Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang cuốn hút mọi quốc gia, khuyến
khích tất cả các chủ thể kinh doanh cùng bước vào một sân chơi chung, nơi
mà các doanh nghiệp có thể phát huy được sự năng động, nhạy bén, khả
năng tiềm tàng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giữ ổn định xã hội đồng thời là
khu vực có khả năng thu hút tích cực nhất các nguồn vốn, nguồn nhân lực
trong dân cư nhằm phát huy tối ưu các nguồn lực xã hội cho tăng trưởng
kinh tế. Vì vậy việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội
nhập và toàn cầu hóa là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Trung Quốc- quốc gia láng giềng của Việt Nam sau khi gia nhập
WTO đã tận dụng các cơ hội phát triển để trở thành một trong những cường
quốc lớn có tầm ảnh hưởng lên hầu hết các lĩnh vực hoạt động của nền kinh
tế thế giới. Trung Quốc cũng đồng thời là một quốc gia đạt được nhiều
thành công trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu
thống kê của Uỷ ban Phát triển và Cải cách quốc gia (NDRC), các doanh
nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc đóng góp tới 60% GDP, 50% thu nhập từ
thuế, 68% tổng xuất khẩu và 75% việc là m được tạo ra hàng năm.
113 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO - Bài học cho Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRUNG QUỐC
THỜI KỲ HẬU WTO BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện : Phạm Kiều Anh
Lớp : Anh 11
Khóa : 44
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phạm Thị Hồng Yến
Hà Nội, tháng 5/2009
MỤC LỤC
Danh môc tõ viÕt t¾t
Danh môc b¶ng biÓu
Danh môc h×nh vÏ
Lêi nãi ®Çu ..................................................................................................... 1
Ch•¬ng 1: C¬ së lý luËn chung vµ Tæng quan vÒ doanh
nghiÖp võa vµ nhá Trung Quèc ......................................................... 4
1. Doanh nghiÖp võa vµ nhá ............................................................................ 4
1.1. Kh¸i niÖm ............................................................................................... 4
1.1.1. ë c¸c nÒn kinh tÕ trªn thÕ giíi ......................................................... 4
1.1.2. ë ViÖt Nam ...................................................................................... 9
1.1.3. ë Trung Quèc ................................................................................ 11
2. Vai trß của doanh nghiÖp võa vµ nhá đối với nền kinh tế ........................ 12
3. Tæng quan vÒ doanh nghiÖp võa vµ nhá Trung Quèc .............................. 16
3.1. Sù ph¸t triÓn cña doanh nghiÖp võa vµ nhá Trung Quèc .................. 16
3.1.1. Giai ®o¹n tr•íc khi Trung Quèc gia nhËp WTO ........................... 16
3.2.2. Giai ®o¹n sau khi Trung Quèc gia nhËp WTO .............................. 18
3.2. Sù ph©n bæ vµ c¸c lÜnh vùc ho¹t ®éng cña doanh nghiÖp võa vµ nhá21
3.2.1. XÐt theo vÞ trÝ ®Þa lý ........................................................................ 21
3.2.1. XÐt theo lÜnh vùc ho¹t ®éng ........................................................... 21
Ch•¬ng 2: KINH NGHIÖM ph¸t triÓn Doanh nghiÖp võa vµ
nhá Trung Quèc thêi kú hËu WTO .................................................. 24
1. Thùc tr¹ng doanh nghiÖp võa vµ nhá Trung Quèc .................................. 24
1.1. Sù ®ãng gãp cña doanh nghiÖp võa vµ nhá ®èi víi nÒn kinh tÕ ......... 24
1.2. VÒ quy m« vèn vµ tiÕp cËn vèn ........................................................... 25
1.3. VÒ lao ®éng vµ chÊt l•îng nguån nh©n lùc ......................................... 26
1.3. VÒ khoa häc c«ng nghÖ ........................................................................ 28
2. Nguyªn nh©n vµ th¸ch thøc ®èi víi sù ph¸t triÓn cña doanh nghiÖp võa
vµ nhá Trung Quèc ........................................................................................ 30
2.1. Nguyªn nh©n ........................................................................................ 30
2.2. Th¸ch thøc ........................................................................................... 32
ii
2.2.1. Th¸ch thøc trong ng¾n h¹n ........................................................... 32
2.2.2. Th¸ch thøc trong dµi h¹n .............................................................. 34
3. gi¶i ph¸p ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa vµ nhá Trung Quèc thêi kú hËu
WTO ............................................................................................................... 38
3.1. c¶i thiÖn m«i tr•êng chÝnh s¸ch dµnh cho doanh nghiÖp võa vµ nhá
..................................................................................................................... 38
3.2. N©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña doanh nghiÖp võa vµ nhá ........... 47
3.2.1. X©y dùng côm c«ng nghiÖp tËp trung cña doanh nghiÖp võa vµ nhá
................................................................................................................. 47
3.2.2. N©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh xuÊt khÈu ..................................... 51
3.3. KhuyÕn khÝch c¸c DNV&N ®Çu t• vµo khoa häc c«ng nghÖ ............. 52
3.4. Ph¸t triÓn v•ên •¬m doanh nghiÖp .................................................... 58
Ch•¬ng 3: C¸c gi¶i ph¸p vËn dông nh»m ph¸t triÓn doanh
nghiÖp võa vµ nhá t¹i ViÖt Nam ...................................................... 62
1. Thùc tr¹ng doanh nghiÖp võa vµ nhá ViÖt Nam ....................................... 62
1.1. Thùc tr¹ng ho¹t ®éng cña c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá ViÖt Nam .. 62
1.1.1. VÒ sè l•îng doanh nghiÖp .............................................................. 62
1.1.2. VÒ quy m« vèn vµ tiÕp cËn vèn ....................................................... 63
1.1.3. VÒ lao ®éng vµ chÊt l•îng nguån nh©n lùc ................................... 65
1.2.4. VÒ ngành nghÒ ............................................................................... 66
1.2.4. VÒ doanh thu vµ lîi nhuËn ............................................................. 68
1.2.5. VÒ kh¶ n¨ng c¹nh tranh ................................................................ 68
1.2.6. VÒ m¸y mãc thiÕt bÞ vµ khoa häc c«ng nghÖ .................................. 69
1.2. Thùc tr¹ng luËt ph¸p vµ thÓ chÕ hç trî c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá
ViÖt Nam ..................................................................................................... 70
1.3. Nh÷ng tån t¹i, khã kh¨n, h¹n chÕ mµ doanh nghiÖp võa vµ nhá ViÖt
Nam ®ang ph¶i ®èi m¾t .............................................................................. 72
1.3.1. Khã kh¨n trong việc vay vốn .......................................................... 73
1.3.2. Khã kh¨n vÒ mặt bằng kinh doanh ................................................ 73
1.3.3. Khã kh¨n vÒ nguån nh©n lùc ......................................................... 74
1.3.4. Khã kh¨n vÒ c¬ së h¹ tÇng ............................................................. 75
1.3.5. Khã kh¨n trong tiÕp cËn th«ng tin c«ng nghÖ vµ lùa chän, øng
dông c«ng nghÖ ....................................................................................... 75
iii
1.3.6. Khã kh¨n trong viÖc xóc tiÕn më réng thÞ tr•êng trong n•íc vµ thÞ
tr•êng xuÊt khÈu ..................................................................................... 76
2. §Þnh h•íng ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa vµ nhá ViÖt Nam .................... 77
2.1. Xu h•íng c¸c chÝnh s¸ch bªn ngoµi, c¸c cam kÕt vµ c¸c lùc l•îng thÞ
tr•êng t¸c ®éng tíi doanh nghiÖp võa vµ nhá ........................................... 77
2.1.1. C¸c cam kÕt trong khu«n khæ WTO............................................... 77
2.1.2. TiÕn triÓn trong kinh doanh quèc tÕ .............................................. 79
2.2. §Þnh h•íng ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa vµ nhá ViÖt Nam .............. 81
3. Gi¶i ph¸p vËn dông kinh nghiÖm cña Trung Quèc nh»m ph¸t triÓn
doanh nghiÖp võa vµ nhá ViÖt Nam .............................................................. 83
3.1. Nh÷ng nÐt t•¬ng ®ång gi÷a doanh nghiÖp võa vµ nhá ViÖt Nam vµ
Trung Quèc ................................................................................................ 83
3.2. Bµi häc kinh nghiÖm cho ViÖt Nam tõ c¸c biÖn ph¸p ph¸t triÓn doanh
nghiÖp võa vµ nhá cña Trung Quèc .......................................................... 85
3.2.1. Thèng nhÊt nhËn thøc, quan ®iÓm vÒ ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa
vµ nhá ...................................................................................................... 85
3.2.2. Më cöa thÞ tr•êng cho c¸c thµnh phÇn kinh tÕ cïng tham gia ...... 85
3.2.3. KhuyÕn khÝch c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá ®Çu t• vµo khoa häc
c«ng nghÖ................................................................................................. 86
3.3. Mét sè kiÕn nghÞ nh»m ph¸t triÓn doanh nghiÖp võa vµ nhá ViÖt Nam 86
3.3.1. C¶i thiÖn m«i tr•êng ph¸p lý vµ ®Çu t• kinh doanh phï hîp ........ 86
3.3.2. H×nh thµnh vµ cñng cè c¸c ®Çu mèi hç trî doanh nghiÖp võa vµ
nhá ........................................................................................................... 91
3.3.3. N©ng cao n¨ng lùc c¹nh tranh cña c¸c doanh nghiÖp võa vµ nhá 95
3.3.4. Chó träng ph¸t triÓn khoa häc c«ng nghÖ vµ ®µo t¹o nguån nh©n
lùc ............................................................................................................ 97
3.3.5. Thµnh lËp c¸c v•ên •¬m doanh nghiÖp....................................... 100
KÕt luËn ...................................................................................................... 102
Danh môc Tµi liÖu tham kh¶o
iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ (Small and Medium Company
GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
EC Cộng đồng chung Châu Âu (European Commission)
EU Liên minh Châu Âu (European Union)
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization
SBA Small Business Asdministration
USD Đồng đôla Mỹ (United State Dollar)
EUR Đồng Euro
R&D Nghiên cứu và phát triển (Research and Development)
NDRC Uỷ ban Phát triển và Cải cách Quốc gia
(National Development and Reform Commision)
CSB Tổng cục Thống kê Trung Quốc
TVEs Xí nghiệp hương trấn (Town Village Enterprises)
VAT Thuế tiêu thụ đặc biệt (Value- added Tax)
UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc
(United Nation Industrial Development Organisation)
MIGA Tổ chức Tín thác và Đầu tư Đa phương Quốc tế
(Multilateral Investment Guarantee Agency)
IFC Tổ chức tài chính quốc tế
(International Finanve Corporation)
APEC Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á-Thái Bình Dương
(Asian- Pacific Economic Cooporation)
DNN&V Doanh nghiệp vừa và nhỏ
VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
NDT Nhân dân tệ
v
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Tiêu chí phân loại DNV&N của EU 5
Bảng 1.2 Phân biệt DNV&N và doanh nghiệp lớn dựa trên tiêu
chí về lượng
7
Bảng 1.3 Định nghĩa DNV&N của WB 7
Bảng 1.4 Tiêu chí phân loại DNV&N của Nhật Bản 8
Bảng 1.5 Tiêu chí phân loại DNV&N ở Mỹ 9
Bảng 1.6 Định nghĩa về DNV&N theo “Luật thúc đây doanh
nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc” năm 2003
11
Bảng 1.7 DNV&N Trung Quốc theo vị trí địa lý 20
Bảng 1.8 DNN&V phân theo ngành nghề kinh doanh 22
Bảng 1.9 DNN&V theo thành phần đăng ký 23
Bảng 2.1 Đóng góp của DNV&N vào GDP (NDT) 25
Bảng 2.2 Đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của các DNV&N
Trung Quốc
50
Bảng 2.3 Chi phí dành cho Khoa học và Công nghệ từ năm 2001-
2005
54
Bảng 3.1 Cơ cấu vốn của DNV&N 62
Bảng 3.2 Số lượng DNV&N phân theo ngành nghề kinh doanh
(Giai đoạn 2000 – 20006)
65
vi
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 Tỷ lệ DNV&N theo khu vực (năm 2006) 21
Hình 2.1 Đóng góp của DNV&N Trung Quốc năm 2007 24
Hình 2.2 Sự đóng góp vào nền kinh tế của DNV&N ở các tỉnh
thành
25
Hình 2.3 Quỹ đầu tư khoa học công nghệ dành cho DNV&N
(1999-2005)
29
Hình 3.1 Số lượng doanh nghiệp qua các năm 61
Hình 3.2 Hệ thống thể chế hỗ trợ DNNVV tại Việt Nam hoạt động
dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng
91
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xu thế hội nhập và toàn cầu hoá đang cuốn hút mọi quốc gia, khuyến
khích tất cả các chủ thể kinh doanh cùng bước vào một sân chơi chung, nơi
mà các doanh nghiệp có thể phát huy được sự năng động, nhạy bén, khả
năng tiềm tàng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết
việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, góp phần giữ ổn định xã hội đồng thời là
khu vực có khả năng thu hút tích cực nhất các nguồn vốn, nguồn nhân lực
trong dân cư nhằm phát huy tối ưu các nguồn lực xã hội cho tăng trưởng
kinh tế. Vì vậy việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời kỳ hội
nhập và toàn cầu hóa là một việc làm quan trọng và cần thiết.
Trung Quốc- quốc gia láng giềng của Việt Nam sau khi gia nhập
WTO đã tận dụng các cơ hội phát triển để trở thành một trong những cường
quốc lớn có tầm ảnh hưởng lên hầu hết các lĩnh vực hoạt động của nền kinh
tế thế giới. Trung Quốc cũng đồng thời là một quốc gia đạt được nhiều
thành công trong việc phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Theo số liệu
thống kê của Uỷ ban Phát triển và Cải cách quốc gia (NDRC), các doanh
nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc đóng góp tới 60% GDP, 50% thu nhập từ
thuế, 68% tổng xuất khẩu và 75% việc làm được tạo ra hàng năm.
Ngày 11 tháng 1 năm 2007 là một dấu ấn lịch sử đối với Việt Nam
đánh dấu sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ
chức Thương mại Thế giới- WTO. Cánh cửa hội nhập mang đến những cơ
hội to lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam nhưng cũng đồng thời
tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với những doanh nghiệp còn non trẻ về kinh
nghiệm, yếu về tiềm lực tài chính, công nghệ kỹ thuật lạc hậu… Trước đòi
2
hỏi bức thiết của tình hình mới, bất kỳ một kinh nghiệm quý báu nào của các
quốc gia đi trước cũng cần được nghiên cứu và học hỏi một cách nghiêm
túc. Do đó việc tìm hiểu đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời kỳ hậu WTO. Bài học cho Việt
Nam” là việc làm cấp thiết, nhằm học tập những kinh nghiệm quý báu trong
việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc và sớm tạo ra một
môi trường kinh doanh thuận lợi để cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt
Nam vươn lên khẳng định chính mình và có cơ hội phát triển thành những
doanh nghiệp có quy mô lớn trong tương lai.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung
Quốc trước và sau khi nước này gia nhập WTO
- Phân tích các giải pháp mà Trung Quốc đã áp dụng để phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ thời kỳ hậu WTO
- Đề xuất các giải pháp vận dụng kinh nghiệm phát triển của doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Trung Quốc thời kỳ hậu WTO cho doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Việt Nam
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ của Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO, các chính sách
Trung Quốc đã sử dụng để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của mình
trong thời kỳ hội nhập.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác – Lê nin và các quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về kinh tế. Ngoài ra khóa luận cũng sử dụng phương pháp phân tích, so
3
sánh, thống kê, tập hợp nhằm tìm ra những nhận xét, đánh giá, giải pháp phù
hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam.
5. Bố cục khoá luận
Ngoài các phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
danh mục bảng biểu hình vẽ… khoá luận tốt nghiệp bao gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc
Chƣơng 2: Giải pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ Trung Quốc thời
kỳ hậu WTO
Chƣơng 3: Các giải pháp vận dụng nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và
nhỏ tại Việt Nam
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô giáo, TS. Phạm
Thị Hồng Yến, người đã trực tiếp hướng dẫn, và cung cấp cho em rất
nhiều tài liệu cung như những chỉ dẫn quý báu để giúp em có thể hoàn
thành luận văn này.
Hà Nội tháng 5 năm 2009
4
CHƢƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VÀ TỔNG QUAN VỀ DOANH
NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRUNG QUỐC
1. Doanh nghiệp vừa và nhỏ
1.1. Khái niệm
1.1.1. Ở các nền kinh tế trên thế giới
Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNV&N) hay SMEs (Small and medium
enterprise) là đối tượng doanh nghiệp đặc trưng của nền kinh tế. DNV&N
rất linh hoạt, năng động, có nhiều lợi thế phát triển nhưng cũng dễ bị tổn
thương, vì thế hầu hết các nước đều có những chính sách, quy định, biện
pháp hỗ trợ để phát triển loại hình doanh nghiệp này. Việc nêu ra được một
định nghĩa rõ ràng và hợp lý về DNV&N là rất quan trọng vì điều này sẽ
quyết định phạm vi quản lý, môi trường hoạt động của thành phần kinh tế
này, mức độ giúp đỡ mà thành phần kinh tế này cần đến từ phía Chính phủ
và xã hội cũng như những tác động của chính sách kinh tế quốc gia đối với
sự phát triển của thành phần kinh tế này.
Với mục tiêu xác định thế nào là một DNV&N, mỗi quốc gia phải đưa
ra một số chỉ tiêu phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế trong từng
giai đoạn, cũng như phù hợp với chính sách kinh tế vĩ mô của quốc gia. Tuy
nhiên, không có định nghĩa DNV&N thống nhất trên thế giới, mỗi nước dựa
vào điều kiện cụ thể của từng giai đoạn cụ thể để định nghĩa. Sau đây là định
nghĩa về DNV&N của một số tổ chức, quốc gia và khu vực trên thế giới.
Thứ nhất, định nghĩa của Uỷ ban Châu Âu (EC):
EC sử dụng ba tiêu chí là số lao động, doanh thu hàng năm và tài sản
để định nghĩa DNV&N. Tiêu chí số lao động luôn luôn được giữ cố định
trong khi hai tiêu chí còn lại có thể linh hoạt bằng việc kết hợp tiêu chí số
lao động với một trong hai tiêu chí. Định nghĩa này nhằm đảm bảo phân loại
5
DNV&N đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
Định nghĩa này cũng đảm bảo sự công bằng cho các doanh nghiệp, ví dụ như
quy định tiêu chí về doanh thu của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất sẽ
thấp hơn doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại và phân phối.
Theo thông cáo báo chí của Uỷ ban châu Âu (EC) ban hành ngày
6/5/2003 có hiệu lực ngày 1/1/2005 (2003/361/EC) thì DNV&N là những
doanh nghiệp hoạt động độc lập có số lao động dưới 250 người và có doanh
thu hàng năm không vượt quá 67 triệu USD hoặc tổng tài sản không vượt
quá 56 triệu USD. Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có số lao động dưới
50 người, có doanh thu hàng năm không vượt quá 13 triệu USD hoặc tổng
tài sản không vượt quá 13 triệu USD. Doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh
nghiệp có số lao động dưới 10 người, có doanh thu hàng năm hoặc tổng tài
sản không vượt quá 3 triệu USD.
Đây là định nghĩa mới thay thế định nghĩa cũ của EC năm 1996. Định
nghĩa cũ cũng có chung tiêu chí về lao động như định nghĩa mới, còn các
tiêu chí về doanh thu hàng năm và tổng tài sản đều thấp hơn. Sự gia tăng các
tiêu chí tài chính được lý giải là do sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến sự
phát triển về giá cả và năng suất lao động trong các nước thành viên Cộng
đồng chung Châu Âu (EU).
Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại DNV&N của EC
Loại doanh
nghiệp
Số lƣợng
lao động (ngƣời)
Doanh thu hàng
năm (triệu USD)
Tổng tài sản
(triệu USD)
Doanh nghiệp vừa < 250 ≤ 67 ≤ 56
Doanh nghiệp nhỏ < 50 ≤ 13 ≤ 13
Doanh nghiệp
siêu nhỏ
< 10 ≤ 3 ≤ 3
Nguồn: Trang web www. ec.europa.eu
6
Thứ hai, định nghĩa của Tổ chức Bảo lãnh và Đầu tư đa phương
(MIGA) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC):
MIGA và IFC định nghĩa doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp thoả mãn
hai trong ba điều kiện sau: có số lao động dưới 50 người; có doanh thu hàng
năm không vượt quá 3 triệu USD; có tổng tài sản không vượt quá 3 triệu
USD. Doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp thoả mãn hai trong ba điều kiện
sau: có số lao động dưới 300 người; có doanh thu hàng năm không vượt quá
15 triệu USD; có tổng tài sản không vượt quá 15 triệu USD.
Không giống như EC, MIGA và IFC không quy định tiêu chí lao động
là tiêu chí bắt buộc trong định nghĩa DNV&N.
Thứ ba, định nghĩa của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương (APEC):
Các nền kinh tế thành viên APEC hầu hết đều đưa tiêu chí về lao động
trong định nghĩa DNV&N của mình. APEC định nghĩa DNV&N là doanh
nghiệp có số lao động dưới 100 người, doanh nghiệp vừa có số lao động từ
20- 99 người, doanh nghiệp nhỏ có số lao động từ 5- 9 người, doanh nghiệp
siêu nhỏ có số lao động dưới 5 người.
Thứ tư, định nghĩa của Tổ chức phát triển Công nghiệp của Liên
Hiệp Quốc (UNIDO):
UNIDO cho rằng việc định nghĩa rõ ràng DNV&N là việc làm rất
quan trọng để đề xuất và thực thi các chính sách phát triển. UNIDO định
nghĩa doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số lao động từ 1- 9 người
và/hoặc có vốn đăng ký không quá 42.300 USD, doanh nghiệp nhỏ là doanh
nghiệp có số lao động từ 10 - 49 người và có vốn đăng ký lớn hơn 42.300
USD, doanh nghiệp vừa là doanh nghiệp có số lao động từ 50 – 249 n