Nhƣợng quyền thƣơng mại (Franchise) là một phƣơng thức kinh doanh
đã ra đời và phát triển trên thế giới hơn 6 thập kỷ qua, đặc biệt phổ biến ở các
nƣớc Âu - Mỹ và đƣợc đánh giá là mô hình kinh doanh có tính ƣu việt nổi bật,
đem lại thành công cho nhiều thƣơng hiệu hàng đầu thế giới, đóng góp không
nhỏ vào sự phát triển của những nền kinh tế lớn trên thế giới. Tại Việt Nam,
phƣơng thức kinh doanh này bắt đầu manh nha hình thành từ giữa những năm
1990, tuy nhiên đến nay thuật ngữ “franchise” đôi khi còn khá mới mẻ đối với
các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những thƣơng hiệu nhƣợng quyền nổi
tiếng của nƣớc ngoài vào Việt Nam nhƣ KFC, McDonald’s, Gloria Jean’s
Coffees thì Việt Nam cũng có những doanh nghiệp tiên phong thực hiệ n
phƣơng thức kinh doanh này, đó là: cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô
Bakery, Nƣớc Mía Siêu Sạch
Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên là doanh nghiệp Việt Nam đầ u
tiên áp dụng hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại để kinh doanh ở quy mô
lớn vào năm 2000. Ngoài việc có mặt tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam
chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Nguyên cũng dùng phƣơng thức nhƣợng
quyền để thâm nhập thị trƣờng thế giới, đƣa thƣơng hiệu cà phê của Việt Nam
đến với bạn bè quốc tế. Thời gian đầu, Trung Nguyên đã đạt đƣợc những
thành công vang dội. Khi nhắc đến Trung Nguyên khách hàng đã dành cho
thƣơng hiệu này một sự tự hào, nói đến cà phê là nói đến Trung Nguyên.
Song trong những năm gần đây, sự quan tâm của công chúng dành cho hệ
thống này đang giả m dần bởi Trung Nguyên đã mắc phải một số sai sót đáng
tiếc. Cái tên Trung Nguyên không đƣợc nhắc đến nhiều nhƣ trƣớc nữa.
96 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2491 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại của công ty cà phê Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
------------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THÂM NHẬP THỊ
TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG
QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA CÔNG TY CÀ PHÊ TRUNG
NGUYÊN
Sinh viên thực hiện : Phạm Bích Ngọc
Lớp : Anh 11
Khóa : 44
Giảng viên hướng dẫn : PGS-TS Nguyễn Văn Hồng
Hà Nội - 05/2009
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN VÀ SỰ LỰA
CHỌN PHƢƠNG THỨC NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ĐỂ THÂM
NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI.................................................................. 4
1.1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN ................................... 4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................... 4
1.1.2. Sơ lược về nguồn nhân lực .................................................................... 7
1.2. SỰ LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ĐỂ
THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI CỦA TRUNG NGUYÊN........... 8
1.2.1. Các phương thức thâm nhập thị trường nước ngoài ............................ 8
1.2.1.1. Phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài từ sản xuất trong
nƣớc ............................................................................................................. 8
1.2.1.2. Phƣơng thức thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài từ sản xuất ở nƣớc
ngoài (Production in Foreign Countries) ...................................................... 9
1.2.2. Nhượng quyền thương mại là phương thức kinh doanh phù hợp nhất
với sản phẩm cà phê Trung Nguyên.............................................................. 11
1.3. KINH NGHIỆM THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI THÔNG
QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ
DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU.......................................................................... 17
1.3.1. Chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh KFC .................................................. 17
1.3.2. Chuỗi cửa hàng tiện ích 7– Eleven...................................................... 19
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI CỦA
TRUNG NGUYÊN .............................................................................................. 22
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI ................... 22
2.1.1. Định nghĩa nhượng quyền thương mại ............................................... 22
2.1.2. Phân loại nhượng quyền thương mại.................................................. 25
2.1.2.1. Phân loại theo bản chất hoạt động nhƣợng quyền ........................... 25
2.1.2.2. Phân loại theo quy mô hoạt động nhƣợng quyền ............................ 26
2.1.3. Lợi ích của nhượng quyền thương mại ............................................... 28
2.1.3.1. Lợi ích đối với bên nhƣợng quyền .................................................. 28
2.1.3.2. Lợi ích đối với bên nhận quyền ...................................................... 29
2.1.4. Hạn chế của nhượng quyền thương mại ............................................. 30
2.1.4.1. Hạn chế đối với bên nhƣợng quyền ................................................ 30
2.1.4.2. Hạn chế đối với bên nhận quyền..................................................... 31
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT
2.2. THỰC TRẠNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI RA NƢỚC NGOÀI
CỦA TRUNG NGUYÊN ................................................................................... 32
2.2.1. Quá trình phát triển nhượng quyền thương mại của Trung Nguyên . 32
2.2.1.1. Phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại trong nƣớc ............................ 32
2.2.1.2. Phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại ra nƣớc ngoài ....................... 34
2.2.2. Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại ra nước ngoài của cà
phê Trung Nguyên......................................................................................... 36
2.2.2.1. Trung Nguyên tại một số quốc gia trên thế giới .............................. 36
2.2.2.2. Khẳng định thƣơng hiệu bằng logo và khẩu hiệu “Khơi nguồn sáng
tạo” ............................................................................................................. 40
2.2.3. Đánh giá chung về thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại ra
nước ngoài của Trung Nguyên ..................................................................... 42
2.2.3.1. Kết quả đạt đƣợc ............................................................................ 42
2.2.3.2. Hạn chế .......................................................................................... 46
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG
NƢỚC NGOÀI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG
MẠI CỦA TRUNG NGUYÊN ............................................................................ 49
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG NGUYÊN ........................... 49
3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC
NGOÀI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI
CỦA TRUNG NGUYÊN ................................................................................... 51
3.2.1. Tìm hiểu kỹ luật pháp của nước nhận quyền ...................................... 51
3.2.2. Đăng ký sở hữu trí tuệ tại nước nhận quyền ....................................... 53
3.2.3. Tìm hiểu kỹ văn hóa, phong tục, tập quán ở nước nhận quyền .......... 57
3.2.4. Củng cố thương hiệu mạnh ................................................................. 58
3.2.5. Chọn lựa kỹ đối tác nhận quyền .......................................................... 61
3.2.6. Xây dựng các tiêu chuẩn chọn lựa vị trí kinh doanh .......................... 65
3.2.7. Có sự giám sát, hỗ trợ thường xuyên và kịp thời cho bên nhận quyền
....................................................................................................................... 67
3.2.8. Phát triển nguồn nhân lực mạnh cho việc nhượng quyền .................. 70
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 75
PHỤ LỤC 1 .......................................................................................................... 78
PHỤ LỤC 2 .......................................................................................................... 81
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 1
LỜI MỞ ĐẦU
A. Tính cấp thiết của đề tài
Nhƣợng quyền thƣơng mại (Franchise) là một phƣơng thức kinh doanh
đã ra đời và phát triển trên thế giới hơn 6 thập kỷ qua, đặc biệt phổ biến ở các
nƣớc Âu - Mỹ và đƣợc đánh giá là mô hình kinh doanh có tính ƣu việt nổi bật,
đem lại thành công cho nhiều thƣơng hiệu hàng đầu thế giới, đóng góp không
nhỏ vào sự phát triển của những nền kinh tế lớn trên thế giới. Tại Việt Nam,
phƣơng thức kinh doanh này bắt đầu manh nha hình thành từ giữa những năm
1990, tuy nhiên đến nay thuật ngữ “franchise” đôi khi còn khá mới mẻ đối với
các doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh những thƣơng hiệu nhƣợng quyền nổi
tiếng của nƣớc ngoài vào Việt Nam nhƣ KFC, McDonald’s, Gloria Jean’s
Coffees… thì Việt Nam cũng có những doanh nghiệp tiên phong thực hiện
phƣơng thức kinh doanh này, đó là: cà phê Trung Nguyên, Phở 24, Kinh Đô
Bakery, Nƣớc Mía Siêu Sạch…
Công ty cổ phần cà phê Trung Nguyên là doanh nghiệp Việt Nam đầu
tiên áp dụng hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại để kinh doanh ở quy mô
lớn vào năm 2000. Ngoài việc có mặt tại tất cả các tỉnh thành của Việt Nam
chỉ trong một thời gian ngắn, Trung Nguyên cũng dùng phƣơng thức nhƣợng
quyền để thâm nhập thị trƣờng thế giới, đƣa thƣơng hiệu cà phê của Việt Nam
đến với bạn bè quốc tế. Thời gian đầu, Trung Nguyên đã đạt đƣợc những
thành công vang dội. Khi nhắc đến Trung Nguyên khách hàng đã dành cho
thƣơng hiệu này một sự tự hào, nói đến cà phê là nói đến Trung Nguyên.
Song trong những năm gần đây, sự quan tâm của công chúng dành cho hệ
thống này đang giảm dần bởi Trung Nguyên đã mắc phải một số sai sót đáng
tiếc. Cái tên Trung Nguyên không đƣợc nhắc đến nhiều nhƣ trƣớc nữa. Thực
trạng này đang diễn ra nhƣ thế nào và làm thế nào để doanh nghiệp có thể
thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài một cách thành công đang là một vấn đề cấp
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 2
thiết, đòi hỏi phải có những giải pháp cụ thể và thiết thực. Chính vì vậy, tác
giả chọn “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trường nước
ngoài thông qua hoạt động nhượng quyền thương mại của Công ty cà phê
Trung Nguyên” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.
B. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Xây dựng hệ thống cơ sở lý luận chung về nhƣợng quyền thƣơng mại
và sự phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại của hãng cà phê Trung Nguyên.
- Đánh giá thực trạng thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài bằng hình thức
nhƣợng quyền thƣơng mại của hãng cà phê Trung Nguyên.
- Đề xuất hệ thống giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trƣờng nƣớc
ngoài thông qua hình thức nhƣợng quyền thƣơng mại của hãng cà phê Trung
Nguyên.
C. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Việc phát triển nhƣợng quyền thƣơng mại ra
nƣớc ngoài của Công ty cà phê Trung Nguyên.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại diễn ra
trong rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh và rất nhiều doanh nghiệp đã
áp dụng mô hình này rất thành công, tuy nhiên đề tài chỉ nghiên cứu hoạt
động nhƣợng quyền của Công ty cà phê Trung Nguyên vì đây là doanh
nghiệp đầu tiên của Việt Nam áp dụng mô hình kinh doanh này nên có rất
nhiều thành công để học tập nhƣng cũng không ít những hạn chế cần phải
khắc phục. Đề tài tập trung đánh giá thực trạng mô hình nhƣợng quyền
thƣơng mại ra nƣớc ngoài của Công ty này từ khi bắt đầu tiến hành vào năm
2000, chủ yếu là về mặt cách thức và các hoạt động diễn ra, đồng thời đề xuất
các giải pháp có giá trị đến 2015.
D. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
thu thập tài liệu, thống kê, so sánh, phỏng vấn, quan sát và phân tích tổng hợp.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 3
E. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
đề tài gồm có 3 chƣơng nhƣ sau:
- Chƣơng I: Giới thiệu doanh nghiệp Trung Nguyên và sự lựa chọn
phƣơng thức nhƣợng quyền thƣơng mại để thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài
- Chƣơng II: Thực trạng thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài thông qua
hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại của Trung Nguyên
- Chƣơng III: Giải pháp đẩy mạnh thâm nhập thị trƣờng nƣớc ngoài
thông qua hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại của Trung Nguyên
G. Dự kiến kết quả đạt đƣợc
Thông qua những kết quả nghiên cứu của khóa luận, tác giả mong
muốn có đƣợc cái nhìn tổng quan nhất về tình hình nhƣợng quyền thƣơng mại
ra nƣớc ngoài của Công ty cà phê Trung Nguyên, thấy rõ đƣợc cả những
thành công và hạn chế của Công ty khi áp dụng mô hình kinh doanh này.
Mong rằng khóa luận sẽ đóng góp một vài giải pháp hữu ích để giúp Công ty
khắc phục những hạn chế và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình tiến
xa hơn nữa trong thời gian tới. Đồng thời, các doanh nghiệp khác cũng có thể
có đƣợc những bài học bổ ích từ trƣờng hợp của Trung Nguyên.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Văn
Hồng, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2009
Ngƣời viết
Phạm Bích Ngọc
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 4
CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN
VÀ SỰ LỰA CHỌN PHƢƠNG THỨC NHƢỢNG QUYỀN
THƢƠNG MẠI ĐỂ THÂM NHẬP THỊ TRƢỜNG NƢỚC NGOÀI
1.1. GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP TRUNG NGUYÊN
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Trung Nguyên đƣợc thành lập ngày 16/06/1996, bắt
đầu từ câu chuyện của chàng trai trẻ Đặng Lê Nguyên Vũ - Giám đốc Trung
Nguyên bây giờ.
Khi còn là sinh viên đại học Đại học Y dƣợc Tây Nguyên, Nguyên Vũ đi
làm thêm ngoài giờ giúp việc cho một gia đình có nghề rang xay cà phê Buôn
Mê Thuột. Anh học đƣợc bí quyết pha cà phê từ dạo đó. Năm thứ tƣ, ngồi trên
ghế giảng đƣờng đại học, anh cùng hai ngƣời bạn cùng lớp gom góp khoảng
hai mƣơi triệu đồng để thành lập doanh nghiệp, lấy tên là Trung Nguyên. Ý
tƣởng thƣơng hiệu “Trung Nguyên” đƣợc bắt nguồn từ sở thích đọc sách kiếm
hiệp của Nguyên Vũ. Anh nói: “Thấy trong đó nói ai chiếm đƣợc Trung
Nguyên sẽ làm chủ thiên hạ, nên mình lấy thƣơng hiệu đó cho... hên”.
“Vạn sự khởi đầu nan”, ra đời năm 1996 tại Buôn Mê Thuột, Trung
Nguyên gặp không ít khó khăn. Năm tốt nghiệp ra trƣờng, hai ngƣời bạn trở lại
với nghiệp bác sĩ, chỉ còn lại một mình Nguyên Vũ trên hành trình lập nghiệp.
Định hƣớng đầu tiên của nhà doanh nghiệp trẻ là phát triển và quảng bá
thƣơng hiệu của mình, luôn bám rễ chắc ở Buôn Mê Thuột để có nguồn
nguyên liệu chất lƣợng. Cà phê Robusta ở đây đƣợc coi là một trong những
mẫu cà phê ngon nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khâu tiêu thụ lại chƣa phát
triển. Cà phê bán trong nƣớc chủ yếu theo hình thức phân phối nhỏ lẻ, kém
hiệu quả và chƣa có thƣơng hiệu nào thực sự nổi tiếng đến mức ăn sâu vào
trong tâm trí của ngƣời tiêu dùng. Trung Nguyên quyết định tập trung chú
trọng đến chế biến cà phê để tạo lập thƣơng hiệu, rồi sau đó mới chiếm lĩnh
thị trƣờng.
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 5
Theo hƣớng đi này, dù chỉ sở hữu 30 ha cà phê nhƣng mỗi năm Trung
Nguyên có thể cung cấp 100 tấn cà phê hạt, bằng cách thu mua cà phê của
vƣờn khác. Nhƣng Trung Nguyên chỉ thu mua loại tốt, ở trên sàng có kích cỡ
6,3 mm, có nguồn gốc đảm bảo và sẵn sàng mua cao hơn giá thị trƣờng từ
2.000 đến 21.000 đồng/kg tùy từng loại1. Lƣợng cà phê thu mua phải là cà
phê loại I, đƣợc chăm sóc đúng cách, đúng thời điểm về phân bón và nƣớc, dƣ
lƣợng thuốc trừ sâu đạt tiêu chuẩn.
Khi có tiềm lực, Trung Nguyên đã mạnh dạn đầu tƣ một nhà máy rộng
1 ha với công nghệ chế biến ƣớt và sử dụng những phụ gia nhƣ rƣợu, bơ cho
vào khi rang xay để chủ động nâng cao chất lƣợng sản phẩm. Đặc biệt, Trung
Nguyên còn đầu tƣ trƣớc cho các nhà vƣờn về công nghệ chế biến, vốn để họ
bán cho mình loại cà phê đạt yêu cầu. Khi đã bám rễ đƣợc ở vùng nguyên liệu
Buôn Mê Thuột, thƣơng hiệu Trung Nguyên bắt đầu lan tỏa.
Ngày 20-8-1998 đi vào lịch sử của cà phê Trung Nguyên khi họ khai
trƣơng quán cà phê đầu tiên tại 587 Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận) với hình
thức phục vụ uống cà phê miễn phí trong vòng 10 ngày. Đó là cú đột phá lịch
sử với dân nghiền uống cà phê Sài Gòn khi lần đầu tiên có một quán cà phê
miễn phí. Quán đông nghịt suốt ngày đêm vì ngƣời ta truyền miệng nhau. Họ
đã định hình Trung Nguyên là quán cà phê mà khách hàng có thể mua hàng,
uống cà phê đối chứng bằng cách đƣa ra rất nhiều loại cà phê để khách chọn
lựa và hƣớng dẫn cách thƣởng thức cà phê “theo kiểu Trung Nguyên”. Điều
khác biệt nhất của Trung Nguyên đối với tất cả các quán cà phê tại thời điểm
đó là giúp cho khách hàng thấy đƣợc “chất” của cà phê, thấy đƣợc sự khác
biệt đặc trƣng giữa cà phê Robusta và Arabica, giữa Culi Robusta và cà phê
Sẻ, cà phê Chồn... Khẩu hiệu của Trung Nguyên lúc này là “Mang lại nguồn
cảm hứng sáng tạo mới”. Quán cà phê này vẫn duy trì hoạt động ở địa điểm
1 VnExpress (1/8/2007), Độc chiêu nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên,
g=1, (truy cập ngày 8/3/2009)
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 6
cũ nhƣng chắc ít ai biết chính từ quán cà phê đầu tiên này Trung Nguyên đã
phát triển lên đến con số hơn 500 quán cà phê tại Việt Nam.
Năm 2000 đã đánh dấu sự phát triển của Trung Nguyên bằng sự hiện
diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhƣợng quyền thƣơng hiệu đến Nhật Bản.
Năm 2001, Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục
nhƣợng quyền tại Singapore, Campuchia và Thái Lan. Một năm sau, Trung
Nguyên cho ra đời sản phẩm Trà Tiên và tiếp theo đó là cà phê hòa tan G7 và
xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển.
Năm 2004, Trung Nguyên mở thêm quán cà phê tại Nhật Bản. Đến thời
điểm này Công ty đã có mạng lƣới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà
phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm2.
Năm 2005, nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa
tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dƣơng đƣợc khánh thành với công suất rang
xay là 10000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3000tấn/năm. Cả hai nhà máy này
đều đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lƣợng cà
phê ngon) của thế giới. Cũng trong năm này, Trung Nguyên chính thức khai
trƣơng khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Lúc này, hệ
thống quán cà phê phát triển lên đến con số 1000 và sự hiện diện của nhƣợng
quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nƣớc Nhật Bản,
Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan.
Năm 2006, Công ty đầu tƣ xây dựng và phát triển hệ thống phân phối
G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhƣợng quyền
trong nƣớc, đẩy mạnh phát triển nhƣợng quyền ở quốc tế. Đồng thời, ra mắt
công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore.
Nhƣ vậy, ra đời vào giữa năm 1996 - Trung Nguyên là một nhãn hiệu
cà phê non trẻ của Việt Nam, nhƣng đã nhanh chóng tạo dựng đƣợc uy tín và
2 Trung Nguyên, Giới thiệu sơ lược về Trung Nguyên,
(truy cập ngày 1/3/2009)
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Ngoại thương
Phạm Bích Ngọc Anh 11 - K44C - KT&KDQT 7
trở thành thƣơng hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với ngƣời tiêu dùng cả trong
và ngoài nƣớc. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa
thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn
hùng mạnh với các công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công
ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty TNHH cà phê Trung
Nguyên, Công ty cổ phần thƣơng mại và dịch vụ G7 và Công ty liên doanh
Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất,
chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhƣợng quyền thƣơng hiệu và dịch vụ phân
phối, bán lẻ hiện đại. Trong tƣơng lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển
với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.
Trong suốt quá trình phát triển của mình, Trung Nguyên luôn mang
một sứ mạng cao cả, đó là: “Tạo dựng thƣơng hiệu hàng đầu qua việc mang
lại cho ngƣời thƣởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào
trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt”. Trung Nguyên luôn
luôn giữ vững mục tiêu: “Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền
kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng
minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục”.
1.1.2. Sơ lƣợc về nguồn nhân lực
Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm
việc cho Công ty cổ phần Trung Nguyên, Công ty cổ phần Thƣơng mại và
Dịch vụ G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với
công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) hoạt đông tại Singapore.
Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao
động qua hệ thống 1000 quán cà phê nhƣợng quyền trên cả nƣớc.
Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những ngƣời trẻ,
đƣợc đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tƣ vấn có kinh nghiệm làm
việc trong các tập đoàn nƣớc ngoài.
Với chiến lƣợc trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 c