Trong thời đại toàn cầu hóa, khi thương mại được coi là nền tảng của
sự phát triển thế giới thì bảo hiểm là chìa khóa đảm bảo cho nền tảng đó được
bền vững. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và
các loại hình bảo hiểm ngày càng đa dạng và được hoàn thiện. Bảo hiể m
không chỉ thực hiện tác dụng huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phầ n
giữ cho nền kinh tế đó ổn định, đảm bảo cho cá nhân, gia đình, tổ chức xã hội
và các doanh nghiệp luôn duy trì được quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh của mình.
Có thể nói kinh doanh vận tải biển là một ngành chịu nhiều rủi ro và
tổn thất nhất trong nền kinh tế. Ngành kinh doanh này phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, môi trường hoạt động, cũng như tình hình an ninh chính trị
trên thế giới Các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển thường xuyên phả i
đối mặt với thiệt hại về hàng hóa, hành khách, bản thân con tàu và đặc biệt là
trách nhiệ m của chủ tàu đối với những tổn thất do chính con tàu c ủa mình gây
ra đối với người thứ ba. Ngay từ khi lĩnh vực kinh doanh này ra đời, người ta
đã rất quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể duy trì hoạt động khắc phục
những hậu quả một cách nhanh nhất khi có sự cố xảy ra.
110 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3197 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại tập đoàn tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt và một số giải pháp phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU TẠI TẬP ĐOÀN
TÀI CHÍNH - BẢO HIỂM BẢO VIỆT VÀ MỘT SỐ
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Hà
Lớp : Anh 2
Khóa : 44
Giáo viên hướng dẫn : Hoàng Thị Đoan Trang
Hà Nội - 2009
i
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU (P&I INSURANCE) ....................................... 5
I. Khái quát chung về bảo hiểm ........................................................................ 5
1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm .......................................................... 5
1.1. Khái niệm bảo hiểm ............................................................................... 5
1.2. Bản chất của bảo hiểm ........................................................................... 6
2. Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm .......................................................... 6
2.1. Nguyên tắc chỉ bảo hiểm một rủi ro chứ không bảo hiểm một sự chắc
chắn (fortuity not certainty) .......................................................................... 6
2.2. Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (utmost good faith) ............................... 6
2.3. Nguyên tắc lợi ích bảo hiểm (insurable interest) .................................... 7
2.4. Nguyên tắc bồi thường (indemnity) ........................................................ 7
2.5. Nguyên tắc thế quyền (subrogation) ....................................................... 7
3. Phân loại bảo hiểm ...................................................................................... 7
3.1. Căn cứ vào cơ chế hoạt động của bảo hiểm ........................................... 7
3.2. Căn cứ vào tính chất của bảo hiểm ........................................................ 8
3.3. Căn cứ vào đối tượng bảo hiểm ............................................................. 9
4. Vai trò của bảo hiểm trong đời sống kinh tế xã hội .................................... 9
II. Khái quát chung về bảo hiểm P&I ............................................................. 11
1. Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm P&I ......................................... 11
2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo hiểm P&I .................................... 12
2.1. Khái niệm ............................................................................................ 12
2.2. Đặc điểm.............................................................................................. 12
3. Các chủ thể tham gia vào hoạt động bảo hiểm P&I .................................. 13
3.1. Người bảo hiểm ................................................................................... 13
3.2. Người mua bảo hiểm ............................................................................ 13
3.3. Người hưởng lợi ................................................................................... 13
4. Các khái niệm liên quan khác trong bảo hiểm P&I .................................. 13
4.1. Các rủi ro cơ bản được bảo hiểm trong bảo hiểm P&I......................... 13
ii
4.2. Đối tượng được bảo hiểm..................................................................... 19
4.3. Hạn mức trách nhiệm ........................................................................... 20
4.5. Phí bảo hiểm ........................................................................................ 20
5. Sự cần thiết và tác dụng của bảo hiểm P&I .............................................. 22
5.1. Đối với chủ tàu .................................................................................... 22
5.2. Đối với người thứ ba ............................................................................ 23
5.3. Đối với xã hội ...................................................................................... 23
6. Hội P&I ..................................................................................................... 23
6.1. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 23
6.2. Nguyên tắc hoạt động của hội .............................................................. 24
6.3. Sự khác nhau cơ bản giữa hội P&I và các doanh nghiệp kinh doanh
nghiệp vụ bảo hiểm P&I ............................................................................. 26
6.4. Một số hội P&I nổi tiếng trên thế giới .................................................. 27
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM
DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU Ở TẬP ĐOÀN TÀI CHÍNH – BẢO HIỂM BẢO
VIỆT.............................................................................................................................. 31
I. Giới thiệu chung về tập đoàn Bảo Việt ........................................................ 31
1. Quá trình hình thành và phát triển ........................................................... 31
2. Bộ máy cơ cấu tổ chức .............................................................................. 34
3. Các sản phẩm bảo hiểm của Bảo Việt ....................................................... 35
4. Vai trò của Bảo Việt .................................................................................. 35
5. Kết quả kinh doanh của Bảo Việt trong giai đoạn 2004-2008 .................. 37
II. Tình hình phát triển nghiệp vụ bảo hiểm P&I ở Việt Nam ...................... 39
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh nghiệp vụ bảo hiểm P&I ở Việt Nam................ 39
1.1. Nguồn luật quốc tế ............................................................................... 39
1.2. Nguồn luật Việt Nam ............................................................................ 41
2. Thực trạng phát triển nghiệp vụ bảo hiểm P&I ở Việt Nam ..................... 42
2.1. Tình hình thị trường ............................................................................. 42
2.2. Đánh giá thị trường bảo hiểm P&I ở Việt Nam .................................... 50
III. Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Bảo Việt trong giai đoạn 2004 –
2008 ................................................................................................................... 53
1. Các quy định chung về nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Bảo Việt .................. 53
1.1. Quy định chung .................................................................................... 53
1.2. Mẫu hợp đồng bảo hiểm P&I ............................................................... 55
iii
1.3. Mẫu đơn bảo hiểm ............................................................................... 63
2. Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm P&I ở Bảo Việt ....................................... 64
2.1. Phạm vi bảo hiểm ................................................................................ 64
2.2. Phí bảo hiểm và doanh thu phí bảo hiểm.............................................. 66
2.3. Hạn mức trách nhiệm bảo hiểm P&I .................................................... 68
2.4. Khách hàng tham gia bảo hiểm ............................................................ 69
2.5. Tình hình giải quyết khiếu nại và bồi thường tổn thất .......................... 70
CHƢƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ BẢO
HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU Ở BẢO VIỆT .................... 76
I. Đánh giá thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Bảo Việt trong giai đoạn
2004 – 2008 ....................................................................................................... 76
1. Cơ hội ........................................................................................................ 76
2. Thách thức ................................................................................................ 79
3. Điểm mạnh ................................................................................................ 81
4. Điểm yếu .................................................................................................... 82
II. Phƣơng hƣớng phát triển của Bảo Việt trong thời gian tới ...................... 84
1. Phương hướng phát triển hoạt động kinh doanh chung .......................... 84
2. Phương hướng phát triển nghiệp vụ P&I ở Bảo Việt trong thời gian tới . 86
III. Một số giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm P&I tại Bảo Việt ......... 88
1. Từ phía Bảo Việt ....................................................................................... 88
1.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo về nghiệp vụ bảo hiểm, mở rộng
thị phần ....................................................................................................... 88
1.2. Về định phí bảo hiểm ........................................................................... 90
1.3 Cải thiện chất lượng dịch vụ, đặc biệt là công tác giám định, bồi thường
thiệt hại ...................................................................................................... 91
1.4. Nâng cao nghiệp vụ cán bộ .................................................................. 92
1.5. Tăng cường hợp tác trong nước, quốc tế .............................................. 94
2. Một số đề xuất với Nhà nước.................................................................... 95
2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến hoạt động bảo hiểm ....... 95
2.2. Tăng cường kiểm tra, giám sát ............................................................. 96
2.3. Tạo cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo môi trường thuận lợi để phát triển
hoạt động bảo hiểm .................................................................................... 97
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 101
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt
Chữ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt
AIG
Bảo hiểm
P&I
BH
COR
DWT
FDI
P&I Club
GRT
GT
MFN
NOE
ROROC
WOE
WTO
American International Group
Bảo hiểm protection and
indemnity
Bảo hiểm
Cargo outurn report
Deadweight tones
Foreign Direct Investment
Protection and indemnity
Club
Gross registered tones
Gross tonage
Most Favoured Nation
North of England
Report on receipt of cargo
West of England
World Trade Organization
Tập đoàn quốc tế Mỹ
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự
của chủ tàu.
Biên bản đổ vỡ hàng hóa
Dung tích đăng ký toàn phần
Vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
Hội bảo hiểm trách nhiệm dân
sự của chủ tàu
Dung tích đăng ký toàn phần
Tổng dung tích
Nguyên tắc tối huệ quốc
Hội miền Bắc nước Anh
Biên bản kết toán nhận hàng
với tàu
Hội miền Tây nước Anh
Tổ chức Thương mại thế giới
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên bảng Trang
Bảng 1.1: Kết quả kinh doanh của Hội WOE giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 1.2: Kết quả kinh doanh của Hội NOE giai đoạn 2004 - 2008
Bảng 1.3: Kết quả kinh doanh của Hội London giai đoạn 2004 – 2008
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh của Tập đoàn Bảo Việt giai đoạn
2004-2008
Bảng 2.2: Cơ cấu tấn trọng tải của đội tàu tham gia bảo hiểm P&I
Bảng 2.3: Thị phần các Hội tương hỗ tham gia thị trường bảo hiểm
P&I Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2008
Bảng 2.4: Doanh thu phí bảo hiểm và phí bình quân bảo hiểm P&I
giai đoạn 2002-2008 trên thị trường Việt Nam
Bảng 2.5: Một số vụ bồi thường tổn thất lớn của bảo hiểm P&I ở Việt
Nam
Bảng 2.6: Doanh thu phí và thị phần bảo hiểm P&I của Bảo Việt giai
đoạn 2004 – 2008
Hình 2.1: Thống kê theo năm số tàu và GT tham gia với các hội
Hình 2.2: Thị phần các công ty bảo hiểm P&I trên thị trường
Việt Nam năm 2008
Hình 2.3: Tình hình tổn thất bảo hiểm P&I giai đoạn 2000 – 2007
Hình 2.4: Nguyên nhân của tổn thất bảo hiểm P&I giai đoạn 2000 –
2008
Hình 2.5: Cơ cấu đội tàu tham gia bảo hiểm P&I ở Bảo Việt
28
29
30
38
45
47
48
50
67
45
46
48
49
69
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa, khi thương mại được coi là nền tảng của
sự phát triển thế giới thì bảo hiểm là chìa khóa đảm bảo cho nền tảng đó được
bền vững. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu bảo hiểm càng lớn và
các loại hình bảo hiểm ngày càng đa dạng và được hoàn thiện. Bảo hiểm
không chỉ thực hiện tác dụng huy động vốn cho nền kinh tế mà còn góp phần
giữ cho nền kinh tế đó ổn định, đảm bảo cho cá nhân, gia đình, tổ chức xã hội
và các doanh nghiệp luôn duy trì được quá trình hoạt động sản xuất, kinh
doanh của mình.
Có thể nói kinh doanh vận tải biển là một ngành chịu nhiều rủi ro và
tổn thất nhất trong nền kinh tế. Ngành kinh doanh này phụ thuộc nhiều vào
điều kiện tự nhiên, môi trường hoạt động, cũng như tình hình an ninh chính trị
trên thế giới…Các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển thường xuyên phải
đối mặt với thiệt hại về hàng hóa, hành khách, bản thân con tàu và đặc biệt là
trách nhiệm của chủ tàu đối với những tổn thất do chính con tàu của mình gây
ra đối với người thứ ba. Ngay từ khi lĩnh vực kinh doanh này ra đời, người ta
đã rất quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể duy trì hoạt động khắc phục
những hậu quả một cách nhanh nhất khi có sự cố xảy ra.
Là một quốc gia có hơn 3260 km đường bờ biển cùng với sự ra đời của
nhiều cảng biển lớn, vận tải biển Việt Nam đang đảm nhận khoảng 80% khối
lượng hàng hóa xuất nhập khẩu. Giải pháp phát triển vận tải biển bền vững
cũng chính là giải pháp lâu dài để phát triển kinh tế. Vì vậy, bảo hiểm hàng
hải nói chung và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam nói riêng là
một thị trường đầy hứa hẹn. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam trở thành thành viên
chính thức của WTO vào năm 2006 đã giúp nền kinh tế có nhiều chuyển biến
2
mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực và thị trường bảo hiểm trách nhiệm dân
sự chủ tàu cũng không nằm ngoài luồng chuyển biến đó.
Những ngày gần đây người ta thường nhắc tới hai từ “khủng hoảng”,
đó là nỗi ám ảnh của hầu hết các công ty, tập đoàn tài chính lớn nhỏ trên thế
giới. Tuy nhiên, Tập đoàn tài chính – bảo hiểm Bảo Việt với bề dày lịch sử
cũng như kinh nghiệm lâu năm vẫn đang đứng vững, là một Tập đoàn bảo
hiểm lớn nhất Việt Nam, duy trì họat động kinh doanh ổn định, đóng góp
không nhỏ vào những thành công của nước ta.
Trên đây là những lý do em quyết định chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình là: “Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ
tàu tại Tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt và một số giải pháp phát
triển” Với hi vọng sẽ nắm được những kiến thức cần thiết về bảo hiểm trách
nhiệm dân sự của chủ tàu, thực trạng của nghiệp vụ này ở Bảo Việt và trên thị
trường Việt Nam hiện nay, từ đó em sẽ đưa ra một số giải pháp cần thiết
nhằm phát triển nghiệp vụ này trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay đã có một số nghiên cứu khoa học về nghiệp vụ bảo hiểm
trách nhiệm dân sự chủ tàu như:
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu tại Việt Nam – thực trạng và
giải pháp. Khóa luận tốt nghiệp năm 2007 của Nguyễn Hương Anh – Anh 9 –
K42C Đại học Ngoại Thương
- Thực tiễn công tác khiếu nại và bồi thường trong bảo hiểm thân tàu và
trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp 2005 của
Dương Thị Kim Oanh – Trung 2 K41 Đại học Ngoại Thương.
- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu và thực trạng tại Việt Nam.
Các nghiên cứu trên đã đề cập khá đầy đủ về tình hình nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Việt Nam nhưng chưa đi sâu vào phân tích
nghiệp vụ này tại một đơn vị cụ thể để có thể chỉ ra những khó khăn vướng
3
mắc thực sự khi kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này trên thị trường của doanh
nghiệp, từ đó đưa ra giải pháp đúng đắn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận này của em là nghiệp vụ bảo
hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại Tập đoàn Bảo Việt cụ thể là đối với
các nghiệp vụ bảo hiểm P&I. Trong phạm vi bài viết của mình, em chỉ nghiên
cứu về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu biển chuyên chở hàng hóa
xuất nhập khẩu chứ không nghiên cứu trách nhiệm dân sự của chủ các loại tàu
biển khác (tàu cá, tàu nghiên cứu khoa học...).
4. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu, phân tích thực trạng
tình hình bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu tại Bảo Việt, em muốn
phân tích những nguyên nhân và tồn đọng của nghiệp vụ bảo hiểm này ở Bảo
Việt cũng như trên thị trường Việt Nam. Từ đó, em sẽ đưa ra một số giải pháp
tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ này.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
chủ tàu tại Bảo Việt được nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 1976 là năm đầu
tiên Bảo Việt đưa nghiệp vụ này vào kinh doanh cho đến hết năm 2008 nhưng
sẽ chú trọng vào 5 năm gần đây (2004- tháng 12/2008).
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở thu thập và tìm hiểu các nguồn cơ sở dữ liệu có sẵn
(Internet, sách báo, tạp chí chuyên ngành, tài liệu hội thảo,…), sau đó em
phân tích, xử lý dữ liệu để đưa ra một số nhận định. Khóa luận sẽ sử dụng một
số phương pháp như:
- Tổng hợp, thống kê các số dữ liệu
- So sánh, đối chiếu.
- Phân tích và diễn giải.
4
6. Kết cấu khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
chữ viết tắt, danh mục bảng biểu đồ thị và phụ lục, khóa luận được kết cấu
thành 3 chương như sau:
- Chƣơng I: Lý luận chung về bảo hiểm và bảo hiểm trách nhiệm
dân sự của chủ tàu (P&I).
- Chƣơng II: Thực trạng nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự
chủ tàu ở Tập đoàn tài chính - bảo hiểm Bảo Việt.
- Chƣơng III: Những giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo hiểm
trách nhiệm dân sự chủ tàu ở Bảo Việt
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo hướng dẫn Hoàng
Thị Đoan Trang, Ths. Nguyễn Quang Phi - Trưởng phòng Bảo hiểm tàu thủy,
chị Nguyễn Thị Thanh Tâm, nhân viên phòng Bảo hiểm tàu thủy tại Tập đoàn
Bảo Việt cũng một số bạn bè trường đại học Ngoại Thương đã tận tình giúp
đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu không dài và khả năng còn hạn chế, khóa luận
sẽ không tránh khỏi một số sai sót nhất định, em rất mong nhận được những
góp ý và thông cảm của thầy cô.
5
CHƢƠNG I:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM VÀ BẢO HIỂM TRÁCH
NHIỆM DÂN SỰ CỦA CHỦ TÀU (P&I INSURANCE)
I. Khái quát chung về bảo hiểm
1. Khái niệm và bản chất của bảo hiểm
1.1. Khái niệm bảo hiểm
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm về bảo hiểm được xây dựng trên từng
góc độ nghiên cứu như xã hội, pháp lý, kinh tế, kỹ thuật…
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất
hạnh của số ít.
Theo Monique Gaullier: Bảo hiểm là một nghiệp vụ qua đó, một bên là
người được bảo hiểm cam đoan trả một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm thực
hiện mong muốn để cho mình hoặc để cho người thứ ba trong trường hợp xảy
ra rủi ro sẽ nhận được một khoản đền bù các tổn thất được trả bởi một bên
khác là người bảo hiểm. Người bảo hiểm nhận trách nhiệm đối với toàn bộ rủi
ro và đền bù các thiệt hại theo các phương pháp của thống kê.
Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ định nghĩa: Bảo hiểm là một cơ chế,
theo cơ chế này, một người, một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển
nhượng rủi ro cho công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được
bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại
giữa tất cả những người được bảo hiểm.
Theo từ điển thuật ngữ kinh doanh bảo hiểm do Bảo Việt phát hành
năm (2002): Bảo hiểm là cơ chế chuyển giao theo hợp đồng gánh nặng hậu
quả của một số rủi