Khóa luận Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam và những giải pháp hội nhập toàn cầu

Kể từ khi nền kinh tế hàng hóa xuất hiện, thương mại tự do và tốc độ lưu thông hàng hoá luôn là động lực chủ yếu thúc đẩy sự phát triển của sức sản xuất và từ đó quyết định phương thức sản xuất mới. 1000 năm trước, con đường tơ lụa xuyên sa mạc qua nhiều quốc gia, nối các đế chế La Mã với đế chế Trung Hoa không chỉ mang tơ lụa và vàng bạc làm giàu cho nhiều nước mà còn giúp truyền bá công nghệ và triết lý. Những phát kiến địa lý vào thế kỷ XIV, XV không chỉ đem lại sự phồn vinh cho các cường quốc hàng hải mà còn là một tiền đề quan trọng hình thành nên chủ nghĩa tư bản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu ngày nay mà đại diện tiêu biểu của nó là mạng Internet cũng có thể được nhìn nhận dưới cùng một góc độ với hai phát kiến trên, nhưng mang tính khác biệt về chất ở chỗ biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ sau một cú nhấp chuột (mouse click). Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một phần của quá trình toàn cầu hoá, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt xã hội loài người từ kinh tế, chính trị đến văn hoá, xã hội. Nghiên cứu, dự đoán nhằm mục đích tìm kiếm các phương thức thích ứng với những tác động từ diễn biến chóng mặt của quá trình toàn cầu hoá nói chung và của hệ thống thông tin toàn cầu nói riêng trở thành một đòi hỏi bức thiết của mọi quốc gia để tồn tại và phát triển. Từ quan điểm lịch sử và biện chứng, có thể thấy được những tác động quyết định, thách thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra trong dài hạn nằm trong lĩnh vực kinh tế-thương mại. Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của nền kinh tế trực tuyến (online economy), trong đó con người cũng như phương tiện sản xuất và sản phẩm hàng hóa, đều có thể liên lạc trực tiếp với nhau, và liên tục, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể. Dòng lưu chuyển thông tin và thương mại hàng hoá, dịch vụ trong không gian không có biên giới hay thương mại điện tử mở ra khả năng giảm chi phí giao dịch, tiếp cận thị trường và thúc đẩy tiến bộ công nghệ, từ đó thay đổi cấu trúc của nền kinh tế quốc gia và toàn cầu. Thương mại điện tử do vậy được nhìn nhận như một lực lượng thúc đẩy tự do hoá thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chính tính chất phi biên giới ấy của thương mại điện tử lại đặt ra những yêu cầu điều chỉnh mới đối với những khuôn khổ thương mại quốc tế hiện tại (trong tổ chức thương mại thế giới WTO) cũng như chính sách kinh tế nói chung và chính sách thương mại nói riêng của từng nước. Những điều chỉnh đó đến lượt mình lại tác động trực tiếp đến sự phát triển của thương mại điện tử và viễn cảnh kinh tế quốc gia và toàn cầu cũng như quan hệ giữa các quốc gia trong những năm tới. Trong bối cảnh như vậy, các nước đang phát triển nhìn thấy ở thương mại điện tử cơ hội phát triển cho tương lai, nhưng đồng thời lại phải đối mặt với thách thức trong hiện tại không dễ vượt qua về công nghệ, về tri thức và đặc biệt là những thách thức đến từ những đề xuất thương mại điện tử toàn cầu của các nước phát triển, trong khi vẫn còn đang chật vật tìm cách thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của đói nghèo và lạc hậu. Ưu tiên chính sách của các nước này, vì thế, là làm cách nào bắt kịp với sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới, đồng thời đối phó hiệu quả với những nguy cơ đến từ quá trình đó. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn của các vấn đề nêu, trên đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh tiến trình hội nhập quốc tế, em đã mạnh dạn chọn đề tài: “Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam”. Khoá luận được kết cấu làm 3 chương: - Chương I: Tổng quan về thương mại điện tử và tổ chức thương mại thế giói. - Chương II: Phát triển thương mại điện tử toàn cầu và thương mại điện tử trong khuôn khổ WTO - Chương III: Thương mại điện tử tại các nước đang phát triển trong khuôn khổ WTO & giải pháp hội nhập thương mại điện tử toàn cầu của Việt Nam. Thương mại điện tử là lĩnh vực khá mới mẻ do đó việc dự đoán trước nó sẽ phát triển như thế nào là điều khó khăn cộng thêm khả năng và kiến thức còn hạn chế vì vậy em rất mong có sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy Nguyễn Quang Hiệp, giảng viên khoa kinh tế ngoại thương trường Đại Học Ngoại Thương – người đã trực tiếp hướng dẫn em viết bài khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè những người đã giúp đỡ và chia sẻ với em những khó khăn trong quá trình học tập và hoàn thành khoá luận này. Hà nội tháng 12 năm 2003

doc87 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2220 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thương mại điện tử toàn cầu trong khuôn khổ WTO và giải pháp đối với Việt Nam và những giải pháp hội nhập toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoaluan.doc
  • docbia kl.doc
  • docphu luc 1.doc
Luận văn liên quan