Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại là mối quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới, nhiều lúc nhiều nơi cuộc đấu tranh này trở nên khốc liệt. Ở
Việt Nam buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến phức tạp và đã trở thành “quốc
nạn”, là một trở ngại lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Hậu quả của nạn buôn lậu, gian lận thương mại thật không lường.Với lợi
nhuận siêu ngạch, nó tạo ra lượng tiền bất hợp pháp khổng lồ.Vì tiền mà bọn buôn
lậu càng ham buôn lậu hơn, vì tiền mà những người dân lương thiện chất phác dấn
thân làm nô lệ cho bọn đầu nậu. Bọn buôn lậu dùng tiền để mua chuộc, tha hoá cán
bộ công chức nhà nước, mà nhất là những người trực tiếp quản lý xuất nhập khẩu,
đấu tranh chống buôn lậu. Chính những cán bộ tha hoá biến chất kia lại dùng những
đồng tiền bất chính để lo lót, chạy cửa hòng lọt lưới pháp luật, thậm chí ngoi lên
những địa vị cao hơn Và đó chính là một trong bốn nguy cơ của đất nước mà
Đảng ta đã chỉ ra. Buôn lậu làm băng hoại đạo đức con người, phá vỡ các truyền
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, làm mất ổn định văn minh xã hội, bóp nghẹt kìm
hãm sản xuất trong nước. Năm 2007 là năm khởi đầu đối với Việt Nam khi gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO. Theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc t ế sẽ
giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và các hàng rào phi thuế quan, là động lực
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Theo
đó là sự gia tăng lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh,
hoạt động đầu tư, liên doanh gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu gia tăng
mạnh mẽ đồng thời những phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại của
thế giới cũng thâm nhập vào Việt Nam. Do vậy hoạt động đấu tranh chống buôn lậu
và gian lận thương mại cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh hiện
nay, hơn lúc nào hết, công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
phải được đặt ngang tầm chiến lược của nó.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Thực trạng và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thƣơng mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam". Nội dung sẽ được
2
thể hiện trong đề tài này xoay quanh thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại
trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Vịêt Nam và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. Để giải quyết
nhiệm vụ nêu trên, khoá luận sẽ có kết cấu như sau:
Lời nói đầu
Chương I : Khái quát về hành vi buôn lậu và gian lận thương mại
Chương II :Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất
nhập khẩu ở Việt Nam
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu
và gian lận thương mại ở Việt Nam
Kết luận
Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà
trường và các thầy cô trong suốt thời gian qua đã dạy bảo giúp đỡ em tiếp cận kiến
thức chuyên môn cũng như những kĩ năng cần thiết khác. Em xin chân thành cảm
ơn giảng viên PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành được khoá luận này. Em xin kính chúc thầy
cô mạnh khoẻ, thành công trong công việc.
Hà Nội, tháng 11 năm 2007
87 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2832 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG KINH DOANH
XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Nguyễn Như Tiến
Sinh viên thực hiện : Trần Thị Lý
Lớp : Anh 5
Khoá : K42B
HÀ NỘI, 11/ 2007
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………1
CHƢƠNG I: Khái quát về hành vi buôn lậu và gian lận thƣơng mại…………………3
I. Khái niệm về buôn lậu và gian lận thƣơng mại………………………………...3
II. Các thủ đoạn buôn lậu và gian lận thƣơng mại ở Việt Nam…………………....7
1. Các thủ đoạn buôn lậu và gian lận thƣơng mại xét theo bản chất………………7
2. Các thủ đoạn buôn lậu và gian lận thƣơng mại xét theo tuyến hoạt động……..10
III. Nguyên nhân và hậu quả của buôn lậu và gian lận thƣơng mại………………11
1. Nguyên nhân buôn lậu và gian lận thƣơng mại………………………………..11
2. Hậu quả của buôn lậu và gian lận thƣơng mại…………………………………13
CHƢƠNG II:Thực trạng buôn lậu và gian lận thƣơng mại ở Việt Nam………………15
I. Tình hình buôn lậu và gian lận thƣơng mại của Việt Nam trong những năm gần
đây………………………………………………………………………………...15
II. Các hình thức buôn lậu và gian lận thƣơng mại phổ biến ở Việt Nam………...22
1. Gian lận thƣong mại thông qua các chế độ, chính sách và hệ thống pháp luật của
Nhà Nƣớc………………………………………………………………………23
2. Gian lận thƣơng mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tƣ………………………...34
3. Các hình thức gian lận thƣơng mại khác……………………………………….34
III. Hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại ở Việt Nam trong
thời gian qua…………………………………………………………………..36
1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại
2. Kết quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại của Hải quan Việt
Nam trong thời gian qua………………………………………………………..49
CHƢƠNG III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống
buôn lậu và gian lận thƣơng mại………………………………………………………55
I. Một số vấn đề rút ra trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thƣơng mại……………………………………………………………………..55
1. Những thuận lợi trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng
mại……………………………………………………………………………55
2. Một số khó khăn trong hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng
mại……………………………………………………………………………55
II. Mục tiêu, nhiệm vụ, phƣơng hƣớng của hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và
gian lận thƣơng mại…………………………………………………………..60
1. Mục tiêu, nhiệm vụ hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại
đến năm 2010…………………………………………………………………60
2. Phƣơng hƣớng hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại
trong thời gian trƣớc mắt……………………………………………………...62
III. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh
chống buôn lậu và gian lận thƣơng mại……………………………………….65
1. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thƣơng mại……………………………………………………………………..65
2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thƣơng mại……………………………………………………………………..78
KẾT LUẬN……………………………………………………………………………82
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật hình sự 1999
2. Bộ luật Tố tụng hình sự 2003
3. Luật Hải quan
4. Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
5. Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự
6. Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002
7. Nghị định 138/2004/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực Hải quan
8. Nghị định 175/2004/NĐ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thương mại
9. Nghị định 100/2004/N Đ-CP qui định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực thuế
10. Quyết định 65/2004/Q Đ-TTg của Thủ tướng chính phủ về địa bàn hoạt động
Hải quan trong đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
11. Chỉ thị 701/TTg ngày 28-10-1985 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường
đấu tranh chống buôn lậu trên biển
12. Chỉ thị 853/TTg ngày 11/10/1997 của Thủ tướng chính phủ về đấu tranh
chống buôn lậu trong tình tình mới
13. Thông tư liên tịch số 07/TTLT/BTM-BNV-BTC-TCHQ ngày 21/10/1997 về
tổ chức phối hợp lực lượng chống buôn lậu
LỜI NÓI ĐẦU
Đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại là mối quan tâm của nhiều
quốc gia trên thế giới, nhiều lúc nhiều nơi cuộc đấu tranh này trở nên khốc liệt. Ở
Việt Nam buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến phức tạp và đã trở thành “quốc
nạn”, là một trở ngại lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Hậu quả của nạn buôn lậu, gian lận thương mại thật không lường.Với lợi
nhuận siêu ngạch, nó tạo ra lượng tiền bất hợp pháp khổng lồ.Vì tiền mà bọn buôn
lậu càng ham buôn lậu hơn, vì tiền mà những người dân lương thiện chất phác dấn
thân làm nô lệ cho bọn đầu nậu. Bọn buôn lậu dùng tiền để mua chuộc, tha hoá cán
bộ công chức nhà nước, mà nhất là những người trực tiếp quản lý xuất nhập khẩu,
đấu tranh chống buôn lậu. Chính những cán bộ tha hoá biến chất kia lại dùng những
đồng tiền bất chính để lo lót, chạy cửa hòng lọt lưới pháp luật, thậm chí ngoi lên
những địa vị cao hơn…Và đó chính là một trong bốn nguy cơ của đất nước mà
Đảng ta đã chỉ ra. Buôn lậu làm băng hoại đạo đức con người, phá vỡ các truyền
thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc, làm mất ổn định văn minh xã hội, bóp nghẹt kìm
hãm sản xuất trong nước. Năm 2007 là năm khởi đầu đối với Việt Nam khi gia nhập
tổ chức thương mại thế giới WTO. Theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế sẽ
giảm dần thuế suất của một số dòng thuế và các hàng rào phi thuế quan, là động lực
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế nói chung và kinh tế đối ngoại nói riêng. Theo
đó là sự gia tăng lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh,
hoạt động đầu tư, liên doanh gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu …gia tăng
mạnh mẽ đồng thời những phương thức thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại của
thế giới cũng thâm nhập vào Việt Nam. Do vậy hoạt động đấu tranh chống buôn lậu
và gian lận thương mại cũng ngày càng gặp nhiều khó khăn. Trong hoàn cảnh hiện
nay, hơn lúc nào hết, công tác đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại
phải được đặt ngang tầm chiến lược của nó.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: "Thực trạng và một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu và gian lận
thƣơng mại trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam". Nội dung sẽ được
1
thể hiện trong đề tài này xoay quanh thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại
trong kinh doanh xuất nhập khẩu ở Vịêt Nam và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại ở Việt Nam. Để giải quyết
nhiệm vụ nêu trên, khoá luận sẽ có kết cấu như sau:
Lời nói đầu
Chương I : Khái quát về hành vi buôn lậu và gian lận thương mại
Chương II :Thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh doanh xuất
nhập khẩu ở Việt Nam
Chương III : Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu
và gian lận thương mại ở Việt Nam
Kết luận
Để hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà
trường và các thầy cô trong suốt thời gian qua đã dạy bảo giúp đỡ em tiếp cận kiến
thức chuyên môn cũng như những kĩ năng cần thiết khác. Em xin chân thành cảm
ơn giảng viên PGS.TS Nguyễn Như Tiến trong thời gian qua đã tận tình hướng dẫn
và giúp đỡ em để em có thể hoàn thành được khoá luận này. Em xin kính chúc thầy
cô mạnh khoẻ, thành công trong công việc.
Hà Nội, tháng 11 năm 2007
2
CHƢƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN
THƢƠNG MẠI
I.KHÁI NIỆM VỀ HÀNH VI BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI
Gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu là hành vi gian lận của
chủ hàng xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu để trốn tránh việc kiểm tra, kiểm
soát của hải quan. Hành vi gian lận thương mại này có rất nhiều thủ đoạn tinh vi,
khó nhận biết và đặc biệt là hậu quả của nó ngày càng nghiêm trọng. Do vậy, gian
lận thương mại đang trở thành mối quan tâm lớn của toàn thế giới. Người ta tiến
hành rất nhiều cuộc thảo luận nhằm xây dựng một cách đầy đủ, khái quát định nghĩa
của hiện tượng này.
Định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan mới được Hội
đồng hợp tác hải quan thế giới đưa ra trong Công ước quốc tế về giúp đỡ hành chính
lẫn nhau nhằm ngăn ngừa, điều tra và trấn áp các vi phạm hải quan được các nước
thành viên thông qua và ký kết tại NAIROBI, cộng hoà KENIA như sau: “Gian lận
thương mại trong lĩnh vực hải quan là hành vi vi phạm pháp luật hải quan, trong đó
một cá nhân lừa dối hải quan để nhằm lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ việc nộp
thuế xuất nhập khẩu, việc áp dụng các biện pháp cấm và hạn chế do luật pháp hải
quan quy định, hoặc thu được một khoản lợi nào đó qua việc vi phạm pháp luật
này". Định nghĩa trên cơ bản đã nêu khái quát được hành vi gian lận thương mại
trong lĩnh vực Hải quan, hành vi đó đặc biệt thể hiện bằng việc lừa dối các nhân
viên Hải quan và nhờ vậy lẩn tránh được nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước và việc
tuân thủ các quy định của pháp luật hải quan nhằm thu được một khoản lợi bất
chính nào đó. Tuy nhiên, định nghĩa mới đưa ra những nét chung nhất về khái niệm
mà chưa chỉ ra một cách đầy đủ, chính xác và cụ thể các hành vi gian lận thương
mại trong lĩnh vực hải quan trong khi bối cảnh thương mại quốc tế đã chuyển biến
rất nhiều.
Khắc phục nhược điểm của định nghĩa trên, tại Hội nghị quốc tế lần thứ 5 về
chống gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan do Tổ chức Hải quan thế giới
triệu tập tại BRUSSEL_Bỉ từ ngày 9/10/1995 đến ngày 13/10/1995, người ta đã
3
thống nhất đưa ra một định nghĩa mới như sau: "Gian lận thương mại trong lĩnh vực
Hải Quan là hành vi vi phạm các điều khoản pháp quy hoặc pháp luật hải quan
nhằm:
Trốn tránh hoặc cố ý tránh việc nộp thuế hải quan, phí và các khoản thu khác
đối với việc di chuyển hàng hoá thương mại và/hoặc
Nhận và có ý định nhận hoàn trả trợ cấp hoặc phụ cấp cho hàng hoá không
thuộc đối tượng đó và/hoặc
Đạt được hoặc cố ý đạt được lợi thế thương mại bất hợp pháp gây hại cho
các nguyên tắc và tập tục cạnh tranh thương mại chân chính"
Định nghĩa về gian lận thương mại trong lĩnh vực hải quan tại Hội nghị quốc
tế lần thứ 5 đưa ra cụ thể hơn, chính xác hơn và có tính khái quát cao hơn so với
định nghĩa được đưa ra trong Công ước quốc tế NAIROBI, thể hiện ở tính chất vi
phạm và mục đích của hành vi gian lận thương mại. Hội nghị cũng tổng hợp và đúc
kết nên 16 loại hình gian lận thương mại chủ yếu trong lĩnh vực hải quan. Trong đó,
buôn lậu hàng hoá (kể cả hàng hoá bị cấm xuất nhập khẩu và đặc biệt là hàng thuộc
Công ước Washington về việc bảo vệ động vất quý hiếm, và các quy định quốc gia
về bảo vệ môi trường) qua biên giới hoặc gửi kho ngoại quan được đưa vào hình
thức gian lận thương mại đầu tiên. Ở đây, theo quan điểm của thế giới, buôn lậu
cũng là một trong 16 loại hình của gian lận thương mại, nó là loại hình gian lận
thương mại đặc biệt với tính chất nguy hiểm và mức độ gây hậu quả nghiêm trọng
hơn các loại hình khác rất nhiều.
Ở Việt Nam, khái niệm gian lận thương mại cũng như gian lận thương mại
trong hoạt động xuất nhập khẩu chưa được nghiên cứu một cách thực sự đầy đủ và
đúng mức. Từ trước đến nay, định nghĩa về gian lận thương mại chưa được đề cập
đến trong bất cứ một văn bản pháp luật nào. Một vài năm gần đây, thuật ngữ này đã
bắt đầu xuất hiện, thường được sử dụng ở một số cơ quan quản lý Nhà nước như
Tổng cục hải quan, Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức
độ cảm nhận chủ quan chứ chưa có cơ sở lý luận khoa học và cơ sở pháp lý. Thuật
ngữ này thường xuất hiện kèm theo cụm từ buôn lậu, thậm chí hai thuật ngữ này
còn bị gộp làm một. Trên các phương tiện như báo chí và một số đề tài nghiên cứu
4
về gian lận thương mại và buôn lậu, người ta cũng chỉ thấy nói về buôn lậu là chủ
yếu. Khái niệm gian lận thương mại đã bị hoà trộn với khái niệm buôn lậu hay với
các hành vi vi phạm hành chính như vi phạm về thể lệ, thủ tục. Để làm rõ hơn về
vấn đề này, chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm.
Trong bộ luật Hình sự của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại
điều 97 có quy định tội danh “tội buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ
qua biên giới”. bình luận khoa học về tội danh này, người ta cho rằng mặt khách
quan của tội phạm được thể hiện rõ ở các hành vi:
Buôn bán trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.
Không khai báo và khai báo gian dối.
Giả mạo giấy tờ, giấu giếm hàng hoá, tiền tệ trái phép, không có giấy tờ hợp
lệ của cơ quan có thẩm quyền, không đi qua cửa khẩu, cố tình trốn tránh sự
kiểm soát của Hải quan, của cơ quan quản lý cửa khẩu.
Như đã thấy ở trên, nội dung điều 97 đã bao hàm cả hành vi gian lận thương
mại trong lĩnh vực Hải quan như: không khai báo hoặc khai báo gian dối, giả mạo
giấy tờ, giấu giếm hàng hoá. Chính vì thế người đọc có thể hiểu rằng: gian lận
thương mại trong lĩnh vực Hải quan là một nội dung, một phần của tội danh "Buôn
lậu và vận chuyển hàng hoá tiền tệ trái phép qua biên giới". Rõ ràng quan điểm của
Việt Nam trái hẳn với quan điểm của Hải quan các nước và Tổ chức Hải quan thế
giới khi đưa ra khái niệm về buôn lậu: buôn lậu là gian lận thương mại nhằm che
đậy sự kiểm tra, kiểm soát của Hải quan bằng mọi thủ đoạn, mọi phương tiện trong
việc đưa hàng hoá lén lút qua biên giới.
Có thể phân biệt rõ hai khái niệm như sau: buôn lậu trước hết là hành vi gian
lận thương mại nhưng ở mức độ cao hơn, có tính chất phức tạp và nghiêm trọng
hơn, nó bao hàm các hành vi giấu giếm để trốn hoàn toàn hoặc một phần của việc
kiểm tra Hải quan bằng mọi thủ đoạn, phương tiện. Trong khi đó, gian lận thương
mại là việc cố ý làm trái các quy định pháp luật, chính sách hoặc lợi dụng sự sơ hở,
không chính xác và thiếu tính đầy đủ, khoa học của pháp luật, chính sách và việc
quản lý sơ hở của các cơ quan quản lý chức năng để thực hiện hành vi gian dối, lừa
gạt qua cửa khẩu một cách công khai, qua mặt hải quan ngay tại nơi kiểm tra, kiểm
5
soát nhằm thu lợi một cách bất chính. Quay lại với quan điểm của Việt Nam, tức là
cách giải thích có thể hiểu gian lận thương mại là một dạng của buôn lậu, thậm chí
là gộp hai khái niệm làm một, chúng ta thấy không phù hợp với thực tế. Vì xét về
góc độ áp dụng luật pháp, không thể khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành vi
thoả mãn các dấu hiệu cấu thành tội "buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá,
tiền tệ qua biên giới" được. Ví dụ như việc không thể khởi tố mọi trường hợp chủ
hàng khai báo gian dối, giấu giếm hàng hoá hoặc không có giấy tờ hợp lệ khi xuất
khẩu. Tình trạng này còn dẫn đến việc xử lý thiếu công bằng, một số trường hợp xử
lý quá nặng trong khi không ít trường hợp xử lý bị bỏ sót hay xử lý quá nhẹ. Mặt
khác, việc hiểu chưa chính xác về gian lận thương mại còn gây khó khăn lớn cho
việc giải quyết tranh chấp trong hoạt động thương mại quốc tế và trong việc xử lý vi
phạm pháp luật hải quan giữa nước ta và các nước khác trong quá trình hội nhập.
bên cạnh việc thiếu sót, sơ hở về mặt pháp luật, quản lý của các cơ quan chức năng,
bản thân việc chưa rõ ràng giữa hai khái niệm gian lận thương mại và buôn lậu cũng
đã tạo điều kiện cho hiện tượng gian lận thương mại phát triển.
Tuy rằng Việt Nam chưa đưa ra một định nghĩa chính thức nào về gian lận
thương mại nhưng dựa vào định nghĩa do Tổ chức Hải quan thế giới cùng với thực
tế tình hình gian lận thương mại đang diễn ra hiện nay, chúng ta có thể đưa ra định
nghĩa về gian lận thương mại trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như sau:
Gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu là hành vi gian lận thương
mại, trong đó chủ hàng lợi dụng sự sơ hở của luật pháp, của chính sách và hoạt
động quản lý các cơ quan Nhà nước để lẩn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Hải
quan, trốn tránh nghĩa vụ đối với Nhà nước, thu lợi bất chính cho riêng mình. Trong
định nghĩa nêu rõ chủ thể của hành vi này là các chủ hàng bao gồm người xuất khẩu
hoặc người nhập khẩu hoặc cả hai bên cấu kết cùng thực hiện hành vi gian lận
thương mại. Khách thể của hành vi này là sự dối trá đối với Nhà Nước mà đại diện
là cơ quan Hải quan. Mục đích của hành vi gian lận thương mại thường gặp trong
hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam là trốn tránh nghĩa vụ của chủ hàng đối với
Nhà nước: nghĩa vụ nộp thuế, phí và các khoản lệ phí phải nộp hoặc cũng có thể là
một sự tuân thủ pháp luật nào đó, nhờ đó thu về cho chủ hàng những khoản lợi bất
6
chính mà nếu chấp hành nghiêm chỉnh các qui định trên thì không được hưởng
khoản lợi đó.
II.CÁC THỦ ĐOẠN BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT
NAM
1.Các thủ đoạn buôn lậu và gian lận thƣơng mại xét theo bản chất
Những nhà nhập khẩu tại Việt Nam có nhiều thủ đoạn gian lận thương mại
được thể hiện ở rất nhiều hình thức nhưng chung quy lại chúng thường có những
thủ đoạn chính sau đây:
1.1.Khai báo không trung thực
Đây là loại thủ đoạn thường thấy nhất của những đối tượng gian lận thương
mại trong hoạt động xuất nhập khẩu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất cứ hình thức
nào, những thủ đoạn này cũng đều có thể được thực hiện nhằm mục đích qua mặt
các cán bộ Hải quan, gian dối trong khai báo, thu lợi bất chính cho mình.
1.1.1. Khai báo sai về số lượng, chất lượng,trọng lượng hàng xuất nhập khẩu
Do lượng hàng ra vào cửa khẩu quá nhiều trong khi đội ngũ cán bộ Hải quan
có hạn nên không thể kiểm tra chi tiết mà chỉ kiểm tra xác suất với từng lô hàng có
dấu hiệu khả nghi, những lô hàng có thuế suất cao và những lô hàng có yêu cầu cụ
thể. Lợi dụng tình hình này một số đơn vị xuất nhập khẩu đã thực hiện hành vi gian
lận thương mại bằng thủ đoạn khai báo số lượng hàng hoá ít hơn số lượng thực
xuất, thực nhập; chất lượng hàng thực nhập cũng không như chất lượng hàng khai
báo; ví dụ như vải, sợi, sắt thép, hương liệu doanh nghiệp sẽ khai báo là hàng thứ
phẩm, hàng tồn kho, hàng loại A,B,C,D hoặc là hàng vỡ vụn nhiều. Cụ thể, theo
thống kê của Chi cục Hải quan Vạn Gia-Cục Hải quan Quảng Ninh, từ đầu năm đến
giữa tháng 8/2006, lượng than làm thủ tục xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu
sang Trung Quốc tăng đột biến, đạt trên 7 triệu tấn. Than xuất khẩu tiểu ngạch theo
quy định tại Thông tư số 15/2000/TT-BTM ngày 18/10/2000 của Bộ Thương mại là
loại than cám có chất lượng thấp. Tuy nhiên, sau một thời gian có nhiều dấu hiệu
cho thấy một số doanh nghiệp lợi dụng để xuất khẩu loại than có chất lượng cao
hoặc khai ít, xuất nhiều, cũng do than và quặng sắt có thuế suất thuế xuất khẩu là
0%, thuộc diện ưu tiên miễn kiểm tra. Trên thực tế, Hải quan Vạn Gia đã phát hiện
7
một tầu chở quặng xuất khẩu thừa so với khai báo tới 610 tấn, mới đây phát hiện
thêm một tàu chở 450 tấn than xuất khẩu không được phép xuất khẩu.
1.1.2. Khai báo sai về mặt hàng thực xuất, nhập khẩu
Đây cũng là một thủ đoạn không còn mới mẻ của chủ hàng nhằm thực hiện
hành vi gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Hành vi
này thể hiện ở chỗ, trên tờ khai chủ hàng khai báo xuất hay nhập một mặt hàng
nhưng khi kiểm tra thực tế lô hàng lại là loại hàng khác hoặc giấu thêm các loại
hàng khác trong lô hàng nhưng không khai trên tờ khai, lợi dụng chế độ kiểm tra
xác suất hoặc miễn kiểm tra để qua mặt hải quan.
Điển hình như, đầu năm 2006, Chi cục Hải quan Cảng Sài Gòn khu vực 3
phát hiện doanh nghiệp tư nhân Hàng Xanh nhập khẩu hàng loa đơn các loại, công
suất từ 20 đến 100W, nhưng lại khai báo là cổ loa công suất từ 5-7W, dẫn đến
chênh lệch thuế gần 600 triệu đồng.
1.1.3. Khai báo sai về giá trị của mặt hàng xuất, nhập khẩu.
Gian lận thương mại thông qua khai báo sai về trị giá của mặt hàng xuất,
nhập khẩu đang là vấn đề nổi cộm tại Việt Nam, nên các chủ hàng thường tìm cách