Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất y ếu định hình nên
nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam –
một quốc gia đang phát triển đã có những bước đi mạnh mẽ và dần dần hội nh ập sâu
rộng hơn với kinh tế toàn cầu. Điều đó đang tạo đà thúc đ ẩy cho Việt Nam đạt đư ợc
mức tăng trưởng kinh tế vô cùng nhanh chóng trong th ập kỷ vừa qua, đưa Việt Nam
trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân mỗi người đ ạt 1.400
USD/năm (số liệu từ Tổng cục thống kê công bố ngày 29/12/2011). Đóng góp vào
sự phát triển đầy ấn tượng đó thì không thể không kể đến mối quan h ệ thương mại,
đầu tư với liên minh châu Âu (EU), một đối quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Trong số 27 quốc gia thành viên EU thì không thể không nhắc tới nền kinh tế lớn
nhất khu vực, đó là Cộng Hòa Liên Bang (CHLB) Đức. Có thể nói CHLB Đức là
quốc gia có nền kinh tế vững mạnh và ổn định nhất EU từ trước tới nay. Chính vì
vậy, Việt Nam luôn luôn coi trọng tiềm năng phát triển quan hệ thương mại với
CHLB Đức, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn còn những tàn dư và
khủng khoảng nợ công châu Âu đang diễn ra chưa có hồi kết thì việc thúc đẩy quan
hệ kinh tế với những nước như CHLB Đức đang ngày càng trở nên quan trọng và
mang tính chiến lược đối với Việt Nam. Chính vì vậy, em xin nghiên cứu đề tài
“Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam
CHLB Đức và các giải pháp thúc đẩy” nhằm làm rõ thêm tầm quan trọng của đối
tác kinh tế lớn mạnh nhất châu Âu này với Việt Nam.
75 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1862 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam - Cộng hòa liên bang Đức và các giải pháp thúc đẩy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
---------***--------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Thương mại quốc tế
TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI
VÀ ĐẦU TƯ SONG PHƯƠNG VIỆT NAM – CHLB ĐỨC
VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
Họ và tên sinh viên: Phạm Tài Nguyên
Mã sinh viên: 0851020167
Lớp: Nhật 4 – Khối 5 KT
Khóa: 47
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Thị Xuân Hường
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Mục lục
Lời mở đầu ...................................................................................................................... 1
Chương 1. Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB Đức.... 3
1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và CHLB Đức. 3
1.1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ ngoại giao, kinh tế - xã hội giữa hai nước. .............. 3
1.1.2. Sơ lược về quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước. ..................................... 4
1.2. Phát triển quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức là xu thế tất yếu. ........ 9
1.2.1. Vài nét lịch sử về nền kinh tế CHLB Đức. ......................................................... 9
1.2.2. Xu thế tất yếu của quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – CHLB Đức. ......... 13
1.3. Những cơ sở cho sự phát triển quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam –
CHLB Đức. ..................................................................................................................... 15
1.3.1. Những cơ sở chung cho mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – EU. ................ 15
1.3.2. Những cơ sở riêng của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – CHLB Đức. ............ 17
Chương 2. Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam –
CHLB Đức giai đoạn 2005 - nay. .................................................................................. 20
2.1. Thực trạng quan hệ thương mại song phương Việt Nam – CHLB Đức. ..................... 20
2.1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều. ............................................................. 20
2.1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu. .................................................................. 21
2.1.3. Một số nhận xét, đánh giá chung. ................................................................... 24
2.2. Thực trạng quan hệ đầu tư song phương Việt Nam – CHLB Đức. ............................. 26
2.2.1. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam. ............................. 26
2.2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của CHLB Đức tại Việt Nam. ................... 30
2.2.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam tại CHLB Đức. ................... 33
2.2.4. Một số nhận xét, đánh giá chung. ................................................................... 38
2.3. Một số vấn đề về hợp tác phát triển toàn diện. .......................................................... 40
2.3.1. Viện trợ ODA của CHLB Đức tại Việt Nam. ................................................... 40
2.3.2. Hợp tác phát triển trong các lĩnh vực. ............................................................ 42
2.4. Những tác động của quan hệ thương mại và đầu tư với CHLB Đức tới tình hình phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam. ................................................................................... 46
2.4.1. Tác động tương hỗ thúc đẩy hoạt động kinh tế phát triển. .............................. 46
2.4.2. Thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ. ..................................................... 49
2.4.3. Thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của các doanh
nghiệp Việt Nam. ..................................................................................................... 50
2.4.4. Thúc đẩy giao lưu văn hóa, giáo dục. ............................................................. 51
Chương 3. Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt
Nam – CHLB Đức. ........................................................................................................ 53
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa
hai nước trong thời gian tới. ............................................................................................ 53
3.1.1. Những quan điểm cơ bản. .............................................................................. 53
3.1.2. Những mục tiêu và phương hướng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư
song phương giữa hai quốc gia trong thời gian tới. ................................................. 54
3.2. Một số giải pháp từ phía Việt Nam nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư song
phương giữa hai nước. ..................................................................................................... 58
3.2.1. Những giải pháp, chính sách vĩ mô................................................................. 58
3.2.2. Những giải pháp, chính sách vi mô................................................................. 63
3.2.3. Một số giải pháp khác. ................................................................................... 67
Kết luận ......................................................................................................................... 69
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 70
Danh sách các từ viết tắt
Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
CHLB Cộng hòa liên bang
EC European Commission Ủy ban châu Âu
EU European Union Liên minh châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA Free Trade Area Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GSP
Generalized System of
Preferences
Ưu đãi thuế quan phổ cập
KFW
Kreditanstalt für Wiederaufbau
(Tiếng Đức)
Ngân hàng Tái thiết Đức
ODA
Official Development
Assistance
Viện trợ phát triển
PCA
Partnership and cooperation
Agreement
Hiệp định đối tác và hợp tác toàn
diện
S&D
Special and Differencial
Treatment
Đối xử đặc biệt và khác biệt
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VCCI
Vietnam Chamber of
Commerce and Industry
Phòng Thương mại và công
nghiệp Việt Nam
WB World Bank Ngân hàng thế giới
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
1
Lời mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang là xu thế tất yếu định hình nên
nền kinh tế và thương mại toàn cầu. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam –
một quốc gia đang phát triển đã có những bước đi mạnh mẽ và dần dần hội nhập sâu
rộng hơn với kinh tế toàn cầu. Điều đó đang tạo đà thúc đẩy cho Việt Nam đạt được
mức tăng trưởng kinh tế vô cùng nhanh chóng trong thập kỷ vừa qua, đưa Việt Nam
trở thành nước có thu nhập trung bình thấp với GDP bình quân mỗi người đạt 1.400
USD/năm (số liệu từ Tổng cục thống kê công bố ngày 29/12/2011). Đóng góp vào
sự phát triển đầy ấn tượng đó thì không thể không kể đến mối quan hệ thương mại,
đầu tư với liên minh châu Âu (EU), một đối quan trọng bậc nhất của Việt Nam.
Trong số 27 quốc gia thành viên EU thì không thể không nhắc tới nền kinh tế lớn
nhất khu vực, đó là Cộng Hòa Liên Bang (CHLB) Đức. Có thể nói CHLB Đức là
quốc gia có nền kinh tế vững mạnh và ổn định nhất EU từ trước tới nay. Chính vì
vậy, Việt Nam luôn luôn coi trọng tiềm năng phát triển quan hệ thương mại với
CHLB Đức, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính 2008 vẫn còn những tàn dư và
khủng khoảng nợ công châu Âu đang diễn ra chưa có hồi kết thì việc thúc đẩy quan
hệ kinh tế với những nước như CHLB Đức đang ngày càng trở nên quan trọng và
mang tính chiến lược đối với Việt Nam. Chính vì vậy, em xin nghiên cứu đề tài
“Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam
CHLB Đức và các giải pháp thúc đẩy” nhằm làm rõ thêm tầm quan trọng của đối
tác kinh tế lớn mạnh nhất châu Âu này với Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Bài khóa luận nhằm làm rõ lịch sử phát triển, thực trạng quan hệ thương mại
và đầu tư song phương giữa Việt Nam và CHLB Đức, từ đó đánh giá tiềm năng
phát triển trong quan hệ hai nước và kiến nghị một số giải pháp từ phía Việt Nam
nhằm tăng cường, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại, đầu tư và các lĩnh vực khác
với CHLB Đức.
2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Bài khóa luận đi sâu, tập trung nghiên cứu quan hệ thương mại và đầu tư giữa
Việt Nam và CHLB Đức. Ngoài ra còn nghiên cứu các mối quan hệ hợp tác phát
triển toàn diện trong các lĩnh vực giữa hai nước như viện trợ phát triển (ODA), hợp
tác khoa học công nghệ, giao lưu văn hóa, giáo dục…
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận được xây dựng dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học:
phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp thống kê và so sánh, phương
pháp quy nạp.
5. Cấu trúc khóa luận.
Chương 1: Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – CHLB
Đức.
Chương 2: Thực trạng quan hệ thương mại và đầu tư song phương Việt Nam –
CHLB Đức từ 2005 – nay.
Chương 3: Tiềm năng phát triển quan hệ thương mại và đầu tư song phương
Việt Nam – Đức.
Do khuôn khổ đề tài và khả năng bản thân còn giới hạn nên bài khóa luận sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, em mong thầy cô thông cảm và đóng
góp ý kiến để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin cảm ơn thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Hường, giảng viên khoa Kinh tế và
kinh doanh quốc tế trường đại học Ngoại Thương đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành
đề tài khóa luận tốt nghiệp này.
3
Chương 1. Khái quát về quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt
Nam – CHLB Đức.
1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt
Nam và CHLB Đức.
1.1.1. Vài nét về lịch sử quan hệ ngoại giao, kinh tế - xã hội giữa hai nước.
Việt Nam và CHLB Đức chính thức thiết lập quan hệ Ngoại giao cấp Đại sứ
ngày 23/9/1975. Thời gian đầu mối quan hệ chính trị giữa hai nước chỉ phát triển
một cách chậm chạp, vì trong các vấn đề liên quan đến CHLB Đức và châu Âu Việt
Nam theo đường lối của Liên Xô trước kia. Từ đầu những năm 1990 đến nay, quan
hệ giữa hai nước phát triển rất tốt khi có nhiều đoàn cấp cao giữa chính phủ hai
nước tích cực viếng thăm, giao lưu lẫn nhau. Nhiều năm qua, CHLB Đức và Việt
Nam đã xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác song phương hết sức bền chặt.
Ngay từ năm 1955, những thiếu niên Việt Nam đầu tiên đã sang CHLB Đức học
tập. Đến nay, cộng đồng người Việt đang sinh sống và làm việc tại CHLB Đức đã
lên tới khoảng 100.000 người. Đây là nhịp cầu quan trọng kết nối tình hữu nghị
giữa nhân dân hai nước.
Về quan hệ kinh tế - xã hội, gần đây nhất là chuyến viếng thăm của Thủ tướng
Đức, bà Angela Merkel tới Việt Nam với “Tuyên bố chung Hà Nội: Việt Nam - Đức
- đối tác chiến lược vì tương lai" được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng
Đức Angela Merkel ký ngày 11/10/2011 tại Hà Nội đã thực sự tạo ra một bước
chuyển lớn về chất. Đặc biệt tuyên bố chung có đoạn "Việt Nam và Đức nhất trí
thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, tăng cường hợp tác chặt chẽ trong thời gian tới,
đặc biệt là trong những lĩnh vực then chốt". Với 5 lĩnh vực then chốt được nêu rõ
trong Tuyên bố chung Hà Nội gồm có: hợp tác chính trị chiến lược; thương mại và
đầu tư; tư pháp và pháp luật; phát triển và bảo vệ môi trường; giáo dục, khoa học,
công nghệ, văn hóa, truyền thông và xã hội. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo đà thúc
mạnh mẽ mối quan hệ song phương, phù hợp với mong đợi của lãnh đạo và người
4
dân hai nước, là bước tiến mới vô cùng quan trọng làm cơ sở cho sự phát triển quan
hệ giữa hai quốc gia trong thời gian tới.
1.1.2. Sơ lược về quan hệ thương mại, đầu tư giữa hai nước.
Từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới thì quan hệ giữa hai nước đã
được cải thiện liên tục so với thời điểm thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1975 và có
một sự cải thiện rõ rệt khi nước Đức được thống nhất. Phía Việt Nam đã sẵn sàng
hợp tác chặt chẽ với nước Đức thống nhất (CHLB Đức) như với Cộng hòa dân chủ
Đức trước kia. Từ đầu những năm 1990 đến nay, quan hệ giữa hai nước phát triển
tốt. Hai nước có quan điểm tương đồng trong các vấn đề quốc tế lớn, thường xuyên
trao đổi, phối hợp trong các diễn đàn đa phương. Không có vướng mắc hoặc những
vấn đề cần giải quyết do lịch sử để lại. Hai nước đã ký kết một số hiệp định tạo cơ
sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Nghị định thư về hợp tác và phát triển,
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần, Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các Hiệp
định hợp tác hàng hải, hàng không… Cũng từ đầu thập niên 1990, các đối tác
CHLB Đức đã bắt đầu quan tâm tới đầu tư tại Việt Nam với một số dự án của các
tập đoàn hàng đầu của Đức như Siemens, DHL.
CHLB Đức hiện nay là đối tác thương mại lớn nhất trong các nước thành viên
EU của Việt Nam, với kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng khoảng 15%
mỗi năm trong giai đoạn 2007-2009, khi mà kinh tế toàn cầu gặp không ít khó khăn
khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính. Những năm gần đây kim ngạch
thương mại hai chiều bắt đầu tăng mạnh, cụ thể năm 2009 đạt 3,4 tỷ USD, năm
2010 đạt trên 4,1 tỷ USD, và đạt 5,5 tỷ USD trong năm 2011 (số liệu của Tổng cục
thống kê), bằng tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và nhiều nước
châu Âu khác cộng lại. Theo số liệu của Đức có tính cả sự trung chuyển qua nước
thứ ba, kim ngạch song phương thậm chí lên tới 6 tỷ USD.
Cho tới nay với gần 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, CHLB Đức luôn là
đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong liên minh châu Âu, mặc dù kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Đức còn nhỏ so với nhiều nước khác trong khu
vực tuy nhiên mức độ tăng trưởng đạt khá, cùng với sự nâng tầm quan hệ đối tác
chiến lược giữa hai nước vào năm 2011 sẽ hứa hẹn một mức độ phát triển tốt trong
5
quan hệ hai nước, giúp mở rộng hợp tác trên tất cả các lĩnh vực ở tầm cao chiến
lược mới.
Về lĩnh vực đầu tư, từ những năm 1990 khi bắt đầu mở cửa, Việt Nam đã thu
hút được mối quan tâm lớn từ các nhà đầu tư CHLB Đức với các dự án hợp tác đầu
tư trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, thủy điện, thiết bị y tế… đến nay đầu tư của CHLB
Đức khá đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác như chế biến chế tạo, công nghiệp phụ
trợ, công nghệ thông tin, các ngành dịch vụ… Những dự án đầu tư của CHLB Đức
có tầm quan trọng trong sự phát triển các ngành kinh tế Việt Nam theo hướng hiện
đại. Có thể kể đến các đại diện tiêu biểu như:
- Công ty TNHH Siemens Việt Nam.
Bắt đầu vào thị trường Việt Nam từ năm 1979 khi cung cấp và lắp đặt hai tua
bin khí công nghiệp và thiết bị điện cho Công ty giấy Bãi Bằng, nhưng công ty thực
sự mở rộng hoạt động kinh doanh từ năm 1989 với việc xây dựng đường truyền số
kết nối Hà Nội, Đà Nẵng với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, với tốc độ truyền
140 Mbits/giây. Năm 1993 Siemens khai trương văn phòng đại diện tại Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh. Kể từ khi thành lập tại Việt Nam, Siemens đã tham gia vào
nhiều dự án về cơ sở hạ tầng của Việt Nam như cung cấp hai hệ thống chụp cộng
hưởng từ đầu tiên năm 1996, cung cấp hệ thống điệu trị bệnh ung thư tiên tiến nhất
cho bệnh viện K tại Hà Nội năm 2000… Hiện Siemens hoạt động trong nhiều lĩnh
vực trọng yếu của nền kinh tế quốc gia như năng lượng, công nghiệp, y tế và cơ sở
hạ tầng. Siemens đang từng bước khẳng định vị trí là nhà cung cấp giải pháp toàn
diện hàng đầu thế giới, sẵn sàng cung cấp giải pháp cho mọi thách thức của Việt
Nam.
Năm 2002, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Siemens Việt Nam chính thức được
thành lập. Hoạt động trên 3 lĩnh vực chính là công nghiệp (tự động hóa công
nghiệp, công nghệ truyền động, giải pháp công nghiệp, công nghệ tòa nhà, giao
thông và vận chuyển, chiếu sáng OSRAM); năng lượng (năng lượng hóa thạch và
tái tạo, dầu khí, dịch vụ năng lượng, truyền tải điện, phân phối điện); y tế (chẩn
đoán hình ảnh và giải pháp công nghệ thông tin, quy trình thăm khám và giải pháp,
chẩn đoán xét nghiệm), Siemens Việt Nam luôn đi tiên phong trong cung cấp các
thiết bị, công nghệ hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, hiệu suất công nghiệp cao, giải
6
pháp y tế chất lượng với giá cả hợp lý, các giải pháp cơ sở hạ tầng thông minh.
Không chỉ là nhà cung cấp thiết bị chính cho Nhà máy Điện chu trình hỗn hợp
Nhơn Trạch 2 tại tỉnh Đồng Nai, trong năm tài khóa 2010, Công ty TNHH Siemens
Việt Nam còn được lựa chọn cung cấp dịch vụ bảo trì dài hạn cho nhà máy này;
được lựa chọn cung cấp các thiết bị và vật liệu chính (gồm thiết bị sơ cấp và thứ
cấp) lắp đặt Trạm biến áp 500 KV Quảng Ninh phục vụ kết nối truyền tải điện;
cung cấp trạm đóng, cắt trung thế cách điện khí (GIS) Tây Hồ 220 KV lớn nhất và
đầu tiên tại Hà Nội, góp phần đảm bảo an toàn và ổn định điện cho thủ đô chào
mừng 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Trong năm tài khóa 2010, bộ phận giải
pháp công nghiệp của Siemens Việt Nam cũng đã thắng thầu cung cấp toàn bộ các
sản phẩm thuộc hệ thống tối ưu hóa xi măng cho dây chuyền sản xuất mới tại Nhà
máy Xi măng Công Thanh (Thanh Hóa) công suất 12.000 tấn clinker/ngày, là dây
chuyền xi măng sản xuất đơn có công suất lớn nhất châu Á từ trước đến nay; bộ
phận công nghệ tòa nhà đã ký được hợp đồng cung cấp các hệ thống thanh dẫn
Sivacon 8PS và tủ điện Sivacon 8PS có độ an toàn và chính xác cao theo tiêu chuẩn
châu Âu cho Dự án Tòa nhà trụ sở Bộ Công an; bộ phận hệ thống vận chuyển ký
được hợp đồng cung cấp hệ thống xử lý hàng hóa cho Sân bay Tân Sơn Nhất với
các hạng mục thiết kế kỹ thuật, cung cấp, bàn giao, lắp đặt, chạy thử, đưa vào vận
hành thiết bị cơ khí, xe nâng tự hành (ETV), băng tải, phần mềm điều khiển, phần
mềm quản lý và các cụm thiết bị điện tử PLC. Năm 2011, Công ty Trách nhiệm hữu
hạn Siemens Việt Nam giành được giấy phép kinh doanh đầy đủ. Giành được hợp
đồng cung cấp hàng loạt các thiết bị chẩn đoán hình ảnh cho bệnh viện Vinmedicare
- bệnh viện 5 sao đầu tiên tại Hà Nội. Trong năm 2010, doanh thu của Siemens Việt
Nam đã đạt 241 triệu euro, lợi nhuận thu được 4,7 triệu euro, lưu lượng tiền mặt đạt
9,8 triệu euro…, góp phần đáng kể vào thành công của Siemens toàn cầu.
- Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam.
Metro Cash & Carry là bộ phận kinh doanh của tập đoàn Metro, một trong
những công ty thương mại quốc tế lớn hoạt động trong lĩnh vực phân phối bán lẻ có
trụ sở tại Dusseldorf CHLB Đức. Metro Cash & Carry hiện đang có mặt tại 29 quốc
gia với hơn 650 trung tâm bán sỉ. Với hơn 100.000 nhân viên trên toàn thế giới,
năm 2008 công ty đạt doanh số 33.1 tỷ Euro. Tiếp theo sự thành công của mô hình
7
Cash & Carry trên toàn thế giới, công ty Metro tiếp tục mang những lợi ích của mô
hình này đến Việt Nam. Metro Cash & Carry bắt đầu hoạt động phân phối tại Việt
Nam năm 2002. Bốn trung tâm phân phối được khánh thành đầu tiên, hai tại
TP.HCM vào ngày 28/03/2002 (Metro Bình Phú) và 05/12/2002 (Metro An Phú),
một tại thủ đô Hà Nội vào ngày 30/07/2003 (Metro Thăng Long) và một trung tâm
khác tại thành phố Cần Thơ vào ngày 23/12/2004(Metro Hưng Lợi). Tiếp theo đó sẽ
là sự ra đời hàng loạt các trung tâm Metro ở các thành phố lớn khác. Hiện nay công
ty có 17 trung tâm bán bán sỉ cash & carry tại TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Biên Hoà - Đồng Nai, An Giang, Bình Định, Bình Dương, Quảng
Ninh, Vũng Tàu, Vinh, Nha Trang, Buôn Ma Thuột và hai trạm trung chuyển phân
phối tại Bình Dương và Lâm Đồng.
Công ty có mô hình kinh doanh đơn giản và hiệu quả. Phân phối sỉ cash &
carry được định nghĩa trên cơ sở đối tượng khách hàng: chỉ có khách hàng làm kinh
doanh mới được mua hàng tại Metro Cash & Carry, tất cả khách hàng cần được
đăng ký và được cấp thẻ khách hàng. Điều này có nghĩa Metro Cash & Carry không
phục vụ nhu cầu người tiêu dùng cá nhân. Trung tâm Metro Cash & Carry không
phải là một siêu thị hay chuỗi đại siêu thị dành cho tiêu dùng cá nhân mà l