“Dân số trên thế giới hiện nay có trên 5 tỷ người. Theo thống kê, cứ 12 năm lại tăng thêm 1 tỷ người, dự tính đến năm 2800 mật độ dân số trên đất liền của trái đất là 1 người/40 cm2. Như vậy, tương lai con người sẽ sống ở đâu?” [3]
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên hạn chế, là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất không thể thiếu của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhưng trên thực tế nguồn tài nguyên này đang bị những tác động tiêu cực của con người như sử dụng đất không đúng mục đích, đất không được sử dụng bị hoang hoá, đất bị khai thác qua mức bị bạc màu, xói mòn.
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên Nhà nước thực hiện quyền quản lí nhằm làm cho đất đai được sử dụng tiết kiệm đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao. Quản lí Nhà nước đối với đất đai là một nội dung lớn và quan trọng của Luật Đất đai 2003, trong đó giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất là những chế định trung tâm, nền tảng. Đây là những vấn đề phức tạp, vô cùng nhạy cảm và động chạm đến quyền lợi của đại đa số người dân nên luôn cần có những kiến giải thoả đáng.
Nhận thức sâu sắc tính thực tiễn cũng như tính cấp thiết của vấn đề, với mong muốn luận giải một trong những nội dung cơ bản của quản lí Nhà nước đối với đất đai em mạnh dạn nhận đề tài "Tìm hiểu các qui định của Luật Đất đai 2003 về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật.
Khoá luận được trình bày trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai; lí luận cơ bản của triết học Mác- Lênin; phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh. Phương pháp lịch sử, thống kê số liệu, đối chiếu cũng được sử dụng để giải quyết vấn đề cụ thể.
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo khoá luận được kết cấu như sau:
Chương I: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất - những nội dung cơ bản của quản lí Nhà nước đối với đất đai.
Chương II: Những qui định của Luật Đất đai 2003 về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất.
Mặc dù hết sức cố gắng nhưng do hạn chế của bản thân, thời gian và nguồn tài liệu tham khảo nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo, thạc sĩ Phạm Thu Thuỷ, những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn cho khoá luận ngày càng hoàn thiện hơn!
71 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu các qui định của Luật Đất đai 2003 về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
“Dân số trên thế giới hiện nay có trên 5 tỷ người. Theo thống kê, cứ 12 năm lại tăng thêm 1 tỷ người, dự tính đến năm 2800 mật độ dân số trên đất liền của trái đất là 1 người/40 cm2. Như vậy, tương lai con người sẽ sống ở đâu?” [3]
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên hạn chế, là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất không thể thiếu của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhưng trên thực tế nguồn tài nguyên này đang bị những tác động tiêu cực của con người như sử dụng đất không đúng mục đích, đất không được sử dụng bị hoang hoá, đất bị khai thác qua mức bị bạc màu, xói mòn...
Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên Nhà nước thực hiện quyền quản lí nhằm làm cho đất đai được sử dụng tiết kiệm đúng mục đích và đạt hiệu quả kinh tế cao. Quản lí Nhà nước đối với đất đai là một nội dung lớn và quan trọng của Luật Đất đai 2003, trong đó giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất là những chế định trung tâm, nền tảng. Đây là những vấn đề phức tạp, vô cùng nhạy cảm và động chạm đến quyền lợi của đại đa số người dân nên luôn cần có những kiến giải thoả đáng.
Nhận thức sâu sắc tính thực tiễn cũng như tính cấp thiết của vấn đề, với mong muốn luận giải một trong những nội dung cơ bản của quản lí Nhà nước đối với đất đai em mạnh dạn nhận đề tài "Tìm hiểu các qui định của Luật Đất đai 2003 về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất" làm đề tài khoá luận tốt nghiệp cử nhân luật.
Khoá luận được trình bày trên cơ sở lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm của Đảng và Nhà nước về chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai; lí luận cơ bản của triết học Mác- Lênin; phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh. Phương pháp lịch sử, thống kê số liệu, đối chiếu cũng được sử dụng để giải quyết vấn đề cụ thể.
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo khoá luận được kết cấu như sau:
Chương I: Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất - những nội dung cơ bản của quản lí Nhà nước đối với đất đai.
Chương II: Những qui định của Luật Đất đai 2003 về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất.
Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất.
Mặc dù hết sức cố gắng nhưng do hạn chế của bản thân, thời gian và nguồn tài liệu tham khảo nên khoá luận không tránh khỏi những thiếu sót, nhược điểm. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo, thạc sĩ Phạm Thu Thuỷ, những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn cho khoá luận ngày càng hoàn thiện hơn!
CHƯƠNG 1: GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ THU HỒI ĐẤT - NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI
1. Chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai.
1.1. Các khái niệm: quản lí Nhà nước; quản lí Nhà nước đối với đất đai; chế độ quản lí Nhà nước đối với đất đai.
"Quản lí là tác động có mục đích của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí, quản lí xuất hiện ở bất kì nơi nào, lúc nào nếu ở đó và lúc đó có hoạt động chung của con người" [13]. Mục đích và nhiệm vụ của quản lí là điều khiển chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp các hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của cả tập thể và hướng các hoạt động chung đó theo những phương hướng thống nhất, nhằm đạt được mục tiêu đã định trước. Quản lí, quản lí Nhà nước, quản lí Nhà nước đối với đất đai là những khái niệm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, muốn tìm hiểu một cách thấu đáo quản lí Nhà nước đối với đất đai trước hết cần tiếp cận khái niệm quản lí Nhà nước.
Nhà nước và quyền lực Nhà nước luôn gắn kết với nhau và tác động qua lại lẫn nhau, không có cái này thì không có cái kia, cái này mất đi thì cái kia cũng không còn. Quyền lực Nhà nước được thực hiện thông qua hệ thống các cơ quan quản lí Nhà nước có thẩm quyền, các cơ quan này thực hiện một chức năng gọi là quản lí Nhà nước. Để hệ thống cơ quan quản lí Nhà nước vận động cần có một cơ chế tác động, đó là quản lí Nhà nước. Chính cơ chế này đã tác động tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội, đảm bảo lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Dưới góc độ luật học, quản lí Nhà nước là tác động của chủ thể mang quyền lực Nhà nước, chủ yếu bằng pháp luật tới đối tượng quản lí nhằm thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nước.
Như vậy, chủ thể tác động ở đây là Nhà nước - chủ thể duy nhất mang quyền lực Nhà nước và các công cụ phương tiện mà Nhà nước thường dùng trong quá trình tác động này là công cụ kĩ thuật, công cụ kinh tế, kế hoạch, chính sách và pháp luật... trong đó pháp luật có vị trí đặc biệt quan trọng. Vị trí này bắt nguồn từ các đặc tính riêng của pháp luật. Thông qua pháp luật, Nhà nước xác định rõ nguyên tắc và nội dung quản lí Nhà nước, hướng hành vi xử sự của con người theo đúng trật tự xã hội. Mặt khác, bằng pháp luật Nhà nước xác lập một hệ thống các cơ quan quản lí Nhà nước từ trung ương đến địa phương và qui định cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Tất cả các cơ quan Nhà nước đều thực hành chức năng quản lí Nhà nước, sử dụng pháp luật là phương tiện chủ yếu để quản lí Nhà nước. Tuy vậy, quản lí Nhà nước là một vấn đề phức tạp, nhạy cảm và tác động đến tất cả mọi người dân nên để chức năng này được thực hiện có hiệu quả thì không thể cứng nhắc, nguyên tắc mà phải mềm dẻo, linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Vài thập kỉ trở lại đây, vấn đề đất đai được nói đến nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn, bởi đất đai không chỉ là tài nguyên thiên nhiên hạn chế tạo nên môi trường sống - yếu tố hàng đầu của môi trường sống của con người trên trái đất mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt của sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, là nền tảng để xây dựng các ngành kinh tế quốc dân, khu dân cư nông thôn. Dưới góc độ chính trị - pháp lí, đất đai là một bộ phận không thể tách rời của lãnh thổ quốc gia gắn liền với chủ quyền quốc gia. Với tầm quan trọng trên, đất đai xứng đáng là một lĩnh vực mà quản lí Nhà nước cần tác động tới.
Theo khoản 2 - điều 6 của Luật Đất đai năm 2003 thì quản lí Nhà nước về đất đai có 13 hành vi nhưng các hoạt động đa dạng trên chủ yếu thể hiện trong ba nội dung cơ bản: Nhà nước nắm chắc tình hình đất đai; Nhà nước thực hiện điều chỉnh và phân bổ đất đai theo đúng qui hoạch và kế hoạch chung thống nhất; Nhà nước phải thường xuyên thanh tra, kiểm tra chế độ quản lí và sử dụng đất. Các mặt hoạt động trên có mối quan hệ trong một thể thống nhất, đều nhằm mục đích bảo vệ và thực hiện quyền sở hữu Nhà nước về đất đai. Nắm chắc tình hình đất đai là tạo cơ sở khoa học và thực tế cho phân bổ và sử dụng đất một cách hợp lí theo quy hoạch. Kiểm tra, giám sát là củng cố mặt trật tự trong phân bổ và sử dụng đất, bảo đảm đúng qui định của Nhà nước. Nhà nước sử dụng các biện pháp pháp lí và tổ chức để thực hiện các hoạt động nói trên.
Để quản lí vốn tài nguyên, trước tiên cơ quan quản lí Nhà nước phải nắm rõ tình hình đất đai thông qua công tác đánh giá, đăng kí sử dụng đất, thống kê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiểu rõ hiện trạng đất đai mới có thể có quy hoạch và kế hoạch để phân bổ và điều chỉnh lại đất đai.
Quy hoạch là việc tính toán, phân bổ, sắp xếp đất đai cụ thể về số lượng, chất lượng, vị trí không gian... cho các mục tiêu này có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn. Nói chung việc lập quy hoạch phải sao cho sử dụng đất đem lại hiệu quả cao nhất. Quy hoạch đất đai góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có tác dụng đảm bảo cân đối giữa nhiệm vụ chiến lược an ninh lương thực quốc gia và sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Từ đó, xác lập cơ chế điều tiết vào việc phân bố đất đai cho các mục đích, chủ động dành quỹ đất hợp lí cho việc phát triển công nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng và kinh tế - xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất luôn gắn liền với kế hoạch sử dụng đất, đây là hai phạm trù có quan hệ chặt chẽ với nhau. Quy hoạch sử dụng đất được xác lập là cơ sở để quản lí các kế hoạch sử dụng đất, nó thể hiện sự phân bổ các loại đất vào các mục đích phục vụ nhu cầu xây dựng cho nhân dân, phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. Quy hoạch và kế hoạch hoá đảm bảo cơ sở pháp lí cho việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất. Có thể nói hoạt động này là những biện pháp để thực hiện đường lối chiến lược sử dụng đất của Nhà nước trong quy hoạch sử dụng đất đai.
Cầu về đất đai luôn vượt quá khả năng cung, Nhà nước chủ trương giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. Trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước từng bước tiến lên CNXH, khi có nhu cầu sử dụng đất cho các dự án mới đặt ra cấp thiết Nhà nước không thể không điều tiết quỹ đất. Mặc dù, diện tích đất chưa sử dụng của nước ta còn tương đối nhiều, song đa phần phân bố ở những nơi không thuận lợi về cả điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội nên các dự án khó triển khai được. Vì vậy, yêu cầu điều tiết và phân bổ lại luôn được đặt ra.
Hoạt động kiểm tra, giám sát việc quản lí sử dụng đất là khâu hoàn chỉnh quá trình quản lí nói chung. Từ đó, những bất hợp lí, những vi phạm được phát hiện kịp thời để giải quyết nhanh chóng, triệt để, đảm bảo việc quản lí, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn.
Từ sự phân tích các hoạt động quản lí của Nhà nước đối với đất đai như trên, có thể đưa ra khái niệm quản lí Nhà nước về đất đai: “là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai; đó là các hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất trong việc phân phối và phân phối lại vốn đất theo quy hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng đất” [5] . Khái niệm này có thể diễn đạt ngắn gọn như sau: là tổng hợp các hoạt động của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu Nhà nước về đất đai.
Hoạt động quản lí Nhà nước về đất đai của mỗi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh các quan hệ giữa cơ quan Nhà nước với người sử dụng đất. Nhà nước ban hành pháp luật để hướng các quan hệ đó phát triển thống nhất và phù hợp với yêu cầu, lợi ích của Nhà nước. Vì vậy, chế độ quản lí Nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lí Nhà nước đối với đất đai.
Các đặc trưng cơ bản của quản lí Nhà nước đối với đất đai:
- Hoạt động quản lí Nhà nước đối với đất đai ở nước ta được thực hiện trên cơ sở chế độ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền quản lí tối cao đối với toàn bộ lãnh thổ. Cơ sở đất đai thuộc sở hữu toàn dân là điều kiện quan trọng để Nhà nước thực hiện quyền quản lí Nhà nước đối với đất đai. Nhà nước trực tiếp thực hiện quyền quản lí bằng việc xác lập các chế độ pháp lí về quản lí và sử dụng đất. Các quyền này được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan hành chính Nhà nước là Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; thông qua các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất theo những điều kiện và sự giám sát của Nhà nước. Hơn nữa, để thực hiện quyền quản lí của đại diện chủ sở hữu Nhà nước còn thông qua việc xây dựng và ban hành một hệ thống văn bản qui phạm pháp luật qui định quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm của các cơ quan, các tổ chức và cá nhân. Cùng với việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật, Nhà nước còn tổ chức vận động, tuyên truyền pháp luật đất đai đến từng người dân để nâng cao nhận thức giúp họ xác định được quyền lợi và nghĩa vụ của mình.
- Hoạt động quản lí Nhà nước đối với đất đai mang tính vĩ mô bao trùm trong khi việc quản lí đất đai của người sử dụng đất chỉ mang tính chất kĩ thuật nghiệp vụ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh theo lĩnh vực và diện tích được giao. Chính vì vậy, Nhà nước phải quản lí đất đai bằng các chính sách và pháp luật trên phạm vi cả nước.
- Hoạt động quản lí Nhà nước đối với đất đai được thực hiện thông qua một hệ thống các cơ quan hành chính Nhà nước. Hệ thống các cơ quan này trực tiếp thực hiện chức năng quản lí Nhà nước đối với đất đai. Các chính sách, pháp luật của Nhà nước muốn đến được với người dân và thực thi được trên thực tế phải dựa vào sự tiến hành của các cơ quan này. Ngoài ra, đây cũng là cơ quan trực tiếp và đầu tiên giải quyết các khiếu kiện và tranh chấp của người dân.
1.2. Cơ sở của việc quản lí Nhà nước đối với đất đai.
Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu.
Vận động xã hội sẽ quyết định là ruộng đất chỉ có thể là sở hữu của Nhà nước... Sự tập trung toàn quốc những tư liệu sản xuất sẽ trở thành cơ sở toàn quốc của một xã hội gồm những tổ chức liên hợp của những người sản xuất bình đẳng và tự do, tiến hành lao động xã hội theo kế hoạch chung và hợp lí. Đó là cái mục tiêu nhân đạo của sự vận động kinh tế vĩ đại của thế kỉ XIX đang dần đến.
Đó là quan niệm của Các Mác - Ănghen về chế độ sở hữu Nhà nước đối với đất đai và chế độ sở hữu toàn dân về đất đai của Việt Nam cũng được xây dựng trên cơ sở, nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê nin về quốc hữu hoá đất đai, phù hợp với truyền thống, lịch sử chiếm hữu ruộng đất ở nước ta. Sở hữu toàn dân về đất đai là sở hữu mà ở đó toàn dân là chủ sở hữu đối với đất đai, thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu thông qua một tổ chức đại diện do họ lập ra là Nhà nước.
Điều 17, 18 Hiến pháp năm 1992 qui định: "Đất đai, rừng núi, sông ngòi, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kĩ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh và các tài sản khác mà pháp luật qui định là của Nhà nước đều thuộc sở hữu toàn dân ",
" Nhà nước thống nhất quản lí toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả .
Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài "
Như vậy, xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân, vì dân, Nhà nước được hình thành và xác lập trên cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội mà đất đai là tư liệu sản xuất chính nên Nhà nước phải thực hiện quản lí đối với đất đai. Theo đó, Nhà nước sẽ đại diện toàn dân tiến hành các hoạt động lập, xét duyệt, quản lí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phù hợp với các mục tiêu phát triển nền kinh tế - xã hội, đáp ứng các yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
Thứ hai, xuất phát từ chức năng chủ yếu và thường xuyên của Nhà nước. Nhà nước là một tổ chức chính trị quyền lực do xã hội thiết lập nên, thay mặt xã hội quản lí các mặt của xã hội, đảm bảo cho xã hội phát triển theo một trật tự nhất định. Trong đó đất đai là tài sản chung của xã hội nên càng cần phải được Nhà nước quản lí. Nhà nước là một tổ chức chính trị - quyền lực, có quyền xây dựng ban hành và bảo đảm cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm minh, mà trong các phương thức quản lí xã hội của con người thì phương thức quản lí do Nhà nước thực hiện là phương thức có hiệu quả nhất. Cho nên, tất yếu quản lí Nhà nước phải được áp dụng trong lĩnh vực quản lí đất đai - tài sản quan trọng, quí giá nhất của xã hội.
Thứ ba, xuất phát từ vị trí và vai trò quan trọng của đất đai. Đất đai không chỉ tác động trực tiếp đến lợi ích của mỗi con người mà còn liên quan đến lợi ích của toàn xã hội và cả quốc gia. Đất đai là tài sản vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất chính của một số ngành sản xuất: thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, lâm nghiệp, nông nghiệp và là nền tảng để xây dựng các ngành kinh tế quốc dân, khu dân cư nông thôn. Mặt khác, đất đai còn là nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế tạo nên môi trường sống và là yếu tố hàng đầu của môi trường sống của con người trên trái đất.
Mặc dù, có vai trò vô cùng quan trọng nhưng đất đai chỉ có thể phát huy được lợi thế vốn có của mình nếu nhận được tác động tích cực của con người một cách thường xuyên. Ngược lại, nếu con người tác động vào đất đai một cách tuỳ tiện, tiêu cực và tự phát thì sẽ làm giảm những giá trị to lớn của đất đai. Vì vậy, việc quản lí, sử dụng đất một cách hợp lí, tiết kiệm và có hiệu quả thuộc về trách nhiệm của Nhà nước - người đại diện chủ sở hữu nói chung và mỗi người dân nói riêng. Tuy nhiên, chỉ Nhà nước mới có đủ điều kiện và khả năng để thống nhất quản lí đất đai trong phạm vi cả nước.
Tóm lại, ở bất cứ nơi nào có hoạt động chung của con người thì có hoạt động quản lí, ở bất cứ nơi nào trên thế giới, dù xác lập hình thức sở hữu tư nhân hay toàn dân về đất đai thì Nhà nước đều thực hiện chức năng quản lí đất đai. Sự quản lí của Nhà nước đối với đất đai mang tính tất yếu, khách quan. Trên đây là các cơ sở để Nhà nước thực hiện thống nhất quyền quản lí đối với đất đai cũng như tầm quan trọng, sự cần thiết của quản lí Nhà nước đối với đất đai. Nhà nước thống nhất quản lí đất đai có một ý nghĩa vô cùng lớn, nó tác động đến cả ba vấn đề trụ cột của quốc gia kinh tế - chính trị - văn hoá. Từ đây, Nhà nước sẽ có những biện pháp pháp lí để việc quản lí đất đai đi vào pháp chế, khai thác hết tiềm năng của đất, không ngừng nâng cao giá trị sử dụng của đất trong sự nghiệp xây dựng đất nước thời kì đổi mới.
1.3. Nội dung của quản lí Nhà nước đối với đất đai.
Theo khoản 2 - điều 6 - Luật Đất đai 2003 thì nội dung quản lí Nhà nước về đất đai bao gồm:
a. Ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lí, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó;
b. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lí hồ sơ địa chính hành chính, lập bản đồ hành chính;
c. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất;
d. Quản lí quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất;
đ. Quản lí việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất;
e. Đăng kí quyền sử dụng đất, lập và quản lí hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất;
g. Thống kê, kiểm kê đất đai;
h. Quản lí tài chính về đất đai;
i. Quản lí và phát triển thị trường sử dụng đất trong thị trường bất động sản;
k. Quản lí, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất;
l. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các qui định của pháp luật về đất đai và xử lí vi phạm pháp luật về đất đai;
m. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lí và sử dụng đất đai;
n. Quản lí các hoạt động dịch vụ công về đất đai.
Nghiên cứu các nội dung của quản lí Nhà nước đối với đất đai theo Luật 2003, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, so với Luật Đất đai 1993 thì các qui định của Luật Đất đai 2003 không chỉ đề cập đến việc Nhà nước quản lí đất đai bằng các biện pháp hành chính mà còn qui định việc quản lí đất đai thông qua các biện pháp kinh tế như Nhà nước thực hiện quản lí tài chính về đất đai, quản lí và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
Thứ hai, Luật Đất đai đã xác định rõ một trong những nội dung của quản lí Nhà nước đối với đất đai là xác định địa giới hành chính, lập và quản lí hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ địa chính nhằm khắc phục những nhược điểm trong công tác quản lí đất đai thời gian qua như buông lỏng công tác lập và quản lí hồ sơ địa chính, sổ sách địa chính không đầy đủ hoặc bị thất lạc nên không cập nhật kịp thời những biến động của việc sử dụng đất. Đây là những khó khăn rất lớn của công tác quản lí đất đai: không nắm chắc được hiện trạng sử dụng đất, số liệu đất đai không thống nhất giữa các tài liệu và đặc biệt phát sinh những tranh chấp, khiếu kiện mà khi nó xảy ra thì các cơ quan Nhà nước lại rơi vào thế bị động, lúng túng trong việc giải quyết.
Thứ ba, với nội dung quản lí Nhà nước đối với đất đai được qui định tại Luật Đất đai 2003, Nhà nước đã xuất hiện với hai tư cách đồng thời: đại diện chủ sở hữu và thực hiện thống nhất quản lí đất đai.
Vai trò của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu đất đai thực hiện quyền định đoạt thông qua các hình thức sau:
- Quản
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luan van TN1.doc