Bắt đầu từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, nền kinh tế thế giới đã có sự chuyển biến sâu sắc, sự áp dụng các thành tựu
khoa học, kỹ thuật là động lực cơ bản làm thay đổi và tăng nhanh năng suất lao
động, lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển và mang tính xã hội hoá cao. Các
quốc gia đã nhận thức rõ sự phát triển của mỗi dân tộc phải đặt trong sự phát triển
chung của thời đại trong mối quan hệ kinh tế toàn cầu. Đầu tƣ quốc tế là sự di
chuyển các phƣơng tiện đầu tƣ nhƣ: tiền vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ từ nƣớc
này sang nƣớc khác để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tƣ sẽ quyết
định đầu tƣ vào những nơi có khả năng thực hiện đƣợc chi phí thấp nhất, chiếm lĩnh
đƣợc thị trƣờng, đạt đƣợc lợi nhuận cao,. trong đó thuế là một nhân tố quan trọn g
luôn đƣợc quan tâm.
Nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tƣ không chỉ đƣợc qui định bởi chính sách,
pháp luật thuế tại quốc gia của họ mà còn đƣợc điều chỉnh bởi chính sách, pháp luật
thuế của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ đến đầu tƣ. Nhƣ vậy, về mặt pháp lý
nhà đầu tƣ vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với quốc gia của mình, lại phải thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với quốc gia nơi thực hiện đầu tƣ, dẫn đến việc nộp thuế
trùng. Để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tƣ cũng nhƣ phân chia quyền lợi về thuế
giữa các quốc gia liên quan, cần có một giải pháp hợp lý để xử lý vấn đề này. Trong
bối cảnh đó, Chính phủ các nƣớc thống nhất ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập và tài sản.
Hiệp định nhằm không thu thuế trùng đối với thu nhập của nhà đầu tƣ ở các
quốc gia khác nhau, do đó góp phần xóa bỏ các rào cản về thƣơng mại, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, đầu tƣ, trao đổi thƣơng mại giữa hai bên
tham gia ký kết. Loại thuế đƣợc áp dụng trong Hiệp định là thuế trực thu, nhƣ: thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế đối với tài sản. Nội dung của
hiệp định thuế còn đề cập việc xác định quyền đánh thuế đƣợc phân chia giữa hai
nƣớc nhƣ thế nào hoặc quyền đánh thuế đƣợc dành hoàn toàn cho một trong hai
nƣớc (nếu áp dụng biên pháp miễn thuế). Khi quyền đánh thuế đƣợc phân định
trong hai nƣớc thì căn cứ vào nội luật của nƣớc có quyền đánh thuế để xác định chế
độ đánh thuế trên thu nhập đó.
2
Với vai trò quan trọng đó, việc ký kết và triển khai áp dụng các Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần một cách có hiệu quả thực sự cần thiết trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc ta hiện nay.
Để có một cái nhìn rõ nét nhất về các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại
Việt Nam cũng nhƣ việc áp dụng các quy định của nó vào thực tế, tác giả đã quyết
định chọn đề tài “Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp
125 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
---------***---------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG
HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
TẠI VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Bùi Phƣơng Lan
Lớp : Anh 7
Khóa : 45
Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Đào Ngọc Tiến
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH
THUẾ HAI LẦN .................................................................................................... 4
1.1. Thuế và thuế thu nhập ................................................................................ 4
1.1.1. Thuế ...................................................................................................... 4
1.1.2. Thuế thu nhập ....................................................................................... 5
1.1.3. Đánh thuế trùng .................................................................................... 9
1.2. Khái quát chung về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần ......................... 10
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................ 10
1.2.2. Mục tiêu .............................................................................................. 10
1.2.3. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định ........................................................... 10
1.2.4. Lịch sử hình thành và phát triển của các mẫu Hiệp định .................. 11
1.2.5. Các nội dung cơ bản của Hiệp định .................................................... 15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KÝ KẾT VÀ CƠ CHẾ ÁP DỤNG HIỆP ĐỊNH
TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM ......................................... 23
2.1. Thực trạng ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam ...... 23
2.1.1. Thực trạng ký kết ................................................................................ 23
2.1.2. Mẫu Hiệp định của Việt Nam ............................................................. 26
2.2. Cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam .......... 43
2.2.1. Phạm vi áp dụng Hiệp định ................................................................ 44
2.2.2. Phân định quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập (và tài sản) .... 48
2.2.3. Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam ................................ 77
2.2.4. Các quy định về thủ tục thực hiện Hiệp định ..................................... 81
2.3. Đánh giá chung về việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần tại Việt Nam ............................................................................................... 82
2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................. 82
2.3.2. Hạn chế còn tồn tại ............................................................................. 83
2.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 85
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆC KÝ KẾT VÀ ÁP
DỤNG HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN TẠI VIỆT NAM ........ 88
3.1. Xu hƣớng gia tăng ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần trên thế
giới .................................................................................................................... 88
3.2. Định hƣớng cải cách hệ thống thuế của Việt Nam ................................. 91
3.2.1. Mục tiêu .............................................................................................. 91
3.2.2. Các quan điểm cải cách hệ thống thuế Việt Nam ............................... 92
3.3. Khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần tại Việt Nam ......................................................................................... 94
3.3.1. Khuyến nghị đối với việc ký kết ........................................................... 94
3.3.2. Khuyến nghị đối với việc áp dụng ....................................................... 97
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 101
PHU LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1 – Sự khác nhau giữa hai mẫu Hiệp định OECD và UN và mối liên hệ với
mẫu Hiệp định của Việt Nam................................................................................. 28
Biểu đồ 1 - Phân chia các nƣớc ký kết theo khu vực .............................................. 23
Biểu đồ 2: Số lƣợng các hiệp định đầu tƣ song phƣơng (BITs) và hiệp định tránh
đánh thuế hai lần (DTTs), hàng năm và cộng dồn, từ năm 1999 đến năm 2008...... 89
Biểu đồ 3: Số lƣợng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đƣợc ký kết trong năm
2008, phân theo nhóm nƣớc ................................................................................... 89
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Bắt đầu từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật, nền kinh tế thế giới đã có sự chuyển biến sâu sắc, sự áp dụng các thành tựu
khoa học, kỹ thuật là động lực cơ bản làm thay đổi và tăng nhanh năng suất lao
động, lực lƣợng sản xuất ngày càng phát triển và mang tính xã hội hoá cao. Các
quốc gia đã nhận thức rõ sự phát triển của mỗi dân tộc phải đặt trong sự phát triển
chung của thời đại trong mối quan hệ kinh tế toàn cầu. Đầu tƣ quốc tế là sự di
chuyển các phƣơng tiện đầu tƣ nhƣ: tiền vốn, tài sản, kỹ thuật công nghệ… từ nƣớc
này sang nƣớc khác để kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Các nhà đầu tƣ sẽ quyết
định đầu tƣ vào những nơi có khả năng thực hiện đƣợc chi phí thấp nhất, chiếm lĩnh
đƣợc thị trƣờng, đạt đƣợc lợi nhuận cao,... trong đó thuế là một nhân tố quan trọng
luôn đƣợc quan tâm.
Nghĩa vụ về thuế của nhà đầu tƣ không chỉ đƣợc qui định bởi chính sách,
pháp luật thuế tại quốc gia của họ mà còn đƣợc điều chỉnh bởi chính sách, pháp luật
thuế của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà họ đến đầu tƣ. Nhƣ vậy, về mặt pháp lý
nhà đầu tƣ vừa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đối với quốc gia của mình, lại phải thực
hiện nghĩa vụ thuế đối với quốc gia nơi thực hiện đầu tƣ, dẫn đến việc nộp thuế
trùng. Để bảo đảm quyền lợi của nhà đầu tƣ cũng nhƣ phân chia quyền lợi về thuế
giữa các quốc gia liên quan, cần có một giải pháp hợp lý để xử lý vấn đề này. Trong
bối cảnh đó, Chính phủ các nƣớc thống nhất ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai
lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế đánh vào thu nhập và tài sản.
Hiệp định nhằm không thu thuế trùng đối với thu nhập của nhà đầu tƣ ở các
quốc gia khác nhau, do đó góp phần xóa bỏ các rào cản về thƣơng mại, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế, đầu tƣ, trao đổi thƣơng mại giữa hai bên
tham gia ký kết. Loại thuế đƣợc áp dụng trong Hiệp định là thuế trực thu, nhƣ: thuế
thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế đối với tài sản. Nội dung của
hiệp định thuế còn đề cập việc xác định quyền đánh thuế đƣợc phân chia giữa hai
nƣớc nhƣ thế nào hoặc quyền đánh thuế đƣợc dành hoàn toàn cho một trong hai
nƣớc (nếu áp dụng biên pháp miễn thuế). Khi quyền đánh thuế đƣợc phân định
trong hai nƣớc thì căn cứ vào nội luật của nƣớc có quyền đánh thuế để xác định chế
độ đánh thuế trên thu nhập đó.
1
Với vai trò quan trọng đó, việc ký kết và triển khai áp dụng các Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần một cách có hiệu quả thực sự cần thiết trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế của đất nƣớc ta hiện nay.
Để có một cái nhìn rõ nét nhất về các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại
Việt Nam cũng nhƣ việc áp dụng các quy định của nó vào thực tế, tác giả đã quyết
định chọn đề tài “Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế
hai lần tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của khóa luận này là nhằm đƣa ra cho ngƣời đọc có cái
nhìn chính xác nhất về thực trạng ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa
chính phủ Việt Nam và các nƣớc, đồng thời trên cơ sở phân tích mẫu Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần của Việt Nam cũng nhƣ các Hiệp định mà Việt Nam đã ký
kết, luận văn làm rõ những cơ chế áp dụng của Hiệp định tại Việt Nam, nhƣ việc
phân chia quyền đánh thuế đối với các loại thu nhập, các biện pháp xóa bỏ việc
đánh thuế hai lần và các thủ tục pháp lý trong quá trình áp dụng Hiệp định.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là các hiệp định tránh đánh thuế hai lần
mà Việt Nam đã ký kết và cơ chế, các quy định của Việt Nam nhằm thực hiện các
hiệp định đó.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là mẫu Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
của Việt Nam năm 2007 do Tổng Cục thuế soạn thảo và đƣợc Bộ Tài chính phê
duyệt, qua đó liên hệ tới một số Hiệp định mà Việt Nam đã ký kết từ năm 1992 tới
nay; ngoài ra khóa luận còn nghiên cứu các văn bản luật, dƣới luật liên quan đến
Hiệp định để thấy rõ đƣợc cơ chế áp dụng của các Hiệp định này tại Việt Nam, đặc
biệt là Thông tƣ số 133/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn và giải thích
nội dung các điều khoản của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và
các nƣớc đã ký kết và có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận kết hợp sử dụng đồng bộ các phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so
sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ
vấn đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và phần phụ lục, khóa luận đƣợc chia
thành ba chƣơng:
2
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần
Chương 2: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh
thuế hai lần tại Việt Nam
Chương 3: Một số khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định
tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
- Thạc sĩ: Đào Ngọc Tiến – Giảng viên, Phó Trƣởng phòng Quản lý khoa
học, Trƣờng Đại học Ngoại Thƣơng Hà Nội
- Chị: Hoàng Thị Thanh Bình – Phó trƣởng Ban Ban Hợp tác quốc tế, Tổng
Cục Thuế Việt Nam
đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả hoàn thành tốt bài luận văn này.
Mặc dù đã rất cố gắng, nhƣng do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận
không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả hy vọng nhận đƣợc các ý kiến góp ý để khóa
luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện
BÙI PHƢƠNG LAN
3
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆP ĐỊNH
TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN
1.1. Thuế và thuế thu nhập
1.1.1. Thuế
Nhƣ chúng ta đã biết, thuế là một công cụ quan trọng mà bất kỳ Nhà nƣớc
nào cũng sử dụng để hoàn thành chức năng của mình.
GS.TS Bùi, Xuân Lƣu; TS. Nguyễn, Hữu Khải; Th.S Nguyễn, Xuân Nữ
(2003, tr.13) đã kết luận rằng: “Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân
có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nƣớc theo luật định để đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo
chức năng của Nhà nƣớc. Ngƣời đóng thuế đƣợc hƣởng hợp pháp phần thu nhập
còn lại.”
Nhƣ vậy, thuế trƣớc hết phải là một phần thu nhập. Thu nhập của mỗi một tổ
chức, cá nhân sẽ đƣợc chia ra làm hai phần, một phần để nộp thuế và phần còn lại
để tái sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hay tiết kiệm tùy thuộc vào quyết định của tổ
chức, cá nhân đó. Thứ hai, thuế là một trong những nghĩa vụ mang tính bắt buộc mà
mỗi tổ chức, cá nhân phải thực hiện theo luật định, việc quy định nghĩa vụ đóng góp
của nhân dân do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nƣớc là Quốc hội ban hành
thành văn bản pháp quy dƣới dạng luật hoặc các bộ luật.
Nộp thuế vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của bất kỳ tổ chức, cá nhân nào.
Quyền lợi của ngƣời đóng thuế là những lợi ích kinh tế, phúc lợi xã hội do các
khoản đầu tƣ từ thuế của ngân sách Nhà nƣớc mang lại, ví dụ nhƣ các hệ thống giao
thông, thủy điện, trƣờng học, bệnh viện…
Đối với mỗi tổ chức, cá nhân sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho
Nhà nƣớc theo luật định, phần thu nhập còn lại thuộc sở hữu hợp pháp của họ.
Thuế gắn liền với sự ra đời và tồn tại của Nhà nƣớc, do đó thuế mang bản
chất kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà
nƣớc để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu của chính nó. Tuy nhiên, qua thu thuế
phải tác động tới sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển,
nếu mức động viên về thuế không hợp lý, chỉ nhằm đảm bảo các nhu cầu chi tiêu
của Nhà nƣớc mà bỏ qua đảm bảo tăng trƣởng về kinh tế thì sẽ dẫn đến hậu quả xấu
nhiều mặt cả về kinh tế - chính trị. Bên cạnh đó, thuế còn là công cụ quản lý và điều
chỉnh vĩ mô nền kinh tế quốc dân, bởi vì chính sách thuế có ảnh hƣởng trực tiếp tới
giá cả, tới quan hệ cung cầu, tới cơ cấu đầu tƣ và sự phát triển cũng nhƣ suy thoái
4
của nền kinh tế mỗi quốc gia. Ngoài ra, thuế còn góp phần điều hòa thu nhập, thực
hiện công bằng xã hội.
Tùy theo cách phân loại mà chúng ta có các loại thuế khác nhau: thuế trực
thu, thuế gián thu, thuế hàng hóa dịch vụ, thuế tài sản, thuế thu nhập. Hiện nay, tại
Việt Nam có các sắc thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất, nhập khẩu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Thuế nhà, đất
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp
- Thuế tài nguyên
- Thuế chuyển quyền sử dụng đất
- Thuế môn bài
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ xin trình bày tóm tắt về loại
thuế thu nhập, gồm hai sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá
nhân. Trong đó lƣu ý tới các nguyên tắc đánh thuế thu nhập.
1.1.2. Thuế thu nhập
Thuế thu nhập là một loại thuế trực thu đánh trực tiếp vào thu nhập thực tế
của các tổ chức và cá nhân.
Tại Việt Nam, thuế thu nhập gồm có 2 sắc thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp
và thuế thu nhập cá nhân.
1.1.2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp xuất hiện rất sớm trong lịch sử phát triển của
thuế. Hiện nay ở các nƣớc phát triển, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách nhà nƣớc và thực
hiện phân phối thu nhập.
Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.
Cùng với công cuộc cải cách thuế năm 1990, Luật thuế lợi tức đã đƣợc ban
hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhƣợc
điểm và không còn phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai
5
đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy,
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã đƣợc ban hành nhằm đảm bảo sự phù hợp với
yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới.
Qua lần sửa đổi bổ sung đầu tiên, Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam thông qua Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ngày 17/06/2003, có hiệu lực
thi hành ngày 01/01/2004 đồng thời bãi bỏ Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm
1997. Lần sửa đổi bổ sung thứ hai, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới nhất đƣợc
Quốc hội thông qua ngày 03/06/2008, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2009, đây cũng
chính là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tại Việt Nam, trong đó quy
định về ngƣời nộp thuế, thu nhập chịu thuế, thu nhập đƣợc miễn thuế, căn cứ tính
thuế, phƣơng pháp tính thuế và ƣu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Khoản 2, điều 2, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện hành quy
định: “Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phải
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhƣ sau:
- Doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam
nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế
phát sinh ngoài Việt Nam;
- Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh
ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú đó;
- Doanh nghiệp nƣớc ngoài có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam nộp thuế
đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản thu nhập này không
liên quan đến hoạt động của cơ sở thƣờng trú;
- Doanh nghiệp nƣớc ngoài không có cơ sở thƣờng trú tại Việt Nam
nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.”
Điều 3, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam hiện hành quy định:
“Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất – kinh doanh
hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác. Thu nhập khác bao gồm thu nhập từ chuyển
nhƣợng vốn, chuyển nhƣợng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử
dụng tài sản; thu nhập từ chuyển nhƣợng, cho thuê, thanh lý tài sản; thu nhập từ lãi
tiền gửi cho vay vốn, bán ngoại tệ; hoàn nhập các khoản dự phòng; thu khoản nợ
khó đòi đã xóa nay đòi đƣợc; thu khoản nợ phải trả không xác định đƣợc chủ, khoản
thu nhập từ kinh doanh từ những năm trƣớc bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác,
kể cả thu nhập nhận đƣợc từ hoạt động sản xuất, kinh doanh ở ngoài Việt Nam”
6
Nhƣ vậy có thể kết luận rằng: “Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế
trực thu đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất – kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế.”
1.1.2.2. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân đã đƣợc áp dụng từ lâu ở các nƣớc phát triển, đối
tƣợng nộp thuế này là mọi dân cƣ trong nƣớc và ngƣời nƣớc ngoài có thu nhập phát
sinh ở nƣớc sở tại, không phân biệt nghề nghiệp và địa vị xã hội. Đồng thời, tùy
theo tính chất của các khoản thu nhập cá nhân, ngƣời ta chia thu nhập làm hai loại:
thu nhập thƣờng xuyên và thu nhập không thƣờng xuyên để tính thuế cho phù hợp.
Lần đầu tiên ở Anh vào năm 1799, thuế thu nhập cá nhân đƣợc đƣa vào thực hiện
nhƣ một hình thức thu tạm thời nhằm mục đích trang trải cho cuộc chiến tranh
chống Pháp và đƣợc chính thức áp dụng vào năm 1942. Sau đó nhiều nƣớc tƣ bản
phát triển khác cũng áp dụng thuế này nhƣ: ở Nhật Bản năm 1887, Đức năm 1899,
Mỹ năm 1903, Pháp năm 1916 và Liên Xô năm 1922.
Ở Việt Nam, ngày 27/12/1990, Chủ tịch nƣớc đã ký lệnh công bố Pháp lệnh
thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao và đã đƣợc ủy ban thƣờng vụ quốc hội
thông qua. Để cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc, kể từ khi ban hành đến khi chấm dứt hiệu lực đã có 6 lần
sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao: lần thứ
nhất vào ngày 10/03/1992, lần thứ 2 vào ngày 01/06/1994, lần thứ ba vào ngày
06/02/1997, lần thứ tƣ vào ngày 30/06/1999, lần thứ năm vào ngày 13/06/2001 và
lần thứ sáu là Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung số 14/2004/PL-UBTVQH11 ban hành
năm 2004.
Để nâng cao hơn nữa tính chất quan trọng và phải có các biện pháp chế tài
đủ mạnh để việc thực hiện thu thuế thu nhập cá nhân đƣợc đi vào ổn định, có hiệu
quả và công bằng; tại kỳ họp Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số
04/2007/QH12 – Luật thuế thu nhập cá nhân, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2009;
đồng thời bãi bỏ Pháp lệnh thuế thu nhập đối với ngƣời có thu nhập cao số
35/2001/PL-UBTVQH10 đã đƣợc sửa đổi bổ sung một số điều theo Pháp lệnh số
14/2004/PL-UBTVQH11. Theo đó là nghị định số 100/2008/NĐ-CP đƣợc ban hành
ngày 08/09/2008 hƣớng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân và thông tƣ số
84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hƣớng dẫn thi hành một số điều của
Luật thuế thu nhập cá nhân và hƣớng dẫn Nghị định số 100/2008/NĐ-CP quy định
chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.
7
Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân Việt Nam hiện hành quy định về đối
tƣợng nộp thuế nhƣ sau:
“1. Đối tƣợng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cƣ trú có thu nhập chịu
thuế quy đị