Khóa luận Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình trong những năm gần đây

Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Du lịch hay còn được biết đến là “ngành công nghiệp không khói” đang cho thấy sự lớn lên không ngừng trong cơ cấu GDP của Việt nam trong những năm qua. Đặc biệt với sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2000-2007, ngành du lịch đã chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong quá trình phát triển Kinh tế- Xã hội của đất nước. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước đã có chủ trương phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của từng địa phương nói riêng và của Quốc gia nói chung. Đối với các tỉnh và địa phương có tiềm năng về du lịch thì hoàn toàn có thể phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Nhà nước. Đây là một hướng đi đúng đắn, góp phần cải thiện cơ cấu GDP và nâng cao đời sống Xã hội của nhân dân tại địa phương. Vai trò quan trọng là như vậy nhưng để thúc đẩy được ngành du lịch phát triển thì đây là một bài toán không hề đơn giản. Bài toán này phải cần nhiều công sức và tâm huyết của từng địa phương mới có thể đưa ra được lời giải đúng đắn và hợp lý. Có thể đưa tỉnh Hoà Bình làm một ví dụ về nỗ lực không ngừng trong việc phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương chính sách của Nhà nước. Hoà Bình là tỉnh miền núi có khí hậu trong lành, phong cảnh ngoạn mục. Núi rừng Hoà Bình là nơi giao lưu giữa những bản sắc dân tộc độc đáo của “Văn hoá Hoà Bình” và cộng đồng các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông Đây là miền đất du lịch hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn hấp dẫn cả khách quốc tế đến tham quan và tìm hiểu nền văn hoá của các dân tộc thiểu số.

pdf105 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3365 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình trong những năm gần đây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI i KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THU HÚT KHÁCH DU LỊCH TẠI TỈNH HOÀ BÌNH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY Sinh viên thực hiện : Phạm Thị Hồng Hải Lớp : Anh 10-K43C Khoa : KT&KDQT Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Trần Thị Kiều Minh HÀ NỘI, 06 - 2008 1 LỜI MỞ ĐẦU I/ Tình cấp thiết của đề tài Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Du lịch hay còn được biết đến là “ngành công nghiệp không khói” đang cho thấy sự lớn lên không ngừng trong cơ cấu GDP của Việt nam trong những năm qua. Đặc biệt với sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn 2000-2007, ngành du lịch đã chứng tỏ tầm quan trọng của mình trong quá trình phát triển Kinh tế- Xã hội của đất nước. Chính vì vậy mà Đảng và nhà nước đã có chủ trương phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn của từng địa phương nói riêng và của Quốc gia nói chung. Đối với các tỉnh và địa phương có tiềm năng về du lịch thì hoàn toàn có thể phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo định hướng của Nhà nước. Đây là một hướng đi đúng đắn, góp phần cải thiện cơ cấu GDP và nâng cao đời sống Xã hội của nhân dân tại địa phương. Vai trò quan trọng là như vậy nhưng để thúc đẩy được ngành du lịch phát triển thì đây là một bài toán không hề đơn giản. Bài toán này phải cần nhiều công sức và tâm huyết của từng địa phương mới có thể đưa ra được lời giải đúng đắn và hợp lý. Có thể đưa tỉnh Hoà Bình làm một ví dụ về nỗ lực không ngừng trong việc phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn theo chủ trương chính sách của Nhà nước. Hoà Bình là tỉnh miền núi có khí hậu trong lành, phong cảnh ngoạn mục. Núi rừng Hoà Bình là nơi giao lưu giữa những bản sắc dân tộc độc đáo của “Văn hoá Hoà Bình” và cộng đồng các dân tộc Mường, Thái, Dao, Tày, Mông…Đây là miền đất du lịch hấp dẫn không chỉ với khách du lịch trong nước mà còn hấp dẫn cả khách quốc tế đến tham quan và tìm hiểu nền văn hoá của các dân tộc thiểu số. 2 Tuy nhiên, so với tiềm năng thì sự phát triển của du lịch Hoà Bình trong thời gian qua chưa thực sự tương ứng, còn nhiều hạn chế, lượng khách đến Hoà Bình tăng không đều qua các năm, tỷ lệ khách đến lần 2 thấp, khách quốc tế ít, thời gian lưu trú ngắn, công suất sử dụng buồng không cao và hiệu quả kinh doanh du lịch thấp. Tất cả những hạn chế này đã đặt ra cho các nhà quản lý kinh tế, những người đang công tác trong ngành du lịch tỉnh Hoà Bình băn khoăn là làm thế nào để có thể thu hút, phát triển nguồn khách đến với Hoà Bình ngày càng tăng, nhằm đưa ngành kinh tế này trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, đóng góp đáng kể vào nguồn ngân sách địa phương và tương xứng với tiềm năng du lịch vốn có của Hoà Bình. Vì lý do trên, việc nghiên cứu đề tài: "Thực trạng và giải pháp về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình trong những năm gần đây" là hết sức cần thiết. Đó cũng là đề tài của luận văn tốt nghiệp này. II/ Mục đìch của đề tài Trên cơ sở những vấn đề lý luận về các nhân tố ảnh hưởng trong ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, khoá luận này đã phan tích thực trạng tình hình phát triển du lịch Hoà Bình, thực trạng về các giải pháp thu hút khách du lịch đến Hoà Bình trong thời gian qua; rút ra được những bài học thành công, hạn chế, nguyên nhân của tình hình từ đó đưa ra những giải pháp nhằm thu hút khách du lịch đến Hoà Bình và nâng cao hiệu quả kinh doanh III/ Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là khả năng hay những tiềm năng du lịch của tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn từ năm 2000 trở lại đây. Bên cạnh đó khoá luận còn nghiên cứu làm sáng tỏ những khả năng,và điều kiện để thu hút khách; từ đó đề xuất những giải pháp nhằm phát triển nguồn khách du lịch đến Hoà Bình. 3 2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian của nghiên cứu là thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Hoà Bình, tại Sở Thương mại - Du lịch Hoà Bình và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Phạm vi thời gian là những số liệu được thu thập từ năm 2000 đến hết năm 2007 và dự báo một số năm tới. Phạm vi các giải pháp được đề xuất gồm các giải pháp vĩ mô thuộc cơ quan quản lý nhà nước và các giải pháp vi mô của doanh nghiệp kinh doanh du lịch. IV/ Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng phương pháp so sánh, phương pháp thống kê thực nghiệm, phương pháp phân tích tổng hợp. V/ Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, khoá luận gồm 3 chương: Chương 1: Khách du lịch và những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng hấp dẫn, thu hút khách du lịch Chương 2: Thực trạng về việc thu hút khách du lịch tại tỉnh Hoà Bình từ năm 2000 trở lại đây Chương 3: Giải pháp phát triển ngành du lịch của tỉnh Xin chân thành cảm ơn cô giáo- Thạc sỹ Trần Thị Kiều Minh (Trường Đại Học Ngoại Thương) và các cán bộ Phòng Du lịch thuộc Sở Thương Mại- Du lịch Hoà Bình đã giúp tôi hoàn thành luận văn này. Sinh viên thực hiện Phạm Thị Hồng Hải 4 ch­¬ng 1 kh¸ch du lÞch vµ nh÷ng nh©n tè ¶nh h­ëng ®Õn kh¶ n¨ng hÊp dÉn, thu hót kh¸ch du lÞch Du lịch được xem xét dưới góc độ là một ngành kinh doanh dịch vụ, vì thế mà nó cũng bao gồm ba yếu tố cơ bản: đối tượng kinh doanh, chủ thể kinh doanh và sản phẩm kinh doanh. Trong đó đối tượng kinh doanh chính là những tiềm năng về du lịch bao gồm tiềm năng du lịch tự nhiên và tiềm năng du lịch nhân văn; chủ thể kinh doanh là các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, cụ thể là đơn vị kinh doanh lưu trú và cơ sở kinh doanh lữ hành; sản phẩm của kinh doanh chính là sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chương này sẽ cung cấp những cơ sở lý luận cần thiết giúp cho việc phân tích và lý giải thực trạng phát triển du lịch của tỉnh Hoà Bình liệu có phù hợp với lý thuyết hay không, và từ đó làm cơ sở để đề xuất những giải pháp khắc phục, hạn chế những tiêu cực và phát huy những điểm tích cực trong quá trình phát triển ngành du lịch của tỉnh. I/ Tổng quan về ngành dịch vụ du lịch 1. Khái niệm du lịch Ngày nay, du lịch đã trở thành một hoạt động kinh tế, xã hội phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo Liên hợp quốc các tổ chức lữ hành chính thức ( International Union of Official Travel Organization: IUOTO): du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình 5 nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống… Theo định nghĩa của khoa Du lịch và Khách sạn trường Đại học kinh tế Quốc dân Hà Nội thì: “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế chính trị- xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”(1). Theo Luật du lịch được Quốc hội ban hành tháng6 năm 2005 thì: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Theo quan điểm tổng hợp: Du lịch là một hiện tượng kinh tế - xã hội ngày càng phổ biến, phát sinh các mối quan hệ kinh tế và phi kinh tế, bao gồm 4 nhóm nhân tố tương tác với nhau: khách du lịch, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cộng đồng dân cư và chính quyền nơi đến du lịch. Các chủ thể trên tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ của họ đối với hoạt động du lịch. - Đối với khách du lịch: du lịch mang lại cho họ sự hài lòng vì được thưởng thức một khoảng thời gian thú vị, đáp ứng nhu cầu gải trí, nghỉ ngơi, thăm viếng, tham quan… 1: Nguồn: Giáo trình Kinh tế Du lịch của GS.TS Nguyễn Văn Đính và TS. Trần Thị Minh Hoà- NXB lao động- Xã hội (năm 2006) 6 - Đối với các đơn vị kinh doanh du lịch: họ xem khách du lịch như một cơ hội kinh doanh để thu lợi nhuận qua việc cung ứng các loại hàng hoá và dịch vụ du lịch cho du khách. - Đối vối chính quyền sở tại: du lịch được xem như là một nhân tố thuận lợi đối với nền kinh tế địa phương. Chính quyền quan tấm đến số công ăn việc làm mà du lịch tạo ra, thu nhập dân cư, các khoản thuế thu được từ hoạt động kinh doanh du lịch . - Đối với cộng đồng dân cư địa phương: du lịch được xem như là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập, đồng thời họ cũng là nhân tố tạo ra sự hấp dẫn đối với khách du lịch bởi lòng hiếu khách và những nét văn hoá đặc trưng của địa phương. 2. Vai trò của ngành du lịch *Đối với nền kinh tê, du lịch có những vai trò sau: Ngành du lịch góp phần cải thiện cán cân thương mại quốc tế, giúp tăng thu và tăng dự trữ ngoại tệ. Ngành du lịch được xem là ngành xuất khẩu tại chỗ, việc tăng doanh thu từ du lịch cụ thể là tăng nguồn thu từ khách du lịch quốc tế sẽ làm cho thu ngoại tệ từ du lịch tăng, khiến cho cán cân thương mại quốc tế được cải thiện. Ngoài ra sự phát triển của du lịch còn kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác như : kinh doanh lữ hành, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận chuyển khách du lịch, và các dịch vụ khác. Thông qua sự phát triển của ngành du lịch sẽ góp phần quảng bá cho sản xuất địa phương và quốc gia. Qua các hoạt động xúc tiến du lịch giới thiệu du khách về địa phương và quốc gia mình sẽ giúp khách du lịch thêm hiểu và tin tưởng tiêu dùng các sản phẩm tại đây, từ đó kích thích cho nền sản xuất tại 7 địa phương ngày càng phát triển như ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp tiêu dùng… Phát triển du lịch còn tăng thu cho ngân sách Nhà nước thông qua các khoản thu từ việc xuất nhập cảnh của khách quốc tế, hay các khoản thu có liên quan như thu từ các loại thuế đánh vào hàng hoá, sản phẩm vận chuyển ra nước ngoài… Hơn nữa, ngành du lịch phát triển sẽ giúp hoàn thiện các cơ sở hạ tầng kĩ thuật. Khách du lịch ngày một khó tính vì vậy họ thường đòi hỏi phải được trang bị các thiết bị , cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại phục vụ cho những dịch vụ của bản thân. Những đòi hỏi càng cao như thế này sẽ góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện, nâng cao cơ sở hạ tầng kĩ thuật tại các địa điểm du lịch. * Đối với xã hội, du lịch cũng có không ít tác dụng tích cực, cụ thể: Vai trò đầu tiên là giúp giải quyết công ăn việc làm. Hiện nay lực lượng lao động trong ngành dịch vụ du lịch ngày càng tăng về số lượng, đó là lực lượng làm tại các đơn vị kinh doanh cơ sở lưu trú, tại cơ sở kinh doanh lữ hành, kinh doanh vận chuyển…Việc phát triển của du lịch đã giúp giảm áp lực của tình trạng thất nghiệp đối với xã hội. Bên cạnh đó, du lịch còn làm giảm quá trình đô thị hoá ở các nước kinh tế phát triển, giảm tập trung dân cư ở đô thị. Sự phát triển của du lịch đã làm cải thiện đáng kể môi trường sống tại các địa phương kinh doanh du lịch. Cơ sở hạ tầng, và vật chất kĩ thuật được cải thiện giúp cho đời sống tại các vùng này được nâng cao, người dân ở đây không còn cảm thấy cần thiết phải di cư ra các thành phố lớn để có một môi trường sống chất lượng hơn, vì họ có thể hưởng thụ nó tại chính miền quê của mình. Không những thế, du lịch còn là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hiệu quả cho địa phương, cho đất nước phát triển, kinh doanh du lịch. Thông qua những hội chợ, triển lãm… về du lịch hoặc qua những quảng cáo về du 8 lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng mà khách du lịch có được những hiểu biết sâu sắc thêm về địa phương, về những phong tục tập quán, sản xuất cũng như nền văn hóa ẩm thực, âm nhạc, dân vũ tại địa phương, từ đó cuốn hút, hấp dẫn khách đến tham quan, du lịch. Từ đó, việc phát triển du lịch sẽ đánh thức các ngành nghề truyền thống của các dân tộc, địa phương. Một số nơi đã gần như đánh mất nghề truyền thống của địa phương mình nhưng nhờ có sự ham hiểu biết, ham học hỏi, tò mò muốn tìm hiểu của khách du lịch mà nhiều làng nghề đã được khôi phục. Việc sống lại của các ngành nghề truyền thống này không chỉ góp phần làm tăng thu nhập cho người dân từ những sản phẩm họ làm ra mà còn giúp người dân địa phương biết yêu quí, trân trọng hơn nghề truyền thống của ông cha mình đã truyền lại cho thế hệ sau. Cuối cùng, du lịch phát triển sẽ làm tăng tình đoàn kết, hữu nghị giữa các vùng, miền, quốc gia, dân tộc. Khách đến tham quan, du lịch là những người đến từ các nơi, các đất nước khác nhau. Từ sự tìm hiểu về địa phương du lịch sẽ làm cho khách du lịch thêm gắn bó, yêu mến mảnh đất mới lạ này hơn, từ đó tăng mối quan hệ đoàn kết, hữu hảo giữa người dân địa phương và du khách đến tham quan. 3. Phân loại các hình thức dịch vụ du lịch * Xét theo hình thái vật chất, dịch vụ du lịch được phân thành hai loại: - Hàng hóa: thức ăn, quà lưu niệm, vận chuyển… - Phi hàng hóa: Hướng dẫn tham quan, tổ chức trò chơi, đưa đón…Phần phi hàng hóa thường được gọi là dịch vụ, hiểu theo nghĩa là “ Dịch vụ thuần túy”, không có hình thái vật chất. Dịch vụ thuần túy thường chiếm từ 2/3 đến 3/4 tổng giá trị sản phẩm du lịch. 9 * Xét theo cơ cấu tiêu dùng ( chi tiêu) của khách hàng, dịch vụ du lịch được chia thành hai loại: - Dịch vụ cơ bản: dịch vụ về ăn uống, lưu trú, vận chuyển. Đó là những nhu cầu cơ bản, không thể thiếu được đối với khách hàng trong thời gian du lịch - Dịch vụ bổ sung: dịch vụ về tham quan, giải trí, mua sắm hàng hóa; đó là những nhu cầu phải có nhưng không thật cần thiết lắm so với loại trên và không định lượng được. Quan hệ tỷ lệ giữa hai loại này rất quan trọng để phân tích chi tiêu của khách, chuẩn bị phục vụ của ngành du lịch và đặc biệt là để phân tích hiệu quả: tỷ trọng giữa dịch vụ cơ bản và dịch vụ bổ sung càng nhỏ, thì hiệu quả tổng hợp của kinh doanh du lịch càng cao. * Xét theo tính chất tham gia vào dịch vụ du lịch người ta chia ra: dịch vụ trực tiếp và dịch vụ gián tiếp: - Dịch vụ trực tiếp là dịch vụ do đơn vị trực tiếp làm - Dịch vụ gián tiếp là không trực tiếp làm mà chỉ thực hiện chức năng môi giới. Xuất phát từ sự tách rời giữa cung và cầu du lịch, trong ngành này đã hình thành một loại tổ chức tuy không trực tiếp phục vụ khách nhưng rất quan trọng đó là các tổ chức đại lý du lịch ( travel agency) với chức năng: Ngiên cứu thị trường; tổ chức hình thành các “sản phẩm du lịch”; tuyên truyền, quảng cáo; tổ chức giao dịch, ký kết hợp đồng đón tiếp và phục vụ khách du lịch * Xét theo nội dung, dịch vụ du lịch phải thỏa mãn bốn yêu cầu của du khách: đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi, nghiên cứu. Đây là cách phân loại quan trọng nhất xuất phát từ bản chất hoạt động du lịch. Thật vậy, có thể định nghĩa ngành du lịch là một mạng lưới kinh 10 doanh rộng và tổng hợp phục vụ cho việc đi lại, nghỉ ngơi, ăn uống đón tiếp du khách đến nghiên cứu, tham quan. Hay có thể viết thành công thức mang tính chất diễn giải như sau: Du lịch= Đi lại+ Nghỉ ngơi+ Vui chơi+ Nghiên cứu (1) II/ Những yếu tố tác động đến kinh doanh dịch vụ du lịch 1. Một số khái niệm thuộc lĩnh vực ngành du lịch Theo Luật Du lịch được Quốc hội ban hành tháng 6 năm 2005, ta cần tìm hiểu về một số khái niệm về du lịch sau: 1. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. 2. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử- văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch. 3. Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài nguyên du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị của tài nguyên du lịch. 4. Đô thị du lịch là đô thị có lợi thế phát triển du lịch và du lịch có vai trò quan trọng trong hoạt động của đô thị. 1 : Tài liệu tham khảo “Phát triển dịch vụ trong nền kinh tế thị trường” – NXB Thống kê ( năm 1994) 11 5. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan của khách du lịch. 6. Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. 7. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 8. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. 9. Chương trình du lịch là lịch trình, các dịch vụ và giá bán chương trình được định trước cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi. 10. Lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch. 11. Hướng dẫn du lịch là hoạt động hướng dẫn cho khách du lịch theo chương trình du lịch . Người thực hiện hoạt động hướng dẫn được gọi là hướng dẫn viên và được thanh toán cho dịch vụ hướng dẫn du lịch. 12. Phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch là phương tiện bảo đảm các điều kiện phục vụ khách du lịch, được sử dụng để vận chuyển khách du lịch theo chương trình du lịch. 13. Xúc tiến du lịch là hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch. 12 14. Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai. 15. Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững. 16. Du lịch văn hoá là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. 2. Những yếu tố căn bản trong ngành kinh doanh dịch vụ du lịch 2.1. Đối tượng kinh doanh du lịch Đối tượng của kinh doanh du lịch là những tiềm năng du lịch và sự thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. *Những tiềm năng du lịch được xem xét đến đó là tiềm năng du lịch tự nhiên và tiềm năng du lịch nhân văn. Những tiềm năng du lịch về tự nhiên được hiểu là những nguồn tài nguyên tự nhiên như khung cảnh thiên nhiên, khí hậu, động thực vật…Những tiềm năng du lịch về nhân văn là những giá trị văn hóa, lịch sử, những công trình sáng tạo của con người…Tất cả điều này có sức thu hút, hấp dẫn du khách và phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu ham học hỏi của khách du lịch. * Khách du lịch a) Khái niệm về khách du lịch Có thể đưa ra khái niệm về khách du lịch như sau: Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình đến một nơi nào đó, quay trở lại với mục đích khác nhau, loại trừ mục đích làm công và nhận thù lao nơi đến; có thời gian lưu trú nơi đến từ 24 giờ trở lên (hoặc sử dụng dịch 13 vụ lưu trú qua đêm) và không vượt quá một khoảng thời gian quy định của từng quốc gia. Theo Luật Du lịch (số 44/2005/QH11 được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XI, họp từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005) định nghĩa, thì: Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến. Cần phân biệt hai loại khách du lịch cơ bản: - khách du lịch thuần tuý là khách du lịch mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết t
Luận văn liên quan