Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc xuất khẩu hàng hoá được Nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu phát triển đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, thủ công mỹ nghệ tuy chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn song đây lại là ngành đem về giá trị thăng dư cao nhất, đồng thời cũng tận dụng rất tốt nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào trong nước phục vụ cho quá trình sản xuất. Hiện nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 163 quốc gia trên thế giới với doanh thu năm 2010 dự kiến đạt 1.5 tỷ USD, góp phần tích cực vào nỗ lực giảm nhập siêu của cả nước.
Công ty TNHH Hàng thủ công Việt Nam Mai là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với thị trường chủ yếu là khu vực Châu Âu. Trong quá trình hoạt động của mình, Mai đã nỗ lực xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng sản phẩm, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, trẻ trung, đồng thời cũng tham gia vào một số tổ chức thương mại mà điển hình là Fair Trade. Cũng thông qua tổ chức này, Mai thực hiện những hoạt động mang tính xã hội đối với các cơ sở sản xuất cũng như những địa phương còn gặp khó khăn nhằm chung tay xây dựng một xã hội nhân văn. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của Mai cũng chịu sự chi phối rất nhiều từ các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi ở Mai sự cố gắng rất lớn từ các thành viên trong công ty nhằm đưa Mai ngày một thành công hơn trên con đường ngoại thương.
Từ những điều được chứng kiến đó, kết hợp với vốn kiến thức trong trường Đại Học, em đã quyết định thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình với nội dung: “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai”.
I/ Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu thu được những kết quả, những đánh giá trên cả 2 phương diện: Kiến thức và thực tiễn
1/ Về mặt kiến thức:
Qua các số liệu thu được từ công ty Mai, em muốn hệ thống lại một lần nữa những kiến thức đã học và khả năng áp dụng của chúng trong thực tế.
2/ Về mặt thực tiễn:
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty một cách khách quan, các yếu tố gần, xa ảnh hưởng đến công ty và cách ứng phó với các yếu tố đó mà công ty Mai đã, đang thực hiện, và sau cùng là đưa ra một vài kiến nghị, giải pháp của riêng cá nhân em về những vấn đề của công ty cũng như của các cơ quan Nhà nước, nhằm góp một chút công sức trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Mai.
II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1/ Đối tượng:
Đề tài trên đi sâu vào phân tích các đối tượng thuộc về nhóm hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của công ty Mai và các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong một số năm gần đây.
2/ Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung: nội dung của đề tài nhằm phân tích các số liệu phản ánh một phần kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Mai và chú trọng vào lĩnh vực xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2009.
- Phạm vi không gian: các số liệu, dẫn chứng được cung cấp bởi các bộ phận, của công ty Mai, đó là bộ phận kinh doanh, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận nhân sự và bộ phận kế toán.
- Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/07/2010 đến 30/08/2010
III/ Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai” được thực hiện với hai phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát thực tế thông qua so sánh số liệu giữa các năm.
Phương pháp thống kê, tổng hợp.
Đề tài nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn, của các anh, chị, thuộc các bộ phận của công ty Mai và đảm bảo tính trung thực, chính xác.
IV/ Kết cấu của đề tài
Đề tài trên được thực hiện bao gồm các phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu và ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai.
84 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3080 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty hàng thủ công Việt Nam Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN
Em cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em. Những kết quả và các số liệu trong luận văn được thực hiện tại công ty TNHH Hàng thủ công Việt Nam Mai, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Em hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2010
Tác giả
Hồ Thị Sao Vàng
LỜI CẢM ƠN
Trong cuộc sống, sự thành công luôn là mục tiêu theo đuổi của nhiều người dù là ở thời điểm nào hay hoàn cảnh nào. Nhưng để đạt được thành công thì không phải ai cũng có thể làm được. Chính vì thế, mỗi người chúng ta cần phải phấn đấu hơn nữa, nhất là trong vấn đề học tập vì đây là môi trường thuận lợi để tích lũy và mở rộng vốn kiến thức của bạn thân.
Đối với bản thân em, quá trình học tập nghiên cứu tại trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. HCM là khoảng thời gian qúy báu để em có thể học tập, hiểu biết thêm nhiều kiến thức vể văn hóa, xã hội… Bản thân em ghi nhận và xin gửi lời tri ân đến các thầy, các cô trong nhà trường. Bên cạnh đó, em còn được nhà trường tạo điều kiện tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế tại công ty TNHH Hàng thủ công Việt Nam Mai. Đây thực sự là một nền tảng giúp em định hướng được nghề nghiệp cũng như những thách thức thực sự trong tương lai. Thời gian thực tập tại công ty tuy không nhiều nhưng em đã hiểu biết và tích lũy thêm được rất nhiều vốn sống cho bản thân. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc công ty Mai, các cô chú, anh, chị trong công ty và đặc biệt là bộ phận Kinh Doanh – đơn vị đã tiếp nhận em vào thực tập.
Và quan trọng nhất, em muốn bày tỏ sự biết ơn đến thầy Trịnh Đặng Khánh Toàn – Thạc sĩ, Giảng viên trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. HCM, người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, sự hỗ trợ từ phía gia đình, bạn bè là rất quan trọng đối với bản thân em, những người luôn sát cánh giúp đỡ em trong những lúc khó khăn nhất, giúp em đủ sức mạnh để vượt qua những thách thức mà em vấp phải trong học tập cũng như trong cuộc sống. Qua đây, em muốn bày tỏ lòng kính trọng, sự biết ơn sâu sắc đến với Ba, Má người đã có công sinh thành, nuôi dạy em đến ngày hôm nay và những bạn thân thiết đã hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập để em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất có thể.
Do thời gian thực tập có giới hạn, kiến thức văn hóa, thực tiễn còn nông cạn, đề tài của em còn phạm phải nhiều sai sót, rất mong nhận được sự góp ý, sửa chữa từ phía các thầy cô trong trường và từ công ty Mai.
Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy, các cô trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. HCM, các cô chú, anh, chị cán bộ nhân viên công ty Mai sức khỏe, may mắn và sự thành công.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------
NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : Hồ Thị Sao Vàng
MSSV: : 106401376
Khóa: : 2006
Thời gian thực tập
Bộ phận thực tập
Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
Kết quả thực tập theo đề tài
Nhận xét chung
Đơn vị thực tập
TP. Hồ Chí Minh, Ngày tháng 9 năm 2010
GVHD: Ths. Trịnh Đặng Khánh Toàn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM 3
1.1 Xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1.1.1 Khái niệm xuất khẩu hàng hóa 3
1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu 3
1.2 Các hình thức xuất khẩu chủ yếu 5
1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp 5
1.2.2 Xuất khẩu ủy thác 5
1.2.3 Buôn bán đối lưu 6
1.2.4 Gia công quốc tế 7
1.2.5 Tái xuất khẩu 7
1.2.6 Xuất khẩu tại chỗ 8
1.3 Nội dung chủ yếu của hoạt động xuất khẩu 8
1.3.1 Công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng 8
1.3.2 Đàm phán và ký kết hợp đồng 9
1.3.3 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 9
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 11
1.4.1 Môi trường vĩ mô 11
1.4.2 Môi trường vi mô 13
1.4.3 Môi trường nội bộ doanh nghiệp 14
1.5 Khái quát về ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam 14
1.5.1 Một số khái niệm cơ bản 14
1.5.2 Đặc điểm của hàng thủ công mỹ nghệ 15
1.5.3 Vai trò của xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ 16
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM MAI 17
2.1 Tình hình sản xuất và xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Việt Nam 17
2.1.1 Tình hình sản xuất 17
2.1.2 Tình hình xuất khẩu 17
2.2 Công ty hàng thủ công Việt Nam Mai 19
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 19
2.2.2 Sứ mệnh và các hoạt động chính của Mai 20
2.2.3 Cơ cấu tổ chức 22
2.2.4 Các cơ sở sản xuất trực thuộc 23
2.2.5 Thị trường của công ty Mai 24
2.2.6 Chiến lược phát triển của công ty 26
2.3 Hoạt động kinh doanh tại công ty Hàng Thủ Công Việt Nam Mai trong thời gian vừa qua 27
2.3.1 Tóm tắt quy trình hoạt động tại công ty 27
2.3.2 Tình hình hoạt động của công ty Mai trong thời gian gần đây 28
2.3.3 Phân tích chung tình hình hoạt động của công ty 30
2.3.4 Tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty Mai từ năm 2007- 2009 31
2.3.5 Tình hình xuất khẩu theo nhóm hàng 40
2.4 So sánh hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Mai với toàn ngành 47
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty Mai 48
2.5.1 Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 48
2.5.2 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô 51
2.5.3 Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ doanh nghiệp 57
2.6 Nhận dịnh chung về tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Mai 59
2.6.1 Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Mai 59
2.6.2 Nhận định về môi trường xuất khẩu của công ty Mai 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY HÀNG THỦ CÔNG VIỆT NAM MAI 64
3.1 Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai 64
3.1.1 Giải pháp nghiên cứu và mở rộng thị trường 64
3.1.2 Đa dạng hóa các sản phẩm 65
3.1.3 Nâng cao chất lượng và mẫu mã sản phẩm 66
3.1.4 Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu 66
3.1.5 Nâng cao hiệu quả công tác thu mua, tạo nguồn hàng 67
3.1.6 Giải pháp về hình thức và phương thức xuất khẩu 67
3.2 Một số kiến nghị với cơ quan nhà nước 68
3.2.1 Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, bến bãi 68
3.2.2 Chính sách ưu đãi, khuyến khích đối với các doanh nghiệp xuất khẩu 69
3.2.3 Chính sách hỗ trợ sản xuất ngành hàng Thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam 69
3.2.4 Kiến nghị về nguồn nguyên liệu sản xuất 70
3.2.5 Các vấn đề về vốn 70
3.2.6 Vấn đề trả lương người lao động 70
KẾT LUẬN 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
L/C : Letter of Credit (Tín dụng thư)
XNK : Xuất nhập khẩu
XK : Xuất khẩu
NK : Nhập khẩu
BH : Bảo hiểm
TCMN : Thủ công mỹ nghệ
DN : Doanh nghiệp
KNXK : Kim ngạch xuất khẩu
GTXK : Giá trị xuất khẩu
HĐXK : Hoạt động xuất khẩu
DTXK : Doanh thu xuất khẩu
SXKD : Sản xuất kinh doanh
GTGT : Giá trị gia tăng
MCC : Mennonite Central Committee
(Tổ chức phi chính phủ)
WFTO : World Fair Trade Organization
(Hiệp Hội Thương Mại Công Bằng Thế Giới)
WTO : World Trade Organization
(Tổ chức thương mại thế giới)
ILO : International Labor Organization
(Tổ chức Lao động quốc tế)
CSSX : Cơ sở sản xuất
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VCSH : Vốn chủ sở hữu
TNDN : Thu nhập doanh nghịêp
KCS : Kiểm tra Chất lượng Sản phẩm
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 : Các nhóm sản xuất của Mai
Bảng 2.2 : Thị trường xuất khẩu của công ty Mai
Bảng 2.3 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Mai từ năm 2007-2009
Bảng 2.4 : Doanh thu, Chi phí, Lợi nhuận của công ty Mai từ năm 2007-2009
Bảng 2.5 : So sánh các chỉ tiêu tổng hợp từ năm 2007 đến năm 2009
Bảng 2.6 : Tình hình thực hiện kế hoạch đề ra (tăng đều 10% mỗi năm)
Bảng 2.7 : Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường của công ty Mai
Bảng 2.8 : Giá trị xuất khẩu theo thị trường so sánh qua các năm 2007 – 2009
Bảng 2.9 : Giá trị xuất khẩu theo nhóm hàng của công ty Mai
Bảng 2.10 : Tỷ giá USD/VND trong một vài năm gần đây
Bảng 2.11 : Nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho Mai
Bảng 2.12 : Bảng giá so sánh một sản phẩm giỏ xách của Mai với các đối thủ
Bảng 2.13 : Tỷ lệ đầu tư vốn của Fair Trade cho Mai trong 2 năm 2008 và 2009
Bảng 2.14 : Ảnh hưởng của vốn đầu tư chủ sở hữu đến Doanh thu
DANH SÁCH SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sơ đồ 1.2 : Cung cầu thị trường
Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức của công ty Mai
Sơ đồ 2.2 : Quy trình hoạt động kinh tế tại công ty Mai
Biểu đồ 2.1 : GTXK vào các thị trường của công ty Mai
Biểu đồ 2.2 : GTXK của Mai vào các thị trường trọng yếu
Biểu đồ 2.3 : GTXK của Mai vào thị trường Hà Lan
Biểu đồ 2.4 : GTXK của Mai vào thị trường Italia
Biểu đồ 2.5 : GTXK của Mai vào thị trường Mỹ
Biểu đồ 2.6 : GTXK theo nhóm hàng của công ty Mai năm 2007
Biểu đồ 2.7 : GTXK theo nhóm hàng của công ty Mai 2008
Biểu đồ 2.8 : GTXK theo nhóm hàng của công ty Mai 2009
Biểu đồ 2.9 : So sánh KNXK của công ty Mai với toàn ngành
Hình 2.1 : Phân bố các nhóm sản xuất của Mai
Hình 2.2 : Phân bố thị trường xuất khẩu của công ty Mai
Hình 2.3 : Một cơ sở sản xuất của Mai tại Hà Tây
Hình 2.4 : Các sản phẩm làm từ Mây tre của công ty Mai
Hình 2.5 : Các sản phẩm Gốm sứ của công ty Mai
Hình 2.6 : Sản phẩm tranh sơn mài của công ty Mai
Hình 2.7 : Một số mặt hàng TCMN khác
Hình 2.8 : Tỷ giá giữa Đôla và Đồng Việt Nam
Hình 2.9 : B.Obama tuyên thệ nhậm chức mở ra một cơ hội kinh doanh mới
Hình 2.10 : Các sản phẩm TCMN tiêu biểu của Artexport
Hình 2.11 : Các sản phẩm TCMN của Mạnh Thuỷ
Hình 2.12 : Định vị công ty Mai và các đối thủ trên thị trường
Hình 2.13 : Một số sản phẩm từ các đối thủ canh tranh tiềm ẩn
Hình 2.14 : Kho hàng tại An Sương của công ty
Hình 3.1 : Ùn tắc giao thông tại Việt Nam
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, với mục tiêu đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước, đồng thời từng bước tham gia hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, việc xuất khẩu hàng hoá được Nhà nước đặc biệt coi trọng. Xuất khẩu phát triển đã đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam, thủ công mỹ nghệ tuy chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn song đây lại là ngành đem về giá trị thăng dư cao nhất, đồng thời cũng tận dụng rất tốt nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào trong nước phục vụ cho quá trình sản xuất. Hiện nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại hơn 163 quốc gia trên thế giới với doanh thu năm 2010 dự kiến đạt 1.5 tỷ USD, góp phần tích cực vào nỗ lực giảm nhập siêu của cả nước.
Công ty TNHH Hàng thủ công Việt Nam Mai là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với thị trường chủ yếu là khu vực Châu Âu. Trong quá trình hoạt động của mình, Mai đã nỗ lực xây dựng thương hiệu thông qua chất lượng sản phẩm, đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, trẻ trung, đồng thời cũng tham gia vào một số tổ chức thương mại mà điển hình là Fair Trade. Cũng thông qua tổ chức này, Mai thực hiện những hoạt động mang tính xã hội đối với các cơ sở sản xuất cũng như những địa phương còn gặp khó khăn nhằm chung tay xây dựng một xã hội nhân văn. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu của Mai cũng chịu sự chi phối rất nhiều từ các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi ở Mai sự cố gắng rất lớn từ các thành viên trong công ty nhằm đưa Mai ngày một thành công hơn trên con đường ngoại thương.
Từ những điều được chứng kiến đó, kết hợp với vốn kiến thức trong trường Đại Học, em đã quyết định thực hiện khoá luận tốt nghiệp của mình với nội dung: “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai”.
I/ Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện với mục tiêu thu được những kết quả, những đánh giá trên cả 2 phương diện: Kiến thức và thực tiễn
1/ Về mặt kiến thức:
Qua các số liệu thu được từ công ty Mai, em muốn hệ thống lại một lần nữa những kiến thức đã học và khả năng áp dụng của chúng trong thực tế.
2/ Về mặt thực tiễn:
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty một cách khách quan, các yếu tố gần, xa ảnh hưởng đến công ty và cách ứng phó với các yếu tố đó mà công ty Mai đã, đang thực hiện, và sau cùng là đưa ra một vài kiến nghị, giải pháp của riêng cá nhân em về những vấn đề của công ty cũng như của các cơ quan Nhà nước, nhằm góp một chút công sức trong việc đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại công ty Mai.
II/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1/ Đối tượng:
Đề tài trên đi sâu vào phân tích các đối tượng thuộc về nhóm hàng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu của công ty Mai… và các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong một số năm gần đây.
2/ Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: nội dung của đề tài nhằm phân tích các số liệu phản ánh một phần kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Mai và chú trọng vào lĩnh vực xuất khẩu từ năm 2007 đến năm 2009.
Phạm vi không gian: các số liệu, dẫn chứng được cung cấp bởi các bộ phận, của công ty Mai, đó là bộ phận kinh doanh, bộ phận xuất nhập khẩu, bộ phận nhân sự và bộ phận kế toán.
Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ 15/07/2010 đến 30/08/2010
III/ Phương pháp nghiên cứu
Đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai” được thực hiện với hai phương pháp sau:
Phương pháp khảo sát thực tế thông qua so sánh số liệu giữa các năm.
Phương pháp thống kê, tổng hợp.
Đề tài nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn của Giáo viên hướng dẫn, của các anh, chị, thuộc các bộ phận của công ty Mai và đảm bảo tính trung thực, chính xác.
IV/ Kết cấu của đề tài
Đề tài trên được thực hiện bao gồm các phần sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh xuất khẩu và ngành hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam.
Chương 2: Thực trạng về hoạt động kinh doanh xuất khẩu ngành hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai.
Không ngoài mục đích tìm hiểu, phân tích môi trường hoạt động kinh doanh thực tế, đề tài “Thực trạng và một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty Hàng thủ công Việt Nam Mai” đã phần nào lột tả được những vấn đề đang diễn ra tại công ty, những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực tác động đến công ty. Cùng với đó, em cũng xin đưa ra một số ý kiến của mình về các giải pháp xây dựng công ty. Nhưng do thời gian thực tập có giới hạn, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, mặt khác, lượng kiến thức, hiểu biết thu được trong quá trình học tập là chưa thật sự đầy đủ, nên việc phân tích không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự lượng thứ và những lời nhận xét, đóng góp từ phía nhà trường cũng như từ phía công ty Mai để đề tài này được hoàn thiện, và có khả năng áp dụng vào thực tế, đem lại lợi ích cho công ty Mai nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nói chung.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ NGÀNH HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ VIỆT NAM
Xuất khẩu hàng hóa và vai trò của hoạt động xuất khẩu
Khái niệm xuất khẩu hàng hóa
Kể từ khi nền sản xuất hàng hóa ra đời, con người đã có nhu cầu trao đổi buôn bán với nhau, và đó là tiền đề cho việc xuất khẩu. Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương, đã xuất hiện từ rất lâu đời và ngày càng phát triển. Tuy hình thức đầu tiên chỉ là hàng đổi hàng, song ngày nay hình thức xuất khẩu đã được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kỹ thuật cao… Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm đem lại lợi ích cho quốc gia.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian. Nó có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và cũng có thể kéo dài hàng năm. Đồng thời nó có thể được tiến hành trên phạm vi toàn lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Đối với nền kinh tế quốc dân
Thứ nhất: Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để công nghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn chúng ta phải có nguồn vốn đủ lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện đại và tiên tiến. Khai thác tốt tiềm năng của từng quốc gia nhất là lĩnh vực có lợi thế so sánh.
Thứ hai: Xuất khẩu thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế và đẩy mạnh sản xuất.
Xuất khẩu lấy thị trường thế giới làm thị trường của mình vì vậy quá trình sản xuất phải xuất phát từ nhu cầu thị trường thế giới. Những ngành sản xuất tạo ra sản phẩm phục vụ tốt cho thị trường các nước, sẽ phát triển mạnh mẽ. Những ngành nào không thích ứng sẽ bị đào thải. Như vậy, xuất khẩu có tác dụng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Sự ảnh hưởng này có thể liệt kê như sau:
- Xuất khẩu tạo cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần làm cho sản xuất phát triển ổn định.
- Xuất khẩu là điều kiện cho các ngành khác có cơ hội phát triển thuận lợi.
- Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước đồng thời xuất khẩu tạo tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao nguồn lực sản xuất trong nước.
- Thông qua xuất khẩu hàng hóa nước ta tham gia cạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng, cuộc cạnh tranh này buộc chúng ta phải tổ chức lại sản xuất trong nước, hình thành cơ cấu thích nghi với thị trường thế giới.
Thứ ba: Xuất khẩu tác động tích cực tới công ăn việc làm cải thiện đời sống nhân dân.
Xuất khẩu là công cụ giải quyết nạn thất nghiệp trong nước. Theo số liệu International Trade 2000 - 2005 ở Mỹ: “Các nước công nghiệp phát triển sản xuất tăng lên được 1 tỷ USD thì sẽ tăng lên khoảng 35,000 – 40,000 chỗ làm”, còn ở Việt Nam có thể tạo ra hơn 50,000 chỗ làm. Đặc biệt xuất khẩu hàng hoá nông sản thu hút hàng triệu lao động tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của nhân dân.
Thứ tư: Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại làm cho các ngành kinh tế trong nước gắn chặt với nhau hơn.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, cơ bản, là hình thức ban đầu của kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và quan hệ đối ngoại có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế đối ngoại khác phát triển như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế… Ngược lại sự phát triển của các ngành này cũng tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Đối với các doanh nghiệp
Vươn ra thị trường nước ngoài là một xu hướng chung của mỗi quốc gia, và của các doanh nghiệp. Việc xuất khẩu hàng hoá dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp các lợi ích sau:
- Hoạt động xuất khẩu giúp cho các doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. Với bản chất là hoạt động tiêu thụ đặc biệt do vậy việc đẩy mạnh xuất khẩu cũng là một vấn đề sống còn của mỗi doanh nghiệp. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh số lượng tiêu thụ trên thị trường quốc tế làm tăng tốc độ quay vòng vốn, thu về một lượng giá trị lớn hơn cho doanh nghiệp. Đây cũng chính là vai trò số một của hoạt động xuất khẩu.
- Thông qua hoạt động xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thị trường về giá cả và chất lượng, những yếu tố đó bắt buộc doanh nghiệp phải hình thành cơ cấu xuất khẩu phù hợp với thị trường.
- Xuất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho thi sao vang-106401376.doc
- ho thi sao vang-106401376.pdf