Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
ngành Hải quan được nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn và phù hợp với quy
lu ật phát triển của nền kinh tế. Ngành Hải quan là cơ quan bảo vệ lợi ích và chủ
quy ền của mọi quốc gia độc lập, là “binh chủng” đặc biệt trên mặt trận kinh tế.
Ngành Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,
phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lí Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành
Hải quan là bảo đảm thực hiện quy định của Nhà nước về quản lí thu thuế hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do
pháp luật quy định. Ngành Hải quan không chỉ hoạt động ở cửa khẩu biên giới mà
hoạt động dọc biên giới, cả trong nội địa ở những nơi có yêu cầu làm thủ tục kiểm
tra, giám sát, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK); không ch ỉ phối hợp với
các lực lượng có liên quan trong nước mà còn phải hợp tác chặt chẽ với tổ chức Hải
quan quốc tế và khu vực.
Các biện pháp thu thuế hàng hoá XNK của Ngành Hải quan nói chung và tại
Cục Hải quan Thanh Hoá nói riêng tác động trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại
của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Do đó, việc nghiên cứu để đề ra các biện pháp
quản lí thu thu ế đối với hàng hoá XNK của ngành Hải quan nói chung và của Cục
Hải quan Thanh Hoá nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Nhận thức rõ điều đó,
người viết đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá” làm đ ề tài Khóa luận tốt
nghiệp của mình
82 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3420 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục hải quan Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
--------o0o-------
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
CỤC HẢI QUAN THANH HOÁ
: Sinh viên thực hiện : La Thị Huyền
: Lớp : Anh 3 - KTĐN
: Khóa : 45A
: Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa
Hà Nội, tháng 5 năm 2010
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THUẾ XNK .................................. 3
I. Tổng quan về thuế XNK và hoạt động quản lí thu thuế XNK của Hải quan ...... 3
1. Khái niệm thuế XNK .................................................................................... 3
1.1. Định nghĩa thuế XNK ............................................................................ 3
1.2. Vài nét về thuế xuất khẩu ....................................................................... 4
1.3.Vài nét về thuế nhập khẩu ....................................................................... 5
2. Thuế XNK trong giai đoạn hiện nay ............................................................. 6
II. Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam........................................ 8
1. Sự ra đời của thuế XNK ở Việt Nam ............................................................ 8
2.Vai trò của thuế XNK đối với nền kinh tế Việt Nam.................................... 10
2.1.Thuế XNK là một nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước ......................... 11
2.2.Thuế XNK góp phần bảo hộ và phát triển sản xuất trong nước .............. 11
2.3.Thuế XNK góp phần hướng dẫn tiêu dùng trong nước .......................... 12
2.4.Thuế XNK góp phần thực hiện chính sách đối ngoại của Nhà nước ...... 13
3.Tình hình thu thuế XNK ở Việt Nam ........................................................... 13
3.1.Thực tế quá trình thực hiện thu thuế XNK ở Việt Nam ......................... 13
3.2.Kết quả thu thuế XNK những năm gần đây ........................................... 14
III. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK tại một số nước trên thế giới ................. 14
1. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Hoa Kỳ ............................................ 15
1.1. Các loại thuế nhập khẩu của Hoa Kỳ .................................................... 15
1.2. Các mức thuế suất nhập khẩu của Hoa Kỳ ........................................... 16
1.3. Hiệu quả thu được từ chính sách thuế XNK của Hoa Kỳ ...................... 18
2. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK ở Trung Quốc ..................................... 20
2.1. Loại hình thuế XNK được áp dụng ở Trung Quốc ................................ 20
2.2. Các mức thuế suất nhập khẩu của Trung Quốc ..................................... 20
2.3. Hiệu quả từ chính sách thuế XNK của Trung Quốc .............................. 22
3. Nhận xét ..................................................................................................... 23
3.1. Về chính sách thuế XNK ...................................................................... 23
3.2.Về biểu thuế XNK ................................................................................ 24
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ THU THUẾ XNK TẠI CỤC
HẢI QUAN THANH HOÁ ................................................................................... 25
I. Tổng quan về Cục Hải quan Thanh Hóa ......................................................... 25
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Cục Hải quan Thanh Hoá
....................................................................................................................... 25
1.1. Vị trí địa lí ........................................................................................... 25
1.2. Qúa trình hình thành, phát triển ............................................................ 25
1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá ..................... 28
2. Khái quát về tình hình hoạt động XNK trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan
Thanh Hoá...................................................................................................... 28
2.1. Kết quả, số liệu Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện trong giai
đoạn 2005-2008 .......................................................................................... 29
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh XNK của các doanh nghiệp
trên địa bàn quản lí của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá................................ 31
II. Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá ....... 33
1. Tình hình tính thuế và thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá ..... 33
1.1. Công tác quản lí lượng hàng hoá XNK ................................................. 33
1.2. Công tác quản lí giá tính thuế hàng hoá XNK ...................................... 34
1.3. Công tác quản lí thuế suất, áp mã hàng hoá và tỉ giá ngoại tệ áp dụng cho
việc xác định thuế hàng hoá XNK ............................................................... 37
1.4. Công tác quản lí thu thuế, thu nợ thuế XNK ......................................... 41
2. Về công tác kiểm tra, giám sát, quản lí hải quan đối với hàng hóa XNK tại
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá ........................................................................ 42
2.1. Công tác giám sát quản lí ..................................................................... 42
2.2. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại ..................... 44
3. Kết quả thu được trong công tác thu thuế XNK những năm trở lại đây tại
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá ........................................................................ 45
4. Đánh giá chung về công tác thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá
....................................................................................................................... 47
4.1. Một số mặt mạnh ................................................................................. 47
4.2.Những mặt hạn chế ............................................................................... 48
III. Những vấn đề đặt ra trong việc quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh
Thanh Hoá ......................................................................................................... 49
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÍ THU THUẾ
XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH THANH HOÁ ..................... 51
I. Yêu cầu đặt ra đối với công tác thu thuế XNK của Nhà nước ......................... 51
II. Kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của một số Cục Hải quan địa phương..... 53
1. Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Thành phố Hồ
Chí Minh ........................................................................................................ 53
2. Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Hà Nội ....... 55
3. Bài học kinh nghiệm quản lí thu thuế XNK của Cục Hải quan Hải Phòng .. 58
3.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp ............................................ 58
3.2. Chú trọng nhiệm vụ giảm nợ thuế ........................................................ 59
4. Nhận xét chung .......................................................................................... 60
III. Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tại
cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá ............................................................................. 61
1. Đối với cơ quan có thẩm quyền liên quan ................................................... 61
2. Đối với Tổng cục Hải quan ......................................................................... 62
3. Đối với Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá ........................................................ 63
3.1. Tăng cường công tác quản lí phân loại hàng hóa, trị giá tính thuế, xuất
xứ hàng hóa, đảm bảo thực thi quyền sở hữu trí tuệ .................................... 63
3.2. Tăng cường các biện pháp chống thất thu thuế do gian lận thương mại 65
3.3. Tăng cường hoạt động kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới và phòng chống ma túy ........................................... 65
3.4. Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế ........... 66
3.5. Nâng cao trình độ cho cán bộ cơ sở ...................................................... 67
4. Những giải pháp đối với Doanh nghiệp ...................................................... 70
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 72
DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT
1. ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2. CBCC: Cán bộ công chức
3. CEPT: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của các nước
ASEAN
4. C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá
5. GATT: Hiệp ước chung về thuế quan và thương mại
6. GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
7. GTGT: Giá trị gia tăng
8. HS: Hệ thống hài hoà trong mô tả và quy tắc đánh số thứ tự hàng hoá
9. HTS: Biểu thuế Nhập khẩu của Hoa Kỳ
10. MFN: Tối huệ quốc
11. Non – MFN: Phi tối huệ quốc
12. XNK: Xuất nhập khẩu
13. WCO: Tổ chức Hải quan Thế giới
14. WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (2005-2008)
(trang 29)
Bảng 2: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn Ninh Bình – Hà Nam (2005-2008)
(trang 30)
Bảng 3: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn tỉnh Nam Định (2005-2008)
(trang 31)
Bảng 4: Kim ngạch hàng hóa XNK trên địa bàn 4 tỉnh do Cục Hải quan tỉnh Thanh
Hóa quản lí (2003-2009) (trang 43)
Bảng 5: Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cục Hải quan tỉnh Thanh
Hóa (2003-2009) (trang 44)
Bảng 6: Số thu thuế từ hoạt động XNK của Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa (2003-
2009) (trang 45)
Bảng 7: Bảng đối chiếu số thu thuế XNK và các loại hình thu khác tại Cục Hải
quan tỉnh Thanh Hóa (2006-2009) (trang 46)
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của
ngành Hải quan được nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn và phù hợp với quy
luật phát triển của nền kinh tế. Ngành Hải quan là cơ quan bảo vệ lợi ích và chủ
quyền của mọi quốc gia độc lập, là “binh chủng” đặc biệt trên mặt trận kinh tế.
Ngành Hải quan Việt Nam có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa,
phương tiện vận tải; phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
kiến nghị chủ trương, biện pháp quản lí Nhà nước về Hải quan đối với hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Ngành
Hải quan là bảo đảm thực hiện quy định của Nhà nước về quản lí thu thuế hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hoá và các nghĩa vụ khác trong phạm vi thẩm quyền do
pháp luật quy định. Ngành Hải quan không chỉ hoạt động ở cửa khẩu biên giới mà
hoạt động dọc biên giới, cả trong nội địa ở những nơi có yêu cầu làm thủ tục kiểm
tra, giám sát, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu (XNK); không chỉ phối hợp với
các lực lượng có liên quan trong nước mà còn phải hợp tác chặt chẽ với tổ chức Hải
quan quốc tế và khu vực.
Các biện pháp thu thuế hàng hoá XNK của Ngành Hải quan nói chung và tại
Cục Hải quan Thanh Hoá nói riêng tác động trực tiếp đến lĩnh vực kinh tế đối ngoại
của nước ta trong thời kỳ đổi mới. Do đó, việc nghiên cứu để đề ra các biện pháp
quản lí thu thuế đối với hàng hoá XNK của ngành Hải quan nói chung và của Cục
Hải quan Thanh Hoá nói riêng là việc làm hết sức cần thiết. Nhận thức rõ điều đó,
người viết đã chọn đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng
quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan Thanh Hoá” làm đề tài Khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu một số vấn đề lí luận cơ bản về thuế xuất khẩu, thuế
2
nhập khẩu từ đó đánh giá thực trạng của công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải
quan tỉnh Thanh Hóa, đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lí
thu thuế XNK góp phần đẩy mạnh công tác thu ngân sách cho Nhà nước phục vụ
cho công cuộc phát triển kinh tế của đất nước.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK
tại Cục Hải quan tỉnh Thanh Hoá những năm gần đây và một số giải pháp nâng cao
chất lượng quản lí thu thuế XNK trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn do Cục Hải quan Thanh Hóa quản lí.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –
Lênin. Đề tài còn sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản như : thu thập,
phân tích, so sánh, tổng hợp, đánh giá…
5. Bố cục của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần Mục lục, Danh mục các thuật ngữ và chữ viết tắt, Danh mục
bảng biểu, Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, khóa luận được
kết cấu thành 3 chương:
Chương I: Một số vấn đề lí luận về thuế XNK
Chương II: Thực trạng công tác quản lí thu thuế XNK tại Cục Hải quan tỉnh
Thanh Hóa
Chương III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lí thu thuế XNK tại
Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa
Người viết xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Tăng Văn Nghĩa đã tận tình hướng
dẫn và giúp đỡ người viết hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời người
viết cũng xin gửi lời cám ơn đặc biệt tới Phòng Nghiệp vụ - Cục Hải quan tỉnh
Thanh Hóa đã cung cấp tài liệu và tạo điều kiện cho người viết trong suốt quá trình
viết khóa luận.
3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ THUẾ XNK
I. Tổng quan về thuế XNK và hoạt động quản lí thu thuế XNK của Hải quan
Thuế XNK là một loại thuế trong hệ thống thuế của mỗi quốc gia. Sử dụng có
hiệu quả thuế XNK chính là phát huy đầy đủ các chức năng cơ bản của nó trong
lĩnh vực hoạt động XNK hàng hóa. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế thế
giới và khu vực, thuế XNK càng thể hiện vai trò và tác dụng không chỉ là công cụ
thể hiện chính sách đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Là một loại thuế trong hệ
thống thuế quốc gia, thuế XNK xét về chức năng, vai trò đều có những nét tương
đồng với những loại thuế khác. Tuy nhiên, sự xuất hiện của thuế XNK lại bắt nguồn
từ yêu cầu điều chỉnh sự vận động của hàng hóa giữa các quốc gia có chủ quyền với
nhau, nó là một bộ phận trong chính sách kinh tế đối ngoại của mỗi nước cho nên
thuế XNK cũng có những nét riêng về mặt nội dung, vai trò, cũng như cách thức
hành thu cần được nghiên cứu và làm sáng tỏ.
1. Khái niệm thuế XNK
1.1. Định nghĩa thuế XNK
Thuế XNK hay thuế xuất-nhập khẩu hoặc thuế quan là tên gọi chung để gọi
hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế. Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất
khẩu. Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là
thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu ở tại một quốc gia xác định.
Trong thời cổ đại và trung cổ, thuế XNK còn được các chính quyền địa
phương thu, nhưng hiện nay điều này là rất hiếm và thông thường nó được nhà nước
giao cho một tổ chức nhà nước chuyên trách về thuế XNK là Hải quan thực hiện
công việc kiểm tra, tính và thu thuế. Về mặt nguyên tắc, thuế XNK phải được nộp
trước khi thông quan để người xuất khẩu có thể giao hàng hóa cho người chuyên
chở hay người nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào lưu thông trong nội
địa, trừ khi có các chính sách ân hạn thuế hay có bảo lãnh nộp thuế, nên chúng có
thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất, và chi phí để thu thuế XNK là khá
nhỏ.
4
Trong thời đại ngày nay, các chính sách về thương mại, thuế và thuế quan
thường được xếp cùng nhau do ảnh hưởng chung của chúng đối với các chính sách
công nghiệp, chính sách nông nghiệp và chính sách đầu tư. Các khối thương mại là
nhóm các quốc gia liên minh thỏa thuận giảm thiểu hay loại trừ thuế quan đối với
thương mại trong khối, cũng như khả năng áp đặt thuế quan có hiệu quả lên hàng
nhập khẩu từ ngoài khối hay hàng xuất khẩu ra ngoài khối. Liên minh hải quan của
khối thường có biểu thuế quan ngoài chung, và theo các quy định đã thỏa thuận thì
các quốc gia thành viên chia sẻ các khoản thu nhập từ thuế quan đối với hàng hóa
nhập khẩu vào trong khối.
Tóm lại, mỗi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách khác nhau về thuế
XNK tùy theo tình hình của nền kinh tế nước mình. Nhưng ở hầu hết các nước đều
định nghĩa thuế XNK là loại thuế đánh vào hàng hóa khi hàng hóa đó được nhập
vào hoặc xuất ra khỏi biên giới quốc gia đó. Ở Việt Nam, thuế XNK cũng được
định nghĩa là: “Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là một loại thuế gián thu đánh vào các
mặt hàng mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới
Việt Nam”1. Trong điều kiện nền kinh tế mở như hiện nay, các khái niệm “cửa
khẩu”, “biên giới quốc gia”, “thị trường trong nước”, “thị trường nước ngoài”… cần
được hiểu theo nghĩa rộng hơn bởi có sự xuất hiện các hình thức kinh tế như: khu
công nghiệp, khu công nghiệp kỹ thuật cao, khu chế xuất, đặc khu kinh tế,… được
hoạt động với các quy chế đặc thù và được hưởng những quyền lợi ưu đãi.
1.2. Vài nét về thuế xuất khẩu
Vào thế kỷ 17 và thế kỷ 18, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đánh thuế
vào hàng hóa xuất khẩu ra bên ngoài và thuế xuất khẩu khi ấy đã trở thành một
nguồn thu ngân sách vô cùng quan trọng. Đến thế kỷ 19, khi mà chủ nghĩa tư bản
phát triển mạnh thì việc thu thuế xuất khẩu làm gia tăng giá thành của hàng hóa xuất
khẩu, cũng đồng nghĩa với việc giá tiêu thụ tại thị trường nước ngoài của hàng hóa
tăng lên và dẫn đến việc giảm sức cạnh tranh của hàng hóa nước mình so với hàng
hóa cùng loại trên thị trường nước ngoài. Chính vì lí do như vậy cho nên đến nửa
1 GS.TS. Bùi Xuân Lưu (Chủ biên), TS. Nguyễn Hữu Khải, ThS.Nguyễn Xuân Nữ (2003), Giáo trình thuế và
hệ thống thuế ở Việt Nam, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 103
5
sau của thế kỷ 19 thì hầu hết các quốc gia đều thực hiện không đánh thuế xuất khẩu.
Nhưng trên thế giới hiện nay vẫn còn một số ít các quốc gia, chủ yếu là những nước
có nền kinh tế chậm phát triển, vẫn tiến hành thu thuế xuất khẩu. Những quốc gia
này có nguồn thu thuế hạn hẹp và tiến hành thực hiện thu thuế xuất khẩu trên những
hàng hóa là tài nguyên thiên nhiên khai thác trong nước, với khối lượng xuất khẩu
tương đối lớn. Chính vì vậy mà nguồn thu từ thuế xuất khẩu trở thành một nguồn
thu quan trọng và tương đối ổn định của những quốc gia này.
Hiện nay, vẫn còn một số quốc gia áp dụng thuế xuất khẩu với mục đích là để
hạn chế xuất khẩu những hàng hóa mà nhu cầu trong nước đang thiếu hụt, những
nguồn tài nguyên thiên nhiên có hạn, hoặc muốn thông qua thuế XNK để khống chế
và điều tiết lượng xuất khẩu của các loại hàng hóa, tránh xuất khẩu một cách mù
quáng và để ổn định giá cả trong và ngoài nước. Chính vì những lí do như vậy mà ở
Việt Nam hiện nay vẫn áp dụng thu thuế xuất khẩu đối với một số hàng hóa. Theo
Danh mục mức thuế suất của biểu thuế xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế
ban hành kèm theo Thông tư số 216/2009/TT-BTC ngày 12/11/2009 của Bộ Tài
chính có 71 mặt hàng phải chịu thuế xuất khẩu. Thậm chí một số mặt hàng là tài
nguyên có mức thuế suất thuế xuất khẩu rất cao lên tới 33% như đồng phế liệu và
mảnh vụn, niken phế liệu và mảnh vụn, nhôm phế liệu và mảnh vụn, 2…
1.3. Vài nét về thuế nhập khẩu
So với thuế xuất khẩu thì thuế nhập khẩu đem lại nguồn thu hàng năm lớn hơn
cho các quốc gia. Ví dụ, nguồn thu từ thuế nhập khẩu tại các nước Châu Phi chiếm
khoảng 30% tổng thu thuế; các nước Trung Đông là 22%; Châu Mĩ La Tinh là 13%
và các nước Châu Á là 15%. Tại các nước phát triển, thu thuế chỉ chiếm một tỉ lệ
nhỏ trong tổng doanh thu, trung bình ít hơn 1% t