Thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển không ngừng của công nghệ
thông tin trong nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, tài chính công
trong đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của công nghệ thông
tin đối với ngành H ải quan.
Hải quan là cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về
hải quan, chống buôn lậu và gian lận thương mại, nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt đ ộng ngoại thương, góp phần bảo vệ và phát triển kinh tế, xã hội
và an ninh quốc gia. Hải quan đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế
quốc dân cũng như an ninh xã hội, bởi thế, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến
hành cải cách thủ tục hải quan, giảm bớt khối lượng công việc đồ sộ cho các
cán bộ Hải quan, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Có thể kể đến
một s ố quốc gia đã áp dụng thành công mô hình hải quan điện tử trên thế giới
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đức
Hòa nhịp vào xu hướng hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan
điện tử của thế giới, từ năm 2005, Việt Nam đã bắt đầu triển khai thí điểm mô
hình thủ tục hải quan điện tử ở 02 Chi cục Hải quan là Chi cục Hải quan
thành phố Hồ Chí Minh và Chi cục Hải quan H ải Phòng. Với mục tiêu đưa
Hải quan nước nhà trở thành một tổ chức Hải quan tiên tiến trên thế giới trước
năm 2020, những năm gần đây ngành Hải quan Việt Nam đã chủ động triển
khai nhiều chương trình, kế hoạch hiện đại hóa quy trình thủ tục hải quan.
103 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4561 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp triển khai mô hình hải quan điện tử ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-------***-------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI MÔ
HÌNH
HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM .... 5
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử ................................................... 5
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử ...................................................... 5
1.1.2 Quá trình phát triển của thương mại điện tử .................................... 6
1.1.3 Quy trình triển khai thương mại điện tử ........................................... 7
1.1.4 Các mô hình thương mại điện tử....................................................... 8
1.1.5 Vấn đề áp dụng chữ ký số trong thương mại điện tử ......................... 9
1.2. Tổng quan về Hải quan điện tử ..................................................... 10
1.2.1 Khái niệm về Hải quan điện tử ....................................................... 10
1.2.2 Điều kiện áp dụng mô hình thủ tục hải quan điện tử ....................... 12
1.2.3. Tính tất yếu khách quan của việc áp dụng mô hình hải quan điện tử15
1.3. Tổng quan về hệ thống Hải quan điện tử ở Việt Nam .................. 21
1.3.1 Hoàn cảnh ra đời của Hải quan điện tử Việt Nam .......................... 21
1.3.2 Cơ sở pháp lý cho việc triển khai Hải quan điện tử ở Việt Nam ..... 25
1.3.3 Quá trình phát triển của thủ tục hải quan điện tử Việt Nam ........... 31
CHƯƠNG II – THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI MÔ HÌNH HẢI QUAN
ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY VÀ Ở MỘT SỐ
QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI ................................................................ 34
2.1 Quy trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam .......... 34
2.1.1 Đối tượng áp dụng thủ tục hải quan điện tử ................................... 34
2.1.2 Người khai hải quan điện tử ........................................................... 34
2.1.3 Các nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử ......................... 35
2.1.4 Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử ..................................... 35
2.1.5 Quy trình thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam ............................... 35
2.2 Những hiệu quả đạt được từ việc triển khai Hải quan điện tử ở
Việt Nam từ năm 2005 đến nay ............................................................... 44
2.2.1 Về mức độ tự động hóa ................................................................... 44
2.2.2 Về quá trình xử lý thông tin ............................................................ 46
2.2.3 Về tiến độ triển khai các dịch vụ hải quan điện tử .......................... 47
2.2.4 Về hạ tầng công nghệ thông tin ...................................................... 47
2.2.5 Về dịch vụ chứng thực chữ ký số ..................................................... 50
2.2.6 Về chất lượng cán bộ công nghệ thông tin ...................................... 51
2.2.7 Kết quả cụ thể ở những Chi cục thí điểm hải quan điện tử.............. 51
2.3 Những bất cập còn tồn tại trong quá trình triển khai Hải quan điện
tử ở Việt Nam ........................................................................................... 55
2.3.1 Những bất cập từ phía cơ quan quản lý Nhà nước .......................... 55
2.3.2 Các vướng mắc từ phía doanh nghiệp ............................................ 61
2.4 Thực trạng áp dụng Hải quan điện tử ở một số nước trên thế giới...
......................................................................................................... 63
2.4.1 Thực trạng áp dụng Hải quan điện tử ở Hàn Quốc ......................... 63
2.4.2 Thực trạng áp dụng Hải quan điện tử ở Nhật Bản .......................... 64
2.4.3 Thực trạng áp dụng Hải quan điện tử ở Singapore ......................... 65
CHƯƠNG III – XU HƯỚNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN
TỬ Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN
THIỆN MÔ HÌNH HẢI QUAN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM ..................... 67
3.1 Xu hướng phát triển của Hải quan thế giới và Việt Nam ............. 67
3.1.1 Xu hướng phát triển của Hải quan điện tử thế giới ......................... 67
3.1.2 Xu hướng phát triển của Hải quan điện tử Việt Nam ...................... 71
3.2 Những kinh nghiệm từ các mô hình thủ tục Hải quan điện tử trên
thế giới....................................................................................................... 73
3.2.1 Kinh nghiệm từ mô hình hải quan điện tử của Hàn Quốc ............... 73
3.2.2 Kinh nghiệm từ mô hình hải quan điện tử của Nhật Bản ................ 75
3.2.3 Kinh nghiệm từ mô hình hải quan điện tử của Singapore ............... 76
3.3 Những giải pháp hoàn thiện mô hình hải quan điện tử ở Việt Nam
......................................................................................................... 77
3.3.1 Những giải pháp đối với cơ quan quản lý Nhà nước ....................... 78
3.3.2 Những giải pháp đối với doanh nghiệp ........................................... 86
KẾT LUẬN ............................................................................................... 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 90
PHỤ LỤC.................................................................................................. 96
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
WCO
World Customs
Organization
Tổ chức Hải quan thế giới
WTO
World Trade Organization Tổ chức thương mại thế
giới
UNECE
The United Nations
Economic Commission for
Europe
Ủy ban Liên hợp quốc về
kinh tế châu Âu
UNCTAD
The United Nations
Conference on Trade and
Development
Hội nghị Liên hợp quốc về
Thương mại và Phát triển
UN-
CEFACT
The United Nations Centre
for Trade Facilitation and
Electronic Business
Trung tâm trợ giúp thủ tục
và thực hành hành chính,
thương mại và vận tải của
Liên hợp quốc
ASEAN
The Association of
Southeast Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn hợp tác kinh tế
Châu Á-Thái Bình Dương
IMF
International Monetary
Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
ASEM
The Asia-Europe Meeting
Diễn đàn hợp tác Á-Âu
AFTA
Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN
TRIPS
Trade-Related Aspects of
Intellectual Property
Rights
Hiệp định bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ liên quan đến
thương mại
HS
Harmonized System
Công ước Quốc tế về Hệ
thống điều hòa mô tả và mã
hóa hàng hóa
NACCS
Nippon Automated Cargo
and Port Consolidated
System Incorporation
Công ty Hệ thống kết hợp
cảng và vận chuyển tự động
Nhật Bản
CO
Certificate of origin
Giấy chứng nhận xuất xứ
VAN
Value Added Network
Mạng giá trị gia tăng
TNHH
trách nhiệm hữu hạn
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
Bảng 1.1: Quy trình triển khai của doanh nghiệp khi tham gia thương mại
điện tử .......................................................................................................... 7
Bảng 1.2: Các mô hình thương mại điện tử phân loại theo đối tượng tham gia
..................................................................................................................... 8
Biểu đồ 1.1: Kim ngạch và tốc độ tăng/giảm xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân
thương mại Việt Nam từ năm 2002 đến năm 2010 ....................................... 19
Sơ đồ 2.1 : Trình tự thủ tục hải quan điện tử ............................................... 37
Hình 3.1 : Mô hình tự động hóa hải quan Singapore .................................... 66
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển không ngừng của công nghệ
thông tin trong nhiều lĩnh vực như thương mại, giáo dục, tài chính công…
trong đó không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của công nghệ thông
tin đối với ngành Hải quan.
Hải quan là cơ quan Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về
hải quan, chống buôn lậu và gian lận thương mại, nhằm tạo điều kiện thuận
lợi cho hoạt động ngoại thương, góp phần bảo vệ và phát triển kinh tế, xã hội
và an ninh quốc gia. Hải quan đóng vai trò rất quan trọng cho nền kinh tế
quốc dân cũng như an ninh xã hội, bởi thế, nhiều quốc gia trên thế giới đã tiến
hành cải cách thủ tục hải quan, giảm bớt khối lượng công việc đồ sộ cho các
cán bộ Hải quan, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Có thể kể đến
một số quốc gia đã áp dụng thành công mô hình hải quan điện tử trên thế giới
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Đức…
Hòa nhịp vào xu hướng hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan
điện tử của thế giới, từ năm 2005, Việt Nam đã bắt đầu triển khai thí điểm mô
hình thủ tục hải quan điện tử ở 02 Chi cục Hải quan là Chi cục Hải quan
thành phố Hồ Chí Minh và Chi cục Hải quan Hải Phòng. Với mục tiêu đưa
Hải quan nước nhà trở thành một tổ chức Hải quan tiên tiến trên thế giới trước
năm 2020, những năm gần đây ngành Hải quan Việt Nam đã chủ động triển
khai nhiều chương trình, kế hoạch hiện đại hóa quy trình thủ tục hải quan.
Tuy Hải quan điện tử không còn là thủ tục hoàn toàn mới mẻ trong hệ
thống quản lý tài chính công ở nước ta nhưng vẫn đang ở trong giai đoạn thí
điểm. Trên thực tế, việc áp dụng thủ tục hải quan điện tử chỉ mới được triển
2
khai ở Việt Nam trong vòng 06 năm. Do vậy, bên cạnh những thuận lợi mà
Hải quan điện tử mang lại thì cũng có không ít những bất cập đáng kể gây khó
khăn cho cả cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp. Vậy, làm thế nào để
xây dựng mô hình hải quan điện tử thành công trong bối cảnh Việt Nam còn
hạn chế về nguồn lực? Việt Nam có thể rút ra những bài học gì từ kinh
nghiệm của các quốc gia đi trước đã áp dụng thành công mô hình này? Với vị
trí là một nước theo sau, Việt Nam cần học hỏi những kinh nghiệm từ các
quốc gia đi trước như thế nào căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội khác nhau của mỗi nước? Một vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay cho
ngành Hải quan và các nhà hoạch định chính sách là nghiên cứu, hiểu rõ các
quy trình thủ tục hải quan điện tử, nắm vững ưu, nhược điểm của mô hình thủ
tục hải quan Việt Nam trong sự đối sánh với thủ tục hải quan điện tử thế giới
để có cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng triển khai mô hình hải quan điện tử
ở Việt Nam, qua đó đưa ra một số giải pháp để áp dụng thành công mô hình
này trên phạm vi toàn quốc. Xuất phát từ thực tế đó, người viết đã chọn đề tài:
“Thực trạng và giải pháp triển khai mô hình Hải quan điện tử ở Việt Nam”
làm nội dung nghiên cứu trong bài khóa luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu của khóa luận này là:
Thứ nhất, tổng hợp hóa các kiến thức về thủ tục hải quan điện tử,
những sự khác biệt về thủ tục hải quan truyền thống và thủ tục hải quan điện
tử và tìm hiểu những kinh nghiệm từ một số quốc gia đã áp dụng thành công
mô hình thủ tục hải quan điện tử trên thế giới.
Thứ hai, nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của thủ tục hải
quan điện tử Việt Nam, quy trình thủ tục hải quan điện tử hiện nay cùng
những lợi ích và bất cập còn tồn tại trong thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam.
3
Thứ ba, nghiên cứu xu hướng phát triển của Hải quan điện tử trên thế
giới và ở Việt Nam, và đề xuất một số giải pháp cho việc triển khai mô hình
thủ tục hải quan điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng nghiên cứu: mô hình thủ tục hải quan điện tử
4. Phạm vi nghiên cứu đề tài:
Với mục đích nghiên cứu về hệ thống hải quan điện tử ở Việt Nam,
người viết chỉ nghiên cứu hoạt động hải quan điện tử trong phạm vi lãnh thổ
Việt Nam từ năm 2005 đến nay, trong đó có sự so sánh và học hỏi kinh
nghiệm từ một số quốc gia đã áp dụng thành công mô hình này.
5. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Trong quá trình nghiên cứu bài khóa luận, các phương pháp nghiên cứu
như so sánh, phân tích, tổng hợp... đã được sử dụng kết hợp hoặc riêng rẽ
nhằm làm sáng tỏ những nội dung trên .
6. Bố cục của đề tài:
Ngoài Mục lục, Danh mục viết tắt, Danh mục hình và các bảng biểu,
Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, khóa luận có
kết cấu gồm ba chương như sau:
Chương I - Tổng quan về Hải quan điện tử ở Việt Nam
Chương II – Thực trạng triển khai mô hình hải quan điện tử ở Việt Nam từ
năm 2005 đến nay và ở một số quốc gia trên thế giới
Chương III - Xu hướng áp dụng mô hình hải quan điện tử ở một số nước
trên thế giới và các giải pháp hoàn thiện mô hình hải quan điện tử ở Việt
Nam
4
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trường
Đại học Ngoại thương, đã truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong
thời gian vừa qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến TS.
Nguyễn Văn Thoan –Trưởng Bộ môn Thương mại điện tử trường Đại học
Ngoại thương, người đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt em trong thời gian qua
và giúp em hoàn thành đề tài nghiên cứu này một cách toàn diện và khoa học.
Do đây là đề tài khóa luận lớn đầu tiên em thực hiện trong điều kiện
mô hình thủ tục hải quan điện tử còn chưa được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam,
chưa có quá trình chứng minh kỹ lưỡng, nên nội dung bài khóa luận chắc
chắn không tránh khỏi còn nhiều hạn chế và sai sót. Em rất mong nhận được
sự góp ý và thông cảm từ các Thầy, các Cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Ngày 14 tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Mai Phương
5
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VỀ HẢI QUAN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử
Bước sang năm thứ 11 của thế kỷ XXI, khái niệm thương mại điện tử
đã không còn là một khái niệm xa lạ đối với chúng ta. Thương mại điện tử
được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như “thương mại điện tử”
(Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại
không giấy tờ” (paperless commerce) hay “kinh doanh điện tử” (e-business).
Tuy nhiên, phổ biến nhất và được dùng nhiều nhất trong các văn bản hay
công trình nghiên cứu vẫn là tên gọi Thương mại điện tử. Tại Việt Nam,
Thương mại điện tử thường được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng [6].
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch
vụ thông qua các phương tiện điện tử và các mạng viễn thông, đặc biệt là máy
tính và Internet. Theo khái niệm này, thương mại điện tử bắt đầu bằng việc
các doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet để mua
bán hàng hóa, dịch vụ. Ví dụ, ở các trang web như ebay.com; amazon.com…
các giao dịch đều diễn ra trên website thông qua Internet.
Thương mại điện tử được hiểu theo nghĩa rộng, là việc trao đổi thông
tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy
bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch (theo khái niệm của
UNCITRAL, 1996). Theo định nghĩa này, có thể thấy rằng phạm vi hoạt động
của thương mại điện tử là rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực kinh tế, bất
cứ hoạt động thương mại nào, từ hỏi hàng, chào hàng, đặt hàng, gửi catalogue,
hoàn giá…đều được xem là thương mại điện tử.
So với thương mại truyền thống, thương mại điện tử có những ưu điểm
vượt trội đối với người mua, người bán, và cả cơ quan quản lý Nhà nước như
6
tính linh hoạt cao, sự tiện lợi và đặc biệt là giảm thiểu tối đa thời gian và chi
phí giao dịch.
Tóm lại, thương mại điện tử là việc thực hiện các hoạt động thương
mại thông qua các phương tiện điện tử. Có thể nói, thương mại điện tử đã và
đang đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia trên thế giới
và việc áp dụng mô hình kinh doanh điện tử đã trở thành xu hướng tất yếu
khách quan của nền kinh tế Việt Nam.
1.1.2 Quá trình phát triển của thương mại điện tử
Quá trình phát triển của Thương mại điện tử có thể được chia thành 3
giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn một là giai đoạn thương mại thông tin (i-commerce). Đây là
giai đoạn đưa thông tin lên các website. Ở giai đoạn này, những người kinh
doanh thương mại điện tử và những người có nhu cầu sẽ trao đổi thông tin về
hàng hóa, dịch vụ trên các website. Mọi trao đổi, đàm phán, đặt hàng sẽ được
tiến hành qua mạng (email, chat, forum…) hoặc qua điện thoại, fax... Tuy
nhiên, thanh toán và giao hàng vẫn được áp dụng theo phương pháp truyền
thống. Đây là giai đoạn cơ sở cho sự phát triển của các giai đoạn sau.
Giai đoạn hai là giai đoạn thương mại giao dịch (t-commerce). Đây là
giai đoạn thương mại điện tử có sự phát triển hơn so với giai đoạn một, bao
gồm ký kết hợp đồng điện tử, thanh toán điện tử… Ở giai đoạn này, các
doanh nghiệp cần phải xây dựng các mạng nội bộ (intranet), ứng dụng các
phần mềm quản lý nhân sự, kế toán, bán hàng, sản xuất, logistics và chia sẻ
dữ liệu giữa các đơn vị trong doanh nghiệp.
Giai đoạn ba là giai đoạn thương mại cộng tác (c-business). Đây là giai
đoạn liên kết các bộ phận doanh nghiệp đồng thời là giai đoạn liên kết doanh
nghiệp với các nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng, cơ quan quản lý Nhà
7
nước. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp cần triển khai các hệ thống phần
mềm Quản lý khách hàng (CRM), Quản lý nhà cung cấp (SCM), Quản lý
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) [7].
Nhìn chung, thương mại điện tử thế giới đang trên đà phát triển và ngày
càng có xu hướng hoàn thiện hơn, phổ cập rộng rãi hơn, đóng góp nhiều lợi
ích to lớn đối với tất cả các bên tham gia.
1.1.3 Quy trình triển khai thương mại điện tử
Quy trình triển khai của doanh nghiệp khi tham gia cổng thương mại
điện tử có thể được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.1: Quy trình triển khai của doanh nghiệp khi tham gia thương
mại điện tử
1 Phân tích SWOT, lập kế hoạch, xác định mục tiêu, vốn đầu tư
2 Xây dựng mô hình, cấu trúc, chức năng, đánh giá website
3 Mua tên miền, thuê máy chủ
4 Thiết kế website
5 Cập nhật thông tin, quản trị nội dung website
6 Đánh giá website: thông tin, chức năng, tốc độ, nét riêng…
7 Bổ sung các chức năng: bảo mật, thanh toán
8 Quảng bá website, đăng ký trên các công cụ tìm kiếm, tham gia
các sàn giao dịch điện tử
9 Liên kết website với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, cơ quan
quản lý Nhà nước
10 Xây dựng hệ thống cung cấp và phân phối
Nguồn: Nguyễn Văn Thoan (2007), Chuyên đề Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh
quốc tế
8
1.1.4 Các mô hình thương mại điện tử
Có nhiều cách phân loại thương mại điện tử: theo công nghệ kết nối
mạng; theo hình thức dịch vụ; theo mức độ phối hợp, chia sẻ và sử dụng
thông tin qua mạng; theo đối tượng tham gia… Trong phạm vi khóa luận này
người viết phân loại thương mại điện tử theo đối tượng tham gia.
Bảng 1.2: Các mô hình thương mại điện tử phân loại
theo đối tượng tham gia
Nguồn: Nguyễn Văn Thoan (2007), Chuyên đề Ứng dụng thương mại điện tử trong
kinh doanh quốc tế
Khi phân loại theo đối tượng tham gia thương mại điện tử, có ba chủ
thể chính là cơ quan quản lý Nhà nước (G-government), doanh nghiệp (B-
business) và các khách hàng cá nhân (C- customer) (xem Bảng 1.2).
Chính phủ - G
Doanh nghiệp -
B
Người tiêu dùng-
C
Chính phủ - G
G2G
G2B – Hải
quan điện tử
G2C
Doanh nghiệp - B
B2G
B2B
B2C
Người tiêu dùng-
C
C2G
C2B
C2C
9
Với từng nhóm đối tượng khác nhau, có thể áp dụng các mô hình khác
nhau. Có thể thấy, Hải quan điện tử thể hiện mối quan hệ giữa Chính phủ và
doanh nghiệp trong việc áp dụng thương mại điện tử. Nói cách khác, Hải quan
điện tử là phương tiện điện tử kết nối giữa Chính phủ và doanh nghiệp, giúp
Chính phủ quản lý tốt hơn các hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp
đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dễ dàng thông quan hàng hóa.
Hiện nay, Hải quan điện tử là một trong những