Khóa luận Tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella

Trong những năm gần đây, vấn đề ngộ độc thực phẩm ngy cng trở nn cấp thiết, cc bo co cho thấy phần lớn cc vụ ngộ độc thực phẩm l do vi sinh vật. Đ cĩ nhiều cảnh báo, nhưng tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn đang leo thang v ngy cng nghim trọng. Cĩ rất nhiều vi sinh vật gy ngộ độc thực phẩm, ví dụ như Clostridium butolinum, Escherichia Coli, Listeria monocytogenes trong đó, Salmonella l lồi vi sinh vật gy ngộ độc rất nguy hiểm. Salmonella thuộc họ Enterobactriaceae, gy ra bệnh thương hàn, nhiễm trng huyết v nhiều bệnh nghim trọng khc. Xuất pht từ nhu cầu tìm hiểu về độc tố, khả năng gây bệnh v cch pht hiện cũng như cách phịng phịng chống bệnh vi khuẩn Salmonella,tơi thực hiện nghin cứu đề ti “tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella” để cĩ ci nhìn tổng quan hơn về vi khuẩn Salmonella v một số chủng vi sinh vật khc.

doc48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6707 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: GIỚI THIỆU Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, vấn đề ngộ độc thực phẩm ngày càng trở nên cấp thiết, các báo cáo cho thấy phần lớn các vụ ngộ độc thực phẩm là do vi sinh vật. Đã có nhiều cảnh báo, nhưng tình trạng ngộ độc thực phẩm vẫn đang leo thang và ngày càng nghiêm trọng. Có rất nhiều vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm, ví dụ như Clostridium butolinum, Escherichia Coli, Listeria monocytogenes… trong đó, Salmonella là loài vi sinh vật gây ngộ độc rất nguy hiểm. Salmonella thuộc họ Enterobactriaceae, gây ra bệnh thương hàn, nhiễm trùng huyết và nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Xuất phát từ nhu cầu tìm hiểu về độc tố, khả năng gây bệnh và cách phát hiện cũng như cách phòng phòng chống bệnh vi khuẩn Salmonella,tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “tìm hiểu về vi khuẩn Salmonella” để có cái nhìn tổng quan hơn về vi khuẩn Salmonella và một số chủng vi sinh vật khác. Mục đích - Tổng quan về một số loại vi sinh vật thường lây nhiễm vào thực phẩm và tìm hiểu về Salmonella với độc tố của nó. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu về đặc điểm sinh hóa, sinh lý, kháng nguyên, độc tố và cơ chế gây độc của một số chủng vi sinh vật. - Nghiên cứu về cách phát hiện Salmonella và đề xuất biện pháp phòng ngừa. Chương II: TỔNG QUAN Tổng quan về một số vi sinh vật nhiễm trong thực phẩm Escherichia Coli Giới thiệu - Escherichia Coli do Theodore Escherich (1857 – 1911), một bác sĩ nhi khoa người Áo phát hiện năm 1885. - E.Coli là một trong những thành viên chính của hệ vi khuẩn bình thường ở đường ruột, nhưng cũng là căn nguyên của nhiều bệnh nhiễm trùng. - E.Coli đã được sử dụng làm mô hình nghiên cứu về sinh học phân tử trong lĩnh vực vi sinh học nói riêng và sinh học nói chung. Trong đó, chủng E.coli K12 là mô hình được nghiên cứu nhiều nhất. Nhiều thành tựu về di truyền học, hóa sinh học đã thu được dựa trên cơ sở nghiên cứu vi khuẩn này. Phân loại - Về phân loại, Escherichia Coli được xếp vào: ? Giới: Bacteria ? Ngành: Proteobacteria ? Lớp: Gamma Proteobacteria ? Bộ: Enterobacteriales ? Họ: Enterobacteriaceae ? Chi: Escherichia ? Loài: Escherichia Coli Đặc điểm - E.Coli là trực khuẩn, Gram âm, kích thước trung bình từ 2 – 3 µm × 0,5 µm. Một số ít chủng E.Coli có vỏ, nhưng hầu hết đều có lông và có khả năng di động. - E.Coli có khả năng lên men nhiều loại đường và có khả năng sinh hơi E.Coli có khả năng sinh Indol, không sinh H2S, không sử dụng được nguồn carbon của citrat trong môi trường Simmons, có deoxycarboxylase nên có khả năng phân giải carborxyl của lysin, ornithin, arginin và acid glutamic. Thử nghiệm VP (Voges – Proskauer) sau 24h âm tính, sau 48h có thể dương tính . Hình 2.1 : Vi khuẩn Escherichia Coli Yếu tố độc lực - Người ta chia E.coli thành nhiều nhóm, mỗi nhóm sinh ra các loại độc tố khác nhau, hiện có 5 nhóm chính : STEC (Shiga toxin-producing E.Coli) hoặc VTEC (Verotoxigenic E.Coli) và EHEC (Enterohaemorrhagic E.Coli), EPEC (Enteropathogenic E.Coli), ETEC (Enterotoxigenic E.Coli), EAEC (Enteroaggregative E.Coli) và EIEC (Enteroinvasive E.Coli). Nhóm STEC - Hiện nay có khá nhiều thuật ngữ khác nhau để gọi tên cho nhóm E.Coli này. Tên gọi Verotoxigenic E.Coli (VTEC) được Konowalchuk và cộng tác viên (1977) đặt cho nhóm này khi phát hiện việc sản xuất độc tố gây độc cho dòng tế bào Vero. Tên gọi Enterohaemorrhagic E.Coli (EHEC) là do dòng này gây viêm kết tràng xuất huyết và hội chứng huyết niệu (Nataro và Kaper, 1989). Và thuật ngữ Shiga toxin-producing E.Coli (STEC) (trước đây gọi là Shiga-like toxin producing E.Coli - SLTEC) chỉ rõ khả năng sản sinh độc tố gây độc tế bào giống như độc tố Shiga. - STEC sản xuất độc tố Shiga-like toxin (Slt), còn gọi là Shiga toxin (Stx) hay Verotoxin (VT). Họ độc tố Stx gồm hai nhóm chính không phản ứng chéo với nhau là Stx1 và Stx2. Trong khi Stx1 có tính bảo tồn cao thì Stx2 rất thay đổi về trình tự, tạo ra nhiều subtype như Stx2c, Stx2hb, Stx2e, Stx2g. Một dòng STEC có thể sản sinh Stx1, Stx2 hoặc cả Stx1 và Stx2, và thậm chí nhiều dạng của Stx2. - Hai độc tố Stx1 và Stx2 đều được cấu tạo từ 5 tiểu đơn vị B có khối lượng phân tử 7,7 kDa và 1 tiểu đơn vị A có khối lượng phân tử 32 kDa. Tiểu đơn vị A gồm peptide A1 28 kDa và peptide A2 4 kDa nối với nhau bằng cầu nối disulfur. Peptide A1 có hoạt tính enzyme và peptide A2 có nhiệm vụ gắn kết tiểu đơn vị A vào những tiểu đơn vị B. Những tiểu đơn vị B giúp độc tố kết hợp với receptor đặc hiệu Gb3 (globotriaosylceramide) hiện diện trên bề mặt của những tế bào eukaryote (Stx2e có receptor là Gb4). Sau khi được chuyển vào bên trong tế bào, tiểu đơn vị A đến tế bào chất và tác động lên tiểu phần 60S của ribosome. Peptide A1 có hoạt tính enzyme hoạt động như một N-glycosidase cắt một gốc adenin khỏi rRNA 28S của ribosome, do đó gây trở ngại cho sự tổng hợp protein. Do không tổng hợp được protein, những tế bào bị Stx tác động (tế bào nội mô của thận, tế bào biểu mô ruột, tế bào Vero, tế bào Hela hay bất cứ tế bào nào có receptor là Gb3, receptor Gb4 đối với Stx2e) sẽ chết. Hậu quả gây độc cho tế bào ruột do Stx và các yếu tố độc lực khác của STEC là gây sự hư hại những tế bào nhung mao ruột, gây tiêu chảy và viêm kết tràng xuất huyết (Haemorrhagic colitis – HC). Sự hư hại những tế bào thành mạch máu do Stx2e sẽ gây nên hiện tượng phù thủng ở heo. - Yếu tố bám dính của STEC/EHEC đã được chứng minh là đóng vai trò quan trọng trong sự định vị vi khuẩn ở ruột. Đó chính là intimin, một protein màng ngoài có trọng lượng phân tử 94 – 97 kDa. Intimin được mã hóa bởi gen eae (E.Coli attaching and effacing). Intimin gây tổn thương dạng bám dính và phá hủy (attaching-and-effacing, A/E) ở ruột già do vi khuẩn bám chặt vào tế bào biểu mô (Donnerberg và ctv, 1993). Gen eae này cũng được tìm thấy ở nhóm EPEC. Gen eae gây tổn thương kiểu A/E là một trong số các gen nằm trên vùng gây bệnh 35,5 kb (gọi là vùng gây hư hại tế bào ruột – locus of enterocyte effacement, LEE). Vùng LEE của STEC/EHEC chứa những gen mã hóa cho intimin, mã hóa receptor của intimin Tir (translocated intimin receptor) và một số gen khác. Vùng LEE không chỉ là điều kiện cần mà còn là điều kiện đủ cho việc hình thành tổn thương A/E. Tuy nhiên không phải tất cả STEC đều có gen eae, nhưng tất cả EHEC đều có gen eae. - Yếu tố khác có liên quan đến độc lực của STEC là việc tạo ra enterohaemolysin (EHEC-Hly) và có thể cả độc tố ruột chịu nhiệt EAST1 (enteroaggregative heat – stabe toxin – 1). EHEC-Hly được mã hóa bởi gen trên plasmid 60 MDa (pO157) mà plasmid này được tìm thấy ở gần như tất cả các dòng O157:H7 và cũng khá phổ biến cả những dòng STEC non-O157 nữa (Nataro và Kaper, 1998). Trên plasmid này có sự hiện diện của một operon gồm 4 khung đọc mở (open reading frame ORF) là hlyCABD. Trong đó hlyA là gen cấu trúc khởi đầu cho haemolysin. Độc tố ruột chịu nhiệt EAST1 (đầu tiên được mô tả ở nhóm EAEC là EAEC heat-stable enterotoxin 1), cũng được tìm thấy ở nhiều dòng STEC. Tầm quan trọng của EAST1 đối với khả năng gây bệnh của STEC vẫn chưa được biết, nhưng có ở một vài trường hợp tiêu chảy không có máu mà thường thấy ở những người nhiễm STEC. Nhóm EPEC - Các yếu tố độc lực chính bao gồm gen eae mã hóa protein itimin cần thiết cho việc tạo ra tổn thương dạng A/E, plasmid 50 – 70 Mda ( EAF ) : mã hóa BFP (bundle – forming pilus), PER (plasmid – encoded regulator) và Ler (LEE – encorded regulator). Các protein tiết : Tir, EspA, EspB, EspD, EspF, EspG và MAP ( mitochondria – associated protein), EAST – 1 có khả năng phá hủy tế bào biểu mô và CDT (Cytolethan distending toxin) Nhóm ETEC - Nhóm ETEC có hai nhóm quyết định độc lực chính là độc tố ruột (enterotoxin) và yếu tố định vị (colonization factor – CF). - Độc tố ruột enterotoxin + Nhóm ETEC gồm những E.Coli tạo ra ít nhất một trong hai loại độc tố đường ruột là ST và LT. ETEC gây bệnh bằng cách vi khuẩn bám vào bề mặt màng nhầy ruột non và tiết ra độc tố ruột, làm gia tăng tình trạng tiết dịch. Nhóm ETEC gây tiêu chảy thông qua sự tiết độc tố đường ruột LT và ST. E.Coli nhóm này có thể chỉ tiết độc tố LT, hoặc chỉ tiết ST, hoặc có thể tiết cả LT và ST. ? Độc tố không chịu nhiệt (Heat-labile toxin - LT): Độc tố LT của E.Coli là oligopeptide có liên hệ gần gũi về mặt cấu trúc và chức năng với độc tố tả (cholera toxin – CT) do Vibrio cholerae tiết ra. LT và CT giống nhau nhiều đặc tính như cấu trúc, trình tự acid amin (giống nhau khoảng 80%), tương đồng về receptor, hoạt tính enzym, và tác động của nó trên thú hay nuôi cấy tế bào. ? LT có 2 serogroup chính là LT-I và LT-II. LT-I và LT-II không có phản ứng chéo về mặt miễn dịch. LT-I được tiết bởi những dòng E. coli gây bệnh trên người và thú. Còn LTII được tìm thấy chủ yếu ở E. coli trên thú và hiếm khi ở người. LT-I là một oligopeptide khoảng 86 kDa, được cấu tạo bởi 1 tiểu đơn vị A 28 kDa và 5 tiểu đơn vị B 11,5 kDa. Tiểu đơn vị A chịu trách nhiệm trong hoạt tính enzyme của độc tố gồm peptide A1 và peptide A2 liên kết nhau bởi cầu nối disulfur. Những tiểu đơn vị B sắp xếp thành vòng, liên kết chắc chắn với ganglioside GM1 và liên kết lỏng lẻo với GD1b và vài glycoprotein ruột – chúng là các receptor của LT. Hai loại LT-I có liên hệ gần nhau và có thể phản ứng chéo một phần với nhau là LTp (LTp-I) đầu tiên được phân lập từ heo và LTh (LTh-I) được phân lập từ người. Gen mã hóa cho LT là elt hay lt-I nằm trên plasmid mà plasmid này có thể chứa cả gen mã hóa ST và/hoặc gen mã hóa những kháng nguyên của yếu tố định vị (colonization factor antigen - CFA). ? Sau khi độc tố đi vào nội bào, chúng di chuyển trong tế bào nhờ hệ thống vận chuyển của Golgi. Đích đến của LT trong tế bào là enzym adenylate cyclase nằm ở lớp màng ngoài của tế bào biểu mô ruột. Peptide A1 có hoạt tính ADP-ribosyltransferase chuyển phần ADP-ribosyl từ NAD đến của protein liên kết GTP (GTP-binding protein) là GS, gây hoạt hóa enzyme adenylate cyclase, làm gia tăng AMP vòng (cAMP) trong tế bào. Vì vậy enzyme cAMP-dependent protein kinase (A kinase) được họat hóa dẫn đến sự phosphoryl hóa kênh chloride (Cl-) ở màng tế bào biểu mô vượt quá mức bình thường. Kết quả dây chuyền là kích thích tế bào bên dưới tiết Cl- và ngăn cản sự hấp thụ NaCl bởi những tế bào có lông nhung. Hàm lượng ion trong lòng ruột gia tăng kéo theo sự di chuyển thụ động của nước từ tế bào vào lòng ruột, gây tiêu chảy (Nataro và Kaper, 1998). Mặc dù sự kích thích của Cl- do sự gia tăng lượng cAMP trong tế bào là cách giải thích cổ điển về cơ chế gây tiêu chảy của LT và CT, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng đáp ứng tăng tiết đối với những độc tố này có cơ chế phức tạp hơn. Một cơ chế tác động khác của độc tố có liên quan đến những prostaglandin E (PGE1 và PGE2) và yếu tố hoạt hóa tiểu cầu. Sự tổng hợp và phóng thích những chất chuyển hóa của acid arachidonic như prostaglandin và leukotriene có thể kích thích sự vận chuyển các chất điện giải và kích thích nhu động ruột. Cơ chế tác động khác thứ hai có liên quan đến hệ thần kinh ruột (enteric nervous system – ENS) điều hòa nhu động và sự tiết ion ở ruột. Cơ chế thứ ba là CT và LT gây đáp ứng viêm ruột dạng nhẹ. ? Nhóm LT-II giống với LT-I và CT khoảng 55 - 57% ở tiểu đơn vị A, nhưng không giống với LT-I và CT ở tiểu đơn vị B. LT-II làm gia tăng cAMP trong tế bào qua cơ chế tương tự như LT-I, nhưng LT-II sử dụng GD1 làm receptor thay vì GM1. Như đã nói ở trên, LT-II không có liên quan đến bệnh trên người và thú. ? Độc tố chịu nhiệt (Heat-stable toxin - ST): Ngược với LT, ST có trọng lượng phân tử nhỏ và những cầu nối disulfur của nó giải thích cho khả năng chịu nhiệt của độc tố này. ST được chia thành 2 nhóm là STa và STb, khác nhau về cấu trúc và cơ chế hoạt động. Gen mã hóa cho cả 2 nhóm được tìm thấy chủ yếu trên plasmid và vài gen mã hóa ST cũng được tìm thấy trên transposon. Sta (hay còn gọi là ST-I) được tạo bởi ETEC và một vài vi khuẩn Gram âm khác như Yersinia enterocolitica và V. cholerae non – O1. ST giống 50% trình tự acid amin với độc tố chịu nhiệt EAST1 của EAEC. Gần đây, còn có báo cáo cho rằng một vài dòng của ETEC cũng có thể sản sinh độc tố EAST1 ngoài độc tố STa. Còn STb chỉ được tìm thấy ở ETEC. ? STa là một peptide gồm 18 -19 amino acid với trọng lượng phân tử khoảng 2 kDa. STa được chia thành 2 loại là STp (ST porcine hay STIa) phân lập được đầu tiên trên heo và STh (ST human hay STIb) phân lập trên người. Cả 2 loại độc tố có thể được tìm thấy ở dòng ETEC người. Receptor chính của STa là enzyme xuyên màng GCC (guanylate cyclase C) thuộc họ những enzyme receptor cyclase. Sự kết hợp của STa vào GC-C kích thích hoạt tính GC, dẫn đến việc gia tăng lượng cGMP nội bào. Hoạt động này cuối cùng dẫn đến sự kích thích tiết Cl- hoặc ngăn cản sự hấp thụ NaCl, gây ra sự tiết chất lỏng trong ruột. STb: STb chủ yếu có liên quan đến dòng ETEC phân lập từ heo mặc dù cũng có báo cáo về vài chủng ETEC người cũng sản sinh STb. Không như STa, STb gây ra những tổn thương về mặt mô học trên lớp biểu mô ruột như mất tế bào nhung mao của biểu mô ruột và teo nhung mao một phần. Receptor của STb chưa được biết rõ mặc dù gần đây người ta cho rằng độc tố có thể kết hợp không đặc hiệu với màng tế bào chất trước khi vào trong tế bào. Không tạo ra sự tiết Cl- như STa, STb kích thích tế bào ruột tiết bicarbonat (HCO3-) STb không làm tăng cAMP hay cGMP nội bào mặc dù nó kích thích tăng lượng calci nội bào từ ngoại bào. STb cũng kích thích phóng thích PGE2 và serotonin, từ đó người ta cho rằng ENS có thể cũng có liên quan đến đáp ứng tiết gây ra bởi độc tố này (Hitotsubashi, 1992). - Yếu tố định vị (CF): Cơ chế mà ETEC kết dính và cư trú trên lớp màng nhầy ruột đã được nghiên cứu kỹ. Để gây tiêu chảy, ETEC đầu tiên phải kết dính vào tế bào ruột non nhờ vào lông trên bề mặt của vi khuẩn, gọi là yếu tố định vị (CF). CFA có thể được phân loại dựa trên đặc tính hình thái. Có 3 loại chính gồm loại lông hình que cứng, lông hình que mềm có dạng bó, lông có cấu trúc mảnh mềm. Gen của CFA thường được mã hóa trên plasmid, cũng là nơi mã hóa cho độc tố ST và/hoặc LT. Nhóm EAEC - Những yếu tố độc lực chính của EAEC bao gồm các diềm bám dính kết tập AAF (aggregative adhesion fimbriae), yếu tố điều hòa bám dính kết tập aggR, protein Pet và độc tố EAST – 1. AFF được xem là yếu tố quyết định độc lực. Ba loại AAF đã được biết đến gồm AAF/I, AAF/II và AAF/III, trong đó loại I và loại II có cấu trúc bó, loại III có cấu trúc dạng sợi riêng biệt. Các AAF tạo nên kiểu bám dính hình chồng gạch lên tế bào Hep – 2. Yếu tố aggR có vai trò điều hòa sự biểu hiện của các AAF. Protein Pet được tiết ra màng ngoài vi khuẩn gây ra sự tụ dịch và gây độc cho biểu mô tiêu hóa. EAST – 1 có khả năng phá hủy tế bào biểu mô. Ngoài các yếu tố độc lực nêu trên, EAEC còn tiết ra một protein làm tan máu và làm mất thăng bằng vận chuyển protein qua màng. Các yếu tố độc lực nêu trên của EAEC chủ yếu được mã hóa bởi các gen nằm trên plasmid có phân tử lượng 60 MDa. Một số yếu tố độc lực được mã hóa trên các gen trên nhiễm sắc thể đang được nghiên cứu. Nhóm EIEC - EIEC gây bệnh chủ yếu do khả năng xâm nhập vào niêm mạc đại tràng. Khả năng xâm nhập được mã hóa bởi gen trên plasmid 140 MDa. Các gen trên plasmid này mã hóa cho các kháng nguyên xâm nhập (IpaA đến IpaD, Ipa: Invasion plasmid antigen). EIEC còn có khả năng sản xuất độc ruột giống một số Shigella. Gen mã hóa cho độc tố này có tên là sen (Shigella enterotoxin), cơ chế gây bệnh giống vi khuẩn lỵ. EIEC xâm nhập vào trong tế bào biểu mô đại tràng, làm tiêu các túi thực bào và nhân lên trong bào tương, phá hủy tế bào và xâm lấn sang các tế bào khác. Khả năng gây bệnh - E.Coli là nguyên nhân gây ra các bệnh như tiêu chảy, viêm đường tiết niệu, viêm đường mật. Là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm khuẩn huyết, là căn nguyên thường gặp trong bệnh viêm màng não, viêm phổi ở trẻ mới sinh. E.Coli còn gặp trong nhiễm trùng ngoại khoa, nhiễm trùng trong bỏng. - Trong các loại độc tố của E.Coli, độc tố Shiga là nguy hiểm nhất được biết đến trên người, làm hủy hoại các vi nhung mao hấp thu của tế bào biểu mô ruột. Nó xâm nhập vào tế bào biểu mô đại tràng, ức chế quá trình tổng hợp protein làm chết tế bào. Hậu quả là gây viêm đại tràng xuất huyết, gây tiêu chảy phân như máu. Những trường hợp họai tử nặng có thể gây thủng ruột. Các thực phẩm liên quan - Các trung tâm kiểm soát dịch bệnh (CDC) tính rằng có 85% nguồn gốc E.Coli có nguồn gốc là thực phẩm. Trên thực tế, bất kỳ sự tiêu thụ thực phẩm nhiễm phân (đặc biệt là phân gia súc) đều có thể dẫn đến việc nhiễm bệnh. Các thực phẩm được xác định là nguồn gây bệnh bao gồm thịt bò xay, thịt nai, xúc xích sấy khô (không nấu chín), sữa chưa tiệt trùng, phô mai, nước trái cây chưa tiệt trùng, cỏ linh lăng, mầm củ cải, rau và nước. Biện pháp phòng ngừa và kiểm soát - Hiện nay chưa có biện pháp phòng ngừa đặc hiệu. Để đề phòng nhiễm khẩn đường tiêu hóa do E.Coli, thực hiện các biện pháp phòng ngừa không đặc hiệu giống các loại vi khuẩn đường ruột khác. - Đề phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu do E.Coli : thực hiện về sinh cùng hậu môn và bộ phận sinh dục ngoài. Điều trị loại trừ các yếu tố nguy cơ khác vì E.Coli là vi khuẩn gây bệnh cơ hội quan trọng. Listeria monocytogenes Giới thiệu - Năm 1924, Muray và cộng sự trong quá trình nghiên cứu một dịch bệnh trên các động vật được thí nghiệm, đã phân lập được một chủng vi sinh vật từ các hạch lympho của các động vật bị bệnh. Sau đó ông lấy chủng vi khuẩn này tiêm cho các con vật khỏe mạnh thì thấy có hiện tượng tăng bạch cầu đơn nhân (monocytosis), vì vậy ông đặ tên cho nó là Bacillus monocytogenes. Ba năm sau, tại Nam Phi, Pirie, khi đó đang nghiên cứu sự mang Yersinina pestis trên chuột, đã phân lập được từ gan chuột một chủng vi khuẩn và đặt tên cho nó là Listeria hepatolitica. Loại vi khuẩn này hoàn toàn không thể phân biệt được với chủng vi khuẩn của Muray. Chính vì vậy, Pirie đã đề xuất một tên mới cho các chủng vi khuẩn này, đó là Listeria monocytogenes. Phân loại ? Giới: Bacteria ? Ngành : Firmicutes ? Lớp: Bacilli ? Bộ: Bacillales ? Họ: Listeriaceae ? Chi: Listeria ? Loài : Listeria monocytogenes Đặc điểm - Các loài Listeria là trực khuẩn Gram dương, có kích thước ngắn (0,4 – 0,5 × 0,5 – 2,0 µm), chúng mọc trên các môi trường nuôi cấy không acid, không sinh nha bào. Ở 20oC chúng di chuyển bằng lông mọc xung quanh thân (peritrichous flagella), nhưng sự di động không quan sát được ở 37oC. Chúng là vi khuẩn kị khí không bắt buộc và có thể sinh trưởng trong một khoảng nhiệt độ dao động rộng từ 3 – 45oC (tối ưu là 30 – 36oC), mặc dù tốc độ mọc ở nhiệt độ thấp là rất chậm. Chúng cũng mọc trên một khoảng pH dao động rất rộng, một số chủng có thể mọc ở pH 9,6, nhưng đạt điều kiện tối ưu ở pH hơi kiềm hoặc môi trường trung tính. Hình 2.2: Vi khuẩn Listeria monocytomonogenes Yếu tố độc lực - Listeriolysin O (LLO) là yếu tố độc lực chính của Listeria monocytigenes cho phép nó thoát khỏi sự thực bào. LLO có khối lượng phân tử 58,6 kDa, hình thành bởi một chuỗi polypeptide đơn gồm 529 amino acids. Trình tự đầu N đại diện cho đặc điểm của trình tự dấu hiệu của vi khuẩn Gram dương điển hình: phần đầu tiên có tính ái nước và mang điện tích dương được theo sau bởi 20 đầu kỵ nước. Trình tự này mã hóa trực tiếp cho protein và được phân cắt sau vị trí lysine 25. Kết quả là LLO được bắt đầu từ amino acid 26, là một phân tử protein dài 504 aa và có trọng lượng phân tử 55,8 kDa. - LLO thuộc về họ độc tố gắn cholesterol được hoạt bởi nhóm thiol được tạo bởi hầu hết các vi khuẩn Gram dương. Hoạt tính ly giải của các độc tố này bởi giảm bớt một số tác nhân và bị kìm hãm bởi sự oxy hóa và biểu hiện khi có cholesterol hoặc kháng thể kháng streptolysin O. Cytolysin được hoạt hóa bởi thiol có một cystein đơn ở vùng đầu C làm cho chúng dễ bị bất hoạt bởi sự oxy hóa mặc dù cystein này có thể được thay thế bằng alanine mà không làm mất chức năng ly giải. Chúng tạo nên những lỗ không liên tục với đường kính bên trong lên đến 30 nm trong những màng chứa cholesterol. Cơ chế hoạt động của chúng dựa vào sự tương tác với cholesterol có chức năng không chỉ là vị trí gắn kết mà còn như một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTIM HIEU VE VI KHUAN SALMONELLA.doc
  • docxLời cảm ơn.docx