Ngày nay xu thếphát triển của công nghệ đã đưa ra các giải pháp tối ưu về
mạng và khảnăng cung cấp các ứng dụng từhệthống mạng càng tăng cao, đặc
biệt là các mạng không dây. Với những thiết bị đầu cuối di động như điện thoại,
máy tính sách tay v.v.,người dùng có thểthực hiện các kết nối vô tuyến thông
qua các nhà cung cấp dịch vụ.
Với tính năng ưu việt, và các ứng dụng đã được áp dụng rộng rãi của mạng
WLAN ( mạng LAN không dây), em đã đi sâu tìm hiểu về đặc tính và các khả
năng đang được sửdụng trong truyền thông của WLAN.
Từkhảnăng truyền thông di động dựa trên cơsởthông tin vô tuyến và sự
tiến bộcủa môi trường không dây đã đưa ra giải pháp mạng PAN giúp mởrộng
môi trường cá nhân đáp ứng các dịch vụtrong công việc hay giải trí, có khảnăng
thực hiện kết nối mạng phục vụ đa người dùng. Chính các tính năng nổi trội và
khảnăng ứng dụng của PAN mà đặc biệt là B-PAN màemnghiên cứu trong bản
khoá luận đã cho thấy được ý nghĩa của giải pháp mạng PAN trong truyền thông.
Cùng với khảnăng truyền thông di động ngày càng được mởrộng nhờsự
phát triển của thông tin vô tuyến thì các hệthống di động mới ra đời và được áp
dụng rộng rãi trên toàn thếgiới. Hiện nay, Việt Nam đang sửdụng hệthống thông
tin di động thếhệ2.5G trong khi mạng tếbào di động 3G đã trởnên phổbiến và
chuẩn bị được thay thếbởi một thếhệmạng có khảnăng khắc phục tất cảcác
nhược điểm của 3G, bao gồm một lượng lớn mạng truy cập, cung cấp kết nối tất
cảcác người dùng ởbất kỳ đâu, tại bất kỳthời điểmnào. Đó chính là thông tin di
động thếhệ4G. Với tất cảcác lợi thếvà ưu điểm đã làmcho 4G trởthành thếhệ
mạng không dây lôi cuốn trong tương lai.
102 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2398 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tìm hiểu về WLANs, WPANs và xu hướng phát triển thông tin di động 4G, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
1
®¹i häc quèc gia hµ néi
tr−êng ®¹i häc c«ng nghÖ
khoa ®iÖn tö - viÔn th«ng
KHO¸ LUËN TèT NGHIÖP
T×m hiÓ u vÒ WLANs, WPANs vµ xu h−íng
ph¸t triÓn th«ng tin di ®éng 4G
Ng−êi thùc hiÖn: L−u ThÞ Thu HiÒn
Gi¸o viªn h−íng dÉn: Th.S NguyÔn Phi Hïng
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
2
Hµ Néi 6/2005
Tóm tắt
Ngày nay xu thế phát triển của công nghệ đã đưa ra các giải pháp tối ưu về
mạng và khả năng cung cấp các ứng dụng từ hệ thống mạng càng tăng cao, đặc
biệt là các mạng không dây. Với những thiết bị đầu cuối di động như điện thoại,
máy tính sách tay v..v..,người dùng có thể thực hiện các kết nối vô tuyến thông
qua các nhà cung cấp dịch vụ.
Với tính năng ưu việt, và các ứng dụng đã được áp dụng rộng rãi của mạng
WLAN ( mạng LAN không dây), em đã đi sâu tìm hiểu về đặc tính và các khả
năng đang được sử dụng trong truyền thông của WLAN.
Từ khả năng truyền thông di động dựa trên cơ sở thông tin vô tuyến và sự
tiến bộ của môi trường không dây đã đưa ra giải pháp mạng PAN giúp mở rộng
môi trường cá nhân đáp ứng các dịch vụ trong công việc hay giải trí, có khả năng
thực hiện kết nối mạng phục vụ đa người dùng. Chính các tính năng nổi trội và
khả năng ứng dụng của PAN mà đặc biệt là B-PAN mà em nghiên cứu trong bản
khoá luận đã cho thấy được ý nghĩa của giải pháp mạng PAN trong truyền thông.
Cùng với khả năng truyền thông di động ngày càng được mở rộng nhờ sự
phát triển của thông tin vô tuyến thì các hệ thống di động mới ra đời và được áp
dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng hệ thống thông
tin di động thế hệ 2.5G trong khi mạng tế bào di động 3G đã trở nên phổ biến và
chuẩn bị được thay thế bởi một thế hệ mạng có khả năng khắc phục tất cả các
nhược điểm của 3G, bao gồm một lượng lớn mạng truy cập, cung cấp kết nối tất
cả các người dùng ở bất kỳ đâu, tại bất kỳ thời điểm nào. Đó chính là thông tin di
động thế hệ 4G. Với tất cả các lợi thế và ưu điểm đã làm cho 4G trở thành thế hệ
mạng không dây lôi cuốn trong tương lai.
Chính vì vậy em đã chọn đề tài Tìm hiểu về WLANs, WPANs và xu
hướng phát triển thông tin di động 4G để nghiên cứu sâu về các giải pháp mạng
không dây với hi vọng 4G sẽ là một hệ thống di động tối ưu trong tương lai gần,
và mô hình thực thi 4G tại Việt Nam trở thành hiện thực.
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
3
Mục lục
Trang
Lời mở đầu........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN DI ĐỘNG VÀ HỆ
THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 4G ............................................................... 3
1.1 Tổng quan về thông tin di động ................................................................... 3
1.2 Thông tin di động thế hệ 4 ............................................................................ 4
CHƯƠNG 2: WLAN.......................................................................................... 7
2.1 Giới thiệu WLAN .......................................................................................... 7
2.2 Chuẩn IEEE 802.11....................................................................................... 7
2.2.1 Kiến trúc chung IEEE 802.11................................................................. 8
2.2.1.1 Cấu trúc hệ thống ........................................................................... 9
2.2.1.2 Đặc tính cơ bản của hệ thống......................................................... 9
2.2.1.3 Lớp vật lý ....................................................................................... 11
2.2.1.4 Lớp MAC ....................................................................................... 12
2.2.1.5 Cấu trúc MAC................................................................................ 13
2.2.1.6 Khả năng kết hợp ........................................................................... 18
2.2.1.7 Chứng thực và bảo mật .................................................................. 19
2.2.1.8 Phân đoạn ....................................................................................... 20
2.2.1.9 Cơ chế đồng bộ .............................................................................. 20
2.2.1.10 Di động ........................................................................................ 21
2.2.1.11 Khả năng lưu trữ .......................................................................... 21
2.2.1.12 Khả năng hỗ trợ............................................................................ 23
2.3 HIPERLAN-2 ................................................................................................ 23
2.3.1 Giới thiệu ............................................................................................... 23
2.3.2 Cấu trúc chung của HIPERLAN ............................................................ 23
2.3.3 Cấu trúc hệ thống HIPERLAN-2............................................................ 25
2.3.4 Đặc tính cơ bản của hệ thống ................................................................. 26
2.3.5 Lớp vật lý................................................................................................ 27
2.3.6 Lớp DCL................................................................................................. 27
2.3.6.1 Lớp MAC ....................................................................................... 31
2.3.6.2 Thao tác MAC................................................................................ 31
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
4
2.3.6.3 Khung MAC................................................................................... 32
2.3.6.4 Địa chỉ MAC.................................................................................. 33
2.3.6.5 Truy cập tới RCH........................................................................... 33
2.3.7 Các DCL khác ........................................................................................ 33
2.3.8 Handover................................................................................................. 36
2.3.9 CL ........................................................................................................... 38
2.3.10 Hỗ trợ QoS trong HIPERLAN-2 .......................................................... 38
2.4 MMAC-PC..................................................................................................... 39
2.5 Triển khai cơ sở hạ tầng IEEE 802.11......................................................... 41
2.5.1 Băng ISM và phân bố kênh .................................................................... 41
2.5.2 Tín hiệu, nhiễu và vùng phủ sóng........................................................... 44
2.5.3 Tín hiệu và nhiễu trong băng tần ISM.................................................... 44
2.5.4 Vùng phủ sóng........................................................................................ 46
2.5.5 IEEE 802.11 cho không gian tự do......................................................... 48
CHƯƠNG 3: WPANs ......................................................................................... 50
3.1 Giới thiêu........................................................................................................ 50
3.2 Một số khái niệm ........................................................................................... 52
3.3 Tổng quan Bluetooth..................................................................................... 53
3.3.1 Cấu trúc Bluetooth.................................................................................. 53
3.3.2 Mô hình tham chiếu giao thức Bluetooth ............................................... 54
3.3.3 Tổng quan về giao thức lõi Bluetooth .................................................... 56
3.3.3.1 Lớp radio Bluetooth ....................................................................... 56
3.3.3.2 Lớp dải gốc..................................................................................... 56
3.3.3.3 Lớp giao thức quản lý kết nối (LMP) ............................................ 66
3.3.3.4 Lớp điều khiển giao thức kết nối và giao thức thích nghi ............. 66
3.3.3.5 Lớp giao thức phát hiện dịch vụ (SDP) ......................................... 67
3.4 PAN................................................................................................................. 68
3.4.1 Nguyên lý cấu trúc.................................................................................. 68
3.4.2 Giao diện ................................................................................................ 71
3.4.3 Giao tiếp với mạng bên ngoài................................................................. 71
3.5 Mạng Ad Hoc................................................................................................. 71
3.6 Bảo mật........................................................................................................... 72
3.7 Những ứng dụng chính và khả năng hình thành mạng............................. 72
3.8 Các thiết bị trong hệ thống........................................................................... 73
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
5
3.9 Những thách thức đối với PAN và những vấn đề mở rộng....................... 74
3.10 B-PAN........................................................................................................... 75
3.11 WLAN và WPAN ........................................................................................ 76
3.12 Tóm lại.......................................................................................................... 78
CHƯƠNG 4: SỰ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN
DI ĐỘNG 4G ....................................................................................................... 79
4.1 Giới thiệu........................................................................................................ 79
4.2 WAL ............................................................................................................... 79
4.3 Cấu trúc WAL ............................................................................................... 80
4.4 Dịch vụ báo hiệu WAL ................................................................................. 81
4.4.1 Một vài định nghĩa.................................................................................. 82
4.4.1.1 Hoạt động của WAL ...................................................................... 82
4.4.1.2 Khuôn dạng tiêu đề WAL .............................................................. 82
4.4.1.3 Thủ tục đăng ký.............................................................................. 83
4.4.2 Sự thiết lập association ........................................................................... 86
4.4.3 Dữ liệu .................................................................................................... 88
4.4.4 Thủ tục tái thiết lập sự kết hợp ............................................................... 89
4.4.5 Danh sách PDU....................................................................................... 91
K
ết luận ................................................................................................................ 94
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
6
Lời mở đầu
Ngày nay, với những tiến bộ vượt bậc của công nghệ máy tính đã giúp việc
trao đổi thông tin ngày càng dễ dàng thuận tiện hơn. Công nghệ mạng LAN ra đời
đã phát triển rộng rãi trên thế giới, nhưng hạn chế của nó là việc sử dụng các loại
dây cáp (cáp đồng trục, cáp xoắn..) đôi khi gây khó khặn cho việc kết nối. Vì vậy sự
ra đời của công nghệ mạng không dây (WLAN) là một xu hướng tất yếu đáp ứng
việc liên kết với quy mô phức tạp và khả năng truyền thông di động
Khả năng truyền thông di động được dựa trên cơ sở thông tin vô tuyến, đã trải
qua sự phát triển mạnh trong những thập niên trước (như GSM, GPRS, AMT-
2000…). Sự phát triển những tốc độ truyền bit dữ liệu cao hơn dẫn đến sự hình
thành các hệ thống không dây và các giải pháp mạng mới. Sự tiến bộ của môi
trường không dây và yêu cầu về khả năng di động tốt hơn tạo nên sự thay thế các
kết nối cố định tới mạng và đưa ra các giải pháp về mạng PAN. PAN là một giải
pháp mạng giúp mở rộng môi trường cá nhân đáp ứng các dịch vụ trong công việc
hay giải trí, do việc kết nối mạng thực hiện sự phục vụ đa người dùng ngoài ra có
thể sử dụng các thiết bị trong vùng không gian bao phủ mỗi tế bào và cung cấp khả
năng truyền thông trong không gian đó với thế giới bên ngoài. Điều này cũng làm
khái niệm thiết bị đầu cuối được thay thế bởi khái niêm người dùng và không gian
cục bộ của họ. PAN là một thành viên trong nhóm GIMCV.
Cùng với sự phát triển của thông tin vô tuyến, thì trong mỗi thập niên có một
hệ thống di động mới phát triển và được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Khi thế hệ
2G hiện hữu, việc xuất hiện mạng tế bào di động 3G thì đó chỉ là một trong những
thay đổi nhỏ về công nghệ từ phía cơ sở hạ tầng IP di động. Tuy nhiên hệ thông tin
di động 3G sẽ đáp ứng được việc thực hiện đa phương tiện hay nói khác đi là cơ sở
hạ tầng IP không đủ năng lực. Để khắc phục các nhược điểm này, thế hệ 4G đã
được định nghĩa. Với một số chuẩn mới được đưa ra thì hệ thống 4G trở nên dễ hiểu
bởi khái niệm các mạng không đồng nhất, bao gồm một số lớn mạng truy cập với
một nguyên tắc chung là giao thức IP, cung cấp kết nối tất cả các người dùng ở bất
kỳ đâu tại bất cứ thời điểm nào.
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
7
Nôi dung bản khoá luận được trình bày trên 90 trang và được bố cục thành 4
chương gồm những phần lớn sau:
- Tổng quan về sự phát triển của thông tin di động và hệ thống thông tin
di động thế hệ 4G
- Các ưu điểm và các ứng dụng rộng rãi của WLAN
- Giải pháp về mạng WPAN và các đặc tính nổi bật của B-PAN
- Sự hình thành hệ thống thông tin di động 4G
- Kết luận
Để có được bản khoá luận hoàn thiện như hôm nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân trong gia đình.
Trước hết, em xin gửi tới thầy giáo ThS Phạm Phi Hùng đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian làm khoá luận lời chúc sức khoẻ và
lòng biết ơn sâu sắc. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo
trong trường đặc biệt là các thầy cô giáo khoa Điện Tử-Viễn Thông đã cho em
nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập tại khoa.
Cảm ơn gia đình, và bạn bè đã dành nhiều sự giúp đỡ cho em trong thời gian
thực hiện khoá luận.
Hà Nội ngày 05 tháng 06 năm 2005
Sinh viên
Lưu Thị Thu Hiền
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
8
Chương 1
Tổng quan về thông tin di động và hệ thống
thông tin di động 4G
1.1 Tổng quan về thông tin di động
Thông tin di động dựa trên nền tảng mạng không dây phát triển theo biểu đồ
số mũ trong thập niên qua với những cơ sở hạ tầng và các ứng dụng rộng rãi như
thiết bị vô tuyến, máy tính sách tay v..v.. Những thiết bị này ngày càng trở nên quan
trọng trong cuộc sống của chúng ta. Một ví dụ cụ thể: người dùng có thể kiểm tra
email và truy cập mạng Internet nhờ các thiết bị di động của họ. Từ những thiết bị
như máy tính sách tay, họ có thể tìm kiếm thông tin trong mạng Internet tại các địa
điểm khác nhau như sân bay, nhà ga hay những nơi công cộng khác. Các khách du
lịch có thể sử dụng các thiết bị đầu cuối GPS đặt trong nhà hay trong ô tô để định vị
và thiết lập bản đồ đường đi. Những hồ sơ, dữ liệu hoặc các thông tin khác có thể
được trao đổi bởi các máy tính sách tay thông qua mạng LAN không dây (WLAN).
Không chỉ các thiết bị di động trở nên nhỏ hơn, rẻ hơn, tiện lợi hơn, mà các
ứng dụng của nó cũng trở nên mạnh hơn và được áp dụng rộng rãi hơn.
Theo khuynh hướng này thì hầu hết các kết nối những thiết bị vô tuyến được
thực hiện thông qua các nhà cung cấp dịch vụ cố định dựa trên cơ sở hạ tầng mạng
cá nhân và các MSC trong mạng tế bào như vậy các máy tính sách tay có thể nối tới
Internet không dây thông qua các điểm truy cập.
Mặc dù những mạng có cơ sở hạ tầng đã cung cấp một lượng lớn các dịch vụ
mạng cho các thiết bị di động nhưng nó mất rất nhiều thời gian để thiết lập cơ sở hạ
tầng mạng thích hợp với các dịch vụ của mạng di động và tất nhiên là giá thành để
thiết lập cơ sở hạ tầng này là rất cao. Hơn nữa, thời điểm thiết lập là bất kỳ lúc nào
khi có yêu cầu từ một thiết bị di động truy cập mạng mằm trong vùng phủ sóng.
Việc cung cấp các dịch vụ kết nối mạng đã đặt ra yêu cầu cần phải có một mạng di
động đặc biệt.
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
9
Để giải quyết vấn đề đó, sự phát triển của công nghệ và các chuẩn ra đời nhằm
thay thế các chuyển giao kết nối mới với việc cho phép những thiết bị di động nằm
trong cự li truyền dẫn có thể kết nối với nhau thông qua việc tự động thiết lập một
mạng di động đặc biệt với tính linh hoạt cao. Đây là khả năng thiết lập mạng động.
Trong khi mạng không dây tiếp tục phát triển thì khả năng đặc biệt này trở nên
quan trọng hơn. Với các giải pháp công nghệ mà có thể là sử dụng các lớp khác
nhau, các giải thuật và các nghi thức cần cho thao tác cầu hình mạng, tất cả đã thúc
đẩy hình thành cấu trúc mạng di động 4G.
1.2 Thông tin di động thế hệ 4
4G là một mạng toàn cầu tích hợp dựa được xây dựng theo mô hình hệ thống
mở. Việc tích hợp các mạng không dây khác nhau cho phép truyền đa phương tiện
dữ liệu, tiếng nói, đa dịch vụ trên nền tảng IP (đây chính là tiêu điểm chính của 4G).
Cùng với sự sử dụng dải thông utrahight lên tới 100Mbps, những dịch vụ đa
phương tiện được hỗ trợ một cách hiệu quả. Hình 1.1 minh hoạ những thành phần
bên trong cấu trúc mạng 4G.
WLAN, WPAN và bước phát triển đến hệ thống thông tin di động 4G
§¹i häc C«ng NghÖ - §HQGHN Lưu Thị Thu Hiền
10
Hình 1.1Cấu trúc mạng di động 4G
4G được tích hợp những topo và các nền tảng mạng khác nhau. Trong hình 1.1
sự hợp nhất nhiều kiểu mạng được chồng lên những ranh giới mạng khác nhau. Có
hai kiểu hợp nhất: đó là sự hợp nhất những mạng không dây hỗn hợp với đặc trưng
truyền đạt không dây của mạng LAN, WAN, PAN cũng như những mạng di động
đặc biệt khác. Sự hợp nhất thứ hai bao gồm sự tích hợp của những mạng không dây
và mạng cố đinh (như Internet và PSTN).
4G được bắt đầu với giả thiết rằng mạng trong tương lai sẽ sử dụng kỹ thuật
chuyển mạch gói (đây sự phát triển từ những giao thức đang được sử dụng trong
mạng Internet hiện tại). Mạng di động 4G dựa trên nền tảng IP có những lợi thế cơ
bản bởi vì IP thích hợp và độc lập với công nghệ truy cập vùng phủ sóng. Điều đó
có nghĩa là mạng 4G được thiết kế và có thể phát triển độc lập từ những mạng truy
cập.
Việc sử dụng một lõi mạng trên nền tảng IP cũng có nghĩa thoả mãn đa dịch
vụ như tiếng nói dữ liệu hay được hỗ trợ bởi việc sử dụng một tập hợp VoIP với
những giao thức như MEGACOP, MGCP, H.323 và SCTP. Sự phát triển này giúp
đơn giản hoá việc bảo trì các mạng riêng biệt nhau.
Hệ thống 4G được chờ đợi vì có giá thành rẻ hơn