Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiều cam
kết trong các Hiệp định như Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định khung về hợp
tác dịch vụ ASEAN và các Hiệp định chung về dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại
th ế giới WTO. Một trong những nội dung quan trọng của cam kết đó là tận dụng mọi
ngoại lực, phát huy hết nội lực để xây dựng một thị trường dịch vụ ngân hàng còn y ếu
kém. Chính vì vậy, mọi ngân hàng đều phải tự vươn lên để đủ sức cạnh tranh và hội nhập
với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt, hiện nay, khi Hiệp định thương mại Việt –
Mỹ đã có hiệu lực, để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng cổ
phần với các lo ại hình kinh doanh đa dạng, các NHTM buộc phải chuyển mình mạnh
mẽ để có thể đứng vững được trong tư thế cạnh tranh. Nhận thức được điều đó, cùng với
định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã chú ý phát triển hoạt động bán lẻ bên cạnh các hoạt động kinh doanh bán buôn
dành cho các doanh nghiệp lớn và các tổ chức tài chính.
Thực tiễn cho thấy, cùng với sự phát triển kinh tế, lượng người tiếp cận và sử
dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Với dân số hiện nay là hơn 80 triệu dân và dự
kiến đến năm 2020 là 100 triệu dân, Việt Nam chắc chắn sẽ là một thị trường đầy tiềm
năng cho hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Đối mặt với những thách thức đang đến gần, nhằm đứng vững trong cuộc cạnh
tranh sắp tới, các NHTM quốc doanh trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đang nỗ lực hoàn thành “Đề án cơ cấu lại” và “Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ
thống thanh toán” tiến tới phát triển thành một ngân hàng đa năng hàng đầu của Việt
Nam, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực. Trong giai đoạn hiện nay,
việc chiếm lĩnh thị trường dịch vụ NHBL đầy tiềm năng nhưng cũng hết sức mới mẻ
đang được coi là nhiệm vụ cấp bách của ngân hàng. Vì vậy, khẩn trương tìm ra những
tồn tại, vướng mắc và các giải pháp để hoàn thiện những sản phẩm dịch vụ ngân hàng
bán lẻ đã có và nghiên cứu phát triển mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
chưa có nhằm tạo ra bước đột phá giành thế chủ động cho ngân hàng trong cuộc chiến
sắp tới là con đường duy nhất đạt được mục tiêu trên.
Với nhận thức đó, sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường ngân hàng bán lẻ Việt
Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi mong muốn đề tài nghiên cứu
này sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu và phân tích thực trạng cũng như
để ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói
chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng trên thị trường ngân hàng
bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này là lý thuy ết về các dịch vụ ngân hàng bán
lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2000 – 2006, với đối tượng
nghiên cứu là các dịch vụ ngân h àng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
thống kê, mô tả, so sánh, phân tích. Bài viết lấy giáo trình, nghiên cứu mang tính chất lý
thuy ết làm cơ sở và thực tế hoạt động ngân hàng để chứng minh. Đề tài đóng góp vào
việc nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý thuyết căn bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp của tôi
được kết cấu thành ba chương:
Chương I. Những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của NHTM trên thị trường ngân hàng bán lẻ
Chương II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam trên thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam
Chương III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam trong bối cảnh hậu gia nhập WTO
59 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2055 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam trong bối cảnh hậu gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
62
LỜI MỞ ĐẦU ...............................................................................................
CHƯƠNG I. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHTM TRÊN THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG
BÁN LẺ ......................................................................................................... 1
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ ................. 1
1. Các khái niệm ........................................................................................ 1
1.1. Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ ..................................................................... 1
1.2. Thị trường ngân hàng bán lẻ.................................................................. 4
2. Đặc điểm của thị trường ngân hàng bán lẻ............................................ 5
3. Các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ ................................................. 7
3.1. Các dịch vụ huy động vốn ...................................................................... 7
3.2. Các dịch vụ sử dụng vốn ........................................................................ .10
3.3. Dịch vụ thanh toán ................................................................................ 11
3.4. Các dịch vụ khác ................................................................................... 14
4. Vai trò của dịch vụ NHBL trong hoạt động kinh doanh
của các NHTM ............................................................................................ 15
4.1. Đối với nền kinh tế ................................................................................. 15
4.2. Đối với ngân hàng ................................................................................. 16
5. Xu hướng phát triển dịch vụ NHBL của các NHTM ............................ 17
II. NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG
NGÂN HÀNG BÁN LẺ .............................................................................. 17
1. Khái niệm về năng lực cạnh tranh ......................................................... 17
2. Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị trường NHBL
..................................................................................................................... 19
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
63
2.1. Điểm mạnh, điểm yếu ............................................................................ 19
2.2. Tác động của môi trường kinh doanh – cơ hội và thách thức ................. 21
III. NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ĐẾN NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRÊN THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ ....................................... 24
1. Tổng quan về thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam .......................... 25
2. Các triển vọng và xu hướng phát triển hoạt động NHBL trong bối cảnh Việt Nam
gia nhập WTO ............................................................................................ 26
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG
BÁN LẺ VIỆT NAM .................................................................................. 30
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 30
1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam ............................................................................................................ 30
2. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 32
II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) TRÊN THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG BÁN LẺ
..................................................................................................................... 33
1. Dịch vụ tiền gửi ....................................................................................... 33
2. Dịch vụ cho vay ...................................................................................... 37
3. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ .............................................................. 38
4. Dịch vụ thanh toán ................................................................................. 40
5. Mạng lưới cung ứng dịch vụ .................................................................. 45
III. ĐÁNH GIÁ DỊCH VỤ NHBL CỦA BIDV ......................................... 50
1. Kết quả đạt được .................................................................................... 50
2. Hạn chế ................................................................................................... 53
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
64
3. Nguyên nhân của hạn chế....................................................................... 56
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN
HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HẬU GIA
NHẬP WTO ................................................................................................ 62
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN, PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ NHBL CỦA BIDV .................................................................... 62
1. Quan điểm hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV ............. 62
2. Định hướng chiến lược hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHBL của BIDV 64
3. Mục tiêu phát triển dịch vụ NHBL của BIDV....................................... 66
II. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NLCT CỦA BIDV TRÊN THỊ TRƯỜNG NHBL
..................................................................................................................... 68
1. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL hiện có ............... 68
2. Giải pháp phát triển một số sản phẩm mới ........................................... 75
2.1. Đa dạng hóa các sản phẩm .................................................................... 75
2.2. Triển khai một số sản phẩm mới ............................................................ 77
3. Xây dựng nguồn nhân lực cho hoạt động bán lẻ ................................... 79
4. Đẩy mạnh công tác Marketing chăm sóc khách hàng........................... 80
5. Chế độ lương, thưởng hấp dẫn, phù hợp với từng vị trí công việc ....... 81
III. KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 82
1. Kiến nghị với Chính phủ ........................................................................ 82
2. Kiến nghị với NHNN Việt Nam ............................................................. 85
KẾT LUẬN
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
65
Thị trường ngân hàng đang phát triển với tốc độ ngày càng nhanh theo tốc độ phát
triển của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu đối với các dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng
làm thị trường ngân hàng không ngừng được mở rộng. Tuy vậy, mức độ cạnh tranh trên
thị trường ngân hàng Việt Nam đang trở nên khốc liệt hơn khi có sự tham gia của các tổ
chức tín dụng phi ngân hàng (các công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty tài
chính…) và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Sức ép cạnh tranh ngày càng lớn đòi
hỏi mỗi ngân hàng để tồn tại và phát triển cần có những chiến lược cho riêng mình, tạo ra
những đột phá mới cũng như thích ứng nhanh nhạy với những biến động trên thị trường
tài chính trong nước cũng như khu vực.
BIDV nằm trong nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước đang ngày càng
khẳng định được vị thế, uy tín của mình trên thị trường ngân hàng Việt Nam. Tuy vậy,
mục tiêu trở thành “NHTM bán lẻ hàng đầu trong nước và khu vực” của BIDV vẫn còn
là nhiệm vụ khó khăn đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của toàn thể bộ máy lãnh đạo cũng
như nhân viên trong toàn hệ thống ngân hàng.
Để đưa ra cái nhìn khái quát, toàn diện về năng lực cạnh tranh của một ngân hàng
trên thị trường trong tương quan so sánh với các ngân hàng và các tổ chức tài chính, tín
dụng khác hoàn toàn không dễ dàng. Nó đòi hỏi sự nghiên cứu, phân tích, tổng hợp quá
trình hoạt động, phát triển của các ngân hàng trong bối cảnh thị trường luôn biến động
với các nhân tố “cơ hội” và “thách thức” mới. Khóa luận đã tập trung làm sáng tỏ một số
nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của NHTM trên thị
trường NHBL.
Thứ hai, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động dịch vụ NHBL của BIDV trong
những năm gần đây.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp cụ thể và kiến nghị với Chính phủ và NHNN
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV trên thị trường NHBL Việt Nam.
Do thời gian nghiên cứu lý thuyết và thực tế ngắn, quan điểm còn hạn chế, bài
viết không thể tránh được sai sót. Rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
66
LỜI MỞ ĐẨU
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam sẽ phải thực hiện nhiều cam
kết trong các Hiệp định như Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, Hiệp định khung về hợp
tác dịch vụ ASEAN và các Hiệp định chung về dịch vụ (GATS) của Tổ chức thương mại
thế giới WTO. Một trong những nội dung quan trọng của cam kết đó là tận dụng mọi
ngoại lực, phát huy hết nội lực để xây dựng một thị trường dịch vụ ngân hàng còn yếu
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
67
kém. Chính vì vậy, mọi ngân hàng đều phải tự vươn lên để đủ sức cạnh tranh và hội nhập
với nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt, hiện nay, khi Hiệp định thương mại Việt –
Mỹ đã có hiệu lực, để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, các ngân hàng cổ
phần… với các loại hình kinh doanh đa dạng, các NHTM buộc phải chuyển mình mạnh
mẽ để có thể đứng vững được trong tư thế cạnh tranh. Nhận thức được điều đó, cùng với
định hướng mở rộng hoạt động kinh doanh dịch vụ, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đã chú ý phát triển hoạt động bán lẻ bên cạnh các hoạt động kinh doanh bán buôn
dành cho các doanh nghiệp lớn và các tổ chức tài chính.
Thực tiễn cho thấy, cùng với sự phát triển kinh tế, lượng người tiếp cận và sử
dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng tăng. Với dân số hiện nay là hơn 80 triệu dân và dự
kiến đến năm 2020 là 100 triệu dân, Việt Nam chắc chắn sẽ là một thị trường đầy tiềm
năng cho hoạt động ngân hàng bán lẻ.
Đối mặt với những thách thức đang đến gần, nhằm đứng vững trong cuộc cạnh
tranh sắp tới, các NHTM quốc doanh trong đó có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam đang nỗ lực hoàn thành “Đề án cơ cấu lại” và “Dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ
thống thanh toán” tiến tới phát triển thành một ngân hàng đa năng hàng đầu của Việt
Nam, hoạt động ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực. Trong giai đoạn hiện nay,
việc chiếm lĩnh thị trường dịch vụ NHBL đầy tiềm năng nhưng cũng hết sức mới mẻ
đang được coi là nhiệm vụ cấp bách của ngân hàng. Vì vậy, khẩn trương tìm ra những
tồn tại, vướng mắc và các giải pháp để hoàn thiện những sản phẩm dịch vụ ngân hàng
bán lẻ đã có và nghiên cứu phát triển mở rộng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ
chưa có nhằm tạo ra bước đột phá giành thế chủ động cho ngân hàng trong cuộc chiến
sắp tới là con đường duy nhất đạt được mục tiêu trên.
Với nhận thức đó, sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng Đầu
tư và Phát triển Việt Nam, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường ngân hàng bán lẻ Việt
Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Tôi mong muốn đề tài nghiên cứu
này sẽ đóng góp một phần nhỏ trong việc nghiên cứu và phân tích thực trạng cũng như
để ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam nói
chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng trên thị trường ngân hàng
bán lẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
68
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận này là lý thuyết về các dịch vụ ngân hàng bán
lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 2000 – 2006, với đối tượng
nghiên cứu là các dịch vụ ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử;
thống kê, mô tả, so sánh, phân tích. Bài viết lấy giáo trình, nghiên cứu mang tính chất lý
thuyết làm cơ sở và thực tế hoạt động ngân hàng để chứng minh. Đề tài đóng góp vào
việc nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý thuyết căn bản về dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trên thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam trong giai
đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận tốt nghiệp của tôi
được kết cấu thành ba chương:
Chương I. Những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
của NHTM trên thị trường ngân hàng bán lẻ
Chương II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam trên thị trường ngân hàng bán lẻ Việt Nam
Chương III. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đầu tư và
phát triển Việt Nam trong bối cảnh hậu gia nhập WTO
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
69
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HẬU GIA NHẬP WTO
I. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU HOÀN THIỆN, PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ NHBL CỦA BIDV
1. Quan điểm hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV
Quá trình hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHBL cần phải được tiến hành trên
quan điểm sau:
Bền vững: Hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHBL phải được thực hiện từng bước
vững chắc nhưng cũng cần có bước đột phá để tạo đà phát triển nhanh. Cần thu hút được
tối đa mọi nguồn vốn trong dân cư nhằm cải thiện nguồn vốn cho BIDV, góp phần đầu tư
phát triển kinh tế đồng thời đáp ứng mọi nhu cầu về vốn, thanh toán,… của mọi cá nhân,
hộ gia đình, tăng thu lợi nhuận từ đó nâng cao NLCT cho BIDV. Quan điểm bền vững
chỉ có thể thực hiện được khi giữ vững thị phần đã có, phát triển và mở rộng thị trường
mới đồng thời vừa phát triển vừa nuôi dưỡng thị trường tiềm năng để phát triển thị
trường trong tương lai. Cần đánh giá đúng nhu cầu, tình hình thị trường và dự tính được
triển vọng trong tương lai để phát triển đúng hướng.
Hài hòa: Dịch vụ NHBL phải được hoàn thiện và phát triển trên quan điểm hài
hòa giữa lợi ích của khách hàng với lợi ích của BIDV và mang lại lợi ích cho nền kinh tế:
vừa mang lại hiệu quả và thuận tiện cho khách hàng khi sử dụng những sản phẩm tiên
tiến, vừa thu hút nguồn vốn từ mọi đối tượng khách hàng để đầu tư, phát triển kinh tế,
vừa tăng thu phí dịch vụ làm tăng lợi nhuận cho BIDV.
Đầu tư để phát triển dịch vụ NHBL yêu cầu vốn lớn trong khi môi trường kinh tế
xã hội chưa phát triển, nhu cầu sử dụng dịch vụ chưa cao, đòi hỏi BIDV phải hướng tới
lợi ích lâu dài, kết hợp hài hòa giữa lợi ích của BIDV và của toàn bộ nền kinh tế. Trong
giai đoạn đầu tiên, BIDV phải chấp nhận chi phí đầu tư để mang đến cho khách hàng
những sản phẩm dịch vụ tiên tiến với mức phí đảm bảo bù đắp được một phần vốn đầu tư
nhưng phải đủ sức hấp dẫn để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
Đồng bộ: Hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHBL phải được tiến hành đồng bộ tạo
ra nhiều tiện ích cho người sử dụng dịch vụ. Để mở rộng dịch vụ NHBL, Ban lãnh đạo
BIDV đã xác định sản phẩm thẻ là mũi nhọn để phát triển dịch vụ NHBL. Tuy nhiên,
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
70
ngoài việc đầu tư công nghệ, nhân lực, phát triển mạng lưới máy ATM và khuyếch
trương sản phẩm thẻ, cần phải chú trọng phát triển mạng lưới chi nhánh truyền thống, kịp
thời bổ sung, bố trí và đào tạo nhân lực cho các bộ phận phục vụ khách hàng bán lẻ, nhất
là những bộ phận liên quan trực tiếp đến việc phát hành và sử dụng thẻ như bộ phận mở
và quản lý tài khoản cá nhân. Đồng thời phải đảm bảo hoàn thiện và phát triển đồng bộ
các tiện ích của tài khoản cá nhân: nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán qua tài khoản
cá nhân, phát triển các kênh phân phối dịch vụ hiện đại như Internet Banking, Phone
Banking, Home Banking,… cho phép thấu chi tài khoản, mở rộng các dịch vụ có khả
năng tạo nguồn sử dụng thẻ như cho vay tiêu dùng. Phát triển thêm các sản phẩm dịch vụ
thu hút khách hàng mới, giữ lại khách hàng cũ như tư vấn tài chính, bảo hiểm, quản lý tài
sản,… đem đến dịch vụ trọn gói cho khách hàng từ đó mở rộng thị trường, nâng cao
NLCT của ngân hàng.
Dịch vụ NHBL cần phải được hoàn thiện và phát triển đồng bộ với các dịch vụ
ngân hàng khác. Cần phối hợp các bộ phận chức năng khác như bộ phận phục vụ doanh
nghiệp để phát huy hiệu quả của dịch vụ, thu hút thêm mọi đối tượng khách hàng nhằm
tăng lợi nhuận cho ngân hàng và tạo mối liên kết chặt chẽ giữa khách hàng và ngân hàng.
Phát triển các dịch vụ hiện đại, tiên tiến đạt tiêu chuẩn quốc tế: Trong xu thế
mở cửa hòa nhập với cộng đồng quốc tế, nếu sản phẩm dịch vụ của BIDV nói riêng và
của các NHTM nói chung không có khả năng cạnh tranh với các tiêu chuẩn kỹ thuật hiện
đại, tiên tiến thì khó lòng đứng vững và phát triển trong môi trường hiện tại chứ chưa nói
gì đến tương lai. Vì vậy, cần phải đầu tư phát triển các sản phẩm ngân hàng có hàm
lượng công nghệ cao với tiêu chuẩn quốc tế. Lợi thế hiện tại cho phép BIDV có thể tranh
thủ sự hợp tác cũng như sử dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, hiện đại của nước ngoài
để phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm mang lại dịch vụ tốt nhất cho khách
hàng.
Phát huy tiềm năng sẵn có của BIDV kết hợp khai thác tiềm năng của nền kinh
tế: Trên quan điểm phát huy lợi thế về uy tín, công nghệ và nền tảng khách hàng truyền
thống, BIDV cần tiến hành khai thác tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng từ nền kinh
tế. Các tiềm năng này bao gồm sự phát triển và chuyển dịch cơ cấu dân số tăng theo sự
mở rộng khu vực thành thị và vùng ven đô, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người,
gia tăng số lượng người đi công tác, học tập, du lịch ở nước ngoài, gia tăng số lượng hộ
Ngô Thị Thu Hồng – Pháp 3K42
71
kinh doanh, trình độ dân trí ngày càng cao dẫn đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng
tăng lên, hạ tầng cơ sở bưu chính viễn thông phát triển ngày càng hoàn thiện thúc đẩy
thương mại điện tử và sử dụng các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
2. Định hướng chiến lược hoàn thiện và phát triển dịch vụ NHBL của BIDV
Trước làn sóng cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng trong và ngoài nước, một
định hướng quan trọng của BIDV đến năm 2010 là từng bước xây dựng BIDV trở thành
ngân hàng bán lẻ và đến năm 2010, 40 – 50% nguồn thu dịch vụ của BIDV sẽ đến từ khu
vực kinh doanh bán lẻ. Ý tưởng cơ bản và quan trọng nhất trong việc triển khai hoạt
động kinh doanh ngân hàng bán lẻ là BIDV sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính
tích hợp (Intergrated Financial Services Provider IFSP) trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Tiêu chí tích hợp ở đây được thể hiện cả trong thị trường mục tiêu, danh mục sản phẩm
cung cấp và các kênh phân phối. Về mặt chiến lược tổng quát, BIDV xác định mục tiêu
xây dựng và phát triển chiến lược kinh doanh ngân hàng bán lẻ. BIDV sẽ cung cấp dịch
vụ tài chính cho mọi đối tượng khách hàng có nhu cầu, ưu tiên phục vụ nhóm trung và
cao cấp hoặc giới trẻ (vì đây là nhóm đối tượng có triển vọng mang lại thu nhập cho
ngân hàng trong tương lai).
Không chỉ giới hạn ở những dịch vụ ngân hàng truyền thống, BIDV chủ trương
đáp ứng mọi nhu cầu tài chính cho khách hàng. Trong danh mục sản phẩm bán lẻ của
mình, BIDV sẽ hướng trọng tâm vào hai lĩnh vực đầy tiềm năng là những sản phẩm
mang tính chất đầu tư cá nhân (wealth accumulation) và các sản phẩm bảo hiểm. Các
sản phẩm mang tính chất đầu tư cá nhân bao gồm : tiết kiệm cá nhân, tín dụng cá nhân
(cho vay mua nhà, sửa nhà, mua ô tô, du học,...), tư vấn đầu tư, quản lý danh mục đầu
tư,...
Đây là hai gói dịch vụ còn tương đối mới mẻ và còn rất nhiều tiềm năng ở Việt
Nam. Có thể nói với số dân trên 80 triệu người cùng với việc đời sống người dân