Khóa luận Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh

Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương, cũng giống như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc. một ngôn ngữ thông thường khi đi vào tác phẩm văn chương sẽ được chuyển hóa thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ – ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương (THVC). Tín hiệu ngôn ngữ (THNN) nói chung và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ nói riêng (THNNTM) vừa là phương tiện, vừa là công cụ, vừa là thể chất của tác phẩm văn học. Hệ thống cấu trúc ý nghĩa của THNN và THNNTM sẽ góp phần cấu thành nên giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học. Nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ tín hiệu học sẽ giúp đọc giả tiếp cận tác phẩm ở một khía cạnh mới, khía cạnh THTM gắn liền với ngôn ngữ mà tác giả sử dụng, qua đó thể hiện tư tưởng, phong cách sáng tác của tác giả và cụ thể ở đây là tiếp cận tư tưởng, phong cách của nhà thơ Xuân Quỳnh. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh” khóa luận sẽ đóng góp những tiền đề cơ bản nhất cho việc nghiên cứu về THTM nói chung và THTM trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng.

docx94 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 3580 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN KHOA NGỮ VĂN ~~~~~™&˜~~~~~ VÕ TẤN QUYÊN TÍN HIỆU NGÔN NGỮ THẨM MĨ THUỘC TRƯỜNG NGHĨA HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC KHÓA 34 BÌNH ĐỊNH - 2015 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Thị Vân Anh người đã nhiệt tình, tận tâm và chu đáo giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy, cô trong khoa Ngữ văn trường Đại học Quy nhơn đã giúp đỡ em hoàn thành khóa học. Mặc dù, có nhiều cố gắng để hoàn thành khóa luận hoàn chỉnh nhất. Song do buổi đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học cũng như thời gian và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể không mắc thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô giáo để khóa luận hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Bình Định, ngày 25 tháng 05 năm 2015 Sinh viên Võ Tấn Quyên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Bố cục đề tài 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Mối quan hệ bộ ba: tín hiệu - tín hiệu ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ 1.1.1Tín hiệu 6 1.1.1.1 Khái niệm tín hiệu 6 1.1.1.2 Phân loại tín hiệu 7 1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ 9 1.1.3 Tín hiệu thẩm mĩ 11 1.1.3.1 Khái niệm tín hiệu thẩm mĩ 11 1.1.3.2 Đặc tính của tín hiệu thẩm mĩ 13 1.1.3.3 Một số vấn đề về tín hiệu thẩm mĩ văn chương 18 1.2 Những vấn đề cơ bản về trường nghĩ 20 1.2.1 Khái niệm về trường nghĩa 20 1.2.2 Các tiêu chí phân lập trường nghĩa 21 1.2.3 Các loại trường nghĩa 22 1.2.4 Ngữ nghĩa của trường nghĩa 23 1.3 Một số vấn đề về ngữ cảnh 24 1.4 Xuân Quỳnh –Tác giả và tác phẩm 25 Tiểu kết 27 CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN HÌNH THỨC CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ ĐIỂN HÌNH THUỘC TRƯỜNG NGHĨA HIỆN TƯỢNG TỰ NHÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 2.1 Dẫn nhập 28 2.2 Hình thức ngôn ngữ biểu đạt của các tín hiệu thẩm mĩ 30 2.2.1 Tín hiệu thẩm mĩ gió 32 2.2.2 Tín hiệu thẩm mĩ trời 35 2.2.3 Tín hiệu thẩm mĩ mưa 38 2.2.4 Tín hiệu thẩm mĩ biển 40 2.2.5 Tín hiệu thẩm mĩ sông 42 Tiểu kết 44 CHƯƠNG 3: Ý NGHĨA THẨM MĨ CỦA CÁC TÍN HIỆU THẨM MĨ ĐIỂN HÌNH THUỘC TRƯỜNG NGHĨA HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN TRONG THƠ XUÂN QUỲNH 3.1 Dẫn nhập 46 3.2 Ý nghĩa thẩm mĩ của các tín hiệu: gió, trời, mưa, biển, sông 47 3.2.1 Ý nghĩa của tín hiệu gió 47 3.2.2 Ý nghĩa của tín hiệu trời 51 3.2.3 Ý nghĩa của tín hiệu mưa 59 3.2.4 Ý nghĩa của tín hiệu biển 63 3.2.5 Ý nghĩa của tín hiệu sông 68 Tiểu kết 72 KẾT LUẬN CHUNG 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 BẢN PHỤ LỤC 79 QUI ƯỚC VIẾT TẮT BTKH: Biến thể kết hợp BTQH: Biến thể quan hệ BTTV: Biến thể từ vựng Cbđ: Cái biểu đạt Cđbđ: Cái được biểu đạt TH: Tín hiệu THTM: Tín hiệu thẩm mĩ THVC: Tín hiệu văn chương THNN: Tín hiệu ngôn ngữ THNNTM: Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ Ts: Tần suất YNBT: Ý nghĩa biểu trưng YNTM: Ý nghĩa thẩm mĩ PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Ngôn ngữ là chất liệu của văn chương, cũng giống như màu sắc đối với hội họa, âm thanh đối với âm nhạc, hình khối đối với kiến trúc... một ngôn ngữ thông thường khi đi vào tác phẩm văn chương sẽ được chuyển hóa thành một tín hiệu nghệ thuật, tín hiệu thẩm mĩ – ngôn ngữ hay còn gọi là tín hiệu văn chương (THVC). Tín hiệu ngôn ngữ (THNN) nói chung và tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ nói riêng (THNNTM) vừa là phương tiện, vừa là công cụ, vừa là thể chất của tác phẩm văn học. Hệ thống cấu trúc ý nghĩa của THNN và THNNTM sẽ góp phần cấu thành nên giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm văn học. Nghiên cứu tác phẩm văn học dưới góc độ tín hiệu học sẽ giúp đọc giả tiếp cận tác phẩm ở một khía cạnh mới, khía cạnh THTM gắn liền với ngôn ngữ mà tác giả sử dụng, qua đó thể hiện tư tưởng, phong cách sáng tác của tác giả và cụ thể ở đây là tiếp cận tư tưởng, phong cách của nhà thơ Xuân Quỳnh. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “ Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh” khóa luận sẽ đóng góp những tiền đề cơ bản nhất cho việc nghiên cứu về THTM nói chung và THTM trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng. Hiện tượng tự nhiên là những hiện tượng tồn tại trong xã hội loài người nhưng các hiện tượng này hoàn toàn không phụ thuộc vào sự chi phối và quyết định của con người, có nghĩa là dù có sự tồn tại của con người hay không thì các hiện tượng tự nhiên vẫn tồn tại. Từ xưa đến nay, các hiện tượng tự nhiên luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống của con người, nó như là người bạn tâm giao, tâm tình của con người trong mọi hoạt động từ lao động sản xuất đến sinh hoạt cá nhân, sinh hoạt cộng đồng, xã hội. Mượn các hiện tượng tự nhiên để nói đến tâm tư, tình cảm của con người, mượn sự đổi thay của hiện tượng tự nhiên để nói đến sự đổi thay của con người là một chủ đề lớn luôn được các nhà thơ, nhà văn từ xưa đến nay quan tâm và đưa vào trong sáng tác của mình. Xuân Quỳnh cũng là nhà thơ không nằm ngoài quỹ đạo ấy. Các hiện tượng tự nhiên là đối tượng phản ánh thường được Xuân Quỳnh đưa vào trong sáng tác của mình, các hiện tượng tự nhiên xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh vừa mang những đặc điểm chung vừa mang những đặc điểm riêng, độc đáo thể hiện phong cách, cá tính sáng tạo riêng của Xuân Quỳnh, đó cũng là lí do thứ hai để chúng tôi lựa chọn đề tài này nghiên cứu với mong muốn sẽ tìm hiểu những đặc điểm độc đáo trong phong cách sáng tác của Xuân Quỳnh khi nhà thơ đưa cả một thế giới tự nhiên phong phú vào trong thơ của mình. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, Xuân Quỳnh là một tác giả nữ đã khẳng định được tên tuổi của mình. Trải qua năm tháng sống và viết, yêu thương và lao động nghệ thuật hết mình, Xuân Quỳnh đã để lại cho đời một di sản văn học thật đáng quý. Ngòi bút của Xuân Quỳnh đã được thử thách qua thời gian với nhiều chủ đề khác nhau. Trong đó có những bài thơ tình yêu đạt đến đỉnh cao. Dù đi vào những vấn đề lớn của đất nước hay trở về với những tình cảm riêng tư, thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, đầy nữ tính. Tình yêu và thiên nhiên đi vào thơ Xuân Quỳnh rất tự nhiên và tràn đầy sức sống. Điều này được thể hiện rất rõ nét qua hệ thống THNN mà nữ sĩ đã sử dụng. Đặc biệt là hệ thống THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh. Với những lí do trên chúng tôi chọn đề tài: “ Tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh” để tiến hành nghiên cứu và với những kết quả đạt được, chúng tôi mong muốn góp thêm một cách tiếp cận tác phẩm văn học nói chung, cụ thể ở đây là tác phẩm thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh nói riêng từ góc độ tín hiệu học. Lịch sử vấn đề Ở nước ta, hiện nay nghiên cứu văn học dưới góc độ lí thuyết tín hiệu học đang rất phát triển thu hút nhiều nhà nghiên cứu , trong đó vấn đề THTM tỏ ra rất có ưu thế, cũng đã có không ít các công trình, luận án viết về vấn đề này, trong đó có thể kể đến các tác giả như Hoàng Tuệ, Hoàng Trinh, Trần Đình Sử, Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Lai, Đào Thản, Đái Xuân Ninh, Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng, Bùi Minh Toán Trong những năm gần đây, nhiều luận án, luận văn triển khai theo hướng nghiên cứu này cũng đã khẳng định được ý nghĩa thực tiễn của hướng nghiên cứu văn học từ góc độ ngôn ngữ học, đồng thời đã có những đóng góp quan trọng cho lí thuyết THTM.Việc vận dụng lí thuyết THTM vào nghiên cứu văn chương phát triển nhanh với những luận án, luận văn của các tác giả: Nguyễn Thị Vân Anh: Tín hiệu thẩm mĩ trái tim trong thơ Xuân Diệu (2014), Lê Thị Hồng: Tìm hiểu vấn đề tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Huy Cận (1993), Đinh Văn Thiện: Khảo sát các nét nghĩa biểu trưng của các từ chỉ hiện tượng thiên nhiên (1993), Trương Thị Nhàn: Tìm hiểu giá trị biểu trưng của một số từ chỉ hiện tượng thiên nhiên trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam (1984). Những công trình nghiên cứu này đã góp những tiếng nói chung đối với các vấn đề THTM văn chương. Luận án tiến sĩ của tác giả Trương Thị Nhàn: Sự biểu đạt bằng ngôn ngữ của tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao cũng đã vận dụng các cơ sở lí thuyết về tín hiệu, về hệ thống, trường nghĩa, về ngôn ngữ liên hội để xem xét các THVC. Và đặc biệt Mai Thị Kiều Phượng với cuốn sách Tín hiệu thẩm mĩ trong ngôn ngữ văn học (2008) đã có những đóng góp nhất định vào nghiên cứu mảng THTM, đồng thời là bằng chứng khẳng định ưu thế của hướng nghiên cứu này. Nghiên cứu ngôn ngữ thơ ca nói chung và nghiên cứu ngôn ngữ của nhà thơ Xuân Quỳnh nói riêng đã có rất nhiều công trình, bài viết : 1. Ngân Hà, (2001), Nữ sĩ Xuân Quỳnh - Cuộc đời để lại, Nxb Phụ nữ. 2. Vân Long, (2004), Xuân Quỳnh – Thơ và đời, Nxb Văn hóa thông tin. 3. Vũ Kim Tuyến, (2000), Thơ Xuân Quỳnh và những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin. 4. Thùy Trang, (2013), Xuân Quỳnh – Tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học. Tuy nhiên hướng nghiên cứu của các công trình trên về thơ ca Xuân Quỳnh chủ yếu dưới góc độ văn học. Còn vấn đề nghiên cứu thơ Xuân Quỳnh dưới cái nhìn của THTM thì còn rất hạn chế, trong đó nổi bật nhất là công trình “ Một số tín hiệu thẩm mĩ trong thơ Xuân Quỳnh” (1990) của tác giả Lê Thị Tuyết Hạnh có đi sâu nghiên cứu về THTM nhưng chỉ dừng lại ở việc khái quát một số THTM xuất hiện trong thơ Xuân Quỳnh mà chưa đi sâu tìm hiểu sự biểu hiện của bất kì một THTM cụ thể nào. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Dựa trên những cơ sở lí thuyết về THTM, chúng tôi nghiên cứu tác phẩm văn học mà cụ thể ở đây là tác phẩm thơ của nữ thi sĩ Xuân Quỳnh với mong muốn đóng góp tiếng nói chung khẳng định thêm những thành công của thơ Xuân Quỳnh, một nhà thơ nữ tiêu biểu và đặc sắc trưởng thành trong phong trào chống Mĩ cứu nước. Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận tập trung ở ba nhiệm vụ cụ thể sau: Trước hết chúng tôi sẽ hệ thống hóa các lí thuyết về tín hiệu, tín hiệu ngôn ngữ, tín hiệu ngôn ngữ thẩm mĩ, các nội dung về trường nghĩa, ngữ cảnh, mối quan hệ giữa trường nghĩa với các vấn đề văn học, ngôn ngữ học, tín hiệu thẩm mĩ Tiếp đến, áp dụng lí thuyết vừa trình bày vào việc miêu tả các đơn vị ngôn ngữ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh về hình thức biểu đạt. Dựa vào những biểu hiện hình thức của các THTM đã khảo sát và phân tích ở bước thứ hai, chúng tôi sẽ đi phân tích, làm rõ biểu hiện ý nghĩa của các THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên để xem chúng vận hành và biến đổi như thế nào qua mỗi hình thức biểu đạt ở trong thơ Xuân Quỳnh. Từ đó, chỉ ra những nét đặc trưng trong phong cách sáng tác của nhà thơ Xuân Quỳnh. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Thơ Xuân Quỳnh có không ít các tín hiệu thẩm mĩ nhưng trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ chọn những THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên làm đối tượng để khảo sát. Tuy nhiên, đây cũng là một trường nghĩa rộng, chứa nhiều tín hiệu thẩm mĩ. Vì thế, chúng tôi chỉ tập trung vào những tín hiệu có tần suất và giá trị thẩm mĩ cao trong số các THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên. Và những THTM này sẽ được xác định trên cơ sở thống kê, phân tích, đối sánh, tổng hợp dữ liệu trong 47 bài thơ của nhà thơ Xuân Quỳnh. Nguồn tư liệu được sử dụng để khảo sát trong khóa luận: 1.Vân Long, ( 2010), Thơ Xuân Quỳnh ( tuyển chọn), Nxb Văn hóa thông tin. 2. Thùy Trang, (2013), Xuân Quỳnh – tác phẩm và lời bình, Nxb Văn học. 3. Mạnh Linh. (2014), Thơ Xuân Quỳnh, Nxb Văn học. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 5.1 Phương pháp miêu tả, phân tích: chúng tôi sử dụng phương pháp này để miêu tả các hình thức ngôn ngữ, các bình diện nghĩa; phân tích ngữ nghĩa, ngữ cảnh; phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các mặt của từng đơn vị, giữa các bình diện, đặc biệt để tìm sự đồng nhất và đối lập giữa các nghĩa trong hệ thống và nghĩa trong hoạt động, nghĩa từ điển và nghĩa nghệ thuật của các tín hiệu thẩm mĩ đang nghiên cứu. 5.2 Các thủ pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi sử dụng các thao tác này nhằm thống kê tần số xuất hiện của các THTM thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh trong mọi hoàn cảnh xuất hiện của chúng – dưới dạng hằng thể, biến thể và các yếu tố ngôn ngữ khác cùng xuất hiện với các THTM này. Từ đó, tiến hành nhận diện và phân loại các câu thơ có chứa tín hiệu thẩm mĩ thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên- đối tượng chúng tôi nghiên cứu. 6.Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, khóa luận của chúng tôi được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung Chương 2: Biểu hiện hình thức của các tín hiệu thẩm mĩ điển hình thuộc trường nghĩa hiện tượng tự nhiên trong thơ Xuân Quỳnh. Chương 3: Biểu hiện ý nghĩa của các tín hiệu thẩm mĩ điển hình thuộc trường nghĩa hiện tượng tự trong thơ Xuân Quỳnh. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Mối quan hệ của bộ ba: tín hiệu – tín hiệu ngôn ngữ - tín hiệu thẩm mĩ 1.1.1 Tín hiệu 1.1.1.1 Khái niệm tín hiệu Trước hết, như ta đã biết, THTM vốn là một loại TH cho nên nó cũng mang những đặc trưng của tín hiệu (TH) nói chung. Vậy TH là gì? Khái niệm TH được nhắc đến lần đầu tiên trong học thuyết về THNN của F.de Sausre. Theo ông, TH có hai mặt cái biểu đạt (cbđ – hình thức vật chất cảm tính) và cái được biểu đạt (cđbđ – nội dung ý nghĩa). Hai mặt này “ gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này là có cái kia” [37, 12]. Sau này, Ch.S.Pierce đã đưa thêm vào cấu trúc nhị diện nhân tố thứ ba là cái lí giải (interpretant). Nhưng phải đến khi Ch.W.Morris hệ thống hóa và xây dựng một lí thuyết tổng quan về TH thì ba chiều của TH mới thực sự có ý nghĩa trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học và đặc biệt với ngành tín hiệu hoc. Cả Ch.W.Morris cũng như Ch.S.Pierce chia ra ba chiều của tín hiệu: thứ nhất là chiều kết học nghiên cứu các TH trong mối quan hệ với các TH khác, thứ hai là chiều nghĩa học nghiên cứu các TH trong mối quan hệ với các sự vật ở bên ngoài hệ thống TH, thứ ba là chiều dụng học nghiên cứu các TH trong những mối quan hệ với người sử dụng nó. Theo F.Guiraud: “ Một TH là một kích thích mà tác động của nó đến cơ thể gợi ra hình ảnh kí ức của một kích thích khác” [17,51]. Theo cách hiểu như vậy thì bất kì hình thức vật chất nào mà có khả năng gợi ra trong kí ức của con người một hình ảnh nào đó thì đều được coi là TH cả, không phân biệt nguồn gốc của nó là tự nhiên hay nhân tạo, có chức năng giao tiếp hay không . Ví dụ: Chuồn chuồn bay thấp, hoặc con cóc nghiến răng, theo quan niệm trong dân gian của người Việt Nam ta sẽ có khả năng dự báo về ngày hôm sau trời có mưa, một hồi chuông, tiếng kẻng, tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi đã đến. Câu hỏi trong câu ca dao sau là lời tỏ tình tế nhị, kín đáo: Đêm trăng anh mới hỏi nàng: Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Với câu trả lời nhưng cũng là lời đồng ý tế nhị cho lời tỏ tình: Chàng hỏi thì thiếp xin thưa Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào. Theo A.Schaff TH được hiểu: “ Một sự vật, vật chất hay thuộc tính của nó, một hiện tượng thực tế sẽ trở thành TH nếu như trong quá trình giao tiếp, nó được các nhân vật giao tiếp sử dụng trong khuôn khổ của một ngôn ngữ để truyền đạt một tư tưởng nào đó về thực tế, tức về thế giới bên ngoài hay về những cảm thụ nội tâm” [17,51]. Như vậy, A.Schaff chỉ thừa nhận là TH khi nó mang những chức năng giao tiếp được con người sử dụng nhằm trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình trong đời sống. Dù TH được hiểu theo nghĩa hẹp hay rộng thì các ý kiến đều thống nhất cho rằng TH là khái niệm quan hệ không phải là khái niệm tự thân, muốn một cái gì đó trở thành TH thì nó phải nằm trong một hệ thống nhất định và có mối quan hệ với các sự vật khác. Để thuận tiện trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lấy định nghĩa rộng của F.Guiraud làm xuất phát điểm bởi vì nó phát hiện ra những đặc trưng TH học của các TH ngôn ngữ. Kế thừa thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước, tác giả Đỗ Hữu Châu đã chỉ ra những đặc tính như là dấu hiệu nhận biết của một TH, gồm các nhân tố sau: thứ nhất, nó phải có một hình thức cảm tính - Tức là TH phải cho phép con người cảm nhận được bằng các giác quan thông thường.Thứ hai, nó phải gợi ra, đại diện cho một cái gì đó khác với chính nó hay còn gọi là phải mang một nội dung ý nghĩa “một TH là một khái niệm về quan hệ giữa cbđ và cđbđ (ý nghĩa)”. Thứ ba, TH phải được nhận thức bởi một chủ thể nào đó. Thứ tư, TH phải nằm trong một hệ thống TH nhất định. 1.1.1.2 Phân loại tín hiệu Các nhà nghiên cứu TH học đã phân các TH thành các loại khác nhau: Ch.S.Pierce phân chia TH thành ba loại chính: Hình hiệu (icons), chỉ hiệu (index), và ước hiệu (symbol) dựa theo tiêu chuẩn quan hệ giữa cbđ và cđbđ mà F.de Saussure đã đưa ra. Theo đó, đại đa số THNN là thuộc loại ước hiệu, loại TH mà mối quan hệ cbđ và cđbđ là hoàn toàn võ đoán, không giải thích nguyên do. Loại TH này sẽ mất tư cách là TH nếu không có người lí giải. K.Buhler chia các TH thành: symbole (TH chỉ ra sự vật, đối tượng), symptome (TH bộc lộ trạng thái tâm sinh lí, tư tưởng, tình cảm của người nói), signal (TH gây tác động tâm sinh lí cho người nghe). Morris dựa vào mối quan hệ giữa TH với các loại sự vật mà chúng biểu thị để chia TH thành hai loại: chỉ hiệu (Single indexes) và định hiệu (Singnes caracterisant). Tiếp theo, ông lại phân chia các định hiệu ra thành hình hiệu và biểu trưng (symbole). A.Chaff xuất phát từ cơ sở chỉ xem TH gắn liền với chức năng giao tiếp, nên ông tiến hành phân loại TH như sau: đầu tiên ông phân TH thành TH nhân tạo và TH tự nhiên (TH đích thực). TH tự nhiên lại chia thành TH hư và TH thực có khả năng bộc lộ nhất định. TH thực có khả năng bộc lộ nhất định lại được chia thành: lệnh hiệu và định hiệu. Các định hiệu lại được chia thành: định hiệu đích thực và Symbole. P.Guiraud từ năm 1950 đã đưa ra bảng phân loại TH. Ông phân chia TH dựa trên mối quan hệ giữa thực tế với nhận thức của con người. Trong đó tác giả quan tâm tới những TH biểu hiện (TH không giao tiếp). Những TH biểu hiện về bản chất là các hình hiệu và chức năng của chúng không phải là công cụ giao tiếp mà là công cụ để phản ánh, miêu tả thực tế khách quan. Ví dụ như bức ảnh, bản nhạc chúng là sản phẩm của các loại hình nghệ thuật và thuộc đối tượng nghiên cứu của nghệ thuật học P.Guiraud tiếp tục phân chia TH thành TH tự nhiên và TH nhân tạo. Trong TH nhân tạo ông lại phân chia thành TH giao tiếp và TH không giao tiếp. Ông còn dựa theo đặc tính thể chất của TH mà phân chia TH thành các TH thị giác, TH thính giác, TH xúc giác. Theo đặc tính chuyển mã hay chưa chuyển mã, ông chia các TH thành TH thứ cấp (còn gọi là kí hiệu) và TH sơ cấp P.Guiraud cũng chỉ ra sự xâm nhập lẫn nhau của các loại tín hiệu. Tác giả Đỗ Hữu Châu cũng đã đưa ra bảng phân loại TH theo quan điểm riêng của mình. Theo ông, TH là một thực thể đa diện cho nên căn cứ vào các phương diện khác nhau có thể định ra các tiêu chí phân loại khác nhau. Mỗi lần vận dụng một tiêu chí phân loại là có một kết quả phân loại. Những tiêu chí phân loại mà Đỗ Hữu Châu đưa ra là: 1/ Dựa vào đặc tính thể chất của cái biểu hiện. 2/ Dựa vào nguồn gốc của tín hiệu. 3/ Dựa vào mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ. 4/ Căn cứ vào chức năng xã hội của tín hiệu. Dựa vào mặt thể chất của TH có thể phân chia ra được các loại TH như: TH màu sắc, TH âm thanh. Trong đó, THNN được coi là một loại TH đặc biệt. 1.1.2 Tín hiệu ngôn ngữ Trên cơ sở lí thuyết TH học, mỗi TH gồm có hai mặt là cbđ (tức hình thức vật chất cảm tính) và cđbđ (tức nội dung ý nghĩa) F.de Saussure xác định THNN như sau: “THNN kết liền thành một không phải một sự vật với một tên gọi mà là một khái niệm với một hình ảnh âm thanh. Hai yếu tố này gắn bó khăng khít với nhau và đã có cái này sẽ có cái kia. Trong đó khái niệm được gọi là cái được biểu đạt (cđbđ) và hình ảnh âm thanh được gọi là cái biểu đạt (cbđ)” [30,121]. Nó như hai mặt của một tờ giấy, hễ mất mặt này thì mặt kia không thể tồn tại, hay nói cách khác, THNN là một tổng thể hai mặt không thể tách rời. Từ đó, F.de Saussure đã chỉ ra hai đặc điểm của THNN đó là tính võ đoán và tính hình tuyến của THNN. Tính võ đoán của F.de Saussure được hiểu là mối quan hệ giữa cbđ và cđbđ là hoàn toàn không có một lí do xá
Luận văn liên quan