Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vai trò của lãi suất ngân hàng rất
mờ nhạt, luôn được quyết định bởi yếu tố chủ quan.Từ khi nước ta chuyển sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
Ngân hàng Nhà nước đã điều hành công cụ lãi suất hết sức phù hợp với các mục
tiêu ngắn, trung và dài hạn và theo lộ trình can thiệp bằng quy định mang tính chất
hành chính đến kiểm soát lãi suất trực tiếp rồi đến cơ chế lãi suất thoả thuận như
ngày nay là một bước ngoặt lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ , tác động
đến thị trường tài chính tiền tệ.
Với cơ chế tự do hoá lãi suất, lãi suất mới thực sự là giá cả của tiền tệ, được
hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường .Đối với các ngân hàng
thương mại, lãi suất còn là công cụ cạnh tranh trên thị trường tiền tệ.
Cũng với cơ chế tự do hoá lãi suất như hiện nay, các ngân hàng thương mại có thể
tự chủ trong định giá các sản phẩm ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.Tuy nhiên do sự biến động thường xuyên của lãi suất và cuộc chạy
đua lãi suất ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại đang diễn ra hiện nay
thì rủi ro lãi suất là điều không thể tránh khỏi. Để cho ngân hàng ngày càng hoạt
động chất lượng hiệu quả thì việc quản trị rủi ro lãi suất luôn là vấn đề có ý nghĩa
hết sức quan trọng, nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại mà nó mang lại cho bản
thân ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế xã hội.Vậy làm thế nào để các ngân hàng
phòng ngừa rủi ro này?
Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất đó chính là sử dụng công cụ chứng khoán
phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất, các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện từ rất
lâu trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng, tuy nhiên ở Việt Nam dường như
các sản phẩm phái sinh còn rất mới mẻ và chỉ được một số ít các ngân hàng quan
tâm sử dụng. Các sản phẩm phái sinh lãi suất thông dụng như hợp đồng kì hạn lãi
suất, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng quyền chọn lãi suất và hợp đồng hoán
đổi lãi suất mới chỉ được một số ít các ngân hàng thương mại trong nước cung cấp ,
và đối tượng khách hàng còn rất khiêm tốn.Hầu hết các ngân hàng chưa biết tận
2
dụng những ưu thế của các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho khách
hàng và cho chính bản thân ngân hàng mình.Bởi vì đây là một lĩnh vực mới, phức
tạp nhạy cảm đòi hỏi phải am hiểu thực tiễn đồng thời phải có cơ sở lí luận vững
chắc và phù hợp với các hoạt động quản trị khác của ngân hàng trong một thể thống
nhất.Với mục đích tìm hiểu về thực trạng sử dụng công cụ chứng khoán phái sinh
để phòng ngừa rủi ro lãi suất và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy
mạnh việc ứng dụng các sản phẩm phái sinh tại các ngân hàng thương mại trong
nước , góp phần hoàn thiện thị trường tài chính phái sinh nói chung ở Việt Nam
nên em quyết định chọn đề tài : “ Thực trạng và giải pháp sử dụng các công cụ
chứng khoán phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thƣơng
mại ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
102 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2664 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
----------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ
CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TRONG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT
TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
Sinh viên thực hiện : Đinh Thị Hải Hồng
Lớp : Nhật 2
Khóa : 45B
Giáo viên hướng dẫn : ThS. Phan Trần Trung Dũng
Hà Nội - 05/2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .................................. 3
1.Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng ................................................. 3
1.1.Một số khái niệm. ...................................................................................... 3
1.2.Ảnh hưởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền
kinh tế xã hội. .................................................................................................. 3
2.Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng .................................................. 4
2.1.Một số khái niệm liên quan đến lãi suất. ................................................... 4
2.1.1.Khái niệm lãi suất. ............................................................................. 4
2.1.2. Phân loại lãi suất. .............................................................................. 5
2.2.Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng. ............................................ 6
2.2.1.Khái niệm rủi ro lãi suất. ................................................................... 6
2.2.2. Các loại rủi ro lãi suất. ...................................................................... 7
2.2.2.1. Rủi ro kì hạn bất cân xứng ............................................................ 7
2.2.2.2.Rủi ro quyền chọn đi kèm. ............................................................. 8
2.2.2.3.Rủi ro cơ bản. ................................................................................ 9
2.2.2.4.Rủi ro đường cong lãi suất thay đổi. .............................................. 9
3.Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất. ................................................... 10
3.1.Giới thiệu về các công cụ chứng khoán phái sinh. ................................. 10
3.1.1.Khái niệm về hợp đồng phái sinh. ................................................... 10
3.1.2.Các loại hợp đồng phái sinh cơ bản. ............................................... 11
3.1.2.1 Hợp đồng tương lai (Futures) ...................................................... 11
3.1.2.2.Hợp đồng kì hạn ( Forward ) ....................................................... 12
3.1.2.3. Hợp đồng quyền chọn ( option)................................................... 15
3.1.2.4. Hợp đồng hoán đổi ( swap )........................................................ 17
3.2.Các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các công cụ phái sinh. . 18
3.2.1.Khái niệm. ........................................................................................ 18
3.2.2.Các nghiệp vụ. .................................................................................. 19
3.2.2.1.Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng kì hạn. ....................... 19
3.2.2.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng tương lai. ................. 22
3.2.2.3. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng quyền chọn. .............. 25
3.2.2.4. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng hợp đồng hoán đổi lãi suất. ..... 29
3.3.Phân tích ưu, nhược điểm của việc phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các
công cụ chứng khoán phái sinh. ................................................................... 32
3.3.1.Ƣu điểm. ........................................................................................... 32
3.3.2.Nhƣợc điểm. ..................................................................................... 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT RỦI RO LÃI SUẤT TRONG
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY ...................................................................................... 35
1.Thực trạng kinh doanh của khối ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. ......... 35
1.1.Thực trạng chung của nền kinh tế vĩ mô. ............................................... 35
1.2.Thực trạng kinh doanh của khối ngân hàng. ......................................... 37
2.Vấn đề về rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam hiện nay. ...................... 38
2.1. Vấn đề rủi ro lãi suất trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. ......... 38
2.2.Thực trạng phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM VN...................... 40
3.Thực trạng phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các công cụ chứng khoán phái
sinh tại các NHTM Việt Nam hiện nay. .......................................................... 42
3.1.Nguồn luật trong nước điều chỉnh giao dịch phòng ngừa rủi ro lãi suất
bằng các công cụ chứng khoán phái sinh. .................................................... 42
3.2.Thực trạng sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh để phòng ngừa
rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thương mại Việt Nam................................ 45
3.2.1. Thực trạng chung. ........................................................................... 45
3.2.2.Tình hình cụ thể của việc ứng dụng từng loại hợp đồng phái sinh
lãi suất tại các NHTM VN . ...................................................................... 49
3.2.2.1.Thực trạng sử dụng các hợp đồng tương lai lãi suất. ................... 49
3.2.2.2.Thực trạng sử dụng các hợp đồng kì hạn lãi suất. ........................ 51
3.2.2.3.Thực trạng sử dụng các hợp đồng quyền chọn lãi suất. ............... 51
3.2.2.4.Thực trạng sử dụng các hợp đồng hoán đổi lãi suất..................... 52
3.3.Đánh giá chung. ...................................................................................... 55
3.3.1.Những kết quả đạt đƣợc của hệ thống NHTM Việt Nam trong việc
sử dụng các CCPS để phòng ngừa rủi ro lãi suất trong thời gian qua. .. 55
3.3.2.Việc sử dụng các CCPS hiện nay tại các NHTM chƣa thực sự phát
triển, còn nhiều mặt hạn chế. ................................................................... 57
3.4.Phân tích những nguyên nhân của thực trạng trên. ............................... 58
3.4.1.Nhóm nguyên nhân chính. ............................................................... 58
3.4.1.1.Thiếu am hiểu về sản phẩm phái sinh. ......................................... 59
3.4.1.2.Thiếu nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của quản trị rủi ro bằng
sản phẩm phái sinh.................................................................................. 63
3.4.1.3.Khung pháp lí chưa rõ ràng. ........................................................ 63
3.4.2.Một số nguyên nhân khác. ............................................................... 65
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN VIỆC SỬ
DỤNG CÁC CÔNG CỤ CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH ĐỂ PHÒNG NGỪA
RỦI RO LẠI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ....................... 70
1. Kinh nghiệm về phòng ngừa rủi ro lãi suất thông qua các công cụ phái
sinh và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..................................................... 70
1.1. Tổng quan chung về sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi
suất tại một số nước trên thế giới. ................................................................. 70
1.2. Kinh nghiệm từ một số quốc gia Châu Á. .............................................. 71
1.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam........................................................ 73
2. Sự cần thiết của việc phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng các CCPS tại các
NHTM Việt Nam trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế. .............................. 74
2.1.Quá trình tự do hoá tài chính và tác động đến hệ thống NHTM Việt Nam.
....................................................................................................................... 74
2.2.Tiềm năng của thị trường tài chính Việt Nam cho việc phát triển những
công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất........................................... 76
2.3.Những thách thức đối với các Ngân hàng thương mại trong nước ........ 79
2.3.1.Về cơ chế quản lí. ............................................................................. 79
2.3.2.Về trình độ công nghệ và năng lực tài chính................................... 79
2.3.3.Về hiệu quả và chất lƣợng hoạt động. ............................................. 81
3. Một số giải pháp nhằm phát triển các sản phẩm phái sinh nhằm quản trị
RR LS tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............................................ 82
3.1.Giải pháp vĩ mô. ....................................................................................... 82
3.1.1.Hoàn thiện môi trƣờng pháp lí và môi trƣờng chính sách. ............ 82
3.1.2.Thành lập Sở giao dịch cho các hợp đồng phái sinh. ..................... 85
3.1.3.Hiện đại hoá hạ tầng thanh toán liên ngân hàng. ........................... 86
3.2.Giải pháp vi mô........................................................................................ 87
3.2.1. Chủ động giới thiệu quảng bá thông tin về các SPPS đến khách
hàng. .......................................................................................................... 87
3.2.3.Kí kết thoả thuận khung với các ngân hàng nƣớc ngoài. ............... 88
3.2.4. Nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng về kinh doanh sản phẩm phái
sinh. ........................................................................................................... 88
3.2.5.Tăng cƣờng cơ chế kiểm soát nội bộ. .............................................. 89
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 92
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 95
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABB : Ngân hàng TMCP An Bình
ACB : Ngân hàng TMCP Á Châu
BIDV : Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam
CCPS : Công cụ phái sinh
DN : Doanh nghiệp
EAB : Ngân hàng TMCP Đông Á
EIB : Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam
HDB : Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hồ Chí Minh
LNH : Liên ngân hàng
MB : Ngân hàng Quân đội
NHNN : Ngân hàng Nhà Nước
NHTM CP : Ngân hàng thương mại cổ phần
NHTW : Ngân hàng trung ương
SPPS : Sản phẩm phái sinh
STB : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
TCTD : Tổ chức tín dụng
TCKT : Tổ chức kinh tế
TSC : Tài sản có
TSN : Tài sản nợ
VCB : Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
VIB : Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam
VPB : Ngân hàng thương mại cổ phần các doanh nghiệp ngoài
quốc doanh
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Danh mục bảng biểu
Bảng 1. Các chỉ tiêu kinh tế của Việt Nam từ năm 2005-2009. .............................. 36
Bảng 2 : Diễn biến các loại lãi suất do NHNN VN công bố từ năm 2004- 2008..... 39
Bảng 3 : Tỉ trọng doanh thu và lợi nhuận từ các hợp đồng phái sinh trong tổng
doanh thu và lợi nhuận của các NHTM VN ........................................................... 46
Bảng 4.Các giao dịch hoán đổi lãi suất được thực hiện ở Việt Nam. ...................... 53
Bảng 5 : Số tiền hoán đổi và chênh lệch lãi từ các hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo tại
BIDV..................................................................................................................... 55
Bảng 6: Kiểm định thống kê sự khác biệt về mức độ quan tâm giữa nhóm DN có sử
dụng SPPS và nhóm không có sử dụng SPPS. ....................................................... 61
Bảng 7: Độ sâu tài chính ( M2/ GDP ) tại một số quốc gia trong khu vực .............. 65
Bảng 8: Quy mô vốn tự có của các NHTM Việt Nam so với một số ngân hàng khác
trong khu vực. ....................................................................................................... 81
Biểu đồ
Biểu đồ 1 : Các nguyên nhân cản trở việc sử dụng sản phẩm phái sinh .................. 59
Biểu đồ 2: Mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh trong tương lai – So sánh giữa
nhóm sử dụng và nhóm không sử dụng.................................................................. 61
Biểu đồ 3. Doanh thu từ các hợp đồng phái sinh lãi suất ........................................ 71
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vai trò của lãi suất ngân hàng rất
mờ nhạt, luôn được quyết định bởi yếu tố chủ quan.Từ khi nước ta chuyển sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa,
Ngân hàng Nhà nước đã điều hành công cụ lãi suất hết sức phù hợp với các mục
tiêu ngắn, trung và dài hạn và theo lộ trình can thiệp bằng quy định mang tính chất
hành chính đến kiểm soát lãi suất trực tiếp rồi đến cơ chế lãi suất thoả thuận như
ngày nay là một bước ngoặt lớn trong việc điều hành chính sách tiền tệ , tác động
đến thị trường tài chính tiền tệ.
Với cơ chế tự do hoá lãi suất, lãi suất mới thực sự là giá cả của tiền tệ, được
hình thành chủ yếu do quan hệ cung cầu vốn trên thị trường .Đối với các ngân hàng
thương mại, lãi suất còn là công cụ cạnh tranh trên thị trường tiền tệ.
Cũng với cơ chế tự do hoá lãi suất như hiện nay, các ngân hàng thương mại có thể
tự chủ trong định giá các sản phẩm ngân hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh.Tuy nhiên do sự biến động thường xuyên của lãi suất và cuộc chạy
đua lãi suất ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng thương mại đang diễn ra hiện nay
thì rủi ro lãi suất là điều không thể tránh khỏi. Để cho ngân hàng ngày càng hoạt
động chất lượng hiệu quả thì việc quản trị rủi ro lãi suất luôn là vấn đề có ý nghĩa
hết sức quan trọng, nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại mà nó mang lại cho bản
thân ngân hàng và cho toàn bộ nền kinh tế xã hội.Vậy làm thế nào để các ngân hàng
phòng ngừa rủi ro này?
Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất đó chính là sử dụng công cụ chứng khoán
phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất, các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện từ rất
lâu trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng, tuy nhiên ở Việt Nam dường như
các sản phẩm phái sinh còn rất mới mẻ và chỉ được một số ít các ngân hàng quan
tâm sử dụng. Các sản phẩm phái sinh lãi suất thông dụng như hợp đồng kì hạn lãi
suất, hợp đồng tương lai lãi suất, hợp đồng quyền chọn lãi suất và hợp đồng hoán
đổi lãi suất mới chỉ được một số ít các ngân hàng thương mại trong nước cung cấp ,
và đối tượng khách hàng còn rất khiêm tốn.Hầu hết các ngân hàng chưa biết tận
1
dụng những ưu thế của các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho khách
hàng và cho chính bản thân ngân hàng mình.Bởi vì đây là một lĩnh vực mới, phức
tạp nhạy cảm đòi hỏi phải am hiểu thực tiễn đồng thời phải có cơ sở lí luận vững
chắc và phù hợp với các hoạt động quản trị khác của ngân hàng trong một thể thống
nhất.Với mục đích tìm hiểu về thực trạng sử dụng công cụ chứng khoán phái sinh
để phòng ngừa rủi ro lãi suất và từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần đẩy
mạnh việc ứng dụng các sản phẩm phái sinh tại các ngân hàng thương mại trong
nước , góp phần hoàn thiện thị trường tài chính phái sinh nói chung ở Việt Nam
nên em quyết định chọn đề tài : “ Thực trạng và giải pháp sử dụng các công cụ
chứng khoán phái sinh trong quản trị rủi ro lãi suất tại các ngân hàng thƣơng
mại ” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÃI SUẤT VÀ QUẢN TRỊ RỦI
RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng
1.1.Một số khái niệm.
Rủi ro có thể xuất hiện trong mọi ngành mọi lĩnh vực.Nó là một yếu tố khách
quan nên con người không thể loại trừ hết được mà chỉ có thể cố gắng hạn chế
những thiệt hại do chúng gây ra.Có rất nhiều định nghĩa về rủi ro nhưng nhìn chung
có thể chia chúng làm 2 loại:
- Theo quan điểm truyền thống: rủi ro là những thiệt hại , mất mát , nguy
hiểm hoặc những yếu tố liên quan đến khó khăn nguy hiểm hoặc điều không chắc
chắn có thể xảy ra cho con người.
- Theo quan điểm trung hoà : rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được. Rủi
ro vừa mang tính tích cực vừa mang tính tiêu cực. Rủi ro vừa mang đến những mất
mát nguy hiểm nhưng cũng có thể đem lại cơ hội thời cơ.Nếu tích cực nghiên cứu ,
nhận dạng đo lường rủi ro, chúng ta có thể tìm ra những biện pháp phòng ngừa , hạn
chế những mặt tiêu cực và phát huy cơ hội tích cực do rủi ro mang đến
Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra
sẽ dẫn đến những tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so
với dự kiến hoặc phải bỏ thêm một khoản chi phí để có thể hoàn tất một nghiệp vụ
tài chính nhất định.
1.2.Ảnh hƣởng của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và nền
kinh tế xã hội.
Trong kinh doanh ngân hàng, rủi ro là việc phải đối mặt với khả năng tạo ra
thua lỗ, đủ lớn để đe doạ đến sức mạnh và năng lực của một định chế tài chính
chính trong việc duy trì những hoạt động lõi của nó.Rủi ro có thể nảy sinh với TSC,
TSN, TS ngoại bảng, thông qua việc tiến hành và xử lí các hoạt động giao dịch ( về
cả sản phẩm cũng như dịch vụ ).1
1 Theo Risk Concentration Principles - Basel , december 1999
3
Rủi ro sẽ gây ra những tổn thất về tài sản cho ngân hàng : mất vốn khi cho
vay, tăng chi phí hoạt động, giảm sút lợi nhuận kì vọng, giảm sút giá trị tài sản,
nghiêm trọng hơn có thể khiến ngân hàng thua lỗ, phá sản, ảnh hưởng trực tiếp đến
khách hàng gửi tiền, khách hàng vay tiền…. làm giảm niềm tin của dân chúng vào
hệ thống ngân hàng. Từ đó có thể làm cho nền kinh tế suy thoái, giá cả tăng, sức
mua giảm, thất nghiệp, sẽ kéo theo sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng trong và ngoài
nước, ảnh hưởng đến kinh tế thế giới trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hoá nền
kinh tế như hiện nay.
2.Rủi ro lãi suất trong kinh doanh ngân hàng
2.1.Một số khái niệm liên quan đến lãi suất.
2.1.1.Khái niệm lãi suất.
Lãi suất là một công cụ nhạy cảm trong việc điều hành chính sách tiền tệ của
NHTW, là mối quan tâm của mọi người, mọi DN thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau.Lãi suất ảnh hưởng đến các quyết định của cá nhân cũng như quyết định của
DN và hộ gia đình như liệu nên tiêu dùng hay tiết kiệm, nên mua một căn nhà, mua
cổ phiếu hay gửi tiết kiệm tại ngân hàng.Như vậy lãi suất là một biến số được theo
dõi chặt chẽ nhất bởi vì mỗi một sự biến động của nó, dù nhỏ cũng gây ảnh hưởng
lớn đến hoạt động của cả nền kinh tế.
Vậy lãi suất là gì?
Lãi suất là chi phí bỏ ra cho việc vay tiền, là giá cả của quyền được sử dụng
tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định mà người sử dụng phải trả cho người
sở hữu nó 2.Nói cách khác, lãi suất chính là cái giá phải trả do việc không có sẵn
tiền mặt gây ra, là chi phí cơ hội cho việc nhận lại tiền muộn hơn và trì hoãn tiêu
dùng trước mắt.
2 Theo The Economics of Money, Banking and Financial Markets - Frederic S. Mishkin, Columbia
University- Seventh Edition, p 61)
4
Trên thực tế, lãi suất còn là thước đo phản ánh rủi ro không trả được nợ của
người vay.Thông thường lãi suất biểu thị bằng một tỉ lệ phần trăm của tổng số tiền
vay tính trên một đơn vị thời gian là tháng hoặc năm.
Cơ sở kinh tế của lãi suất là:
- Hiện tượng tạm thời thừa hay thiếu vốn tiền tệ trong luồng di chuyển tiền tệ
trong nền kinh tế hàng hoá.
- Vai trò trung gian của các ngân hàng trong việc tập trung và phân phối lại
vốn tiền tệ thông qua công cụ lãi suất.
2.1.2. Phân loại lãi suất.
+ Căn cứ và