưởng hợp tác
khôi phục lại, tiếp tục nạo vét tuyến đồng bằng duyên hải.
Hai sản phẩm đầu tiên của ngành đóng tàu biển Việt Nam do chúng
ta tự thiết kế và thi công là tàu lai 135 Cv, mớn nước 1,25m và Ca nô lai
phà vỏ gỗ đã ra đời vào thời kỳ này. Nó đánh dấu bước đi chập chững đầu
tiên của ngành đóng tàu biển Việt Nam .
Và chỉ sau một thời gian ngắn, ngành đóng tàu biển Việt Nam đã có
sự chuyển mình rõ nét. Bắt đầu từ việc sản xuất các sà lan 200T Việt Kiến,
ca nô Thái Mèo và hàng loạt sà lan, tàu lai khác, chúng ta đã dần dần chấm
dứt việc nhập các phân tổng đoạn có sẵn, tiến tới tự thiết kế và chế tạo các
phương tiện.
Những năm đầu của thập kỉ 60 là thời kỳ cả nước thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng III: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với guồng máy sản xuất
công nghiệp cả nước, ngành cơ khí GTVT đang tự vươn lên với nhịp độ
ngày càng sôi động nhằm khôi phục lại đất nước. Những con tàu vận tải đủ
các loại đã lần lượt được bổ sung vào các đơn vị vận tải, đơn vị giao thông,
xí nghiệp công nghiệp trên toàn miền Bắc. Và để đáp ứng với yêu cầu của
cách mạng miền Nam, từ 1961 – 1962 chúng ta đã cho ra đời những chiếc
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
12
“tàu không số” phục vụ cho đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, chuyển
quân, lương tiếp sức cho đồng bào miền Nam đánh Mỹ.
Khi giặc Mỹ gây ra chiến tranh phá hoại miền Bắc thì nhiệm vụ của
người công nhân đóng tàu nặng nề hơn. Đó là việc đảm bảo giao thông. Có
thể nói đây là thời kỳ nẩy nở nhiều sản phẩm minh chứng cho trí tuệ Việt
Nam, chứng minh cho ý chí tự lực tự cường trong việc chiến tranh không
cân sức nhằm đảm bảo giao thông, chi viện cho tiền tuyến. Trong giai đoạn
này chúng ta phải tập trung phần lớn năng lực phục vụ cho việc sản xuất
các phương tiện vận tải thuỷ thời chiến, đồng thời phải chuẩn bị cho nhu
cầu phương tiện vận tải thuỷ thời bình. Một số sản phẩm tiêu biểu cho thời
kỳ này như: Tàu cao tốc phóng lôi cho Hải Quân, các loại sản phẩm rút
gọn kích thước cho phù hợp với thời chiến (ca nô lai phà, ca nô con cóc, ca
nô con nòng nọc…), các loại sà lan 30 – 100T, thuyền vận tải biển gắn
máy 50 tấn… làm tiền đề cho việc chế tạo loạt tàu “Tự lực” hơn 500 chiếc
sau này. Đặc biệt các sản phẩm đảm bảo giao thông trên các bến phà, bến
sông được thiết kế và chế tạo hết sức đa dạng. Đó là máy kéo lội nước, phà
ghép, phà truyền lực, sariô truyền lực…được thử nghiệm và đưa vào hoạt
động ở ngoài địa phương, nhất là trên tuyến lửa Khu IV. Hàng loạt tàu
khách (trên 100 khách), hàng loạt ca nô, tàu lai trong sông và lai phà ra
đời.
Nhìn chung, trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, hàng trăm sản phẩm
mang nặng nét đặc trưng về trí tuệ và mang lòng dũng cảm do những
người kỹ sư, công nhân ngành đóng tàu sáng tạo ra và góp sức cùng toàn
dân, toàn quân ta chiến thắng kẻ thù trên mặt trận GTVT với ý chí quyết
thắng “Địch phá ta cứ đi”.
Trần Thị Hồng Bích – A7K38B
13
Trong giai đoạn này, tổng sản lượng mà ngành đóng góp cho đất
nước còn quá nhỏ bé, chủ yếu là phục vụ cho sự nghiệp GTVT thời chiến.
Chất lượng sản phẩm chưa được coi trọng, công nghệ còn thô sơ. Tuy
nhiên, số cơ sở sản xuất đã được tăng lên: Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng
đã bắt đầu đưa vào sử dụng; một số xưởng đóng tàu được nâng cấp lên
thành nhà máy đóng tàu như: Nhà máy đóng tàu Tam Bạc, Nhà máy đóng
tàu Sông Cấm, Nhà máy đóng tàu Sông Lô…
3. Thời kỳ 1971 - 1980
Chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mỹ ra miền Bắc với quy mô và
cường độ cao hơn đặt ngành GTVT trước thử thách mới. Một lần nữa các
phương tiện GTVT thời chiến được huy động. Nổi bật nhất trong thời kỳ
này, lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật ngành đóng tàu biển và các ngành
liên quan cùng với các côn