Sau 20 năm đổi mới, với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nền
kinh tế Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ nhất từ trước đến nay
với những thành tựu to lớn, trở thành một điểm sáng kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay không cho
phép đất nước ta bằng lòng với những thành tựu ban đầu đó mà phải nỗ lực hơn nữa để trở
thành một đất nước giàu mạnh. Hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và mục tiêu chủ nghĩa xã hội là chủ trương, đường
lối chủ đạo của đất nước ta trong thời đại mới.
Những thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong những năm vừa qua có sự
đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng vốn được coi là huyết mạch, là thước đo trạng
thái của nền kinh tế. Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, trong tiến trình mở cửa, hội nhập
chung của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI, ngành ngân hàng, trong đó đặc biệt là các
NHTM không thể đứng ngoài cuộc mà phải giữ vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển
kinh tế và xây dựng đất nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đang tạo ra nhiều cơ hội và tiềm
năng nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức cho các NHTM Việt Nam trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khẳng định năng lực cạnh tranh trên thị trường
ngân hàng trong và ngoài nước. Chính vì vậy, việc đánh giá và phân tích thực trạng hoạt
động kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong
tiến trình hội nhập quốc tế lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một vấn đề hết sức cấp thiết và
mang nhiều ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì lý do đó, tác giả quyết định
chọn đề tài “Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp.
Nội dung của khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
- Chương I: Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế
trong lĩnh vực ngân hàng của các NHTM Việt Nam.
- Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các NHTM
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
121 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1885 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
Sinh viên thực hiện : Bùi Đức Hoàn
Lớp : Pháp 1
Khóa : 41 E
Giáo viên hướng dẫn:TS. Nguyễn Văn Hồng
Hà Nội, 11/2006
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
1
MỤC LỤC
Lời mở đầu ........................................................................................................... 4
Chương I: Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và hội
nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của các NHTM Việt Nam ..... 6
I.Tổng quan về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam .......... 6
1.Khái niệm về NHTM ......................................................................................... 6
1.1.Khái niệm NHTM theo Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công
ty tài chính năm 1990 ........................................................................................... 6
1.2.Khái niệm NHTM theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 .......................... 7
1.3.Khái niệm NHTM theo quan niệm của các nước khác trên thế giới ................ 9
2.Chức năng, vai trò của NHTM trong nền kinh tế ............................................... 9
2.1.Chức năng trung gian tín dụng ........................................................................ 9
2.2.Chức năng trung gian thanh toán .................................................................. 10
2.3.Chức năng tạo tiền cho nền kinh tế ............................................................... 11
2.4.Chức năng cung ứng dịch vụ tài chính và các dịch vụ khác .......................... 12
3.Sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam ............................ 13
4.Các loại hình NHTM ở nước ta hiện nay ......................................................... 15
II.Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối
với các NHTM Việt Nam ................................................................................... 16
1.Bản chất và đặc trưng cơ bản của hội nhập quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng .. 16
2.Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam .... 17
3.Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng: Cơ hội và thách thức đối
với các NHTM Việt Nam ................................................................................... 22
3.1.Cơ hội ........................................................................................................... 23
3.2.Thách thức .................................................................................................... 25
4.Kinh nghiệm của Trung Quốc về cải cách hệ thống NHTM trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................... 27
4.1.Bối cảnh hệ thống NHTM Trung Quốc trước tiến trình hội nhập quốc tế ...... 27
4.2.Các diễn biến đáng chú ý trong quá trình cải cách hệ thống NHTM Trung
Quốc ................................................................................................................... 28
4.3.Bài học kinh nghiệm với Việt Nam ............................................................... 32
Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ......................................................... 34
I.Các chỉ tiêu đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của một NHTM ........... 34
1.Năng lực tài chính ............................................................................................ 34
2.Mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng sản phẩm dịch
vụ ....................................................................................................................... 35
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
2
3.Cơ cấu tổ chức, trình độ quản lý và hệ thống chi nhánh phân phối sản phẩm
dịch vụ ................................................................................................................ 36
4.Nguồn nhân lực ............................................................................................... 37
5.Trình độ công nghệ ngân hàng ......................................................................... 38
6.Thị phần trong nước trong các lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính ............... 38
7.Kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................................... 39
II.Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến trình
hội nhập kinh tế quốc tế ...................................................................................... 39
1.Thực trạng về năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam ............................. 40
1.1.Quy mô vốn tự có và mức độ an toàn vốn ..................................................... 40
1.2.Chất lượng tài sản “có” ................................................................................. 50
2.Thực trạng về mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ cung cấp và chất lượng
sản phẩm dịch vụ của các NHTM Việt Nam ....................................................... 58
3.Thực trạng trình độ quản lý, cơ cấu tổ chức và mạng lưới phân phối sản phẩm
dịch vụ của các NHTM Việt Nam ....................................................................... 63
4.Thực trạng về nguồn nhân lực của các NHTM Việt Nam ................................ 67
5.Thực trạng về trình độ công nghệ ngân hàng của các NHTM Việt Nam .......... 72
6.Thực trạng về thị phần trong nước của các NHTM Việt Nam trong các lĩnh
vực hoạt động kinh doanh chính ......................................................................... 76
6.1.Hoạt động huy động vốn và hoạt động tín dụng ............................................ 76
6.2.Hoạt động thanh toán quốc tế và chi trả kiều hối........................................... 78
6.3.Hoạt động kinh doanh ngoại hối ................................................................... 80
6.4.Hoạt động thẻ ............................................................................................... 81
7.Thực trạng về kết quả kinh doanh của các NHTM Việt Nam ........................... 82
Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các
NHTM Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ........................... 86
I.Các giải pháp vi mô nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và nâng cao năng
lực nội tại của các NHTM Việt Nam .................................................................. 86
1.Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và dài hạn của các NHTM Việt Nam
trên cơ sở điều tra, nghiên cứu thị trường một cách khoa học, toàn diện và chi
tiết ...................................................................................................................... 86
2.Tăng cường năng lực tài chính ......................................................................... 88
3.Đa dạng hoá danh mục sản phẩm dịch vụ cung cấp và không ngừng nỗ lực
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, phù hợp với năng lực, quy mô, chất
lượng hoạt động kinh doanh và nhu cầu của thị trường ....................................... 95
4.Nâng cao trình độ quản lý điều hành, hoàn thiện và hợp lý hoá cơ cấu tổ chức
và mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ .......................................................... 98
5.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................................. 100
6.Nâng cao trình độ công nghệ ngân hàng ........................................................ 105
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
3
II.Các giải pháp vĩ mô góp phần tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ
trợ nâng các NHTM Việt Nam nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và
năng lực cạnh tranh ........................................................................................... 107
1.Đẩy mạnh công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống các quy phạm pháp luật
điều chỉnh hoạt động tài chính, ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế ..... 107
2.Tiếp tục thực hiện cải cách hệ thống NHTM nhà nước và các DNNN, giảm
bớt sự can thiệp quá mức của Chính phủ và các cơ quan công quyền vào hoạt
động kinh doanh của các NHTM nhà nước nhằm tăng cường tính tự chủ, tính
tự chịu trách nhiệm của các NHTM nhà nước ................................................... 109
3. Xoá bỏ dần bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM trong nước đi đôi với nới
lỏng từng bước các quy định hạn chế mang tính hành chính đối với các NHTM
trong và ngoài nước nhằm tạo môi trường hoạt động kinh doanh minh bạch,
lành mạnh, bình đẳng hơn cho hệ thống NHTM Việt Nam ............................... 110
4.Nâng cao năng lực quản lý vĩ mô và vai trò giám sát của Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, ngân
hàng .................................................................................................................. 112
5.Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng công nghệ thông tin và thị trường tài
chính tiền tệ ...................................................................................................... 113
Kết luận ........................................................................................................... 114
Danh mục tài liệu tham khảo ......................................................................... 115
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
4
LỜI MỞ ĐẦU
Sau 20 năm đổi mới, với sự nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, nền
kinh tế Việt Nam đã và đang trong quá trình chuyển mình mạnh mẽ nhất từ trước đến nay
với những thành tựu to lớn, trở thành một điểm sáng kinh tế của khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Tuy nhiên, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay không cho
phép đất nước ta bằng lòng với những thành tựu ban đầu đó mà phải nỗ lực hơn nữa để trở
thành một đất nước giàu mạnh. Hội nhập kinh tế quốc tế để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và mục tiêu chủ nghĩa xã hội là chủ trương, đường
lối chủ đạo của đất nước ta trong thời đại mới.
Những thành tựu mà nền kinh tế Việt Nam đạt được trong những năm vừa qua có sự
đóng góp không nhỏ của ngành ngân hàng vốn được coi là huyết mạch, là thước đo trạng
thái của nền kinh tế. Với vị trí, vai trò quan trọng như vậy, trong tiến trình mở cửa, hội nhập
chung của nền kinh tế Việt Nam trong thế kỷ XXI, ngành ngân hàng, trong đó đặc biệt là các
NHTM không thể đứng ngoài cuộc mà phải giữ vai trò tiên phong trong công cuộc phát triển
kinh tế và xây dựng đất nước.
Hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng đang tạo ra nhiều cơ hội và tiềm
năng nhưng cũng không ít những khó khăn, thách thức cho các NHTM Việt Nam trong việc
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và khẳng định năng lực cạnh tranh trên thị trường
ngân hàng trong và ngoài nước. Chính vì vậy, việc đánh giá và phân tích thực trạng hoạt
động kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp để
đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong
tiến trình hội nhập quốc tế lĩnh vực tài chính, ngân hàng là một vấn đề hết sức cấp thiết và
mang nhiều ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Chính vì lý do đó, tác giả quyết định
chọn đề tài “Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài nghiên cứu của khoá luận tốt nghiệp.
Nội dung của khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
- Chương I: Khái quát về hệ thống NHTM Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế
trong lĩnh vực ngân hàng của các NHTM Việt Nam.
- Chương II: Thực trạng hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Chương III: Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của các NHTM
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
5
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo, TS. Nguyễn Văn Hồng, phó Hiệu
trưởng trường Đại học Ngoại thương Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn và đưa ra những
ý kiến đóng góp quý báu để em có thể hoàn thành tốt khoá luận tốt nghiệp của mình.
Em cũng xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thày, cô giáo, các cán bộ nhân viên
Khoa Kinh tế ngoại thương cũng như trường Đại học ngoại thương, những người đã trang
bị cho em những kiến thức chuyên môn và những kỹ năng cần thiết cũng như một môi trường
học tập nghiêm túc trong suốt hơn 4 năm học vừa qua. Đồng thời em cũng bảy tỏ lời cảm ơn
chân thành tới tất cả các cán bộ, nhân viên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các NHTM
Nhà nước, các NHTMCP, các NHTM liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại
Việt Nam và các cơ quan khác đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khoá luận tốt
nghiệp của mình.
Đề tài “Thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt
Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” là một đề tài có nội dung, đối tượng và
phạm vi nghiên cứu sâu rộng, do vậy trong khuôn khổ hạn hẹp của khoá luận tốt nghiệp, bài
viết không thể đề cập và đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện nhất toàn bộ thực trạng hoạt
động kinh doanh của các NHTM Việt Nam hiện nay và còn có những thiếu sót, hạn chế nhất
định. Vì vậy, em mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành, quý báu của các thày
cô giáo trong Hội đồng bảo vệ khoá luận tốt nghiệp, khoa Kinh tế Ngoại thương, trường Đại
học Ngoại thương và của toàn thể bạn đọc để khoá luận tốt nghiệp của em hoàn thiện và
mang tính thực tiễn cao hơn.
Hà Nội, tháng 10 năm 2006
Bùi Đức Hoàn
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
6
Chương I: Khái quát về hệ thống ngân hàng thương mại
Việt Nam và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực
ngân hàng của các NHTM Việt Nam
I.Tổng quan về sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam
1.Khái niệm về NHTM
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình ngân hàng ra đời sớm nhất xét về
mặt lịch sử ở các nước phương Tây. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các chức
năng, vai trò, đối tượng và phạm vi hoạt động kinh doanh của các NHTM ngày càng
trở nên đa dạng và phức tạp, do vậy mà ở các nước có rất nhiều quan niệm khác nhau
về NHTM. Tuy nhiên các nhà kinh tế học và luật gia ở các nước khác nhau đều thừa
nhận ở điểm chung là khái niệm NHTM được dùng để chỉ tổ chức làm chức năng thu
nhận tiền gửi của công chúng và đem số tiền đó cho người khác vay để kiềm lời. Do
việc đưa ra định nghĩa về NHTM phức tạp nên pháp luật các nước thường nêu ra một
số khía cạnh sau đây để phân biệt các hoạt động của NHTM với các hoạt động kinh
tế thương mại khác:
- Thực hiện các thao tác giao dịch ngân hàng (còn gọi là các thao tác nghiệp vụ
ngân hàng). Các thao tác giao dịch ngân hàng đó thường bao gồm các nghiệp vụ chủ
yếu là: Thu nhận tiền gửi của cá nhân, tổ chức và có hoàn trả; Cấp tín dụng cho người
đi vay dưới nhiều hình thức khác nhau để kiếm lời; Làm trung gian thanh toán và
quản lý các phương tiện thanh toán.
- Thực hiện các thao tác dịch vụ phi ngân hàng nhưng gắn với hoạt động ngân
hàng.
- Các tổ chức được làm các thao tác giao dịch đó khi được phép của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền .
Khái niệm NHTM theo pháp luật Việt Nam được hiểu như sau:
1.1.Khái niệm NHTM theo Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính năm 1990
Trước khi có Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính
năm 1990, khái niệm NHTM chưa từng được đề cập đến trong các văn bản pháp luật
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
7
Việt Nam. Trước đó, Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988 mới chỉ quy định các
nghiệp vụ của NHTM nhà nước dưới khái niệm “Ngân hàng chuyên doanh” ở điều 3,
theo đó các ngân hàng chuyên doanh là tổ chức kinh doanh trực tiếp, có tư cách
pháp nhân, bình đẳng trong quan hệ kinh doanh đối với các đơn vị và các thành phần
kinh tế cơ sở và trong hệ thống mỗi ngân hàng chuyên doanh. Các ngân hàng chuyên
doanh có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Tổ chức kinh doanh về tín dụng và dịch vụ ngân hàng, về ngoại hối, vàng
bạc, kim khí quý, đá quý trong và ngoài nước theo pháp luật.
- Huy động và khai thác các nguồn vốn nhàn rỗi bằng những biện pháp kinh tế
năng động, có hiệu quả (kể cả cổ phần, cổ phiếu); thực hiện cho vay vốn hoặc hùn
vốn khi cần thiết đối với các thành phần kinh tế.
- Thực hiện cấp phát và cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch
Nhà nước và trong phạm vi nguồn vốn ngân sách nhà nước chuyển sang.
Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990 đã lần
đầu tiên định nghĩa về NHTM như sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh
doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng
với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết
khấu và làm phương tiện thanh toán”.
1.2.Khái niệm NHTM theo Luật các tổ chức tín dụng năm 1997
Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 đã thừa kế định nghĩa NHTM trong Pháp
lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, ngoài ra có quy
định rõ ràng, đầy đủ và hoàn thiện hơn về NHTM. Luật không trực tiếp và chính thức
đưa ra định nghĩa về NHTM mà chỉ gián tiếp đề cập tới các nội dung chính của định
nghĩa về NHTM thông qua định nghĩa “ngân hàng” và “hoạt động ngân hàng”. Theo
đó:
- Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng phát
triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình
ngân hàng khác.
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Bùi Đức Hoàn-Lớp Pháp 1 K41E
Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội
8
- Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh toán.
Đến nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức
và hoạt động của NHTM, khái niệm NHTM đã được đề cập và định nghĩa rõ ràng
ngay trong Điều 1 như sau: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện
toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục
tiêu lợi nhuận góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.
Như vậy Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Nghị định 49 đã bao quát
được đầy đủ nội hàm và bản chất của NHTM. Về tư cách và tính chất loại hình doanh
nghiệp, cả Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Nghị định 49 đều coi NHTM là tổ chức
hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng chứ không chỉ là tổ chức kinh
daonh tiền tệ đơn thuần. Về nội dung hoạt động, so với Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác
xã tín dụng và công ty tài chính năm 1990, Luật các tổ chức tín dụng 1997 và Nghị
định 49 đưa ra nội dung hoạt động của NHTM rộng hơn ở chỗ hoạt động cấp tín dụng
rộng hơn hoạt động cho vay, và việc cung ứng dịch vụ thanh toán rộng hơn việc sử
dụng tiền gửi làm phương tiện thanh toán.
Mặt khác, so với Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính
năm 1990, Luật các tổ chức tín dụng cũng định hướng rõ hơn về mô hình tổ chức và
hoạt động của các NHTM. Theo Điều 32 của Pháp lệnh, NHTM ngoài việc thực hiện
các nghiệp vụ truyền thống, ngân hàng còn được thực hiện thêm một số nghiệp vụ
giống như công ty tài chính, đó là