Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Du lịch quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đang là xu hướng phát triển tất yếu, khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia , dù là nước phát triển hay đang phát triển . Thu nhập xã hội ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi giải trí, du lịch của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới. Hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hiện chiếm tới 40% thương mại dịch vụ toàn cầu. [2] Theo thống kê của Hiệp hội du lịch và lữ hành thế giới, năm 2008 du lịch đem lại nguồn thu tới 5.890 tỷ USD, đóng góp vào 9,9% GDP toàn cầu và tạo việc làm cho hơn 238 triệu người, chiếm 8,4% lao động thế giới. Đo ́ ng góp của ngành công nghiệp không khói này vào hoạt động kinh tế và việc làm toàn câ ̀ u đươ ̣ c dư ̣ ba ́ o la ̀ tiê ́ p tu ̣ c tăng ma ̣ nh trong vo ̀ ng 10 năm tơ ́ i , vơ ́ i mư ́ c tăng trươ ̉ ng 4,2% mô ̃ i năm . [35] Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu dẫn đến cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Việt Nam có tiềm năng lớn về du lịch, tuy nhiên du lịch Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn của quá trình toàn cầu hóa. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung còn yếu so với các hãng lữ hành của nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á Thái Bình Dương.

pdf85 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2532 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI -------***------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Sinh viên thực hiện : Hoàng Thị Thái Lớp : Anh 15 Khoá : 44D Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS. Vũ Chí Lộc Hà Nội, tháng 05/2009 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VỀ CẠNH TRANH , NĂNG LƢ̣C CẠNH TRANH TRONG LĨNH VƢ̣C LƢ̃ HÀNH ............ 3 1.1. Cơ sở lý luận................................................................................................. 3 1.1.1 Cạnh tranh .............................................................................................. 3 1.1.2 Năng lực cạnh tranh ................................................................................ 8 1.1.3 Lữ hành, kinh doanh lữ hành ................................................................. 11 1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành .......... 13 1.1.5 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành trong bối cảnh hội nhập quốc tế ............................................................. 14 1.2. Hoạt động du lịch lữ hành trên thế giới và khu vực Đông Nam Á ................ 20 1.2.1 Hoạt động du lịch lữ hành trên thế giới ................................................. 20 1.2.2 Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới ............................................... 21 1.2.3 Hoạt động du lịch lữ hành của khu vực Đông Nam Á ........................... 21 1.2.4 Một số bài học kinh nghiệm của Trung Quốc , Malaysia, Singapore và Thái Lan trong việc cạnh tranh thu hút khách du lịch quốc tế ......................... 23 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .................................................................................... 27 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của du lịch lữ hành Việt Nam ................ 27 2.1.1 Tiềm năng du lịch của Việt Nam ........................................................... 27 2.1.2 Quá trình hình thành của ngành du lịch ................................................. 28 2.1.3 Khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008): ............... 30 2.1.4 Thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế vào Việt Nam .................. 32 2.2 Khả năng cạnh tranh tổng thể của ngành du lịch và lữ hành Việt Nam (theo báo cáo năng lực cạnh tranh của WEF) ............................................................. 33 2.2.1 Hành lang luật pháp .............................................................................. 35 2.2.2 Môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng ............................................... 37 2.2.3 Nguồn lực tự nhiên, văn hoá và nhân lực .............................................. 39 2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam .............. 40 2.3.1 Về giá sản phẩm dịch vụ ....................................................................... 40 2.3.2 Về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. ...................................................... 43 2.3.3 Về Marketing, quảng cáo ...................................................................... 47 2.3.4 Về nhân lực ........................................................................................... 49 2.3.5 Về vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp ............. 52 2.4 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam ................................................................................................................... 53 2.4.1 Điểm mạnh ........................................................................................... 53 2.4.2 Điểm yếu .............................................................................................. 54 2.4.3 Thời cơ ................................................................................................. 55 2.4.4 Thách thức ............................................................................................ 57 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................................................... 60 3.1 Định hướng phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020................................ 60 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ........................................................................ 61 3.2.1 Giải pháp về phía Chính phủ ................................................................. 61 3.2.2 Giải pháp về phía ngành, Hiệp hội ........................................................ 68 3.2.3 Giải pháp về phía doanh nghiệp ............................................................ 70 KẾT LUẬN .............................................................................................. 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 78 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT APEC : Asia - Pacific Economic Co-operation (Tổ chức Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương) ASEAN – TA : ASEAN Travel Association (Hiệp hội du lịch ASEAN) ASEAN : Association of South-East Asian Nations (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) ASEM : The Asia - Europe Meeting (Diễn đàn hợp tác Á – Âu) CNTO : China National Tourism Office (Cục du lịch quốc gia TrungQuốc) GDP : Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) OECD : Organisation for Economic Co-operation and Development (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) PATA : Pacific Area Travel Association – PATA (Hiệp hội du lịch Châu Á – Thái Bình Dương) TOEIC : Test of English International Communication (chứng chỉ tiếng Anh quốc tế về giao tiếp) Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TSA : Travel and Tourism Satellite Accounting (Hệ thống tài khoản vệ tinh du lịch) UNESCO : United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hiệp Quốc) UNWTO : United Nations World Tourism Orgnization (Tổ chức du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc) WEF : World Economic Forum (Diễn đàn kinh tế thế giới) WTO : World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới) WTTC : World Travel and Tourism Council (Hiệp hội du lịch và lữ hành thếgiới) DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Khách quốc tế đến 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN): ....................... 22 Bảng 2.1: Khách du lịch và doanh thu của ngành du lịch (2000 – 2008): ............... 30 Bảng 2.2: 10 thị trường trọng điểm khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ............... 32 Bảng 2.3: Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước: .......................................................................................................... 34 Bảng 2.4 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số hành lang luật pháp: ............................................................. 35 Bảng 2.5: Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng ............................... 37 Bảng 2.6 Xếp hạng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của Việt Nam và một số nước – chỉ số nguồn lực tự nhiên, văn hóa và nhân lực............................... 39 Bảng 2.7. Giá một số chương trình tham quan ngắn ngày ...................................... 41 Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến Thái Lan, Singapore và Việt Nam được miễn thị thực (2003 – 2007) .......................................................................... 25 Biểu đồ 2.1: Thành phần doanh nghiệp LHQT 2002 và 2006 ................................ 29 Biểu đồ 2.2 Mức độ hài lòng của du khách ............................................................ 44 Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ nhân viên chưa đạt chuẩn tiếng Anh theo kết quả khảo sát của TOEIC Việt Nam. ................................................................................................. 51 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đang là xu hướng phát triển tất yếu, khách quan của thời đại đối với mọi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển . Thu nhập xã hội ngày càng tăng cùng với sự gia tăng dân số thế giới khiến cho nhu cầu tiêu dùng, vui chơi giải trí, du lịch của con người tăng theo và ngành du lịch hiện đang trở thành ngành kinh tế quan trọng bậc nhất trên thế giới. Hoạt động kinh doanh du lịch quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hiện chiếm tới 40% thương mại dịch vụ toàn cầu.[2] Theo thống kê của Hiệp hội du lịch và lữ hành thế giới, năm 2008 du lịch đem lại nguồn thu tới 5.890 tỷ USD, đóng góp vào 9,9% GDP toàn cầu và tạo việc làm cho hơn 238 triệu người, chiếm 8,4% lao động thế giới. Đóng góp của ngành công nghiệp không khói này vào hoạt động kinh tế và việc làm toàn cầu được dự báo là tiếp tục tăng mạnh trong vòng 10 năm tới , với mức tăng trưởng 4,2% mỗi năm . [35] Sự phát triển mạnh mẽ của du lịch toàn cầu dẫn đến cạnh tranh mạnh mẽ giữa các quốc gia trên thế giới trong việc thu hút khách du lịch quốc tế. Việt Nam có tiềm năng lớn về du lịch, tuy nhiên du lịch Việt Nam đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn của quá trình toàn cầu hóa. Thêm vào đó, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam nói chung còn yếu so với các hãng lữ hành của nhiều đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á cũng như Châu Á Thái Bình Dương. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, đặc biệt là trong điều kiện Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, và với mục tiêu phát triển du lịch trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước , đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực thì việc nâng cao năng 2 lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam là một đòi hỏi cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Khái quát một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành. Nghiên cứu và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành du lịch và của các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay, so sánh với Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á. Từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành của các doanh nghiệp Việt Nam so với Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Đông Nam Á trong việc thu hút khách quốc tế trong điều kiện hội nhập quốc tế. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau như phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích số liệu; phương pháp thống kê và đánh giá số liệu, phương pháp trích dẫn... 5. Bố cục Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, khóa luận gồm 3 chương: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. 3 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƢ̣C TIỄN VỀ CẠNH TRANH, NĂNG LƢ̣C CẠNH TRANH TRONG LĨNH VƢ̣C LƢ̃ HÀNH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất, trao đổi hàng hóa và phát triển kinh tế thị trường. Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh. Theo từ điển kinh doanh của Anh, cạnh tranh (competition) được hiểu là “sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.[16] Theo định nghĩa trong Đại từ điển Việt Nam, cạnh tranh là “cố gắng giành phần hơn, phần thắng về mình giữa những người, những tổ chức hoạt động nhằm những lợi ích như nhau.[4] Ngoài ra còn rất nhiều quan điểm về cạnh tranh của các trường phái kinh tế, của các nhà kinh tế học. Nhưng một cách chung nhất có thể hiểu cạnh tranh là quan hệ kinh tế, ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.1.1.2 Phân loại cạnh tranh Có nhiều tiêu chí để phân loại cạnh tranh, các loại hình cạnh tranh chủ yếu bao gồm: a, Xét theo chủ thể, cạnh tranh gồm cạnh tranh giữa những người sản 4 xuất hay người bán và cạnh tranh giữa những người mua. - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: chủ yếu là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, cạnh tranh giữa nhóm công ty với nhóm công ty. Đây là cuộc cạnh tranh chính trên thị trường, đồng thời cũng là cuộc cạnh tranh khốc liệt nhất, có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp. - Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh trên quy luật cung cầu. Khi một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó mà mức cung nhỏ hơn mức cầu thì cuộc cạnh tranh giữa những người mua càng gay gắt và giá hàng hóa hay dịch vụ đó sẽ tăng lên. b, Xét theo phạm vi ngành kinh tế , cạnh tranh gồm cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hóa, nhằm mục đích tiêu thụ hàng hóa có lợi hơn để thu được lợi nhuận siêu ngạch. - Cạnh tranh giữa các ngành: là cạnh tranh giữa các nhà doanh nghiệp hay đồng minh, giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm giành giật lợi nhuận cao nhất. c, Xét theo hình thái, cạnh tranh gồm cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. - Cạnh tranh hoàn hảo hay còn gọi là cạnh tranh thuần túy là hình thức cạnh tranh mà quyết định của người mua và người bán không ảnh hưởng đến giá cả của thị trường. Trên thị trường cạnh tranh hoàn hảo, giá cả của sản phẩm được hình thành hoàn toàn dựa trên quan hệ cung cầu, quy luật giá trị, không có sự chi phối, can thiệp của bất cứ quyền lực nào. Trên thực tế đời sống kinh tế, ít tồn tại hình thái cạnh tranh này. - Cạnh tranh không hoàn hảo là hình thái chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh, ở đó các nhà sản xuất bán hàng đủ mạnh để chi phối giá 5 cả các sản phẩm của mình trên thị trường hoặc từng nơi, từng khu vực cụ thể. Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân ra hai loại là: độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính chất độc quyền. Một độc quyền nhóm là một ngành chỉ có ít người sản xuất và họ đều nhận thức được giá cả cả mình không chỉ phụ thuộc vào sản lượng của mình mà còn phụ thuộc vào hoạt động cạnh tranh của những đối thủ cạnh tranh quan trọng trong ngành đó. Cạnh tranh mang tính độc quyền là hình thức cạnh tranh sản phẩm, trong đó mỗi doanh nghiệp đều có mức độ độc quyền nhất định do họ có sản phẩm riêng có của mình. Mức độ độc quyền phụ thuộc vào khả năng tạo sự khác biệt giữa sản phẩm của mình với sản phẩm của các doanh nghiệp khác. Hình thức cạnh tranh này tồn tại nhiều trong các sản phẩm như hóa mỹ phẩm, ôtô, may mặc,... d, Xét theo tính chất, cạnh tranh gồm cạnh tranh lành mạnh (cạnh tranh hợp pháp) và cạnh tranh không lành mạnh (cạnh tranh bất hợp pháp) - Cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh trong sáng, cạnh tranh bằng tiềm năng vốn có của doanh nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh lành mạnh mang lại lợi ích cho người tiêu dùng thông qua nâng cao chất lượng sản phẩm, giá thành hợp lý; mang lại lợi ích cho xã hội thông qua phát triển khoa học kỹ thuật, sử dụng hợp lý và tiết kiệm các nguồn lực sản xuất... - Cạnh tranh không lành mạnh là cạnh tranh bằng các hành vi không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh, vô tình hoặc cố ý gây tổn hại cho đối thủ cạnh tranh hoặc bạn hàng. Ngoài các loại hình cạnh tranh đã nêu trên, người ta còn xét theo một số tiêu chí khác: điều kiện không gian, lợi thế tài nguyên nhân lực, đặc điểm tập quán sản xuất, tiêu dùng, văn hóa... ở từng dân tộc, từng khu vực, từng 6 quốc gia khác nhau mà phân loại thành cạnh tranh giữa các nước và các khu vực trên thế giới, cạnh tranh trong và ngoài nước, cạnh tranh giữa cộng đồng, các vùng có bản sắc dân tộc và tập quán sản xuất tiêu dùng khác nhau... 1.1.1.3 Vai trò của cạnh tranh Cạnh tranh là môi trường và là động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước đây, hầu như không tồn tại phạm trù cạnh tranh giữa các doanh nghiệp vì toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đều được tiến hành theo kế hoạch, kinh doanh có lãi thì nộp vào ngân sách Nhà nước, ngược lại thì Nhà nước bù lỗ. Do vậy doanh nghiệp vẫn tồn tại mà không bị phá sản, tuy nhiên lại không tạo được động lực cho doanh nghiệp phát triển. Khi chuyển sang cơ chế thị trường thì vấn đề cạnh tranh xuất hiện và nó có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà còn đối với người tiêu dùng cũng như tổng thể nền kinh tế. Đối với doanh nghiệp, cạnh tranh quyết định đến sự tồn tại hay không tồn tại của doanh nghiệp, là điều kiện thuận lợi để mỗi doanh nghiệp tự khẳng định vị trí của mình trên thị trường, tự hoàn thiện bản thân để vươn lên giành ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh khác. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải sản xuất và cung ứng những hàng hóa và dịch vụ mà thị trường cần để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của khách hàng. Cạnh tranh thực chất là một cuộc chạy đua không có đích, là quá trình các doanh nghiệp đưa ra các biện pháp kinh tế tích cực và sáng tạo nhằm đứng vững trên thương trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra ưu thế về sản phẩm, giá bán và tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, mỗi doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, bên cạnh đó phải tối ưu các yếu tố đầu vào của sản xuất để giảm tối đa giá thành sản phẩm. Đối với người tiêu dùng, nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà 7 họ có thể lựa chọn được các loại hàng hóa và dịch vụ ngày càng đa dạng, phong phú với chất lượng cao hơn, phù hợp hơn với khả năng mua sắm của họ. Cạnh tranh làm cho người tiêu dùng được tôn trọng hơn và lợi ích của họ được đảm bảo hơn, vì chính những quyết định mua hàng của người tiêu dùng quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Đối với cả nền kinh tế, bất cứ một nền kinh tế nào cũng cần phải duy trì sự cạnh tranh. Cạnh tranh là môi trường, là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, làm tăng tính năng động và óc sáng tạo của các nhà doanh nghiệp, tạo ra những nhà kinh doanh giỏi, chân chính. Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tran