Truyền thông đại chúng được hiểu là những phương thức chuyển tải thông
điệp đến những nhóm đông người. Có nhiều phương tiện truyền thông đại
chúng khác nhau, phổ biến nhất là phát thanh, truyền hình, báo chí và
internet. Trong thời đại bùng nổ thông tin, truyền thông đại chúng có có vai
trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Cũng vì vậy mà phạm vi nghiên
cứu của đề tài rất rộng, ở đây, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát trên lĩnh vực
báo chí, đặc biệt là báo in.
“Báo”, hay gọi đầy đủ là “báo chí” (xuất phát từ hai từ: "báo" – thông
báo và "chí" – giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ,
như nhật báo hay tạp chí. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông
khác như phát thanh, truyền hình. Định nghĩa này cũng áp dụng được cho
những loại tạp chí liên tục xuất bản trên web (báo điện tử). Có những loại báo
chí sau:
- Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên
giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: Tính phổ cập cao, có nội dung sâu,
người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: Thông tin chậm, khả năng tương
tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém. Còn gọi là báo in, báo giấy
hay là báo chữ;
48 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7915 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận
Tiếng lóng trên các
phương tiện truyền thông
hiện nay
SV Lê Thị Trúc Hà
MỤC LỤC
DẪN NHẬP.
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4. Mục đích nghiên cứu.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.
8. Kết cấu khóa luận.
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ..
1.1. Tiếng lóng.
1.1.1. Khái niệm tiếng lóng.
1.1.2. Mối quan hệ giữa tiếng lóng và phương ngữ xã hội
1.1.3. Phân biệt khái niệm tiếng lóng với biệt ngữ, từ nghề nghiệp.
1.2. Phương tiện truyền thông.
1.2.1. Khái niệm truyền thông và truyền thông đại chúng.
1.2.2. Các loại hình phương tiện truyền thông.
TIỂU KẾT..
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC PHƯƠNG
TIỆN TRUYỀN THÔNG (KHẢO SÁT TRÊN CỨ LIỆU BÁO CHÍ).
2.1. Từ ngữ lóng xét về nguồn gốc.
2.1.1. Từ ngữ lóng có nguồn gốc thuần Việt
2.1.2. Từ ngữ lóng có nguồn gốc vay mượn.
2.2. Đặc điểm về cấu tạo.
2.2.1. Cấp thêm nghĩa mới cho từ ngữ trong vốn từ toàn dân.
2.2.2. Biến đổi vỏ ngữ âm..
2.2.3. Thêm hoặc bớt âm tiết
2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa.
2.3.1. Hiện tượng chuyển nghĩa trong từ ngữ lóng.
2.3.3.Phân biệt hiện tượng đa nghĩa và đồng âm..
2.4. Đặc điểm về ngữ dụng.
TIỂU KẾT..
CHƯƠNG 3: SỰ VẬN DỤNG TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC PHƯƠNG TIỆN
TRUYỀN THÔNG (KHẢO SÁT TRÊN CỨ LIỆU BÁO CHÍ).
3.1. Nguyên nhân của việc sử dụng tiếng lóng trên báo chí
3.2. Đặc điểm sử dụng tiếng lóng trong văn bản báo chí
3.2.1. Tiếng lóng trong các bộ phận văn bản báo chí
3.2.2. Tiếng lóng trong các thể loại văn bản báo chí
3.3. Vai trò của việc sử dụng tiếng lóng trên báo chí
3.3.1. Phản ánh thực tế sử dụng ngôn ngữ trong xã hội
3.3.2. Tăng cường tính biểu cảm..
3.3.3. Góp phần vào xu hướng hội thoại hóa ngôn ngữ báo chí
3.4. Vấn đề lạm dụng tiếng lóng và một vài đề xuất
KẾT LUẬN..
TÀI LIỆU THAM KHẢO..
PHỤ LỤC..
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
2! : Tạp chí 2!
HHT : Hoa học trò
KHXH: Khoa học xã hội
NXB : Nhà xuất bản
TTC : Tuổi trẻ cười
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG LÓNG TRÊN CÁC PHƯƠNG
TIỆN TRUYỀN THÔNG (KHẢO SÁT TRÊN CỨ LIỆU BÁO CHÍ)
Trong tiếng Anh, "communication" có nghĩa là truyền thông – sự truyền đạt,
thông tin, thông báo, giao tiếp, trao đổi, liên lạc. Còn trong tiếng La–tinh, nó
có nghĩa là cộng đồng. Nội hàm của nó là nội dung, cách thức, con đường,
phương tiện để đạt đến sự hiểu biết lẫn nhau giữa cá nhân và xã hội. Truyền
thông là một quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ
năng nhằm tạo sự liên kết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi trong hành vi và
nhận thức. Nói ngắn gọn, bản chất của truyền thông chính là hoạt động giao
tiếp.
Truyền thông đại chúng được hiểu là những phương thức chuyển tải thông
điệp đến những nhóm đông người. Có nhiều phương tiện truyền thông đại
chúng khác nhau, phổ biến nhất là phát thanh, truyền hình, báo chí và
internet. Trong thời đại bùng nổ thông tin, truyền thông đại chúng có có vai
trò rất quan trọng đối với đời sống xã hội. Cũng vì vậy mà phạm vi nghiên
cứu của đề tài rất rộng, ở đây, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát trên lĩnh vực
báo chí, đặc biệt là báo in.
“Báo”, hay gọi đầy đủ là “báo chí” (xuất phát từ hai từ: "báo" – thông
báo và "chí" – giấy), nói một cách khái quát là những xuất bản phẩm định kỳ,
như nhật báo hay tạp chí. Nhưng cũng để chỉ cả các loại hình truyền thông
khác như phát thanh, truyền hình. Định nghĩa này cũng áp dụng được cho
những loại tạp chí liên tục xuất bản trên web (báo điện tử). Có những loại báo
chí sau:
- Báo viết: Thể loại báo chí xuất hiện lâu đời nhất, hình thức thể hiện trên
giấy, có hình ảnh minh họa. Ưu điểm: Tính phổ cập cao, có nội dung sâu,
người đọc có thể nghiên cứu. Nhược điểm: Thông tin chậm, khả năng tương
tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém. Còn gọi là báo in, báo giấy
hay là báo chữ;
- Báo nói: Thông tin được chuyển tải qua thiết bị thu phát radio bằng
ngôn ngữ. Ra đời từ thế kỷ XIX. Ưu điểm: Thông tin nhanh. Nhược điểm:
không trình bày được các thông tin bằng hình ảnh (phóng sự ảnh) hoặc các
thông tin có hình ảnh minh họa;
- Báo truyền hình: Thông tin được chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua
thiết bị đầu cuối là máy phát hình (đài truyền hình) và máy thu hình
(television). Ưu điểm: Thông tin nhanh. Nhược điểm: Khả năng tương tác hai
chiều chưa cao;
- Báo điện tử: Sử dụng giao diện website trên Internet để truyền tải thông tin
bằng bài viết, âm thanh, hình ảnh, các đoạn video gồm cả hình ảnh động và
âm thanh (video clip). Ưu điểm: thông tin cập nhật nhanh, tính tương tác hai
chiều cao. Khuyết điểm: tính phổ cập yếu.
Ngôn ngữ ở mỗi phong cách đều có nét đặc thù, báo chí cũng không phải
ngoại lệ. Tiếng lóng trên báo chí nói riêng và phương tiện truyền thông nói
chung ắt có những đặc trưng riêng biệt cần được tìm hiểu.
2.1. Từ ngữ lóng xét về nguồn gốc
Dựa trên tiêu chí nguồn gốc, ta có thể chia vốn từ của tiếng Việt thành hai lớp
từ cơ bản: từ thuần Việt và từ vay mượn. Tuy nhiên, ranh giới giữa các lớp từ
này là không hoàn toàn rõ ràng. Rất nhiều từ ngoại lai đã gia nhập vào lớp từ
thuần bản ngữ, thậm chí người bản địa cũng không nhận biết được, đặc biệt
là những từ gốc Hán.
2.1.1. Từ ngữ lóng có nguồn gốc thuần Việt
Từ thuần Việt là bộ phận từ vựng cơ bản trong vốn từ tiếng Việt, chỉ tên các
sự vật và các hiện tượng tự nhiên và xã hội.
Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là các từ gốc Nam
Á và Tày Thái. Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều bộ
phận, nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những quan hệ
hết sức phức tạp với nhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn ngữ trong vùng.
Từ thuần Việt là lớp từ có lâu đời, người bản ngữ có thể hiểu được ý nghĩa
của chúng mà không gặp bất kì cản trở nào. Trong khi đó, từ ngữ lóng được
xem như một biệt ngữ xã hội. Tức là không phải nhóm xã hội nào cũng dùng
tiếng lóng. Như vậy, để tạo ra nét khu biệt, tiếng lóng phải mang nét nghĩa
khác so với tiếng toàn dân. Những đặc trưng ngữ nghĩa này sẽ được chúng tôi
trình bày ở những mục sau. Ví dụ:
- Album “Rated R”, phát hành sau sự cố tháng 9, là một lời tuyên
bố hùng hồn của Riri rằng cô đã đứng dậy sau vấp ngã bằng cách
hát những ca khúc “đá xéo” Chris Brown (2! số 256, ra ngày
03/04/2012, Rihanna và Chris Brown: Mối quan hệ replay).
Đá xéo: Nói xéo.
- Cách đây không lâu, Call Me Maybe của Carly Rae Jepsen
(“gà” cùng công ty với Justin Bieber) nếu không được anh chàng,
Selena Gomez và Ashley Tisdale thực hiện bản cover nhắng nhít vui
nhộn thì có lẽ tới bây giờ nó vẫn còn là một bài hát vô danh ở
Canada (2! số 281, ra ngày 25/09/2012, Phép màu hay bí mật chiến
lược).
Gà: Cá nhân hoặc tập thể được đào tạo một cách chuyên nghiệp với mục đích
thi đấu với các cá nhân, tập thể khác.
- Các “mọt sách” có thể Đọc online – để xem “nóng”, Tải về – để
dành đọc sau hoặc Mua tặng – để chia sẻ với bạn bè (2! số 288, ra
ngày 13/11/2012, Sinh viên thành lập hội thật kool cùng Galaxy Tab
2).
Nóng: (Sự kiện) có tính thời sự, được nhiều người quan tâm.
Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy từ thuần Việt là lớp từ – ngữ lóng được sử
dụng nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông. Đặc biệt là báo chí. Đây
là lớp từ được xem như đơn giản và dễ hiểu. Khi trở thành tiếng lóng, lẽ tất
yếu nó sẽ được gán cho một nghĩa khác với nghĩa gốc của từ. Đôi khi, ta dễ
dàng nhận ra sự tương đồng về mặt hình ảnh (gà: một loại gia cầm quen
thuộc, thường nuôi theo kiểu hộ gia đình, đôi khi được lựa chọn và chăm sóc
một cách đặc biệt để mang đi “đá”), hay đó chỉ là sự tương đồng về mặt âm
thanh (bánh bơ, mũ phớt – bơ phớt).
2.1.2. Từ ngữ lóng có nguồn gốc vay mượn
Toàn cầu hóa đang là vấn đề thời sự không chỉ riêng của quốc gia nào. Toàn
cầu hóa tác động đến mọi mặt của đời sống. Ngôn ngữ không nằm ngoài
phạm vi ấy. Thậm chí, sự tác động của toàn cầu hóa còn mạnh mẽ, trực tiếp
hơn nhiều lĩnh vực khác. Các cộng đồng khác nhau cần có chung một mã
ngôn ngữ để giao tiếp. Chính quá trình sử dụng này đã tác động ngược trở lại
ngôn ngữ của các cộng đồng. Hiện tượng vay mượn vì thế hình thành. Mặt
khác, sự ra đời của hàng loạt khái niệm mới cũng cần được định danh. Cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất là vay mượn từ của những ngôn ngữ có sẵn.
Số lượng có thể nhiều ít khác nhau, nhưng hiện nay trên thế giới, không một
ngôn ngữ nào không có những yếu tố vay mượn. Đó có thể là vay mượn các
kết cấu cú pháp, các ngữ cố định, các yếu tố ngữ âm, nhưng chủ yếu là các
đơn vị từ vựng. Cùng với các phương thức nội tại như tạo nghĩa mới cho từ,
cấu tạo từ mới từ các yếu tố thuần Việt, việc vay mượn đã góp phần làm gia
tăng nhanh chóng vốn từ vựng của tiếng Việt.
Tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông, ngoài lớp từ thuần Việt còn có
lớp từ vay mượn (từ ngoại lai). Trong từ vựng tiếng Việt, chủ yếu có hai lớp
từ vay mượn: từ vay mượn gốc Hán và lớp từ vay mượn gốc Ấn – Âu (Pháp,
Nga, Anh…). Với lớp từ vay mượn gốc Hán, việc phân loại, xác định một
cách rõ ràng và chính xác tuyệt đối là một điều vô cùng khó khăn. Bởi lớp từ
đó chủ yếu là những từ gốc Hán đã tồn tại trong từ vựng tiếng Việt từ hơn
mười thế kỷ trước. Chúng được Việt hóa rất mạnh, trở nên quá quen thuộc,
gần gũi với người Việt: “chè, buồn, mùa, chìm…” (những từ Hán cổ); trường
hợp những từ Hán – Việt, có thể dễ dàng hơn trong việc phân định chúng với
những từ thuần Việt: “nam, nữ, trọng, khinh, cận, viễn…”. Đối với những từ
vay mượn gốc Ấn- Âu, do thời gian hòa nhập vào từ vựng tiếng Việt muộn
hơn nên chúng chưa được Việt hóa hoàn toàn, dễ nhận thấy nhiều yếu tố
ngoại lai vẫn tồn tại trong bản thân những từ ngữ ấy.
Trong công trình Dẫn luận ngôn ngữ học, Nguyễn Thiện Giáp có viết: “Nếu
không nhìn nhận vấn đề một cách biện chứng và lịch sử thì rất khó xác định
đâu là từ thuần bản ngữ, đâu là từ ngoại lai. Có người cho rằng chỉ có thể gọi
một cách hợp lý từ ngoại lai trong một ngôn ngữ nhất định là những yếu tố đã
thâm nhập sau cái thời kì ít nhiều chính xác đánh dấu một cách quy ước giai
đoạn đầu của ngôn ngữ ấy. Trong thực tế, vấn đề xác định thời gian hình
thành của một ngôn ngữ dân tộc nào đó là rất phức tạp và không phải bao giờ
cũng cho một câu trả lời chắc chắn. Vì vậy, chúng ta vẫn vấp phải cái khó
khăn trong khi phân biệt từ bản ngữ và từ ngoại lai. Nội dung của hai khái
niệm này chỉ có thể xác định một cách tương đối chắc chắn nếu xét chúng
trong những giai đoạn lịch sử cụ thể nhất định. Các giai đoạn phát triển của
một ngôn ngữ kế tiếp lẫn nhau, mỗi giai đoạn bao gồm những yếu tố thuộc ba
loại:
- Những yếu tố cũ, giai đoạn trước để lại;
- Những yếu tố mới du nhập vào từ các ngôn ngữ khác trong giai đoạn ấy;
- Những sản phẩm mới được cấu tạo trên cơ sở những yếu tố cũ và những yếu
tố mới du nhập vào.
Xét trong giai đoạn ấy, những từ thuộc loại một và loại ba có thể được coi từ
bản ngữ, còn những từ thuộc loại hai là những từ ngoại lai. Như vậy, khái
niệm từ ngoại lai và từ bản ngữ được quan niệm một cách biện chứng. Những
từ ngoại lai trong giai đoạn này có thể trở thành từ bản ngữ trong giai đoạn
tiếp theo” [20; 129 – 134].
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi xin nghiên cứu và phân
tích lớp từ vay mượn là “những yếu tố mới du nhập vào các từ và các ngôn
ngữ khác trong giai đoạn ấy” – tức là giai đoạn khoảng mười năm trở lại đây.
Trong đó chia ra thành: Lớp từ ngữ gốc Hán và lớp từ ngữ gốc Ấn – Âu.
2.1.2.1. Lớp từ ngữ lóng có nguồn gốc Hán
Quá trình tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán đã để lại trong tiếng Việt một số
lượng lớn từ vay mượn gốc Hán. Các từ gốc Hán khi đi vào tiếng Việt đã
được Việt hóa về âm đọc cho phù hợp với hệ thống ngữ âm của tiếng Việt.
Đó gọi là cách đọc Hán – Việt. Cách đọc này đã được hoàn thiện từ khoảng
thế kỉ X – XI và được sử dụng ổn định cho đến nay. Cách đọc này được áp
dụng đối với những từ ngữ lóng có từ một hình vị gốc Hán trở lên: “kì thị”,
“vệ tinh”, “bí kíp võ lâm”, “phi công”, “biến hình”, “lâm sự”, “cấm
vận”… Ví dụ:
- Bên cạnh đó, các teen cũng hồn nhiên chia sẻ vô số những “bí
kíp võ lâm”, từ đấm đến xoa, từ gia truyền đến hiện đại mà các
chuyên gia cũng mắt chữ O, mồm chữ Y, thán phục sự “sáng tạo”
của các bạn (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Cùng Acnacare xóa tan
nỗi lo về mụn).
Bí kíp võ lâm: Kinh nghiệm, mẹo vặt.
- Ám ảnh về thẩm mỹ của những khu vực “cấm địa” không chỉ là
nỗi lo riêng của cánh con trai (2! số 303, ra ngày 26/02/2013, 1001
kiểu “làm mới” bản thân).
Khu vực cấm địa: Bộ phận sinh dục.
- Tuy nhiên, đáng ngạc nhiên hơn trong chính nghiên cứu này
cũng đã cho thấy, phần lớn các bạn trẻ ngày nay thích làm “chiến
binh bàn phím” chỉ vì muốn thỏa mãn nỗi khát khao được khác biệt,
được nhìn thấy của bản thân (2! số 283, ra ngày 09/10/2012, Cyber
Bully độc ác có khiến bạn khác biệt?).
Chiến binh bàn phím: Người chỉ biết thể hiện bản thân trên các trang mạng,
đối lập hoàn toàn với đời sống thực.
- Tận dụng mọi cơ hội để tạo nhiệt (2! số 288, ra ngày 13/11/2012,
Victoria và tham vọng bành trướng họ nhà Beckham).
Nhiệt: Độ nổi tiếng.
- Khi bạn phát hiện “cục cưng” của bạn đang có một vài “vệ
tinh” theo đuổi, bạn sẽ làm gì? (2! số 258, ra ngày 17/04/2012,
Khám phá khả năng “sát gái” cùng MQ Test)
Vệ tinh: Người để ý, theo đuổi (khác giới).
Theo những thống kê ban đầu của chúng tôi, lớp từ – ngữ lóng là từ Hán –
Việt chiếm tỉ lệ rất ít (4,6% các cứ liệu khảo sát trên báo chí). Nguyên nhân
chủ yếu là do sắc thái trang trọng, nghiêm túc của lớp từ này. Lớp từ Hán –
Việt xuất hiện nhiều trong các lớp từ vựng mang màu sắc văn hóa gọt giũa
hơn là tiếng lóng – vốn được xem như thuộc về phong cách khẩu ngữ.
Các từ ngữ lóng gốc Việt và gốc Hán thường được cấu tạo theo cách chuyển
nghĩa, tạo nghĩa mới khác với nghĩa gốc của từ. Hiếm thấy trường hợp nào
giữ nguyên nghĩa ban đầu.
2.1.2.2. Lớp từ ngữ lóng gốc Ấn- Âu
Lớp từ này chủ yếu có nguồn gốc từ tiếng Pháp và tiếng Anh (xuất hiện khá
nhiều ở dạng phiên âm hoặc nguyên ngữ), chiếm tỉ lệ khoảng 12%. Dựa trên
những cứ liệu đã khảo sát được, đối tượng sử dụng tiếng lóng chủ yếu là giới
trẻ. Họ có xu hướng sử dụng từ vay mượn Anh ở dạng nguyên ngữ. Hiện nay,
khi nói đến hiện trạng lạm dụng từ ngữ nước ngoài là nói đến việc lạm dụng
lớp từ vay mượn có nguồn gốc Ấn – Âu là chủ yếu (đặc biệt là tiếng Anh). Sở
dĩ tiếng Anh trên các văn bản báo chí trở thành lớp từ vay mượn chiếm tỉ lệ
lớn là vì hiện nay tiếng Anh được sử dụng phổ biến như một ngôn ngữ quốc
tế trên toàn thế giới, việc dạy học và sử dụng tiếng Anh cũng đang rất phổ
biến ở Việt Nam. Dưới đây là một vài đoạn văn bản trên các trang báo:
- Sinh nhật Mr/Ms Right, 200 ngày yêu nhau, một năm chung
sống, tất cả đều là những dịp chính đáng để tổ chức một sự kiện bất
ngờ (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Học cách gia tăng tình cảm như
các cặp đôi We Got Married).
- Đến giờ mình vẫn chưa hoàn hồn mỗi khi nhắc đến Ex (2! số
250, ra ngày 21/02/2012, Tình phí: Yêu tình này rất phí).
Cả hai đoạn văn bản trên đều có sử dụng tiếng lóng dưới dạng nguyên
ngữ. Thực chất đa phần những từ lóng dưới dạng nguyên ngữ là để tạo ra nét
sắc thái riêng biệt cho đối tượng sử dụng nó – giới trẻ. “Mr/Ms Right” không
phải cách gọi một nhân vật nào đó với sắc thái trang trọng, nghiêm túc, mà
đơn thuần là cách giới trẻ dùng gọi người yêu, người mình mong muốn được
kết hôn. Ngoài cách sử dụng này, tiếng Việt còn có những cụm từ tương
đương như “Mr/Ms Hoàn Hảo” hay “chân mệnh thiên tử”, “bạch mã hoàng
tử”… “Ex” là một từ xuất hiện khá nhiều trên các phương tiện báo chí. Nó
được rút gọn từ “ex-boyfriend” hoặc “ex-girlfriend”, dùng để chỉ người yêu
cũ. Trong số 49 số báo 2! được khảo sát, gần như số báo nào cũng có xuất
hiện từ này.
Ngoài cách dùng từ nguyên ngữ thì người ta còn phiên âm những từ thông
dụng. Theo dõi hai ví dụ sau:
- Tất bật ôn tập cho kì thi học kì căng thẳng sắp tới và “chạy sô”
cho những buổi chụp hình, vậy mà hot girl Quỳnh Anh Shyn (QAS)
nhà ta vẫn hoàn toàn tự tin để nói không với mụn khi sở hữu làn da
mịn đáng mong ước (2! số 291, ra ngày 04/12/2012, Hot girl Quỳnh
Anh Shyn: “Tớ chẳng hề sợ mụn”).
Từ vựng nói chung, khi đưa vào ngữ cảnh mới có thể nhận biết được các nét
nghĩa. “Sô” (hay show: buổi trình diễn, trình chiếu) cũng vậy, nếu xét riêng
lẻ, đơn thuần là từ vay mượn chứ không phải từ lóng. Tuy nhiên, trong tình
huống này “chạy sô” (làm nhiều việc cùng lúc), vừa tạo màu sắc riêng cho
người sử dụng, vừa mang nét nghĩa mới lạ. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có
thể xác định được tính chất “lóng” của từ này.
Hay:
- Hãy hỏi “Bác Gút” ngay để biết tâm cơn bão đang tràn đến đâu
rồi nhé, bắt kịp tâm bão đi nào (2! số 256, ra ngày 03/04/2012, Cảnh
báo: “Cơn bão AXE – The AXE Effect” đổ bộ vào Việt Nam).
Những từ được phiên âm đều là những từ tiếng Anh quen thuộc, được sử
dụng phổ biến với cả hai dạng nguyên ngữ và phiên âm. Sô là show, Gút
chính là Google. Có lẽ mục đích của người viết những bài báo này là mang
lại một màu sắc mới, hài hước, trẻ trung, năng động hơn. Đây cũng có thể
được xem như một biện pháp tu từ của phong cách ngôn ngữ báo chí.
Ngoài ra, tiếng lóng còn có thêm một hình thức sử dụng là viết tắt:
- Trên FB, tôi biết chị từ bao năm nay đã đứng ra thành lập ngôi
nhà tình thương cho các em chó mèo bị bỏ rơi, không những thế, với
từng trường hợp, chị còn làm người “môi giới” cho các em về với
người sẵn sàng nuôi nấng và chăm sóc (2! số 265, ra ngày
05/06/2012, Tình nguyện chiều sâu).
FB: Viết tắt của Facebook – trang mạng xã hội có lượng người dùng
đông nhất hiện nay.
- Có nhiều bạn còn hay thường pm facebook hay mail để nhờ tôi
tư vấn cách làm bánh. (2! số 291, ra ngày 04/12/2012, Cơn sốt “mỹ
bánh”)
PM: Tin nhắn riêng, liên hệ riêng, thường dùng trên các trang mạng xã hội
(viết tắt từ tiếng Anh: Private message).
Thực tế cho thấy, không chỉ người Việt, mà người bản ngữ cũng dùng những
cụm từ viết tắt kiểu này. Như vậy, ta hoàn toàn có thể xếp nó vào hình thức
vay mượn nguyên gốc tiếng nước ngoài. Tương đương với FB hay PM còn
có BFF (Best friends forever), DIY (Do it yourseft), LOL (Laugh out loud),
ILU (I love you), B4 (Before), OMG (Oh my god)… Tuy nhiên, những cụm
này chỉ xuất hiện trên báo 2! và Hoa học trò, còn trên những trang báo như
Tuổi trẻ, Tuổi trẻ cười thì hiếm khi được sử dụng.
Cần chú ý rằng các từ ngữ thuộc lớp từ lóng có tính chất lâm thời, chúng là
một hiện tượng ký sinh vào vốn từ tiếng Việt. Xuất hiện và mất đi, thay đổi
thường xuyên, không ngừng. Bằng chứng là rất nhiều tiếng bồi trước đây rất
hay được sử dụng thì nay đã trở nên lỗi thời, lạc hậu, ít xuất hiện trên các
phương tiện truyền thông. Có thể kể đến các trường hợp sử dụng từ ngữ lóng
theo kiểu tiếng bồi như: No four go (vô tư đi), know die now (biết chết liền),
ugly tiger (xấu hổ), like is afternoon (thích thì chiều), sugar sugar a hero
man (đường đường một đấng anh hùng)…
Hiện tượng sử dụng lớp từ vay mượn của tiếng lóng trên các phương tiện
truyền thông có thể được lý giải qua yếu tố tâm lý lứa tuổi. Đối tượng sử
dụng tiếng lóng trên các phương tiện truyền thông chủ yếu là người trẻ. Khi
sử dụng lớp từ vay mượn gốc Hán, những người trẻ thường hướng tới những
trao đổi nghiêm túc, những cảm xúc chín chắn, trang trọng. Lớp từ tiếng lóng
gốc Hán ít được sử dụng là vì nó không gợi lên cảm giác trẻ trung, phá cách,
những người trẻ tuổi nếu sử dụng lớp từ này nhiều sẽ bị những người cùng
tuổi đánh giá là “ông cụ non”, “sến” theo cách nói hiện nay của giới trẻ.
Ngược lại, với những từ vay mượn gốc Ấn – Âu (chủ yếu là tiếng Anh), khi
sử dụng giới trẻ sẽ chứng tỏ được sự sành điệu, hiện đại và trình độ tiếng Anh
của mình.Từ bệnh sính ngoại ngữ này sẽ dẫn đến hiện tượng nửa Tây nửa ta
trong giao tiếp, trở thành một thói quen khó chữa