Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hoá luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất và từ đó quyết định phương thức sản xuất mới. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ XIV, XV không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hoá, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt xã hội loài người từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Nghiên cứu, dự đoán nhằm mục đích tìm kiếm các phương thức thích ứng với những tác động từ diễn biến chóng mặt của quá trình toàn cầu hoá nói chung và của hệ thống thông tin toàn cầu nói riêng trở thành một đòi hỏi bức thiết của mọi quốc gia để tồn tại và phát triển.
Từ quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy được những tác động quyết định, thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của nền kinh tế trực tuyến (online economy), trong đó con người cũng như phương tiện sản xuất và sản phẩm hàng hóa, đều có thể liên lạc trực tiếp với nhau, và liên tục, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hoá, dịch vụ trong không gian không có biên giới hay thương mại điện tử mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Thương mại điện tử do vậy được nhìn nhận như một lực lượng thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, chính tính chất phi biên giới ấy của thương mại điện tử lại đặt ra những yêu cầu điều chỉnh mới đối với những khuôn khổ thương mại quốc tế hiện tại (trong tổ chức thương mại thế giới WTO) cũng như chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại nói riêng của từng nước. Những điều chỉnh đó đến lượt mình lại tác động trực tiếp đến sự phát triển của thương mại điện tử và viễn cảnh kinh tế quốc gia và toàn cầu cũng như quan hệ giữa các quốc gia trong những năm tới. Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển nhìn thấy ở thương mại điện tử cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, về tri thức và đặc biệt là những thách thức đến từ những đề xuất thương mại điện tử toàn cầu của các nước phát triển, trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới, đồng thời đối phó hiệu quả với những nguy cơ đến từ quá trình đó.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của các vấn đề nêu, trên đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam”. Khoá luận được kết cấu làm 3 chương:
- Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử và tổ chức thương mại thế giói.
- Chương II: Phát triển thương mại điện tử toàn cầu và thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO
- Chương III: Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển trong khuôn khổ WTO & giải pháp hội nhập thương mại điện tử toàn cầu của Việt Nam.
89 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2039 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 4
I. Những nội dung cơ bản về thương mại điện tử 4
1. Thương mại điện tử là gì? 4
1.1. Số hoá và nền kinh tế số hoá 4
1.2. Khái niệm Thương mại điện tử 5
1.3. Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT 6
1.4. Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT 8
2. Những lợi ích chính của thương mại điện tử 10
2.1. Phát triển "hệ thống thần kinh" của nền kinh tế 10
2.2. Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng 11
2.3. Mở rộng cơ hội gia nhập thị trường và thay đổi cấu trúc thị trường 13
2.4. Thúc đẩy công nghệ thông tin phát triển, tạo điều kiện sớm tiếp cận "nền kinh tế số hóa" 15
II. Khái quát về WTO và thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO 15
1. Quá trình hình thành và phát triển của WTO 15
1.1. Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT - Tổ chức tiền thân của WTO 15
1.2. Vòng đàm phán Uruguay và sự ra đời của WTO. 21
2. Những nguyên tắc cơ bản trong hệ thống thương mại thế giới theo quy định của WTO 24
3. Thương mại quốc tế trong khuôn khổ WTO 27
CHƯƠNG II PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TOÀN CẦU VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG KHUÔN KHỔ WTO 30
I. Phát triển thương mại điện tử toàn cầu 30
1. Thương mại điện tử thúc đẩy thương mại quốc tế 30
2. Thách thức của TMĐT và các nỗ lực tiếp cận TMĐT ở cấp độ toàn cầu 31
2.1. Nước Mỹ 32
2.2. Liên minh Châu Âu (EU: European Union) 34
2.3. Các tổ chức khu vực 35
2.4. Các tổ chức quốc tế 37
II. Thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO 38
1. Vai trò của WTO trong TMĐT toàn cầu 38
2. Quá trình đưa TMĐT vào chương trình nghị sự của WTO 39
3. Các vấn đề đặt ra 41
3.1. Lập trường về thương mại điện tử trong các cuộc thảo luận của WTO 41
3.2 GATT hay GATS 42
3.3. Đánh thuế giao dịch TMĐT (thuế nội địa) 45
3.4. Mở cửa thị trường công nghệ thông tin 48
3.5. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPRs) 48
III. Nhận xét chung về khuôn khổ thể chế cho thương mại điện tử trong WTO 52
CHƯƠNG III THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN TRONG KHUÔN KHỔ WTO VÀ GIẢI PHÁP HỘI NHẬP TMĐT TOÀN CẦU CỦA VIỆT NAM 54
I. Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển trong khuôn khổ WTO 54
1. Một vài nét về các thành viên đang phát triển trong khuôn khổ WTO 54
2. Thương mại điện tử tại các thành viên đang phát triển trong WTO 60
2.1. Lợi ích tiềm năng của thương mại điện tử với các thành viên đang phát triển 60
2.2. Thách thức với các thành viên đang phát triển trong thương mại điện tử 62
2.3. Vài nét về chính sách phát triển TMĐT tại các nước thành viên 70
II. Giải pháp hội nhập TMĐT toàn cầu trong khuôn khổ WTO của Việt nam 71
1. Tính tất yếu phát triển TMĐT tại Việt Nam 71
2. Giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO- tiền đề để hội nhập thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO 74
3. Những giải pháp hội nhập TMĐT trong khuôn khổ WTO 77
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hoá luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất và từ đó quyết định phương thức sản xuất mới. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ XIV, XV không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hoá, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt xã hội loài người từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Nghiên cứu, dự đoán nhằm mục đích tìm kiếm các phương thức thích ứng với những tác động từ diễn biến chóng mặt của quá trình toàn cầu hoá nói chung và của hệ thống thông tin toàn cầu nói riêng trở thành một đòi hỏi bức thiết của mọi quốc gia để tồn tại và phát triển.
Từ quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy được những tác động quyết định, thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của nền kinh tế trực tuyến (online economy), trong đó con người cũng như phương tiện sản xuất và sản phẩm hàng hóa, đều có thể liên lạc trực tiếp với nhau, và liên tục, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hoá, dịch vụ trong không gian không có biên giới hay thương mại điện tử mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Thương mại điện tử do vậy được nhìn nhận như một lực lượng thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, chính tính chất phi biên giới ấy của thương mại điện tử lại đặt ra những yêu cầu điều chỉnh mới đối với những khuôn khổ thương mại quốc tế hiện tại (trong tổ chức thương mại thế giới WTO) cũng như chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại nói riêng của từng nước. Những điều chỉnh đó đến lượt mình lại tác động trực tiếp đến sự phát triển của thương mại điện tử và viễn cảnh kinh tế quốc gia và toàn cầu cũng như quan hệ giữa các quốc gia trong những năm tới. Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển nhìn thấy ở thương mại điện tử cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, về tri thức và đặc biệt là những thách thức đến từ những đề xuất thương mại điện tử toàn cầu của các nước phát triển, trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới, đồng thời đối phó hiệu quả với những nguy cơ đến từ quá trình đó.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của các vấn đề nêu, trên đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam”. Khoá luận được kết cấu làm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử và tổ chức thương mại thế giói.
Chương II: Phát triển thương mại điện tử toàn cầu và thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO
Chương III: Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển trong khuôn khổ WTO & giải pháp hội nhập thương mại điện tử toàn cầu của Việt Nam.
Thương mại điện tử là lĩnh vực khá mới mẻ do đó việc dự đoán trước nó sẽ phát triển như thế nào là điều khó khăn cộng thêm khả năng và kiến thức còn hạn chế vì vậy em rất mong có sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Quang Hiệp, giảng viên khoa kinh tế ngoại thương trường Đại Học Ngoại Thương – người đã trực tiếp hướng dẫn em viết bài khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ và chia sẻ với em những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này.
Hà nội tháng 12 năm 2003
CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Thương mại điện tử là gì?
1.1. Số hoá và nền kinh tế số hoá
Sự phát triển và hoàn thiện của kỹ thuật số đã đưa tới cuộc “cách mạng số hoá”, thúc đẩy sự ra đời của “kinh tế số hóa” và “xã hội thông tin” mà thương mại điện tử là một bộ phận hợp thành.
Trong nửa đầu thế kỷ XX, kỹ thuật số bắt đầu phát triển và được hoàn thiện dần kể từ thời điểm đó. Hình ảnh (kể cả chữ viết, con số, các kí hiệu khác) và âm thanh đều được số hoá thành các nhóm bit điện tử để ghi lại, lưu giữ trong môi trường từ, truyền đi và đọc bằng điện tử, tất cả đều với tốc độ ánh sáng.
Việc áp dụng kỹ thuật số có thể coi là cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại, gọi là cuộc cách mạng số hoá mở ra kỉ nguyên số hoá.
Cách mạng số hoá diễn ra với tốc độ rất cao. Máy tính điện tử (MTĐT) đầu tiên ra đời năm 1946 chỉ thực hiện 5000 lệnh trong một giây. Năm mươi năm sau, MTĐT cá nhân thông dụng có thể thực hiện trên 400 triệu lệnh một giây (dự kiến 2012 đạt tới 100 triệu lệnh) nhờ sử dụng các chíp vi mạch cho phép đóng mở nhiều triệu lần trong một giây.
Ngành công nghệ thông tin ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế các quốc gia (ở Mỹ năm 1998 đã đạt trên 8%). Riêng về thương mại điện tử (TMĐT) cứ 18 tháng tổng giá trị kinh tế mà thương mại điện tử tạo ra lại tăng lên gấp đôi.
Quá trình tin học hoá xã hội bắt đầu bùng nổ rồi nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu sau khi Internet ra đời. Trong bối cảnh ấy, hoạt động kinh tế nói chung và thương mại nói riêng cũng chuyển sang dạng “số hoá”, “điện tử hoá” khái niệm thương mại điện tử dần dần hình thành và ứng dụng ngày càng mở rộng.
1.2. Khái niệm Thương mại điện tử
TMĐT là sản phẩm tất yếu của sự phát triển cùng mối quan hệ tương hỗ giữa kinh tế và kỹ thuật tin học.
Hiểu theo nghĩa hẹp thì khái niệm “TMĐT” được dùng để chỉ việc giao dịch mua bán dựa trên cơ sở xử lý và chuyển tải thông tin, số liệu về chủng loại hàng hoá trên các mạng điện tử mà chủ yếu là mạng Internet. Các hàng hoá này được trưng bày trên các trang web (website) của Internet và người mua dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Thông thường, đó là những hoạt động giao dịch giữa các công ty, xí nghiệp với nhau hoặc giữa các công ty với người tiêu dùng.
Còn hiểu theo nghĩa rộng, thì TMĐT bao gồm những hoạt động có liên quan đến mạng khu vực, mạng nội bộ - Intranet và mạng Internet. TMĐT là việc sử dụng các phương pháp điện tử để làm thương mại hay nói chính xác hơn, TMĐT là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử, mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của toàn bộ quá trình giao dịch. Đây là một mô hình thương mại hoàn toàn mới, sử dụng mạng lưới thông tin chưa từng có trước đây để liên lạc từng khách hàng với các đại lý tiêu thụ, các công ty phân phối sản phẩm, các nhân viên làm thuê ... và truyền đi những thông tin có giá trị đến các đối tác một cách nhanh chóng kịp thời.
TMĐT được chia thành hai dạng cơ bản:
- B2B (Business to Business): kinh doanh giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp trong đó các doanh nghiệp thực hiện giao dịch mua bán trao đổi hàng hoá với nhau thông qua các trang web.
- B2C (Business to Custommer): giao dịch giữa doanh nghiệp và khách hàng với hình thức người tiêu dùng thực hiện mua bán hàng qua trang web.
Mọi hoạt động của thương mại điện tử như hoạt động giao tiếp hoặc tìm hiểu thông tin giữa các công nhân viên chức trong các xí nghiệp, công ty, quan hệ giao dịch giữa các bạn hàng thương mại, hoặc các hoạt động khác trên mạng như giáo dục, giảng bài trên mạng, thông tin về các dịch vụ hoạt động của tư nhân cũng như của nhà nước ... đều sẽ được “số hoá”. Điều này không có nghĩa là việc số hoá nhất thiết sẽ thay thế các hoạt động giao dịch truyền thống quen thuộc, mà nó có tác dụng hỗ trợ mạnh mẽ cho các hoạt động này.
1.3. Các phương tiện kỹ thuật của TMĐT
Sự ra đời và phát triển của TMĐT dựa trên ba nền tảng cơ bản: công nghệ thông tin, cơ sở pháp luật thừa nhận giá trị của các giao dịch điện tử và sự hoàn chỉnh về hệ thống tiêu chuẩn hoá trong công nghiệp và thương mại. TMĐT sử dụng các phương tiện kỹ thuật điện tử như: điện thoại, máy fax, các thiết bị thông tin tự động, mạng nội bộ, liên mạng nội bộ và mạng toàn cầu Internet.
- Điện thoại là một phương tiện phổ thông dễ sử dụngvà thường mở đầu cho các cuộc giao dịch thương mại. Với sự phát triển của điện thoại di động, liên lạc qua vệ tinh, ứng dụng của điện thoại đang và sẽ trở nên ngày càng rộng rãi hơn.Tuy nhiên, trên quan điểm kinh doanh, công cụ điện thoại chỉ truyền tải được âm thanh, mọi giao dịch cuối cùng vẫn phải thực hiện trên giấy tờ. Ngoài ra, chi phí giao dịch điện thoại rất cao đặc biệt là đối với giao dịch đường dài.
- Máy fax có thể thay thế dịch vụ đưa thư và gửi công văn truyền thống. Nhưng máy fax không thể truyền tải được âm thanh, hình ảnh động, hình ảnh ba chiều.. và chi phí sử dụng còn cao.
- Truyền hình đóng vai trò quan trong trong thương mại, nhất là trong quảng cáo hàng hoá, ngày càng có nhiều người mua hàng nhờ xem quảng cáo và đã có một số dịch vụ được cung cấp qua truyền hình. Song truyền hình chỉ là công cụ viễn thông “một chiều”, qua truyền hình khách hàng không thể có được các chào hàng, không thể đàm phán với người bán về điều khoản mua bán cụ thể. Hiện nay máy thu hình được nối kết với MTĐT thì công dụng của nó được mở rộng hơn.
- Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử: là công cụ không thể thiếu trong thương mại điện tử. Thông qua các hệ thống thanh toán điện tử và chuyển tiền điện tử mà bản chất là các phương tiện tự động chuyển tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác, thanh toán điện tử sử dụng rộng rãi các máy rút tiền tự động, thẻ tín dụng, thẻ mua hàng, thẻ thông minh, thẻ từ ...
- Mạng nội bộ và liên mạng nội bộ: Theo nghĩa rộng, mạng nội bộ là toàn bộ mạng thông tin và các hình thức liên lạc giữa các MTĐT trong một cơ quan, xí nghiệp. Theo nghĩa hẹp, đó là mạng kết nối nhiều máy tính ở gần nhau - gọi là mạng cục bộ (LAN); hoặc nối kết máy tính trong một khu vực rộng lớn hơn - gọi là mạng miền rộng (WAN). Hai hay nhiều mạng nội bộ liên kết với nhau tạo thành liên mạng nội bộ - có thể gọi là “mạng ngoại bộ”(EXTRANET).
- Internet và Web: Khi nói đến Internet, là nói tới một phương tiện liên kết các mạng với nhau trên phạm vi toàn cầu trên cơ sở giao thức chuẩn quốc tế TCP/IP. Công nghệ Internet chỉ thực sự trở thành công cụ đắc lực khi áp dụng thêm giao thức chuẩn quốc tế “giao thức chuẩn truyền siêu văn bản” (HTTP: HyperTex Transfer Protocol) với các trang siêu văn bản viết bằng ngôn ngữ HTML (HyperTex Markup Language), đã tạo ra nhiều dịch vụ khác nhau mà tới nay nổi bật nhất là dịch vụ World Wide Web (ra đời năm 1991- thường được gọi tắt là Web, viết tắt là WWW hoặc W3). Đó là công nghệ sử dụng các siêu liên kết văn bản tạo ra các văn bản chứa nhiều tham chiếu tới các văn bản khác, cho phép người s dụng tự động chuyển từ một cơ sở dữ liệu này sang cơ sở dữ liệu khác. Bằng cách đó, ta có thể truy nhập vào các thông tin thuộc các chủ đề khác nhau vừa phong phú về nội dung, vừa hấp dẫn về hình thức.
Internet tạo ra bước phát triển mới của ngành truyền thông, chuyển từ thế giới “một mạng, một dịch vụ” sang thế giới “một mạng, nhiều dịch vụ” và đã trở thành công cụ quan trọng nhất của TMĐT. Ngày nay nói tới TMĐT thường có nghĩa là nói tới Internet và Web như các phương tiện đã được quốc tế hoá cao độ và có hiệu quả sử dụng cao.
1.4. Các hình thức hoạt động và giao dịch của TMĐT
a. Các hình thức hoạt động
Thư tín điện tử (e - mail) là phương thức trong đó các đối tác sử dụng hòm thư điện tử để gửi cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng.
Thanh toán điện tử là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử thay cho việc giao tay tiền mặt, trả lương bằng cách chuyển trực tiếp vào tài khoản, dùng thẻ thanh toán để mua hàng. Ngày nay, thanh toán điện tử đã mở sang nhiều lĩnh vực mới như: trao đổi dữ liệu tài chính, tiền mặt Internet, túi tiền điện tử, thẻ thông minh, giao dịch ngân hàng số hoá và giao dịch chứng khoán số hoá.
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác bằng phương tiện điện tử mà sử dụng một tiêu chuẩn đã được thoả thuận để cấu trúc thông tin (định nghĩa của Uỷ ban Liên hiệp quốc về luật thương mại quốc tế - UNCITRAL). EDI ngày càng được sử dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu chủ yếu phục vụ cho mua bán, phân phối hàng và các dịch vụ khác.
Trao đổi các dung liệu theo phương thức số hoá là phương thức trong đó dung liệu được số hoá và truyền gửi theo mạng.
Bán lẻ hàng hoá hữu hình: tận dụng tính năng đa phương tiện của môi trường Web và Java, người bán hàng xây dựng trên mạng Internet các “cửa hàng ảo” để bán hàng. Người mua có thể mua hàng thông qua các trang web của cửa hàng và trả tiền bằng thanh toán điện tử. Khách có thể mua hàng tại nhà mà không phải đích thân đi tới cửa hàng.
b. Giao dịch TMĐT
Người với người: qua điện thoại, fax, thư điện tử.
Người với MTĐT: trực tiếp hoặc qua các mẫu biểu điện tử, và qua Web.
MTĐT với MTĐT: qua trao đổi dữ liệu điện tử, thẻ thông minh, dữ liệu mã vạch.
MTĐT với người: qua thư tín, fax và thư điện tử.
c. Các bên tham gia giao dịch
Giữa doanh nghiệp với người tiêu thụ: mục đích giúp người tiêu thụ có thể mua hàng tại nhà không cần tới cửa hàng.
Giữa các doanh nghiệp với nhau: mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh.
Giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ: nhằm mục đích mua sắm chính phủ theo kiểu trực tuyến, quản lý thuế và thông tin.
Giữa các chính phủ: trao đổi thông tin.
Trong các hình thức nói trên giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là dạng chủ yếu của TMĐT.
d. Hình thái hợp đồng của TMĐT
Hợp đồng TMĐT có một số điểm khác biệt so với hợp đồng thông thường:
- Địa chỉ pháp lý: ngoài địa chỉ pháp lý còn có địa chỉ e-mail, mã doanh nghiệp.
Có kèm theo các văn bản và ảnh miêu tả sản phẩm hoặc dung liệu trao đổi và quy định trách nhiệm các sai sót trong các văn bản đó.
Có quy định và xác nhận điện tử về các giao dịch như quyền truy cập, cải chính thông tin điện tử và cách thực thi.
Có các quy định bảo đảm rằng các giao dịch điện tử được coi là chứng cứ pháp lý về bản chất và ngày tháng giao dịch.
Quy định chi tiết về phương thức thanh toán điện tử.
Quy định về bảo đảm chất lượng.
Ngoài ra TMĐT còn có cả phương thức giao dịch không có hợp đồng.
2. Những lợi ích chính của thương mại điện tử
Những tiến bộ nhanh chóng về công nghệ trong TMĐT đặt ra vấn đề đáng quan tâm: sự phổ biến của TMĐT và mạng Internet sẽ tác động như thế nào đến các nhân tố trong nền kinh tế và ảnh hưởng ra sao đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế? Vấn đề này có thể tiếp cận từ 2 góc độ: chi phí và thị trường. Hầu hết các nghiên cứu đã có về TMĐT đều xác định các công ty vừa và nhỏ (SMEs: Small and medium enterprises) là đối tượng hưởng lợi nhiều nhất từ quá trình này. Mặc dù vậy, đây chỉ là những đánh giá sơ khởi và có thể có nhiều yếu tố khác gây hiệu ứng ngược lại chưa được tính đến.
2.1. Phát triển "hệ thống thần kinh" của nền kinh tế
Dòng thông tin được ví như hệ thống thần kinh của nền kinh tế. Thông tin có được cung cấp đầy đủ và kịp thời thì doanh nghiệp mới có thể xây dựng được chiến lược sản xuất - kinh doanh bắt kịp xu thế thị trường, nhà nước mới có thể đề ra chính sách quản lý đất nước phù hợp, còn người tiêu dùng thì có nhiều lựa chọn hơn. Internet và Web giống như một thư viện khổng lồ cung cấp một nguồn thông tin phong phú và dễ truy nhập với các công cụ tra cứu (search) hiệu quả như Google, Infoseek, Webcrawler hay Alta Vista. Qua mạng Internet, chính phủ, doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể giao tiếp trực tuyến liên tục với nhau mà không bị hạn chế bởi khoảng cách. Nhờ đó, cả sự hợp tác lẫn quản lý đều nhanh chóng và liên tục; các bạn hàng mới, các cơ hội kinh doanh được phát hiện nhanh chóng trên bình diện toàn quốc, khu vực và thế giới. Lợi ích này có ý nghĩa đặc biệt đối với các SMEs, vốn bị hạn chế về khả năng và tiềm lực trong tiếp cận và khảo sát thông tin thị trường. Hơn nữa, “khả năng tiếp cận thông tin làm giảm thiểu sự bất ổn và các rủi ro khó dự đoán trong nền kinh tế".
2.2. Giảm chi phí sản xuất, tiếp thị, giao dịch và bán hàng
Nhìn từ góc độ kinh tế vi mô, chi phí là một trong các yếu tố quyết định trực tiếp lợi nhuận của doanh nghiệp và hành vi của người