1. Mục tiêu nghiên cứu:
Khóa luận nhằm mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động, cơ hội và thách thức đối với xu hướng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh, hình thức nhượng quyền thương mại hiện đại phổ biến nhất hiện nay, tại Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu những lợi ích mà hình thức nhượng quyền thương mại nói chung mang lại cho các bên tham gia hợp đồng nhượng quyền cũng như các cản trở mà họ có thể vấp phải, thực trạng môi trường kinh doanh và pháp lý của Việt Nam và dựa trên phân tích mô hình năm lực lượng của Porter.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệu Việt Nam và nước ngoài và các cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của các hệ thống này ở Việt Nam. Do tính chất mới mẻ của đề tài và sự hạn chế của nguồn tài liệu, khóa luận xin chỉ hướng phân tích vào những mô hình nhượng quyền tiêu biểu nhất tại Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu kết hợp sử dụng những phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích, Các bảng, biểu, mô hình, cũng được sử dụng để hỗ trợ cho việc trình bày nội dung nghiên cứu.
66 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2318 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa đang từng ngày từng giờ tác động đến nhiều lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế xã hội Việt Nam. Mức độ hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam được thể hiện rất rõ qua các chỉ tiêu kinh tế như số lượng công ty nước ngoài và nội địa, sự phong phú về hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài,..Trong bối cảnh này, rất nhiều các công ty nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua hình thức nhượng quyền thương mại (franchising), làm cho thị trường Việt Nam trở nên năng động và sự cạnh tranh trở nên căng thẳng hơn. Đặc biệt sự kiện Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nên áp lực ngày càng tăng cho thị trường phân phối của Việt Nam nói chung và hệ thống nhượng quyền thương mại nói riêng. Sự phát triển của hệ thống nhượng quyền thương mại bằng cách tận dụng tối ưu các nguồn lực của các nhà nhượng quyền và các nhà nhận quyền Việt Nam cũng như phản ứng của doanh nghiệp Việt Nam để bảo vệ thị phần, phát triển bền vững và mở rộng ra nước ngoài cũng không nằm ngoài xu thế cạnh tranh quốc tế này.
Vào những năm 1998, 1999, nhượng quyền thương mại còn là một hiện tượng rất mới trong cộng đồng kinh doanh Việt Nam với sự xuất hiện của một loạt các quán cà phê mang thương hiệu Trung Nguyên trên khắp các tỉnh thành cả nước. Nối tiếp sau Trung Nguyên là những thương hiệu như Phở 2000, KFC, Lotteria, Kinh Đô, Phở 24,.. càng làm cho hoạt động nhượng quyền trở nên sôi động và khái niệm này trở nên quen thuộc hơn với thị trường Việt Nam.
Mặc dù mới xuất hiện gần đây ở Việt Nam nhưng trên thực tế, hình thức này đã hình thành từ lâu và phát triển nở rộ trên thế giới và ngay cả tại các nước láng giềng của chúng ta. Tại Trung Quốc, thời gian gần đây các thương hiệu nhượng quyền luôn phát triển với tốc độ tăng trưởng hai con số: từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38%, các cửa hàng nhượng quyền tăng 55%. Năm 2004, nước này đã có 2.100 hệ thống nhượng quyền (nhiều nhất trên thế giới ) với 120.000 cửa hàng nhượng quyền trong 60 lĩnh vực khác nhau. Tại Thái Lan, các thương hiệu nhượng quyền cũng ngập tràn trên khắp các ngả đường, trung tâm mua sắm, nơi vui chơi giải trí ở Bangkok , từ Seven Eleven đến McDonald’s, Starbucks, Burger King,.. Trong số các hệ thống nhượng quyền thương mại đó, hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh chiếm số lượng lớn, và được hầu hết các thương hiệu hiện nay lựa chọn áp dụng cho hoạt động nhượng quyền của mình.
Thực tiễn hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung và nhượng quyền phương thức kinh doanh nói riêng tại các quốc gia phát triển và các quốc gia công nghiệp mới cho phép dự đoán rằng hoạt động này sẽ đóng góp vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam và là phương thức để các doanh nghiệp có thương hiệu phát triển mạng lưới kinh doanh một cách hiệu quả. Sức hấp dẫn và ưu điểm của nhượng quyền thương mại là không thể phủ nhận, khi nó đem lại siêu lợi nhuận cho nhà nhượng quyền, một hình thức kinh doanh khởi động nhanh và hiệu quả cho nhà nhận quyền và một hệ thống đa dạng các lựa chọn được đảm bảo về tiêu chuẩn chất lượng cho người tiêu dùng dựa trên sở thích và nhu cầu của họ. Cơ hội để phát triển hình thức nhượng quyền phương thức kinh doanh ở Việt Nam là rất rõ ràng, khi những yếu tố kinh tế cùng chính sách hội nhập khiến cho thị trường trong nước trở nên hấp dẫn các nhà nhượng quyền nước ngoài hơn bao giờ hết. Thêm vào đó là những sửa đổi bổ sung của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự- kinh tế nhằm tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho hệ thống nhượng quyền tại đây. Bên cạnh đó, hệ thống này cũng đem lại những lo ngại không nhỏ, như sự cạnh tranh mạnh mẽ của các thương hiệu nhượng quyền từ nước ngoài với các doanh nghiệp trong nước, những đe dọa về vấn đề vi phạm bản quyền và tranh chấp thương hiệu hay những bất ổn trong vấn đề thương hiệu và sự đồng nhất của chuỗi cửa hàng cà phê Trung Nguyên.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng, nhượng quyền phương thức kinh doanh thực sự là một cơ hội phát triển cho rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước như một hình thức đầu tư an toàn trong khủng hoảng. Vấn đề là cần nắm bắt được tình hình nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả và nhận biết những thuận lợi và khó khăn cho sự phát triển của hệ thống này trong thời gian sắp tới, khi mà các nhà kinh tế đang dự đoán một sự bùng nổ về nhượng quyền thương mại ở nước ta. Khóa luận nghiên cứu về đề tài: “Thực trạng và triển vọng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Việt Nam”, do vậy, mang ý nghĩa thực tiễn và cần thiết để từ đó đưa ra những đề xuất cho hoạt động của phương thức này trong thời gian tới nhằm đạt được hiệu quả cao.
Mục tiêu nghiên cứu:
Khóa luận nhằm mục tiêu tìm hiểu thực trạng hoạt động, cơ hội và thách thức đối với xu hướng phát triển nhượng quyền phương thức kinh doanh, hình thức nhượng quyền thương mại hiện đại phổ biến nhất hiện nay, tại Việt Nam, thông qua việc tìm hiểu những lợi ích mà hình thức nhượng quyền thương mại nói chung mang lại cho các bên tham gia hợp đồng nhượng quyền cũng như các cản trở mà họ có thể vấp phải, thực trạng môi trường kinh doanh và pháp lý của Việt Nam và dựa trên phân tích mô hình năm lực lượng của Porter.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh mang thương hiệu Việt Nam và nước ngoài và các cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động của các hệ thống này ở Việt Nam. Do tính chất mới mẻ của đề tài và sự hạn chế của nguồn tài liệu, khóa luận xin chỉ hướng phân tích vào những mô hình nhượng quyền tiêu biểu nhất tại Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Nghiên cứu kết hợp sử dụng những phương pháp như: phương pháp thống kê, phương pháp đối chiếu, so sánh, phương pháp tổng hợp, phân tích,… Các bảng, biểu, mô hình,… cũng được sử dụng để hỗ trợ cho việc trình bày nội dung nghiên cứu.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI
Lịch sử hình thành và phát triển của nhượng quyền thương mại trên thế giới
Những nhận thức đầu tiên về nhượng quyền thương mại xuất hiện rất sớm tại châu Âu vào thời kỳ Trung cổ. Thuật ngữ “ franchising” – nhượng quyền thương mại có xuất xứ từ tiếng Pháp cổ, được định nghĩa là sự nắm giữ một đặc quyền hoặc quyền cụ thể. Từ thời Trung cổ, các lãnh chúa đã định ra những đặc quyền cho người dân của họ, bao gồm quản lý hội chợ, điều hành chợ, và vận hành các bến phà. Ý tưởng về nhượng quyền sau đó đã được hiện thực hóa với việc các nhà vua cho phép người dân nấu bia và xây đường sá. Nhưng phải đến những năm 40 của thế kỷ 19, nhượng quyền mới bắt đầu thực sự được cải tiến và phát triển khi những nhà sản xuất bia của Đức cho phép các quán rượu được tiếp thị bia cho họ. Đây chính là sự khởi đầu của hình thức nhượng quyền thương mại mà được phát triển rộng rãi vào thế kỉ 20.
Hình thức nhượng quyền sau đó du nhập sang Mỹ từ châu Âu. Vào năm 1851, Albert Singer, chủ công ty máy khâu Singer, đã sử dụng hình thức nhượng quyền để phân phối máy khâu cho một khu vực rộng lớn. Ông được ghi nhận là nhà nhượng quyền đầu tiên. Đồng thời, Singer cũng là người đầu tiên soạn thảo các hợp đồng nhượng quyền. Cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20, rất nhiều các dạng khác nhau của nhượng quyền được hình thành, đặc biệt trong hai lĩnh vực là kinh doanh xăng dầu và sản xuất ô tô, rồi lan sang các lĩnh vực khác.
Hình thức nhượng quyền thương mại hiện đại, được định nghĩa là nhượng quyền phương thức kinh doanh, bắt đầu phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ 2, trong các lĩnh vực bán lẻ và dịch vụ. Một số hệ thống nhượng quyền thương mại nổi tiếng xuất hiện trong thời kì này là thương hiệu gà rán KFC vào năm 1930, bánh hamburger Burger King vào năm 1954 và chuỗi cửa hàng ăn nhanh McDonald’s vào năm 1955. Ngày nay, nhượng quyền thương mại có mặt ở hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế và phát triển rộng khắp trên phạm vi toàn cầu. Vào thời điểm 1994, 35% của tổng doanh số bán lẻ tại nước Mỹ đến từ các cửa hàng nhượng quyền. Đến năm 2000, tỷ lệ này tăng lên đến 40% tạo việc làm cho hơn 8 triệu người. Từ năm 2001 đến 2005, lĩnh vực này đã phát triển mở rộng không ngừng với tốc độ 18% với hơn 140.000 cơ sở kinh doanh mới và tạo thêm 1,2 triệu việc làm. Riêng trong năm 2005, trên nước Mỹ có hơn 900.000 cơ sở kinh doanh nhượng quyền, cung cấp việc làm cho 11 triệu người Mỹ và tạo ra doanh thu khổng lồ 2,3 tỷ tỷ đô la, chiếm tỷ trọng 11% doanh thu của nền kinh tế Mỹ.
Theo số liệu thống kê của Liên đoàn nhượng quyền thương mại châu Âu thì năm 1998, toàn châu Âu có tổng cộng 3.888 hệ thống nhượng quyền với 167.432 cửa hàng nhượng quyền. Những cửa hàng này hàng năm đóng góp khoảng 95 tỷ Euro doanh số và tạo hơn 1,5 triệu việc làm cho người dân các nước châu Âu. Đến năm 2005, số lượng các thương hiệu nhượng quyền tại châu Âu là 6.500, hoạt động tại 20 nước. Theo những thống kê cập nhật nhất, riêng ở Anh, nhượng quyền thương mại là một trong những hoạt động kinh tế tăng trưởng nhanh nhất của nền kinh tế với khoảng 32.000 doanh nghiệp nhượng quyền, doanh thu mỗi năm lên tới 8,9 tỷ bảng Anh, thu hút khoảng 317.000 lao động và chiếm 29% thị phần bán lẻ. Tại Đức, trong năm 2000 có khoảng 3.700 cửa hàng nhượng quyền mới ra đời, khu vực này đóng góp 20 tỷ đô la doanh số và sử dụng 346.500 lao động Đức.
Nhượng quyền thương mại ở châu Á cũng đang khởi sắc. Tại Trung Quốc, từ năm 2000, bình quân mỗi năm hệ thống nhượng quyền tăng 38%, các cửa hàng nhượng quyền tăng 55%.
Bảng 1: Số lượng hệ thống và cửa hàng nhượng quyền tại Trung Quốc
(2000-2004)
Năm
Số lượng hệ thống nhượng quyền
Số lượng cửa hàng nhượng quyền
2000
410
2001
800
32000
2002
1200
45000
2003
1900
87000
2004
2100
120000
Nguồn : China Chain Store and Association
Tại Nhật Bản, nhượng quyền thương mại xuất hiện từ những năm 60 của thế kỉ 20, và tăng trưởng bền vững, kể cả trong tình trạng kinh tế suy thoái dù mức tăng trưởng chỉ dừng lại ở một con số (6-8% cho những năm 90). Từ năm 2001 đến 2003, số lượng các hệ thống nhượng quyền ở nước này đã tăng 2% mỗi năm. Theo thống kê của Hiệp hội nhượng quyền thương mại Nhật Bản (JFA), doanh thu ròng của khu vực nhượng quyền đạt 152.062 tỉ đô la năm 2003, với tổng số 220.710 cửa hàng nhượng quyền, tăng liên tục 3% mỗi năm.
Chính phủ Malaysia cũng đã lập hẳn một chương trình quốc gia để thúc đẩy sự phát triển của nhượng quyền thương mại (Franchise Development Programme) vào năm 1992, thông qua đó, nỗ lực gia tăng số lượng doanh nghiệp nhượng quyền cũng như chọn lọc ra những lĩnh vực sản phẩm, dịch vụ của Malaysia có tính tiêu biểu để phát triển theo hình thức này.
Tại Australia, kể từ khi Luật về nhượng quyền thương mại chính thức ra đời năm 1998, số lượng hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh đã phát triển không ngừng. Điều đó cũng cho thấy vai trò quan trọng của nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế của nước này:
Biểu 1: Số lượng hệ thống nhượng quyền phương thức kinh doanh tại Australia
Nguồn: Franchising Australia 2006 Survey, Griffith University
Những con số trên khẳng định vai trò không nhỏ của nhượng quyền thương mại trong nền kinh tế thế giới, đồng thời cũng thể hiện sự ưu việt của hình thức này. Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, mô hình này lại càng có nhiều cơ hội để phát triển, khi nó có được sự tiếp cận vào các thị trường bán lẻ của các nước đang phát triển, nơi nhu cầu về dịch vụ và hàng hóa đang ngày càng tăng, hứa hẹn một sự bùng nổ trong tương lai của nhượng quyền thương mại tại các thị trường mới khai thác rất màu mỡ này.
Khái niệm nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là gì
Nhượng quyền thương mại (franchise) hay còn được gọi là nhượng quyền kinh doanh là một quan hệ thương mại trong đó bên nhượng quyền (franchisor - chủ thương hiệu), với một khoản thù lao, cho phép bên được nhượng quyền - bên nhận quyền (franchisee) bán và phân phối hàng hoá của bên nhượng quyền đồng thời được sử dụng thương hiệu và phương thức kinh doanh của bên nhượng quyền trong một thời gian nhất định với sự kiểm soát và trợ giúp đáng kể và thường xuyên của bên nhượng quyền. Hai bên đối tác này sẽ ký một hợp đồng gọi là hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế (International Franchise Association) định nghĩa nhượng quyền thương mại là "mối quan hệ được duy trì giữa bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền, trong đó bên nhượng quyền cấp cho bên được nhượng quyền giấy phép đặc quyền kinh doanh, bao gồm cả việc hỗ trợ tổ chức đào tạo nhân viên, bán hàng và quản lý. Đổi lại, bên được nhượng quyền phải trả cho bên nhượng quyền một khoản tiền". Hiệp hội nhượng quyền thương mại quốc tế cũng đưa ra một định nghĩa khác về nhượng quyền thương mại như sau: “ Nhượng quyền thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, theo đó bên nhượng đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức kinh doanh do bên nhượng sở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”.
Cả hai định nghĩa trên đều nhấn mạnh tới nghĩa vụ của bên nhượng quyền trong việc cấp phép cho bên nhận quyền được bán và phân phối hàng hoá, dịch vụ, đồng thời phải duy trì sự kiểm soát và hỗ trợ đối với bên nhận quyền. Các định nghĩa cũng đề cập tới nghĩa vụ của bên nhận đó là phải trả một khoản phí cho bên nhượng (định nghĩa 1) hay phải đầu tư vào doanh nghiệp (định nghĩa 2).
Trong Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 của Việt Nam cũng định nghĩa nhượng quyền thương mại như sau: "Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”. Định nghĩa này cũng nhấn mạnh tới nghĩa vụ của bên nhượng quyền.
Ngoài những định nghĩa trên còn có rất nhiều khái niệm khác nhau về nhượng quyền thương mại, mỗi khái niệm đề cập đến một số khía cạnh của phương thức này. Nhưng tựu chung lại, các định nghĩa đều có điểm chung là việc một bên nhận phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ dưới nhãn hiệu hàng hoá, các đối tượng khác của quyền sở hữu trí tuệ và hệ thống kinh doanh đồng bộ do một bên khác (bên nhượng) phát triển và sở hữu. Để được phép làm việc này, bên nhận phải trả phí và chấp nhận một số điều kiện do bên nhượng quy định. Như vậy, tất cả những hoạt động kinh doanh tiến hành theo phương thức này đều gồm 3 yếu tố cơ bản là: nhãn hiệu (Brand), hệ thống kinh doanh (Business system), phí nhượng quyền (Fees). Ngoài 3 yếu tố trên, hình thức kinh doanh này có đặc điểm cơ bản là bao gồm những thực thể độc lập. Mỗi người nhận quyền đều tự chịu trách nhiệm về công việc kinh doanh của mình. Những người nhận quyền tự tiến hành hoạt động kinh doanh, có toàn quyền với lợi nhuận mà họ kiếm được, tự chịu trách nhiệm về việc đóng thuế cho hoạt động kinh doanh cũng như trả lương cho công nhân, nhân viên của họ. Họ chỉ nhất thiết phải trả một khoản phí cho người nhượng quyền bất kể công việc kinh doanh có lãi hay không.
Các yếu tố cấu thành nên mô hình nhượng quyền thương mại
Nhãn hiệu (Brand)
Trong mỗi một hợp đồng nhượng quyền, bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được sử dụng nhãn hiệu (trademark), nhãn mác (service mark - thường được sử dụng để nhận biết các dịch vụ hơn là hàng hoá, tương đương với nhãn hiệu), biểu tượng hay các hình ảnh quảng cáo của bên nhượng quyền hay do bên nhượng quyền thực hiện.
Trong một số hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền chỉ sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng quyền, chẳng hạn như McDonald’s, Burger King,… Nhưng cũng có những hệ thống nhượng quyền trong đó bên nhận quyền sử dụng nhãn hiệu của mình nối theo nhãn hiệu của bên nhượng quyền, cách thức này thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Ví dụ: Century 21/ ABC Real Estate Company, ProForma/John Smith Business Products (trong đó Century 21 và ProForma là nhãn hiệu của bên nhượng quyền, ABC và John Smith là nhãn hiệu của bên nhận quyền),…
Việc sử dụng nhãn hiệu chung của bên nhượng quyền cho phép tất cả các bên tham gia được hưởng lợi từ các hoạt động quảng cáo và uy tín của bất cứ một đơn vị nào hoạt động trong hệ thống bất kể đó là bên nhượng quyền hay bên nhận quyền.
Hệ thống kinh doanh (Business System)
Tất cả các bên tham gia nhượng quyền bao gồm người nhượng quyền và những người nhận quyền đều tiến hành một phương thức kinh doanh chung. Một hệ thống kinh doanh đòi hỏi đáp ứng được các yêu cầu như: tiêu chuẩn về hàng hoá, tiêu chuẩn về sản xuất hàng hoá, tiêu chuẩn về cung ứng dịch vụ, tiêu chuẩn về vị trí, các tiện nghi, về việc dự trữ, về hệ thống kế toán (sổ sách), kiểm soát hàng tồn kho, các chính sách tiêu thụ,...Ở một số hệ thống nhượng quyền, bên nhượng quyền quản lý hầu như toàn bộ các quá trình hoạt động, thậm chí cả những chi tiết hết sức nhỏ nhặt. Ví dụ như trong hệ thống nhượng quyền thương hiệu Phở 24, bên nhượng chú ý quản lý đến mọi công đoạn từ nguyên liệu, liều lượng, cách nấu, cách bưng bê cho đến nội thất, ánh sáng, đèn, bật máy lạnh, đồng phục nhân viên. Nhưng cũng có một số hệ thống trong đó bên nhượng quyền can thiệp ít hơn và dành cho bên nhận quyền sự độc lập tương đối trong công tác điều hành nếu chúng không liên quan trực tiếp đến những vấn đề quan trọng của hệ thống.
Phí nhượng quyền (Fees)
Trong tất cả các hệ thống nhượng quyền, bên nhận quyền đều phải trả phí cho bên nhượng quyền để được sử dụng nhãn hiệu của bên nhượng quyền và tham gia vào hệ thống của họ. Phí được chia thành phí ban đầu, phí định kỳ (thường được tính trên tỷ lệ doanh thu hoặc một khoản phí cố định), phí dịch vụ, phí cấp phép, phí quảng cáo. Các loại phí khác về cung cấp các dịch vụ cho bên nhận quyền có thể được thoả thuận giữa hai bên.
Nhượng quyền phương thức kinh doanh
Có nhiều hình thức nhượng quyền khác nhau, tùy vào mức độ quan hệ, phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Nhìn chung, có hai hình thức điển hình là nhượng quyền phân phối sản phẩm (product distribution franchise) và nhượng quyền phương thức kinh doanh (business format franchise).
Nhượng quyền phương thức kinh doanh không chỉ cho phép bên nhận quyền sử dụng hàng hóa, thương hiệu và nhãn mác của bên nhượng quyền mà nó cung cấp cho bên nhận quyền một phương thức hoàn chỉnh để quản lý công việc kinh doanh của mình bao gồm cả kế hoạch bán hàng, hướng dẫn hoạt động kinh doanh. Hợp đồng nhượng quyền bao gồm thêm việc chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và công thức điều hành quản lý. Các chuẩn mực của mô hình kinh doanh phải được tuyệt đối tuân thủ, ở đây không chỉ có nhãn hiệu, nhãn mác, khẩu hiệu, biểu tượng, …được nhượng quyền mà là cả quyền sử dụng toàn bộ phương thức kinh doanh, bao gồm kế hoạch kinh doanh, hệ thống quản lý hình ảnh chất lượng sản phẩm. Tiêu chuẩn, sự tuân thủ và tính hệ thống trên tất cả các mặt là nét đặc trưng của hình thức này. Điều đó đòi hỏi mối quan hệ hợp tác giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền phải rất chặt chẽ và liên tục. Trong mối quan hệ này, người nhượng quyền phải duy trì sự hỗ trợ, hợp tác chặt chẽ, thường xuyên liên tục với bên nhận quyền. Sự hỗ trợ bao gồm các hoạt động: lập kế hoạch và chính sách marketing, đưa ra các tiêu chuẩn về điều hành, về hệ thống kinh doanh, hỗ trợ việc quản lý và điều hành công việc kinh doanh, đào tạo đội ngũ công nhân viên, kiểm soát chất lượng, hướng dẫn và giám sát các hoạt động,… Đổi lại, bên nhận quyền phải trả một khoản phí cho bên nhượng quyền, có thể là một khoản phí