Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thừa Thiên Huế

Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Đồng thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng lại có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn về tài chính của ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cho vay khó đòi, từ đó dẫn đến khả năng mất thanh toán của ngân hàng do không thu hồi được vốn cho vay để thanh toán các khoản huy động đầu vào. Để kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với hoạt động cho vay là vấn đề cấp thiết, góp phần quan trọng trong việc hạn chế thất thoát vốn tín dụng của ngân hàng. Nhận thấy được vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này tập trung tìm hiểu quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp và các hoạt động kiểm soát chủ yếu nhằm phát hiện và ngăn ngừa rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay tại Chi nhánh. Trên cơ sở những phân tích về tình hình thực trạng cụ thể, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số đánh giá, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế. Kết cấu của đề tài được mô tả tổng quan như sau: - Phần I: Đặt vấn đề - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu (gồm có 3 chương) Chương 1: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể: giới thiệu về mục tiêu, nhiệm vụ và các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời đề cập đến những vấn đề cơ bản về kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Sơ lược về quá trình hình thành hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và quá trình hình thành, phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế. Qua tìm hiểu thực tế, trình bày những vấn đề cơ bản của quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh đồng thời nhận dạng các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay, từ đó đi sâu phân tích các hoạt động kiểm soát cơ bản đang áp dụng tại Chi nhánh. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và tăng cường đối với công tác kiểm soát hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế. - Phần III: Kết luận và kiến nghị.

doc104 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lôøi Caûm Ôn Ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp naøy toâi xin chaân thaønh caûm ôn quyù Thaày Coâ giaùo tröôøng Ñaïi hoïc Kinh Teá Hueá ñaõ truyeàn ñaït kieán thöùc cho toâi trong suoát thôøi gian hoïc taäp taïi tröôøng. Ñaëc bieät toâi xin baøy toû loøng bieát ôn tôùi coâ giaùo, Th.S Hoà Thò Thuùy Nga ñaõ taän tình tröïc tieáp höôùng daãn toâi trong suoát quaù trình thöïc hieän ñeà taøi. Toâi cuõng xin baøy toû lôøi caûm ôn chaân thaønh cuûa mình ñeán caùc anh chò phoøng Quaùn lyù ruûi ro vaø taäp theå caùn boä Ngaân haøng Ñaàu tö vaø Phaùt trieån Chi nhaùnh Thöøa Thieân Hueá ñaõ giuùp ñôõ, taïo ñieàu kieän thuaän lôïi cho toâi trong suoát thôøi gian thöïc taäp. Do haïn cheá veà maët thôøi gian vaø kinh nghieäm baûn thaân neân ñeà taøi khoâng traùnh khoûi coù nhöõng thieáu soùt. Raát mong söï thoâng caûm vaø yù kieán ñoùng goùp cuûa quyù thaày coâ, cô quan vaø caùc baïn ñeå ñeà taøi ñöôïc hoaøn thieän hôn. Xin chaân thaønh caûm ôn!  Hueá, thaùng 05 naêm 2011 Sinh vieân Ngoâ Quyønh Nga   MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 2 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Cấu trúc đề tài 3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 4 1.1 Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ 4 1.1.1 Khái niệm 4 1.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ 4 1.1.3 Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ 5 1.1.4 Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ 6 1.1.4.1 Môi trường kiểm soát 7 1.1.4.2 Đánh giá rủi ro 8 1.1.4.3 Hoạt động kiểm soát 9 1.1.4.4 Thông tin và truyền thông 11 1.1.4.5 Hệ thống giám sát 13 1.1.5 Những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB 14 1.2 Những vấn đề cơ bản về kiểm soát qui trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại 15 1.2.1 Những vấn đề chung về cho vay khách hàng doanh nghiệp 15 1.2.1.1 Các khái niệm 15 1.2.1.2 Nguyên tắc cho vay 16 1.2.1.3 Quy trình cho vay 16 1.2.1.3.1 Lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng 16 1.2.1.3.2 Phân tích tín dụng 17 1.2.1.3.3 Quyết định và ký hợp đồng tín dụng 18 1.2.1.3.4 Giải ngân 19 1.2.1.3.5 Giám sát tín dụng 19 1.2.1.3.6 Thanh lý hợp đồng tín dụng 19 1.2.2 Kiểm soát qui trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 20 1.2.2.1 Khái niệm về kiểm soát hoạt động cho vay 20 1.2.2.2 Sự cần thiết và mục đích của kiểm soát hoạt động cho vay 21 1.2.2.3 Quy trình kiểm soát cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp 22 1.2.2.3.1 Kiểm soát trước khi cho vay 22 1.2.2.3.2 Kiểm soát trong khi cho vay 23 1.2.2.3.3 Kiểm soát sau khi cho vay 23 1.2.3 Các yếu tố đánh giá chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho vay 24 1.2.3.1 Khả năng nhận biết, đánh giá, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng 24 1.2.3.2 Mức độ thường xuyên, liên tục của hoạt động kiểm soát 28 1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác kiểm soát hoạt động cho vay 28 1.2.4.1 Những yếu tố từ phía khách hàng 28 1.2.4.2 Những yếu tố từ phía ngân hàng 29 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 32 2.1 Giới thiệu khái quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Huế 32 2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển 32 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu tư & Phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế 33 2.1.3 Các lĩnh vực hoạt động 33 2.1.4 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 34 2.1.4.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 34 2.1.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 35 2.1.5 Môi trường hoạt động kinh doanh 37 2.1.6 Tình hình lao động 37 2.1.7 Tình hình hoạt động của Ngân hàng qua 3 năm 2008, 2009, 2010 39 2.1.7.1 Hoạt động huy động vốn 39 2.1.7.2 Hoạt động tín dụng 40 2.1.7.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn 45 2.1.7.4 Khái quát kết quả kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm 2008, 2009, 2010 48 2.2 Thực trạng kiểm soát hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Huế 50 2.2.1 Quy trình chung cho vay khách hàng doanh nghiệp 50 2.2.2 Thực hiện việc kiểm soát quy trình cho vay 50 2.2.2.1 Kiểm soát trước cho vay 50 2.2.2.1.1 Một số quy định của BIDV Thừa Thiên Huế trong quá trình kiểm soát trước cho vay 50 2.2.2.1.2 Các công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu trước cho vay 55 2.2.2.1.3 Ví dụ minh họa 60 2.2.2.2 Kiểm soát trong cho vay 62 2.2.2.2.1. Một số quy định của BIDV Thừa Thiên Huế trong quá trình kiểm soát trong cho vay 63 2.2.2.2.2. Các công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu trong cho vay 63 2.2.2.2.3. Ví dụ minh họa 65 2.2.2.3. Kiểm soát sau cho vay 65 2.2.2.3.1. Một số quy định của BIDV Thừa Thiên Huế trong quá trình kiểm soát sau cho vay 65 2.2.2.3.2. Các công việc kiểm soát nội bộ chủ yếu sau cho vay 72 2.2.2.3.3. Ví dụ minh họa 75 CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH THỪA THIÊN HUẾ 76 3.1 Đánh giá hoạt động cho vay tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế 76 3.1.1 Những kết quả đạt được 76 3.1.2 Những tồn tại và nguyên nhân 77 3.1.2.1 Tồn tại 77 3.1.2.2 Nguyên nhân 78 3.2 Định hướng của Ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế.... .96 3.2.1 Định hướng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế năm 2011..... 96 3.2.2 Những thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới 97 3.2.2.1 Thuận lợi 81 3.2.2.2 Khó khăn 82 3.3 Các giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát cho vay tại BIDV Thừa Thiên Huế 83 3.3.1 Phát triển công nghệ quản lý rủi ro 83 3.3.2 Thẩm định tốt trước khi cho vay 83 3.3.3 Đảm bảo công tác kiểm soát phải được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản vay của khách hàng 84 3.3.4 Đào tạo nguồn nhân lực tại BIDV Thừa Thiên Huế 85 3.3.5 Phương pháp kiểm soát rủi ro 86 3.3.6 Đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu an toàn lao động 87 3.3.7 Việc kiểm soát cần thực hiện trong suốt quá trình cho vay 87 3.2.8 Tăng cường kiểm tra, giám sát vốn vay và xử lý nợ xấu 88 PHẦN III 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 89 3.1. Kết luận 89 3.2. Kiến nghị 90 3.2.1. Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước 90 3.2.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 90 3.2.3. Đối với Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam 91 3.2.4. Đối với Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Thừa Thiên Huế 92 3.2.5. Đối với những đề tài nghiên cứu tiếp theo 92 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt  Nội dung   DN  Doanh nghiệp   BCTC  Báo cáo tài chính   KSNB  Kiểm soát nội bộ   NH  Ngân hàng   KH  Khách hàng   BIDV  Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam   NHNN  Ngân hàng Nhà nước   NHTM  Ngân hàng thương mại   TCTD  Tổ chức tín dụng   TCKT  Tổ chức kinh tế   TSĐB  Tài sản đảm bảo   RRTD  Rủi ro tín dụng   BGĐ  Ban Giám đốc   PGD  Phòng Giao dịch   QHKH  Quan hệ khách hàng   QLRR  Quản lý rủi ro   ĐT&PT  Đầu tư và Phát triển   QTTD  Quản trị tín dụng   HĐQT  Hội đồng quản trị   HSC  Hội sở chính   PGĐ PTTN  Phó Giám đốc Phụ trách tác nghiệp   DVKH  Dịch vụ khách hàng   HĐTD  Hợp đồng tín dụng   DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 34 Bảng 2.1.6 Tình hình lao động tại BIDV Thừa Thiên Huế từ 2008 - 2010 38 Bảng 2.1.7 Tình hình huy động vốn của Ngân hàng BIDV Thừa Thiên Huế 39 Bảng 2.1.7.2 (a) Cơ cấu dư nợ tín dụng của BIDV Thừa Thiên Huế 41 Bảng 2.1.7.2 (b) Tình hình phân loại nợ tại BIDV Huế (2008 – 2010) 43 Bảng 2.1.7.2(c): Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và thu hồi nợ ngoại bảng (2008 – 2010) 44 Bảng 2.1.7.3 : Tình hình tài sản và nguồn vốn của BIDV TTHuế năm 2008 - 2010 47 Bảng 2.1.7.4 : Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Huế năm 2008 - 2010 49 Bảng 2.2.2.1.1 Quy định chính sách khách hàng theo từng mức xếp hạng 51 TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Trong các hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động cho vay luôn chiếm tỷ trọng đáng kể, mang lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng. Đồng thời rủi ro trong hoạt động ngân hàng lại có xu hướng tập trung vào danh mục các khoản cho vay. Tình trạng khó khăn về tài chính của ngân hàng thường phát sinh từ những khoản cho vay khó đòi, từ đó dẫn đến khả năng mất thanh toán của ngân hàng do không thu hồi được vốn cho vay để thanh toán các khoản huy động đầu vào. Để kiểm soát và ngăn ngừa rủi ro tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu đối với hoạt động cho vay là vấn đề cấp thiết, góp phần quan trọng trong việc hạn chế thất thoát vốn tín dụng của ngân hàng. Nhận thấy được vai trò quan trọng trong việc xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài “ Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế” để làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Đề tài này tập trung tìm hiểu quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp và các hoạt động kiểm soát chủ yếu nhằm phát hiện và ngăn ngừa rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay tại Chi nhánh. Trên cơ sở những phân tích về tình hình thực trạng cụ thể, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số đánh giá, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng công tác kiểm soát hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế. Kết cấu của đề tài được mô tả tổng quan như sau: - Phần I: Đặt vấn đề - Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu (gồm có 3 chương) Chương 1: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói riêng. Cụ thể: giới thiệu về mục tiêu, nhiệm vụ và các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ, đồng thời đề cập đến những vấn đề cơ bản về kiểm soát quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại. Chương 2: Sơ lược về quá trình hình thành hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và quá trình hình thành, phát triển của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế. Qua tìm hiểu thực tế, trình bày những vấn đề cơ bản của quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh đồng thời nhận dạng các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay, từ đó đi sâu phân tích các hoạt động kiểm soát cơ bản đang áp dụng tại Chi nhánh. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện và tăng cường đối với công tác kiểm soát hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế. - Phần III: Kết luận và kiến nghị. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và được sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó hệ thống ngân hàng còn kích thích tăng trưởng kinh tế, ổn định giá trị đồng tiền và tạo công ăn việc làm. Ngoài vai trò tập trung vốn và cung cấp cho nền kinh tế, các NHTM còn tạo ra tiền, là trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh ngân hàng là loại hình tiềm ẩn nhiều rủi ro, gian lận và nếu không có những biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ gây ra những tổn thất lớn. Để giúp các NHTM giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt động, nhất thiết phải xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ và hiệu quả. Hệ thống KSNB hữu hiệu sẽ bảo đảm tài sản của các NHTM được sử dụng một cách hợp lý, duy trì mức độ tin cậy của thông tin tài chính và sự tuân thủ luật lệ, quy định, qua đó tạo niềm tin cho khách hàng, cổ đông, đối tác. Trong các hoạt động của ngân hàng, tín dụng luôn là hoạt động cơ bản nhất, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, chiếm từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập và có tính quyết định trong sự phát triển và ổn định của các ngân hàng. Đồng thời đây cũng được đánh giá là một trong những loại nghiệp vụ ngân hàng phức tạp và có độ rủi ro cao, do đó muốn tồn tại và phát triển, các ngân hàng cần phải thiết lập một hệ thống kiểm soát tín dụng chặt chẽ nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý điều hành trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, hiện nay kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát tín dụng nói riêng đối với NHTM Việt Nam vẫn là lĩnh vực còn mới về cả phương diện lý luận cũng như phương pháp, biện pháp triển khai trong thực tiễn; việc xây dựng khung cơ chế và một hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu lực hiệu quả đang còn là vấn đề nghiên cứu của các NHTM. Với mục tiêu trở thành Ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam , BIDV luôn đề cao công tác kiểm soát rủi ro đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng. Đặc biệt, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng hiệu quả sẽ giúp Chi nhánh góp phần hạn chế những rủi ro trong kinh doanh, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Nhận thức được sự cần thiết và vai trò của KSNB đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng, cùng với kiến thức đã được trang bị trong quá trình 4 năm học tại nhà trường, tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu thực trạng việc kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế. Thông qua việc so sánh lý luận và thực tiễn, với những kiến thức được trang bị, nêu lên một số đánh giá và đề xuất một số biện pháp để góp phần hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu công tác kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế. 4. Phạm vi nghiên cứu Về thời gian: đề tài nghiên cứu trên cơ sở các thông tin số liệu trong 3 năm 2008 – 2010 Về không gian: đề tài được nghiên cứu trong phạm vi chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế. Về nội dung: đề tài chỉ tập trung tìm hiểu quy trình cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp và các hoạt động kiểm soát chủ yếu nhằm hạn chế tối đa các rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay tại Chi nhánh. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu tài liệu: phương pháp này được sử dụng để tổng hợp lý luận và lý thuyết cơ bản làm cơ sở để tìm hiểu thực trạng quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp từ đó đánh giá hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại Chi nhánh. Phương pháp phỏng vấn: quan sát, phỏng vấn những nhân viên của Ngân hàng để tìm hiểu công việc cụ thể của họ. Phương pháp phân tích số liệu: phương pháp này được sử dụng để tiến hành phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ chứng từ, sổ sách kế toán thu thập được để đánh giá công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thừa Thiên Huế. 6.Cấu trúc đề tài Kết cấu của đề tài gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm soát hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kiểm soát nội bộ hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế. Chương 3: Các giải pháp tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Thừa Thiên Huế. Phần III: Kết luận và kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VÀ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề chung về hệ thống kiểm soát nội bộ 1.1.1. Khái niệm Hệ thống kiểm soát nội bộ là toàn bộ những chính sách và thủ tục kiểm soát do Ban giám đốc của đơn vị thiết lập nhằm đảm bảo việc quản lý chặt chẽ và hiệu quả của các hoạt động trong khả năng có thể. (IAS 400) Kiểm soát nội bộ theo định nghĩa của COSO, là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự bảo đảm hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu sau: Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động Tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành Còn theo Liên đoàn kế toán Quốc tế (IFAC), hệ thống kiểm soát nội bộ là một hệ thống chính sách và thủ tục được thiết lập nhằm đạt được bốn mục tiêu sau: bảo vệ tài sản của đơn vị; bảo đảm độ tin cậy của các thông tin; bảo đảm việc thực hiện các chế độ pháp lý và bảo đảm hiệu quả của hoạt động. Như vậy hệ thống KSNB thực chất là sự tích hợp một loạt hoạt động, biện pháp, kế hoạch, quan điểm, nội quy chính sách và nỗ lực của mọi thành viên trong tổ chức để đảm bảo tổ chức đó hoạt động hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra một cách hợp lý. 1.1.2. Mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ Theo TS Lê Văn Luyện (2009), mục tiêu và nhiệm vụ của hệ thống kiểm soát nội bộ được tóm tắt như sau a. Mục tiêu: Mục tiêu kết quả hoạt động: Hiệu quả và hiệu năng hoạt động - Sử dụng có hiệu quả các tài sản và các nguồn lực khác - Hạn chế rủi ro - Đảm bảo sự phối hợp, cùng làm việc của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp với hiệu năng và sự nhất quán. - Tránh được các chi phí không đáng có/ việc đặt các lợi ích khác (của nhân viên, của khách hàng…) lên trên lợi ích của doanh nghiệp. Mục tiêu thông tin: Độ tin cậy, tính hoàn thiện và cập nhật thông tin tài chính và quản lý - Các báo cáo cần thiết được lập đúng hạn và đáng tin cậy để ra quyết định nội bộ trong doanh nghiệp. - Thông tin gửi đến Ban TĐ, HĐQT, các cổ đông và các cơ quan giám sát phải có đủ chất lượng và tính nhất quán. - BCTC và các báo cáo quản lý khác được trình bày một cách hợp lý và dựa trên các nguyên tắc kế toán đã được xác định rõ ràng. Mục tiêu tuân thủ: Sự tuân thủ pháp luật và quy định. Đảm bảo mọi hoạt động của doanh nghiệp đều tuân thủ - Các luật và quy định - Các yêu cầu về giám sát - Các chính sách và quy trình nghiệp vụ của doanh nghiệp b. Nhiệm vụ: - Ngăn ngừa các sai phạm trong hệ thống xử lý nghiệp vụ - Phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình xử lý nghiệp vụ - Bảo vệ đơn vị trước những thất thoát có thể tránh - Đảm bảo việc chấp hành chính sách kinh doanh 1.1.3. Sự cần thiết của hệ thống kiểm soát nội bộ Vấn đề KSNB có ý nghĩa quan trọng đối với hầu hết các đơn vị. Ở các đơn vị nhỏ thì tổ chức quản lý theo kiểu gia đình; ở các đơn vị có quy mô lớn, quyền hạn càng phân chia cho nhiều cấp, các quan hệ giữa các bộ phận chức năng và các nhân viên càng trở nên phức tạp, quá trình truyền đạt và thu thập thông tin phản hồi càng trở nên khó khăn, tài sản lại càng phân tán ở nhiều địa điểm và trong nhiều hoạt động khác nhau… do đó đòi hỏi phải có một hệ thống KSNB hữu hiệu. Trong một tổ chức bất kỳ, sự thống nhất và xung đột quyền lợi chung - quyền lợi riêng của người sử dụng lao động với người lao động luôn tồn tại song hành. Nếu không có hệ thống KSNB, làm thế nào để người lao động không vì quyền lợi riêng của mình mà làm những điều thiệt hại đến lợi ích chung của toàn tổ chức, của người sử dụng lao động? Làm sao quản lý được các rủi ro? Làm thế nào có thể phân quyền, ủy nhiệm, giao việc cho cấp dưới một cách chính xác, khoa học chứ không phải chỉ dựa trên sự tin tưởng cảm tính? Một hệ thống KSNB vững mạnh sẽ đem lại cho tổ chức các lợi ích như: Giảm bớt nguy cơ rủi ro tiềm ẩn trong sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như sai sót vô tình gây thiệt hại, các rủi ro làm chậm kế hoạch, tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm... B
Luận văn liên quan