Khóa luận Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010

Lao động là một hoạt động sống của con người. Lao động làm cho con người sáng tạo và văn minh. Bên cạnh đó nó còn tạo ra giá trịvật chất tinh thần cho xã hội. Cùng với sựphát triển của xã hội thì hoạt động lao động sản xuất cũng phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp. Ởnước ta trong những năm trước đây do phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên nền kinh tếchậm phát triển với cơsởsản xuất và trang thiết bị, máy móc lạc hậu. Người công nhân phải lao động trong điều kiện môi trường xấu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Trong giai đoạn hiện nay với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các ngành công nghiệp đều phát triển, đã tạo việc làm cho một lực lượng lớn người lao động, trong đó có ngành công nghiệp giầy da. Hiện nay cảnước có khoảng trên 800.000 công nhân làm việc trong các cơsởsản xuất giầy. Có 3 nguyên liệu chính đểsản xuất giầy là: Da và giảda, đế, các nguyên liệu phụtrợnhưkeo dán, chỉkhâu, cúc, gót.Trong quy trình sản xuất giầy đã phát sinh nhiều yếu tố độc hại đối với sức khỏe người lao động đặc biệt là DMHC (chiếm tỷlệ90,3% trong keo mủcao su và 50% trong keo polychloprene). Các chất dung môi hữu cơcó ảnh hưởng đến hệthần kinh, hệtạo máu, gây giảm sức nghe và những ảnh hưởng khác. Đó là benzen hoặc đồng đẳng của nó nhưtoluen, xylen, và xăng, hỗn hợp hexane - axeton - toluen. Ngoài ra còn có nhiều các yếu tốkhác ảnh hưởng tới sức khỏe của người công nhân trong sản xuất giầy như: Bụi, tiếng ồn, khí hậu nóng ẩm. Chính vì vậy việc nghiên cứu môi trường lao động cũng nhưsức khỏe công nhân giầy là rất cần thiết.

pdf61 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2948 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng môi trường và tình hình sức khỏe công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại công ty cổ phần giầy Hải Dương năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI MAI TUẤN HƯNG THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CÔNG NHÂN TIẾP XÚC VỚI DUNG MÔI HỮU CƠ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG NĂM 2010 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA KHÓA HỌC 2005-2011 HÀ NỘI-2011 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI MAI TUẤN HƯNG THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CÔNG NHÂN TIẾP XÚC VỚI DUNG MÔI HỮU CƠ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẦY HẢI DƯƠNG NĂM 2010 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA KHÓA HỌC 2005-2011 Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS: Nguyễn Thị Bích Liên HÀ NỘI-2011 3 LỜI CẢM ƠN Với lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc em xin gửi lời cảm ơn tới: Ban giám hiệu trường Đại học Y Hà Nội, phòng đào tạo đại học đã tạo mọi điều kiện cho em được học tập, rèn luyện trong suốt thời gian học tập tại trường. Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Viện YHDP và YTCC đã giúp em có được những kiến thức cơ bản nhất về phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản nhất để thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Em xin trân trọng cảm ơn GS.TS TRƯƠNG VIỆT DŨNG Viện trưởng viện đào tạo YHDP và YTCC cùng các thầy cô giáo của viện đã dạy bảo chúng em trong năm học vừa qua. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS NGUYỄN THỊ BÍCH LIÊN đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, các cô trong trường Đại học Y Hà Nội đã tạo mọi điều kiện cho chúng em được học tập trong suốt khóa học. Cháu xin cảm ơn các cô bác cán bộ, công nhân Công ty cổ phần giầy Hải Dương đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng cháu trong quá trình thu thập số liệu tại công ty. Xin cảm ơn các bạn cùng khóa và người thân đã giúp đỡ, động viên tôi rất nhiều trong học tập, phấn đấu và rèn luyện. Hà Nội, ng ày 13 tháng 6 năm 2011 Sinh viên Mai Tuấn Hưng 4 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BHLĐ : Bảo hộ lao động DMHC : Dung môi hữu cơ ĐNN : Điếc nghề nghiệp HA : Huyết áp HST : Huyết sắc tố YHLĐ : Y học lao động PX : Phân xưởng RHM : Răng hàm mặt SLHC : Số lượng hồng cầu SLBC : Số lượng bạch cầu SLTC : Số lượng tiểu cầu TCCP : Tiêu chuẩn cho phép THTL : Thiếu hụt thính lực THC : Toluen, Hexan, dẫn xuất Hydrocacbon TK : Thần kinh TMH : Tai mũi họng VPQ : Viêm phế quản VKH : Vi khí hậu VSCN : Vệ sinh cá nhân VSMT : Vệ sinh môi trường. VSLĐ : Vệ sinh lao động 5 M ỤC L ỤC ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1:TỔNG QUAN ................................................................................. 8 1.1 Vai trò và xu thế phát triển của ngành đóng giầy: ................................... 8 1.2 Môi trường lao động: ............................................................................... 9 1.3 Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe công nhân: ................ 12 1.4 Những nghiên cứu về môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ trong và ngoài nước: .................. 17 Chương 2:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 22 2.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 22 2.2. Phương pháp nghiên cứu: ..................................................................... 22 2.3 Kỹ thuật thu thập số liệu: ....................................................................... 28 2.4 Xử lý số liệu: .......................................................................................... 28 2.5 Khống chế sai số: ................................................................................... 28 2.6 Thời gian nghiên cứu: ............................................................................ 28 2.7 Đạo đức nghiên cứu: .............................................................................. 28 Chương 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 29 3.1. Kết quả đo môi trường lao động tại Công ty giầy Hải Dương: ............ 29 3.2. Kết quả phỏng vấn người lao động: ..................................................... 31 3.3. Tình hình sức khỏe người lao động: ..................................................... 35 Chương 4:BÀN LUẬN ................................................................................... 45 4.1 Thông tin chung: .................................................................................... 45 4.2. Đặc điểm môi trường lao động của công ty giầy Hải Dương: ............. 45 4.3. Đặc điểm sức khỏe bệnh tật của công nhân công ty giầy Hải Dương: 47 4.4 Kết quả xét nghiệm: ............................................................................... 49 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 51 1. Môi trường lao động của công ty giầy Hải Dương: ............................. 51 2. Thực trạng sức khỏe công nhân: .......................................................... 51 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 52 1. Biện pháp đối với môi trường lao động: .............................................. 52 2. Biện pháp đối với những công nhân có sức khỏe yếu, kém.47 3. Biện pháp chung: .................................................................................. 52 LỜI CAM ĐOAN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 6 ĐẶT VẤN ĐỀ Lao động là một hoạt động sống của con người. Lao động làm cho con người sáng tạo và văn minh. Bên cạnh đó nó còn tạo ra giá trị vật chất tinh thần cho xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội thì hoạt động lao động sản xuất cũng phát triển ngày càng đa dạng và phức tạp. Ở nước ta trong những năm trước đây do phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh nên nền kinh tế chậm phát triển với cơ sở sản xuất và trang thiết bị, máy móc lạc hậu. Người công nhân phải lao động trong điều kiện môi trường xấu, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân. Trong giai đoạn hiện nay với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước các ngành công nghiệp đều phát triển, đã tạo việc làm cho một lực lượng lớn người lao động, trong đó có ngành công nghiệp giầy da. Hiện nay cả nước có khoảng trên 800.000 công nhân làm việc trong các cơ sở sản xuất giầy. Có 3 nguyên liệu chính để sản xuất giầy là: Da và giả da, đế, các nguyên liệu phụ trợ như keo dán, chỉ khâu, cúc, gót...Trong quy trình sản xuất giầy đã phát sinh nhiều yếu tố độc hại đối với sức khỏe người lao động đặc biệt là DMHC (chiếm tỷ lệ 90,3% trong keo mủ cao su và 50% trong keo polychloprene). Các chất dung môi hữu cơ có ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hệ tạo máu, gây giảm sức nghe và những ảnh hưởng khác. Đó là benzen hoặc đồng đẳng của nó như toluen, xylen, và xăng, hỗn hợp hexane - axeton - toluen. Ngoài ra còn có nhiều các yếu tố khác ảnh hưởng tới sức khỏe của người công nhân trong sản xuất giầy như: Bụi, tiếng ồn, khí hậu nóng ẩm... Chính vì vậy việc nghiên cứu môi trường lao động cũng như sức khỏe công nhân giầy là rất cần thiết. Đã có những nghiên cứu về môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ như nghiên cứu của Trương Hồng Vân về môi trường lao động và tình hình sức khỏe của công nhân tiếp xúc với DMHC tại công ty giầy Yên Viên, Nguyễn Thị Minh Ngọc nghiên 7 cứu về môi trường lao động và một số biểu hiện độc hại thần kinh của công nhân giầy da Hà Nội... Để có thêm những thông tin về môi trường lao động cũng như tình hình sức khỏe bệnh tật của công nhân tiếp xúc với dung môi hữu cơ tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này với 2 mục tiêu sau: 1. Khảo sát môi trường lao động tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương. 2. Mô tả tình trạng sức khỏe và bệnh tật của công nhân tiếp xúc với DMHC tại Công ty cổ phần giầy Hải Dương. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp cải thiện môi trường và bảo vệ sức khỏe người lao động. 8 Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Vai trò và xu thế phát triển của ngành đóng giầy: Năm 2010, ngành da giầy Việt Nam đã có tốc độ tăng trưởng khá mạnh với kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đạt 4,06 tỷ USD, gần bằng với kim ngạch cả năm 2009 và đạt mức tăng trưởng tới 24,8%, xếp hạng thứ hai về xuất khẩu của cả nước. Chiến lược phát triển ngành giầy Việt Nam vừa được Ban chấp hành Hiệp hội Da Giầy Việt Nam xây dựng nổi bật 2 nội dung lớn: - Một là: chuyển từ thế chỉ sản xuất cho xuất khẩu sang thế cân bằng giữa xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. - Hai là: phải nhanh chóng giảm tỷ lệ gia công đối với giầy dép xuất khẩu. Ngày 25/11, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 6209/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành da – giầy Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Mục tiêu chung phát triển đến năm 2020 là xây dựng ngành da giầy trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn quan trọng của nền kinh tế, tiếp tục giữ vị trí trong nhóm các nước sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm da giầy hàng đầu thế giới và tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội trên cơ sở thu nhập của người lao động ngày càng được nâng cao, thực hiện trách nhiệm xã hội ngày càng tốt, số lượng lao động được qua đào tạo ngày càng tăng. Với tốc độ tăng trưởng dự kiến, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành năm 2015 là 9,1 tỷ USD, năm 2020 là 14,5 tỷ USD và năm 2025 đạt 21 tỷ USD. Đồng thời, nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt trong quá trình xây dựng Quy hoạch 9 trong giai đoạn 2020, tầm nhìn 2025, trong đó phấn đấu năm 2015 tỷ lệ nội địa hoá đạt 60 - 65%, năm 2020 đạt 75 - 80 % và năm 2025 đạt 80 - 85%. Để thực hiện được những mục tiêu này, đòi hỏi không chỉ sự nỗ lực của toàn ngành mà còn rất cần sự nỗ lực của nhà nước và các cơ quan hữu quan, trong đó có sự tác động tích cực của đơn vị và những chuyên gia đang làm công tác bảo vệ môi trường. 1.2 Môi trường lao động: • Khái niệm môi trường lao động: Môi trường lao động là nơi con người tiến hành các hoạt động lao động và phục vụ sản xuất. Các yếu tố môi trường gặp trong lao động đó là: Các yếu tố vật lý, hóa học, tâm lý – xã hội • Các yếu tố đánh giá tác hại môi trường lao động: ¾ Vi khí hậu: Các yếu tố của VKH bao gồm: Nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, tốc độ chuyển động của không khí và cường độ bức xạ nhiệt từ các bề mặt xung quanh. Đó là những yếu tố vật lý của môi trường không khí có liên quan đến quá trình điều hòa thân nhiệt của cơ thể. VKH sản xuất chi phối tình trạng sức khỏe và khả năng làm việc của con người lao động trong suốt thời gian người đó làm việc. Điều kiện VKH xấu (nóng, lạnh, ẩm ướt quá) sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, cản trở con người làm việc [20], [21]. Theo nghiên cứu của Trương Hồng Vân (2001) tại hai vị trí được đo là PX may, PX hoàn chỉnh của Công ty giầy Yên Viên cho thấy: Nhiệt độ tại hai vị trí làm việc này so với nhiệt độ bên ngoài trời chênh nhau là 5,40C và 0,70C nên vào những ngày nóng trời thì nhiệt độ vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. Điều này làm ảnh hưởng tới khả năng lao động của CN [26]. 10 ¾ Tiếng ồn: Tiếng ồn là tập hợp của những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau kết hợp một cách lộn xộn, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, cản trở người làm việc và nghỉ ngơi. Tiếng ồn không ổn định tác hại mạnh hơn tiếng ồn ổn định. Tác hại của tiếng ồn đối với cơ thể được biểu hiện rõ rệt nhất trong điều kiện sản xuất, vì có nhiều bộ phận phát ra tiếng ồn [20], [21]. Tiếp xúc với tiếng ồn > 90 dBA ngoài khả năng gây ĐNN, còn làm rối loạn hệ thống vận mạch, gây tăng HA, suy nhược TK và hội chứng dạ dày tá tràng. Trong nghiên cứu này tỷ lệ ù tai (80%), nghe kém (52%) [28]. Theo Nguyễn Thị Toán cho thấy CN khai thác đá phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn hầu hết vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép và tiếng ồn cao nhất ở khoan và nghiền đá óc nơi vượt TCCP từ 10 – 18 dBA. Trong nghiên cứu này tỷ lệ ĐNN của CN khai thác đá là 17,27%, cao nhất là nhóm CN khoan (23,6%). CN bị ù tai từ 80 – 97,6%, đau đầu từ 72 – 85,7%, mất ngủ từ 68 – 81%, hội chứng dạ dày – tá tràng từ 14,3 – 32%, tăng HA từ 14,3 – 18,3% [24]. Với ngành giầy nguồn gốc tiếng ồn chủ yếu là do tiếng động cơ của các loại máy chặt, máy đùn viền, máy đập và máy mài đế gây ra [26]. ¾ Ô nhiễm bụi: Bụi là một dạng khí dung có các hạt phân tán rắn, được hình thành do sự nghiền nát cơ học các vật rắn như: nứt vỡ, nghiền xay, đập nát Người ta quan tâm nhiều đến bụi có chứa hàm lượng silic tự do gây bệnh bụi phổi – silic. Nghiên cứu những tác hại của bụi đối với sức khỏe người lao động, đặc biệt là viêm phế quản (VPQ) mạn tính do bụi. Các tác giả đã nhận thấy rằng: Số CN mắc VPQ mạn tính nhưng chưa có biểu hiện rối loạn chức năng hô hấp thường có tuổi nghề >10 năm, cùng với bệnh VPQ mạn tính còn có cả 11 biểu hiện rối loạn thông khí với những CN chịu tác động phối hợp giữa bụi với tiếng ồn và rung [19]. Theo Trần Như Nguyên (1996) nghiên cứu ảnh hưởng của bụi và hơi khí độc gây VPQ mạn tính ở CN xí nghiệp Dược phẩm trung ương 2: Hơn 1/3 (35,69%) CN có chức năng hô hấp bất thường (đủ ba hội chứng hạn chế, hội chứng tắc nghẽn, hội chứng hỗn hợp) [16]. Đối với CN sản xuất giầy có tới 65% thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, trong đó CN làm việc tại vị trí máy chặt đế cao su là có bụi trọng lượng cao nhất (6,8 mg/m3) với tỷ lệ SiO2 là 16%. Tuy vẫn nằm trong giới hạn cho phép song cần đảm bảo đầy đủ các biện pháp nhằm bảo vệ tốt đường hô hấp cho CN để hạn chế tới mức tối đa có thể nguy cơ mắc bệnh bụi phổi silic ở CN [26]. ¾ Các yếu tố hóa học: Hơi khí độc trong công nghiệp là một chất độc công nghiệp có thể là nguyên liệu để sản xuất, thành phẩm, bán thành phẩm hoặc chất thải bỏ trong quá trình sản xuất. Nếu tiếp xúc với các hóa chất trong thời gian dài, không những ảnh hưởng đến da mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ các bộ phận khác của cơ thể như: hô hấp, tim mạch, tiêu hóa.... Sự kết hợp giữa nồng độ các hóa chất và điều kiện làm việc ở nhiệt độ cao, làm tăng khả năng bay hơi của các chất độc và đồng thời tăng hô hấp, tuần hoàn, dẫn đến tăng khả năng hấp thu chất độc [27]. Đối với ngành công nghiệp sản xuất giầy thì CN chủ yếu phải tiếp xúc thường xuyên với các hơi khí độc là NH3, xăng công nghiệp, toluen và hexan. Nếu người CN làm việc trong môi trường có nồng độ hơi khí độc vượt quá TCCP, người CN hít phải gây cảm giác khó chịu, có thể mắc các bệnh gây tổn thương đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Thời gian tiếp xúc càng lâu thì các triệu chứng này tăng lên rõ rệt [26]. 12 ¾ Các stress nghề nghiệp: Các stress về điều kiện môi trường lao động bao gồm: Tiếng ồn, nóng, thông khí kém, thiếu ánh sáng, thiết kế thiếu ecgonomi đều có liên quan đến sự phàn nàn về sức khỏe, tâm sinh lý người lao động. Theo Trần Như Nguyên nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lao động nóng ẩm, nóng khô đến sức khỏe CN đã phát hiện 10 Stress nóng, 16 ± 2% say nóng, nhiễm độc CO, các bệnh có tỷ lệ cao: mũi, họng, mắt...[16]. ¾ Ecgonomi vị trí lao động: Khi nói về ecgonomi vị trí lao động người ta đề cập đến hàng loạt vấn đề về thiết kế vị trí lao động, tư thế lao động bắt buộc, thiết bị lao động, không gian làm việc, hệ thống người – máy, ca lao động. Nếu mọi hoạt động trong quá trình lao động không thoải mái, gò bó, gây căng thẳng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động và dễ gây tai nạn lao động [5]. ¾ Tổ chức lao động: Lao động ca kíp cũng là một yếu tố áp lực công việc gây tác động sức khỏe và an toàn nghề nghiệp. Lao động ca thường ảnh hưởng tới những hành vi sức khỏe như thay đổi giấc ngủ, thói quen ăn uống, tăng sử dụng thuốc lá, rượu. Tổ chức lao động: Nhiều nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng tâm sinh lý có liên quan đến yếu tố tổ chức lao động, kỹ năng nghề cũng tác động đến hậu quả sức khỏe [33]. 1.3 Ảnh hưởng của điều kiện lao động tới sức khỏe công nhân: Chúng ta biết rằng những bất hợp lý của môi trường lao động như cường độ tiếng ồn quá cao, cường độ chiếu sáng không đảm bảo, nơi làm việc quá bụi hay nồng độ hơi khí độc quá cao. Những bất hợp lý về tổ chức lao động, về phương tiện công cụ, máy móc cũng như bất hợp lý khác về cường 13 độ lao động, tư thế lao động là những yếu tố bất hợp lý của điều kiện lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, đồng thời ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của nhiều người lao động. Lao động trong điều kiện VKH nóng ẩm như Việt Nam thì tác động của VKH nóng phối hợp với các yếu tố độc hại khác như hơi khí độc xylen, benzen, toluen, hexane và bụi là tác nhân gây cản trở hô hấp mạnh và làm tăng ảnh hưởng xấu tới người lao động, CN nhanh chóng mệt mỏi về thể lực và TK tâm lý, biến đổi một loạt chức năng sinh lý cơ bản, giảm sút khả năng lao động, kéo dài thời gian phản xạ TK dẫn đến tai nạn lao động. Nếu tác động đó kéo dài gây suy giảm sức khỏe, tăng tỷ lệ bệnh tật. Nhất là các bệnh đường hô hấp, tai mũi họng mặt khác làm tăng tỷ lệ các bệnh đặc biệt như bệnh của hệ thống tiêu hóa, TK, tim mạch, tiết niệu. Ảnh hưởng của môi trường lao động, nhất là tác động phối hợp giữa các yếu tố tác hại nghề nghiệp tới các biến đổi sinh lý, bệnh lý của CN được đề cập càng rõ nét nhất là sau hội nghị Quốc tế lần thứ hai về tác động phối hợp nhiều yếu tố trong vệ sinh lao động tại Nhật (1986) đã thu hút nhiều nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật, Đức, Liên Xô (cũ), Phần Lan, Áo và một số nước khác thuộc Châu Á nghiên cứu như: Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan, Philippin...... Chủ yếu tác động môi trường ở đây là VKH nóng công nghiệp, bụi và hơi khí độc CO, CO2, SO2, benzen, toluen là nhóm yếu tố lý hóa tác động xấu lên quá trình hô hấp tại đường hô hấp trên, tại phổi và quá trình vận chuyển O2 trong máu [9]. 1.3.1 Tác động của môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao: Ảnh hưởng của khí hậu nóng ẩm tới khả năng lao động là do sự tác động phối hợp của hai yếu tố nóng và ẩm, trong đó độ ẩm giữu vai trò quan trọng [8]. 14 Nghiên cứu của Scherbak E.A [37] cho thấy ở CN phải thường xuyên tiếp xúc với nóng ẩm cao có tỷ lệ bệnh mạch vành và bệnh cao HA lần lượt là (11,6%; 27,7%) cao hơn so với người không tiếp xúc thường xuyên với tỷ lệ là (6,7%; 15,7%). Theo Phùng Văn Hoàn [12] khi nghiên cứu tác động phối hợp của VKH nóng với hơi khí độc và bụi môi trường lao động tới sức khỏe và bệnh tật ở CN vận hành lò công nghiệp cơ khí cũng cho thấy sau lao động nhịp hô hấp tăng lên rõ rệt. Theo Rutkove và cộng sự [17] nhiệt độ và độ ẩm cao gây rối loạn hoạt động các phản xạ của cơ thể. Theo tác giả, khi nhiệt độ môi trường từ 300C trở lên khả năng tiếp thu kiến thức, trí nhớ, tư duy giảm tỷ lệ thuận với tăng nhiệt độ, độ ẩm môi trường. Khi nhiệt độ môi trường tăng thì tốc độ dẫn truyền xung động trên sợi TK đến cơ giảm, làm các cơ bị mệt mỏi, sự điều hòa phối hợp vận động kém, dẫn đến giảm năng suất lao động và tai nạn lao động tăng, nhất là về cuối ca lao động [25]. Những biến đổi này chỉ là tạm thời, có thể mất đi khi thôi không tiếp xúc với môi trường nóng ẩm nữa. 1.3.2 Tác động của tiếng ồn: Tiếng ồn gây nên những biến đổi khác nhau đối với chức năng của hệ tim mạch như cảm giác khó chịu vùng tim (đánh trống ngực), tiếng thổi cơ năng của tim, loạn nhịp xoang, tần số mạch, nguy cơ gây bệnh mạch vành và HA biến động nhanh [17], [30], [39]. Tiếng ồn làm suy giảm khả năng thính giác. Ở những người tiếp xúc với tiếng ồn lớn sau ngày làm việc có cảm giác ù tai, đau dai dẳng trong tai, tai như có tiếng ve, tiếng muỗi kêu, hay bị chóng mặt, vã mồ hôi, mệt mỏi, dễ cáu kỉnh, trí nhớ giảm, năng suất lao động giảm từ 20 – 40%, tai nạn dễ phát sinh [21]. Tá
Luận văn liên quan